You are on page 1of 32

1.

Điều kiện hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam:

a. Điều kiện bên trong:

+ Là nơi bắt nguồn các dòng sông lớn của khu vực Nam Á và ĐNÁ.

+ Có nhiều vùng đồng bằng lớn nhỏ khác nhau nhưng rất phì nhiêu.

+ Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

→ Cơ sở nội tại để phát sinh và phát triển nền văn minh nông nghiệp lúa

nước.

+ Hệ sinh thái phong phú, thậm chí là phồn tạp.

+ Hệ thực vật phát triên hơn so với hệ động vật.

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc, bờ biển dài 3260 km.

→ Hai tính trội của VHVN truyền thống là sông - nước và thực vật.

+ Đường biên giới khá dài với Cambodia, China, Laos.

→ Là giao điểm của các luồng văn hóa, các luồng di dân, luồng giao

thông

+ 2 đồng bằng lớn: ĐB s.Hồng và s. Cửu Long là 2 vựa lúa lớn.

+ S rừng núi chiêm ¾ S.

→ Không chỉ thuần túy nông nghiệp trồng lúa nước mà việc làm nương,

rẫy, thu hái lâm sản cũng đã trở thành tập tục thói quen có từ lâu đời.

- ĐK con người:

* Nguồn gốc con người VN:

o Con người VN bắc nguồn từ chủng Indonesien.

" Tính thống nhất trong đa dạng và tính thống nhất bộ phận.
o Mảnh đất con người xuất hiện sớm.

→ Tính bản địa được khăng định.

o Cộng với quá trình thiên di các luồng dân cư.

→ Chủ thể là quốc gia đa dân tộc, thể hiện tính đa dạng.

• Có 54 dân tộc, thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ - tộc người khác nhau: Việt-

Mường, Môn-Khome,...

* Lịch sử dựng nước và giữ nước

o Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời trên cơ sở 1 VH có bề dài

và chiều sâu, phong phú, đặc sắc.

o Kỷ nguyên văn minh: Văn Lang - Âu Lạc, Đại Việt.

o Thời kỳ 18 vua Hùng.

o Thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc.

o Thời kỳ 1000 năm dành và giữ chủ quyền.

o Thời kỳ đô hộ thực dân.

o Thời kỳ giải phóng dân tộc và chống ngoại xâm.

o Thời kỳ xây dựng đất nước.

b. Điều kiện bên ngoài:

 Giao lưu và tiếp biến VH Trung Quốc.

 Giao lưu và tiếp biến VH Ăn Độ.

» Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Nho,... xâm nhập.

Giao lưu và tiếp biến với VH phương Tây.


2 Đặc trưng của văn hóa gốc nông nghiệp

Văn hóa gốc Nông nghiệp có những đặc trưng riêng biệt và phản ánh

cuộc sống, giá trị, và tập tục của những người sống chủ yếu dựa vào nông

nghiệp. Dưới đây là một số đặc trưng quan trọng của văn hóa này:

1. Gắn kết với đất đai: Văn hóa gốc Nông nghiệp thường có mối gắn

kết mạnh mẽ với đất đai. Đất đai không chỉ là nguồn sống mà còn

được xem xét với tôn trọng và thần linh. Các nghi lễ và tập tục

thường liên quan đến sự tôn trọng và bảo vệ đất đai.

2. Mùa màng và chu kỳ tự nhiên: Những người sống trong văn hóa

này thường có hiểu biết sâu rộng về các mùa màng, thời tiết và các

sự kiện tự nhiên quan trọng liên quan đến nông nghiệp. Các nghi lễ

và lễ hội thường tổ chức để kỷ niệm và tôn vinh các sự kiện này.

3. Cộng đồng và sự chia sẻ: Văn hóa gốc Nông nghiệp thường đặt sự

chia sẻ và sự hợp tác trong cộng đồng là quan trọng. Việc giúp đỡ

lẫn nhau trong việc làm ruộng và chăm sóc gia súc là một phần

quan trọng của cuộc sống hàng ngày.

4. Nghệ thuật và âm nhạc nông nghiệp: Văn hóa này thường có

nghệ thuật và âm nhạc đặc trưng liên quan đến cuộc sống nông

nghiệp. Ca hát về việc gặt hái, những điệu nhảy về nông trại, và

các trình diễn nghệ thuật về cuộc sống nông nghiệp thường được

thực hiện trong các lễ hội và sự kiện địa phương.


5. Truyền thống và giáo dục: Truyền thống và kiến thức về nông

nghiệp thường được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các

gia đình và cộng đồng thường có những phương thức đặc biệt để

giảng dạy về cách làm việc trên nông trại và bảo tồn kiến thức

truyền thống.

6. Chế độ làm việc và thời gian: Văn hóa gốc Nông nghiệp thường

tuân theo các chế độ làm việc và lịch trình phụ thuộc vào chu kỳ tự

nhiên, chẳng hạn như mùa gặt và mùa vụ. Điều này tạo ra sự kết

nối sâu sắc với môi trường tự nhiên.

Những đặc trưng này thể hiện sự đa dạng và sâu sắc của văn hóa gốc

Nông nghiệp và quyết định cách mọi người sống và làm việc trong các xã

hội nông nghiệp.

Văn hóa Văn hiến Văn vật Văn minh

Đối Vật chất và Thiên về Thiên về Thiên về yếu tố vật chất

tượng tinh thần tinh thần vật chất khoa học kĩ thuật

Tính Chỉ sự phát triển, mang


Tính lịch sử
chất tính giai đoạn

Tính dân tộc Tính quốc tế


Kiểu xã
Phương Đông Phương T
hội

4. Những đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống

1.1 Đặc trưng 1: Xét về nguồn gốc, đô thị Việt Nam phần lớn do nhà

nước sản sinh ra, vì vậy đô thị Việt Nam trước hết là trung tâm chính trị,

rồi sau đó mới là kinh tế, văn hóa.

Trái với hầu hết các đô thị phương Tây, đô thị Việt Nam do nhà nước

khai sinh ra và thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu. Vào các giai

đoạn khác nhau, các đô thị lớn nhỏ ra đời như Văn Lang, Cổ Loa, Luy

Lâu, Thăng Long,

Phú Xuân (Huế)... đều hình thành theo con đường như thế. Ví dụ, Cổ Loa

- một đô thị quan trọng thời cổ đại, được hình thành từ việc vua An

Dương Vương dựa trên những thuận lợi về mặt địa lý, dời đô từ vùng núi

và xây dựng thành trì to lớn tại đây.

1.2 Đặc trưng 2: Xét về chức năng, đô thị Việt Nam thực hiện chức năng

hành chính là chủ yếu và chịu sự quản lý trực tiếp của nhà nước phong

kiến.

"Trong đô thị có bộ phận quản lí và bộ phận làm kinh tế (buôn bán);


thường thì bộ phận quản lí hình thành trước theo kế hoạch, rồi dần dần,

một cách tự phát, bộ phận làm kinh tế mới được hình thành. Thậm chí

trong nhiều trường hợp, bộ phận quản lí của đô thị đã hoạt động rồi mà

bộ phận làm kinh tế vẫn không phát triển được hoặc phát triển rất yếu ớt

như trường hợp các kinh đô

Hoa Lư của nhà Đinh, phủ Thiên Trường của nhà Trần, Tây Đô của nhà

Hồ,

Lam Kinh của nhà Lê, Phượng Hoàng Trung Đô của nhà Tây Sơn." ' Như

vậy, trong khi đô thị phương Tây thực hiện chức năng kinh tế là chủ yếu

thì đô thị của ta thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu. Khi nhà nước

có nhu cầu mở trung tâm hành chính thì họ thường chọn một trong những

đô thị có sẵn như đô thị Athens tại Hy Lạp, đô thị Babylon - thành quốc

của Lưỡng Hà cổ đại.

5. phân tích các đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam?

2 đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự

trị, là 2 đặc trưng bao trùm nhất, quan trọng nhất của làng xã, chúng tồn

tại song song như 2 mặt của một vấn đề

Tính cộng đồng:

* Định nghĩa:

Việc tổ chức nông thôn đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo

nên tính cộng đồng làng xã. Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên
trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác - nó

là đặc trưng dương tính, hưởng ngoại.

* Biểu tượng:

Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình, bến nước, cây đa

Làng nào cũng có một cái đình. Đó là biểu tượng tập trung nhất của làng

về mọi phương diện

Trước hết, nó là một trung tâm hành chính, nơi duễn ra mọi công việc

quan trọng, nơi hội họp, thu sưu thuế...

Thứ đến, đình là một trung tâm văn hóa, nơi tố chức các cuộc hội hè, ăn

uống ( do vậy mà có từ đình đám), nơi biểu diên chèo tuống.

Đình còn là một trung tâm về mặt tôn giáo: thế đất, hướng đình được xem

là quyết định vận mệnh cả làng, đình cũng là nơi thờ thần Thành Hoàng

bảo vệ cho làng.

Cuối cùng, đình là một trung tâm về mặt tình cảm: nói đến làng, người ta

nghĩ ngay tới cái đình với tất cả những tình cảm gắn bó thân thương nhất

Qua đình ngã nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy

nhiêu.

Do ảnh hưởng của Trung Hoa, đình từ chỗ là nơi tập trung của tất cả mọi

người dần dần chỉ còn là chốn lui tới của đàn ông. Bị đẩy ra khỏi đình,

phụ nữ quần tụ lại nơi BỀN NƯỚC ( ở những làng ko có sông chảy qua

thì có giếng nước )- chỗ hàng ngày chị e gặp nhau cùng rửa rau, giặt giũ,

chuyện trò...
Cây đa cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miếu thờ lúc nào cũng

khói hương nghi ngút - đó là nơi hội tụ của thánh thần: thần cây da, ma

cây gạo, cú cáo cây đề;

sợ thần sợ cả cây đa. Cây đa, gốc cây có quán nước, còn là nơi nghỉ chân

gặp gỡ của những người đi làm đồng, những khách qua đường... nhờ

khách qua đường, gốc cây đa trở thành cánh cửa sổ liên kết làng với thế

giới bên ngoài.

* Biểu hiện tích cực của tính cộng đồng trong nông thôn

Việt Nam

- Tinh thần đoàn kết, tương trợ

Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất. do đồng nhất ( cùng hội

cùng thuyên, đồng cảnh ngộ ) cho nên người Việt Nam luôn sẵng sàng

đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh chị e

trong nhà: tay đứt ruột xót; chị ngã e nâng...

- Tính tập thế hòa đông

Do đồng nhất ( giống nhau ) nên người Việt Nam luôn có tính tập thể rất

cao, hòa đồng vào cuộc sống chung

- Nếp sống dân chủ, bình đẳng

Sự đồng nhất cũng chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ - bình đăng

bookc look trong các nguyên tắc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú,

theo nghê nghiệp, theo giáp.

* Biểu hiện tiêu cực


- sự thủ tiêu vai trò cá nhân

Chính do đồng nhât mà ở người Việt Nam, ý thức về con người cá nhân

bị thủ tiêu: người Việt Nam luôn hòa tan vào các mối quan hệ xã hội ( với

người này là em, người kia là cháu, với người khác nữa là anh/ chị....),

giải quyết xung đột theo lối hòa cả làng. Điều này khác hắn với truyền

thống phương Tây, nơi con người được rèn luyện ý thức cá nhân ngay từ

nhỏ.

- Thói dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể:

Sự đồng nhất còn dẫn đến chỗ người Việt Nam hay dựa dẫm, ỷ lại vào

tập thể: Nước trôi thì bèo trôi, Nước nổi thì bèo nối. Tệ hơn nữa là tình

trạng Cha chung không ai khóc; Lăm sãi ko ai đóng cửa chùa... Cùng với

thỏi dựa dẫm, ỷ lại là tư tưởng cầu an ( an phận thủ thường) và cả nề, làm

gì cũng sợ rút dây động rừng nên có việc gì thường chi trương đóng cửa

bảo nhau...

- Thói cào băng, đố kị

Một nhược điểm trầm trọng thứ 3 là thói cào băng, đố kị, không muốn

cho ai hơn mình ( để cho tất cả đều giông nhau, đồng nhất) Xấu đều hơn

tốt lòi, Khôn độc không bằng ngốc đàn...

Những thói xấu có nguồn gốc từ tính cộng đồng này khiến cho ở Việt

Nam, khái niệm " giá trị" trở nên hết sức tương đối ( nó khẳng định đặc

điểm tính chủ quan của lối tư duy nông nghiệp). cái tốt nhưng tốt riêng rẽ

thì trở thành cái xấu, ngược lại, cái xấu, nhưng là xấu tập thể thì trở nên
bình thường: Toét mắt là tại hướng đình, cả làng cùng toét phải mình e

đâu

Tính tự trị

* Định nghĩa

Sản phẩm của tính cộng đồng là một tập thể làng xã mang tính tự trị: làng

nào biết làng nấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào độc

lập với triều đình phong kiến. Môi làng là một "vương quốc" nhỏ khép

kín với luật pháp riêng ( hương ước ) và "tiểu triều đình" riêng ( trong đó

hội đồng kì mục là cơ quan lập pháp, lí dịch là cơ quan hành pháp, nhiều

làng tôn xưng bốn cụ cao tuổi nhất làng là tứ trụ ). Sự biệt lập đó tạo nên

truyền thống phép vua thua lệ làng. Đây là đặc trưng âm tính - hướng nội.

* Biếu tượng

Biếu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre. Rạng tre bao kín làng,

trở thành một thứ thành lũy kiên côbất khả xâm phạm: đốt ko cháy, trèo

ko được, đào đường hầm thì vướng rẽ ko qua ( chính vì vậy mà tiếng Việt

mới gọi rặng tre là lũy, thành lũy). Lũy tre là một đặc điểm quan trọng

làm cho làng xóm phương Nam khác hăn ấp lí Trung Hoa có thành quách

đắp bằng đất.

* Biểu hiện tích cực của tính tự trị trong nông thôn Việt

Nam

- Tinh thân tự lập


Tính tự trị chú trọng nhấn mạnh vào sự khác biệt. Khởi đầu là sự khác

biệt của cộng đồng ( làng, họ) này so với cộng đồng ( làng, họ ) khác. Sự

khác biệt - cơ sở của tính tự trị - tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng: mỗi

làng, mỗi tập thể phải tự lo liệu lấy mọi việc

- Nếp sống tự câp, tự túc, tính cần cù

Vì phải tự lo liệu, nên người Việt Nam có truyền thống cần cù, đầu tắt

mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. nó cũng tạo nên nếp sống tự

cấp tự túc: mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống của làng

mình; mỗi nhà có vường rau, chồng gà, ao cá - tự đảm bảo nhu cầu về ăn,

có bụi tre, rặng xoan, gốc mít - tự đảm bảo nhu cầu về ở.

* Biểu hiện tiêu cực của tính tự trị

- Oc tư hữu, ích kỉ

Chính do nhấn mạnh vào sự khác biệt - cơ sở của tính tự trị - mà người

Việt Nam có thói xấu là óc tư hữu, ích kỉ: bè ai người nấy lo; ruộng ai

người nấy đắp bờ, ai có thân người nấy lo; ai có bò người nấy giữ...Óc tư

hữu, ích kỉ nảy sinh ra từ tính tự trị của làng xã Việt và đã luôn bị chính

người Việt phê phán: của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó

ăn; của người bò tát, của mình buộc lạt...

- Óc bè phái, địa phương cục bộ

Làng nào biết làng ấy, chỉ lo vun vén cho địa phương mình: trống làng

nào làng nấy đánh, thánh làng nào làng nấy thờ; trâu ta ăn cỏ đồng ta...

Óc gia trưởng - tôn ti:


Tính tôn ti, sản phẩm của nguyên tăc tố chức nông thôn theo huyết thống,

tự thân nó không phải là xấu, nhưng khi nó gắn liền với óc gia trưởng, tạo

nên tâm lí "quyền huynh thế phụ", áp đặt ý muốn của mình cho người

khác, tạo nên tư tưởng thứ bậc vô lý: sống lâu lên lão làng, áo mặc không

qua khỏi đầu, thì nó trở thành một lực cản đáng sợ cho sự phát triển xã

hội, nhất là khi mà thói gia đình chủ nghĩa vẫn đang là một căn bệnh lan

tràn.

Đặc điểm môi trường sống quy định đặc tính tư duy. Cả hai quy định tính

cách của dân tộc. cộc sống nông nghiệp lúa nước và lối tư duy biện

chứng, như ta đã biết, dẫn đến dự hình thành nguyên lý âm dương và lỗi

ứng xử nước đôi chính là một đặc điểm tính cách của dân tộc Việt. Người

Việt đông thời vừa có tinh thân đoàn kết tương trợ lại vừa có óc tư hữu

ích kỉ và thói cào bang; vừa có tính tập thế hòa đồng lại vừa có có bè

phái, địa phương; vừa có nếp sống dân chủ bình đăng lại vừa có óc gia

trưởng tôn ti, vừa có tinh thần tự lập lại vừa xem nhẹ vai trò cá nhân;

vừa có tính cần cù và nếp sống tự cấp tự túc vừa có thói dựa dẫm, ỷ lại.

Tất cả những cái tốt và cái xấu ấy đều đi thành từng cặp và đều tồn tại ở

người Việt Nam; bởi lẻ tất cả đều bắt nguồn từ 2 đặc trưng gốc trái ngược

nhau là tính cộng đồng và tính tự trị. Tùy lúc tùy nơi mà mặt tốt hoặc mặt

xấu sẽ được phát huy: khi đứng trước những khó khăn lớn, những nguy

cơ đe dọa sự sống còn của cộng đồng thì cái nổi lên sẽ là tinh thần đoàn
kết và tính tập thể; nhưng khi nguy cơ ấy đi qua rồi thì thói tư hữu và óc

bè phái địa phương có thể nối lên.

6 Văn hóa làng, văn hóa Việt

Từ làng lên phố và quá trình đô thị hóa là không thể tránh, nhưng dẫu

không gian làng, tâm thức làng có nhạt nhòa phần nào trong thời hiện đại,

thì trong mỗi người làng, nơi ấy vẫn ăm ắp những điều thiêng liêng, giản

dị. Làng vẫn là sợi dây kết nối bền chặt mỗi cá nhân với cộng đồng, là

gốc gác ăn sâu, bám rễ trong tâm thức người Việt.

Làng Việt là “đất thiêng”, nơi “sinh - trưởng - tụ - về” của mỗi con người.

Sau lũy tre làng là một cộng đồng được liên kết chặt chẽ bởi quan hệ

nghề nghiệp, tín ngưỡng, láng giềng và đặc biệt là dòng tộc với những

quy định riêng có - lệ làng, “phép vua thua lệ làng”, “giàu ở làng, sang ở

nước”. Học hành, đỗ đạt thì trở về làng “vinh quy bái tổ”, “công thành

danh toại” thì công đức cho làng, đi ngược về xuôi buôn buôn, bán bán ở

đâu, ngày hội làng cũng về dự lễ… Tính “cộng cư, cộng mệnh, cộng

cảm” làm nên sự cố kết cộng đồng là đặc trưng của làng xã Việt Nam.

Đặc trưng ấy đã giữ cho làng xã Việt Nam yên bình vững vàng trước

những yếu tố ngoại lai trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ

nước. Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, nhà - làng

- nước là những thực thể gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời. Làng xã
chính là cái nôi gắn kết mỗi con người, tạo nên khối đoàn kết cộng đồng,

là động lực phát triển, cũng là sức mạnh Việt Nam.

Trong tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nông thôn, nhiều làng quê đã

chuyển đổi từ mô hình sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.

Và những làn sóng công nghệ mới thâm nhập vào đời sống làng nghề,

làm nên những điều kỳ diệu cho các sản phẩm truyền thống, tạo nên

những giá trị mới mang yếu tố thời đại. Cùng với sự phát triển kinh tế,

đời sống người làng ngày càng khấm khá hơn, đình chùa, di tích được tu

bổ tôn tạo, lễ hội được phục dựng… Rồi những mô hình khai thác không

gian văn hóa làng gắn với những giá trị lịch sử được hình thành, như: Du

lịch tâm linh, du lịch sinh thái… đem đến sắc thái mới cho nhiều miền

quê. Tuy nhiên, cũng có một thực tế khác, những yếu tố tiêu cực, mặt trái

của tiến trình này đã, đang tác động mạnh mẽ đến đời sống nông thôn,

làm phai nhạt giá trị truyền thống, phá vỡ không gian cũng như những

chuẩn mực văn hóa vốn là đặc trưng của mỗi làng quê. Đây là điều thật

sự đáng lo ngại, bởi làng Việt chính là căn cốt của nước Việt.

Văn hóa vừa là động lực, vừa là tài nguyên. Việc bảo tồn, phát huy những

giá trị văn hóa làng có vai trò đặc biệt quan trọng với Thăng Long - Hà

Nội ngàn năm văn hiến - đất trăm nghề nói riêng và đất nước nói chung.

Trong thời đại hội nhập, quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra với tốc độ của

những cơn lốc. Những cái mà người quê vô tình đánh mất hôm nay, rất
khó tìm lại trong tương lai. Do vậy, cần hình thành một tư duy mới trong

tiếp cận văn hóa và triển khai hệ thống giải pháp căn cơ, bài bản hơn để

ngăn chặn sự suy thoái cũng như những biểu hiện lệch chuẩn trong đời

sống văn hóa làng. Từ đó xây dựng những giá trị mới trên nền tảng tốt

đẹp của văn hóa truyền thống, để mỗi làng quê trên đất Thủ đô không chỉ

là nơi đáng sống, mà còn mang đậm nét đặc trưng của nông thôn mới Hà

Nội.

Văn hóa làng - nguồn tài nguyên vô tận cho cảm hứng sáng tạo, cũng là

phương tiện của sự sáng tạo để mang đến những giá trị văn hóa, giá trị

nhân văn mới cho con người, những chủ thể của văn hóa làng, xã. Văn

hóa làng - văn hóa Việt chính là sợi dây kết nối truyền thống văn hóa

trong mỗi người dân nước Việt.

7 ẩm thực việt

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ẩm Thực Việt

Vị trí địa lý sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguyên liệu chế biến, kết cấu

bữa ăn. Tùy theo địa lý từng vùng miền sẽ ảnh hưởng đến việc nuôi

trồng, đánh bắt, sản xuất nguồn thực phẩm sẽ khác nhau từ đó bữa ăn của

người dân 3 miền cũng hoàn toàn khác nhau.

Khí hậu cũng ảnh hưởng lớn đến văn hóa ẩm thực. Ở những vùng khí

hậu nóng, các món ăn thường được chế biến từ thực vật, tỷ lệ thịt hoặc
chất béo ít hơn. Phương pháp chế biến thường là luộc, nhúng, chần.

Hương vị món ăn sẽ mạnh, thơm nồng và cay. Ngược lại, ở những vùng

khí hậu lạnh, nguyên liệu chủ yếu là thịt động vật, giàu chất béo. Người

dân thường sử dụng phương pháp quay, hầm trong chế biến.

Lịch sử cũng là yếu tố ảnh hưởng đến ẩm thực. Với bề dày lịch sử lâu

đời, hào hùng, ẩm thực Việt có rất nhiều món ăn phong phú, mang tính cổ

truyền và nhiều tập quán ăn uống độc đáo.

Ngoài ra những yếu tố khác như văn hóa, kinh tế, tôn giáo cũng ảnh

hưởng rất lớn đến văn hóa ẩm thực của người Việt.

Đặc Trưng Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam

Hòa Đồng Trong Đa Dạng

Ẩm thực Việt Nam có sự giao lưu, tiếp biến với các quốc gia khác nhưng

biến tấu lại cho phù hợp với khẩu vị của người dân bản địa. Điều này

được thể hiện rất rõ qua cách cải biến nhiều món ăn cho phù hợp với

khẩu vị theo từng vùng miền.

Sử Dụng Ít Chất Béo

Đa số các món Việt được chế biến từ nguyên liệu rau củ, ít béo, không

dùng nhiều chất đạm từ thịt hay dầu mỡ. Các món Việt đa số không gây

ngán và tốt cho sức khỏe.

Hương Vị Đậm Đà
Món ăn Việt Nam được kết hợp từ nhiều loại gia vị như nước mắm, tiêu,

muối…, hay ăn kèm với các loại rau thơm, húng quế, tía tô, ngò…

Tổng Hòa Nhiều Chất Và Vị

Món ăn Việt có sự tổng hòa của nhiều hương vị. Một trong những món ăn

điển hình phải kể đến là gỏi. Bạn sẽ bắt gặp tất cả các vị chua, cay, mặn,

ngọt, giòn, dai…

Ngon Và Lành

Món Việt còn chú trọng hài hòa yếu tố âm – dương để cân bằng cho cơ

thể đồng thời tăng hương vị. Trong bữa ăn của người Việt luôn có rất

nhiều món khác nhau để cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể hơn.

Tính Cộng Đồng

Tính cộng đồng của người Việt thể hiện rất rõ trong từng bữa ăn. Chẳng

hạn như, mọi người sẽ cùng nhau chấm chung 1 chén nước mắm.

Hiếu Khách

Người Việt rất hiếu khách trong ăn uống. Họ thường mời khách đến là ăn

cơm. Trước bữa ăn thường mời nhau.

Dọn Thành Mâm

Người Việt sẽ dọn tất cả các món ăn lên mâm, không quan trọng việc lên

món nào trước, món nào sau như người phương Tây.

Bữa Ăn Gia Đình


Bữa ăn của gia đình người Việt thường có mặt của nhiều thế hệ, là nơi thể

hiện văn hóa gia đình. Bữa ăn thường 3 – 5 món (món mặn, món canh,

món xào, món cuốn). Một ngày, người Việt thường ăn 3 – 4 bữa.

Lương Thực

Gạo là lương thực chính. Một số hoa màu chứa tinh bột thay thế cho lúa

gạo là bắp, khoai mì, mè, đậu… Các món ăn từ lúa gạo là bánh chưng,

bánh xèo, bánh giò, bánh bèo…

Đặc Trưng Món Ăn 3 Miền

Miền Bắc

Khẩu vị của người miền Bắc thường ít mặn, hơi nhạt, ít đắng, ít cay, ít

ngọt và vị chua vừa phải.

Gia vị sử dụng trong nấu nướng thường là cơm mẻ, giấm, nước tương,

nước mắm, tương bần, mắm tôm, riềng, nghệ, khế, sấu, tía tô, kinh giới…

Người miền Bắc chuộng các món có nước dùng như phở, bún. Một số

món ăn nổi tiếng của miền Bắc như phở, bánh đa cua Hải Phòng, tương

bần Hưng Yên, chả cá Lã Vọng, cốm Vòng, bún thang, giả cầy, ốc

bung…

Miền Trung

Khẩu vị của người miền Trung đậm đà, cay nhiều, ngọt vừa, ít chua.
Người miền Trung thường sử dụng các loại gia vị như đường, bột ngọt,

hạt nêm, tiêu, muối, ớt bột, quế chi, nước mắm, mắm ruốc, mắm mực, củ

nén, lá giang, lá ổi…

Đa số người miền Trung thường thích các món ăn từ hải sản, chú ý đến

cách bảo quản thực phẩm và yêu thích món ăn cung đình.

Các món ăn đặc trưng bánh bèo tôm cháy, bún suông cua gạch, cơm hến,

mì Quảng, bún bò Huế…

Miền Nam

Người miền Nam sử dụng vị ngọt của đường trong hầu hết các món ăn

của mình. Bên cạnh đó, dừa tươi, nước cốt dừa cũng được sử dụng để làm

tăng vị béo cho món ăn.

Trong bữa ăn của người miền Nam lúc nào cũng có canh. Trong đó, canh

chua chính là món ăn đặc trưng của Nam Bộ. Với đặc trưng là vùng đất

được khẩn hoang sau này, thiên nhiên ưu đãi, người dân luôn sử dụng

mọi thứ xung quanh để đem vào bữa ăn thậm chí là loại côn trùng hay

động vật hoang dại như đuông dừa, dế cơm, chuột đồng, rắn…

Trong mâm cỗ của người miền Nam thường có 3 mâm bánh ngọt. Người

miền Nam thường ăn các loại bánh như bánh bò, bánh trái nhãn, bánh tai

yến, bánh ít nhân đồng, nhân dừa, bánh chuối nướng…


Với nguồn thủy hải sản dồi dào, ngoài sử dụng tươi sống, người miền

Nam còn nổi tiếng với các món khô, mắm như khô cá lóc, cá sặc, mắm cá

linh, mắm ba khía…

8 trang phục

Trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, ở,

mặc). Ðó là sản phẩm văn hoá sớm nhất của xã hội loài người. Trang

phục cũng được thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Hai

nét nổi bật trong trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam là áo

dài và nón lá.

Thời phong kiến, trang phục của phụ nữ là: váy đen, yếm trắng, áo tứ

thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Bộ lễ phục gồm ba chiếc áo,

ngoài cùng là áo dài tứ thân bằng the thâm hay màu nâu non, kế đến là

chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả

ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba

màu áo. Bên trong là chiếc yếm thắm. Ðầu đội nón trông rất duyên dáng

và kín đáo.

Tới nay, trang phục truyền thống của người Việt đã thay đổi. Bộ âu phục

dần thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông. Chiếc áo dài của phụ

nữ ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn như ngày nay, mặt khác do

yêu cầu của lao động, công việc, không phải lúc nào phụ nữ cũng mặc áo
dài mà chỉ những ngày trang trọng, ngày vui... thì mới có dịp để "thể hiện

mình".

Ðối với nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, trang phục truyền thống cũng

đang dần dần mất đi nét riêng và thay thế bởi những hàng may sẵn, vừa

tiện dụng, rẻ lại thêm rất nhiều ưu điểm khác trong cuộc sống hiện tại cho

bản thân và gia đình họ.

Trang phục truyền thống

Áo dài

Trải qua năm tháng, chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam ngày càng được

thay đổi và hoàn thiện hơn. Ðó là chiếc áo dài có thân áo tương đối bó sát

thân người, làm cho thân thể phụ nữ hiện lên được đường cong mềm mại,

phù hợp với vóc người nhỏ nhắn của phụ nữ Việt Nam. Hai tà áo thả

xuống ngang nửa ống chân, thướt tha bay trong gió, quấn quýt từng bước

đi. Thân áo xẻ hơi cao, hơn cả quần để lộ một chút phần mình phía trên.

Tay áo nới rộng vừa phải, có thể hơi loe, tay chỉ dài đến 3/4 cánh tay, nếu

muốn tạo dáng khoẻ, trẻ trung.Gần đây, các mốt thời trang của nước
ngoài được du nhập vào Việt Nam, nhưng bộ trang phục áo dài truyền

thống vẫn được phụ nữ Việt Nam ưa chuộng.

Nón Bài Thơ

Cùng với áo dài, phụ nữ Việt Nam còn có chiếc nón bài thơ duyên dáng.

Chiếc nón bài thơ ngày nay cũng là kết quả của nhiều lần sàng lọc, qua

thực tế sử dụng che mưa, nắng. Ðể làm ra những chiếc nón đẹp, người

thợ làm nón phải chọn những lá non của cây cọ đem phơi khô, là phẳng

để lợp nón. Bên trong lớp lá trắng ngần như lụa là hình ảnh con đò, bến

nước quê hương và vần thơ quen thuộc.

Trang phục các dân tộc

Trang phục của các dân tộc Việt Nam hết sức phong phú và đa dạng, và

mỗi trang phục lại mang những nét độc đáo và đặc trưng riêng cho từng

vùng, từng miền, chẳng hạn ở vùng thấp miền núi, các dân tộc sống trên

những nếp nhà sàn thường mặc quần, váy, áo màu chàm với nhiều mô típ

hoa văn mô phỏng hoa rừng, thú rừng. Ở vùng núi, cao nguyên phụ nữ
thường mặc váy, nam giới đóng khố...Song nhìn chung trang phục của

các dân tộc được trang trí hoa văn sặc sỡ hài hoà về màu sắc, đa dạng về

mô típ, mềm mại về kiểu dáng, thuận cho lao động trên nương, tiện cho

việc đi lại trên đường đèo dốc.

Cùng với những bộ váy áo do đôi bàn tay khéo léo và tâm hồn thẩm mỹ

của các thiếu nữ dân tộc tạo ra thì những bộ đồ trang sức như các loại hoa

tai, vòng tay, vòng cổ bằng đồng, bạc, dây cườm không thể thiếu được

trong trang phục của người dân tộc.

9, Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên? (nguồn gốc, biểu hiện, ý nghĩa)?

Nguồn gốc :

Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yêu trong quá trình phát triển của con

người. Với người Việt Nam sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước, thì sự

gắn bó, phụ thuộc với tự nhiên lại càng dài lâu và bền chặt.

Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn

đến hậu quả trong lĩnh vực tư duy là lối tư duy tổng hợp và trong lĩnh vực

tín ngưỡng là tín ngưỡng đa thân, tính chất âm tính của văn hóa nông

nghiệp dẫn đến hệ quả trong lĩnh vực quan hệ xã hội là lối sống thiên về

tình cảm, trọng phụ nữ và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tình trạng lan tràn

các nữ thần. Và vì cái đích mà người

Việt Nam hướng tới là sự phồn thực cho nên nữ thần của ta không phải là

các cô gái trẻ đẹp mà là các Bà mẹ, các


Mẫu. → tục thờ thần Mẫu.

Biểu hiện :

+ thờ Bà Trời, bà Đất, Bà Nước - những nữ thần cai quản các hiện tượng

tự nhiên, quan trọng nhất, thiết thân nhất đối với cuộc sống của người làm

nông nghiệp lúa nước. Về sau, tuy do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa

gốc du mục nên có thêm Ngọc Hoàng, Thố Công, Hà Bá,. Tuy nhiên các

bà vẫn song song tồn tại : bà trời Mẫu Thượng Thiên (còn gọi là Mâu

Cửu Trùng hay Cửu Thiên Huyền Nữ, ở

Huế là Thiên Mụ, Thiên Yana) Nhiều nhà, ở góc sân vẫn có một bàn thờ

lộ thiên gọi là bàn thờ Bà Thiên (hay bà

Thiên Đài). Bà Đất tồn tại dưới tên mẹ Đất, bà nước dưới tên gọi bà thủy,

Nhiều vùng, Bà Đất, Bà Nước tồn tại dưới dạng nữ thần khu vực như Bà

Chúa Xứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch. Bà Đất còn tôn tại dưới tên gọi

Mẹ Đất (Địa Mẫu) → ba bà này tồn tại dưới dạng tín ngưỡng TAM PHỦ.

+Tiếp theo trời- đất- nước là các bà Mây-Mưa-Sấm-Chớp - những hiện

tượng tự nhiên có vai trò hết sức to lớn trong cuộc sống của cư dân nông

nghiệp lúa nước. Đến khi đạo

Phật vào Việt nam, nhóm nữ thân Mây-Mưa-Sâm-Chớp này được nhào

nặn thành hệ thống Tứ Pháp : Pháp Vân (thần Mây) thờ ở chùa Bà Dâu,

Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi (Thần Sấm) thờ ở chùa

Bà Tưởng,
Pháp Điện (Thần Chớp) thờ ở chùa Bà Dàn. Lòng tin của nhân dân vào

hệ thống Tứ Pháp mạnh đến nỗi vào thời Lí, nhiều lần triều đình đã phải

rước tượng Pháp Vân về

Thăng Long cầu đảo, thậm chí rước theo đoàn quân đi đánh giặc...

+Người Việt còn thờ các hiện tượng tự nhiên khái quát như không gian

và thời gian. Thần không gian được hình dung theo nguyên lí Ngũ Hành

Nương Nương. Ngũ Phương chi thần coi sóc trung ương và bốn hướng;

Ngũ Đạo chi thần trông coi các ngả đường. Theo địa chí, người ta thờ

thần thời gian là Thập Nhị Hành Khiển (12 vị thần, mỗi vị coi sóc một

năm thco Tí, Sửu, Dần, Mão,...). Thời gian kéo dài, bảo tôn sự sống vô

tận nên 12 nữ thân này đồng thời có trách nhiệm coi sóc việc sinh nở - đó

là Mười Hai Ba Mụ.

+ Trong mảng tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên còn có việc Thờ Động

vật và thực vật .

Chim, răn, cá sấu chính là những loài phổ biến hơn cả ở vùng sông nước,

và do vậy, thuộc loại động vật được sùng bái hàng đầu. Người Việt có

câu : nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng. Thiên hưởng nghệ thuật của

loại hình văn hóa nông nghiệp còn đẩy các con vật này lên mức biểu

trưng: Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc "họ

Hồng Bàng" và là "giống Rồng Tiên"

Thực vật thì được tôn sùng nhất là cây Lúa : khắp nơi
- dù là vùng người Việt hay vùng các dân tộc - đều có tín ngưỡng thờ

Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,...Thứ đến các loài cây xuất hiện sớm ở

vùng này như cây Cau, cây Đa, cây Dâu, quả Bầu,...

ý nghĩa:

Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có

lịch sử lâu đời của người Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của

xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người

với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống

tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niêm tin và có sức

thu hút mọi tầng lớp trong xã hội. Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng

thờ Mâu. Mâu dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng,

biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có

công với dân, với nước.

10 lễ tết

Tết Nguyên đán là lễ hội lớn, mở ra một mùa lễ hội từ quy mô làng xã

đến vùng miền, trải dải khắp cả nước. Bên cạnh những giá trị văn hóa,

tinh thần, kinh tế mà lễ hội mang lại, những bất cập, thái quá của lễ hội

cũng đặt ra những vấn đề phải suy ngẫm.


Gói bánh chưng ngày Tết. (Ảnh: Vũ Diệu)

Tết Nguyên đán là lễ hội quan trọng hàng đầu của dân tộc Việt. Ngày Tết

là dịp con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn, gắn kết tình gia đình, thân

tộc, cộng đồng làng xã, vùng miền và cộng cảm tình yêu quê hương, đất

nước. Ngày tết, ngày xuân cũng là những ngày nông nhàn của cư dân

nông nghiệp, nên cũng là mùa lễ hội.


Ngày xưa, làng nào cũng có lễ hội xuân, trong đó mở đầu là tế lễ, rước

kiệu, với đặc trưng của mỗi làng xã, nhằm tôn vinh thành hoàng, ca tụng

công đức của danh nhân, của những vị thần thánh luôn phù trợ dân làng,

phù trì cho “quốc thái dân an”, mang đến cho dân làng niềm tin tâm linh

vào một năm mới tốt lành, may mắn và hướng con người đến những hành

vi tốt đẹp, thiện lương.

Sau lễ là hội với các trò chơi dân gian như đánh đu, đi cà kheo, đánh cờ

tướng, chọi gà, vật rồi đua thuyền, thổi cơm thi, chèo hát…mang lại niềm

vui, niềm phấn chấn cho cư dân trong làng. Cùng với hội xuân là tục

mừng thọ các cụ cao niên, với tinh thần trọng thọ “kính già, già để tuổi

cho”.

Ngày nay, kinh tế thị trường phát triển, khiến cho các lễ hội phong phú

hơn, đa dạng hơn nhưng cũng đối diện với những thách thức lớn trong gìn

giữ những nét đẹp được chưng cất qua thời gian của mỗi làng quê.
Lễ hội truyền thống làng gốm cổ Bát Tràng - Hà Nội. ( Ảnh:

baotintuc.vn)

Do tuyên truyền quảng bá qua báo chí, đặc biệt là qua mạng xã hội, từng

lễ hội, từng người dân tham gia lễ hội có thể chia sẻ thông tin, hình ảnh

lên mạng xã hội dễ dàng nên các lễ hội thu hút khách du lịch bốn phương.

Đây là sự thay đổi rất lớn đối với lễ hội truyền thống, mang lại lợi ích cho

địa phương nhưng cũng gây ra những hệ lụy. Đó là lễ hội làng, vốn chỉ

dành cho dân cư của làng và làng xã lân cận, nay có thể thu hút khách
hành hương từ nhiều nơi đổ về, gây quá tải cho di tích. Bên cạnh đó,

nhiều lễ hội với những nghi thức cố truyền vốn bình thường với cư dân

địa phương, qua ống kính của những du khách thập phương trở thành

hiện tượng bất bình thường, thậm chí gây sốc cho dư luận, đơn cử tục

chém lợn ở Ném Thượng (Bắc Ninh) chẳng hạn. Qua phản ánh của dư

luận, Tổ chức Động vật Châu Á đề nghị chấm dứt Lễ hội chém lợn này vì

lo ngại nghi thức chém lợn tác động tiêu cực đối với xã hội.

Văn hóa là cái đặc thù, phụ thuộc vào tập tục, truyền thống xã hội rất

khác nhau của mỗi dân tộc. Văn hóa luôn là giá trị tốt đẹp đối với chủ

nhân của nó, nhưng có thể sẽ là không thể chấp nhận được với các cộng

đồng dân cư khác. Tuy nhiên, phân biệt giữa mỹ tục và hủ tục, văn hóa và

phản văn hóa… nhiều trường hợp khó phân định, đòi hỏi các nhà khoa

học và cơ quan quản lý phải tìm ra giải pháp phù hợp.

Các lễ hội thu hút khách du lịch, mang lại nguồn thu lớn cho các địa

phương nên nhiều lễ hội cấp thôn, cấp xã cũng được nâng tầm; nhiều lễ

hội vốn địa phương không có cũng mở ra, như trường hợp các lễ hội chọi

trâu ở Nghi Thái (Nghệ An), Phúc Thọ (Hà Nội)…dẫn đến sự ví von Việt

Nam trở thành cường quốc về lễ hội. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, trung bình mỗi ngày diễn ra

khoảng 22 lễ hội.
Số lượng lễ hội nhiều tiêu tốn khoản chi phí rất lớn từ phía nhà tổ chức và

từ những người tham dự lễ hội, đồng thời gây lãng phí thời gian, kéo dài

thời gian rong chơi, như một lực cản cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Không ít Lễ hội cũng cổ suý cho tệ mê tín dị đoan, đốt nhiều vàng mã, và

bói toán, lên đồng cũng theo đó phát triển. Điều đáng nói, một bộ phận

không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức cũng thi nhau đi lễ đầu năm với

hình thức du xuân. Không năm nào không có xe ô tô “biển xanh” đi lễ bị

đưa lên công luận, tuy nhiên thuê xe, đi xe biển trắng là cách che giấu

phổ biến, khá an toàn nên không ít cơ quan vẫn ngang nhiên tổ chức đi lễ

bái đầu năm.

Ngày xưa, người ta chê trách thói lười biếng, bê tha của một số người

rằng: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi/ Tháng Hai cờ bạc/ Tháng Ba rượu

chè”… trong khi đó, với những người lao động thì: “Tháng Chạp là tháng

trồng khoai/ Tháng Giêng trồng đậu/Tháng Hai trồng cà/ Tháng Ba cày

vỡ ruộng ra”… Ngày nay, thay vì tiếp thu tinh thần yêu chuộng lao động

của người xưa thì với không ít người, rong chơi ba tháng xuân là hiện

tượng có thật và phổ biến. Đó là điều không thể không điều chỉnh, thậm

chí ngăn chặn, xử lý để lễ hội trở về những giá trị nhân văn, giàu tính văn

hóa của nó.


Lễ hội và tổ chức lễ hội đang đặt ra cho cơ quan quản lý, cho các địa

phương và mỗi cộng đồng dân cư những đòi hỏi phải thay đổi thực trạng

lễ hội hiện nay./.

You might also like