You are on page 1of 5

BÀI THI TỰ LUẬN

MÔN: ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM

Lớp: 0722.HDNVT318C Khóa 18C Ngành: Luật


Họ tên sinh viên: Nguyễn Tấn Thành
Tài khoản học tập: thanhnt082
Đề thi số 01: Dựa trên nội dung của Đại cương Văn hóa Việt Nam, Anh
(Chị) hãy cho biết: Những luận điểm sau đúng hay sai? Tại sao?
Luận điểm 1: Phạm vi nghiên cứu của Đại cương Văn hóa Việt Nam là Văn
hóa của tất cả người Việt Nam sống trên thế giới.
Luận điểm 2: Càng đi về phía Nam của Việt Nam, tín ngưỡng thờ Thành
Hoàng càng suy giảm.
Luận điểm 3: Phẩm chất “Trọng tuổi tác, trọng người già” trong tính cách
của người Việt Nam là sản phẩm của kinh tế nông nghiệp.
Luận điểm 4: Tính dung chấp là sự kết hợp một cách cơ học giữa các yếu tố
Văn hóa ngoại sinh với văn hòa bản địa.

BÀI LÀM

Luận điểm 1: Phạm vi nghiên cứu của Đại cương Văn hóa Việt Nam là
Văn hóa của tất cả người Việt Nam sống trên thế giới.
Theo tôi, luận điểm này là sai.
Vì đối với Đại cương Văn hóa Việt Nam, thì Văn hóa Việt Nam được hiểu là
Văn hóa của dân tộc Việt Nam – tức văn hóa của cộng đồng người sinh sống
trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay. Bởi
vậy, việc nghiên cứu văn hóa của từng tộc người riêng lẻ hiện đang sinh sống tại
Việt Nam sẽ không phải là nhiệm vụ chủ đạo của môn học này. Đối với các đối
tượng người Việt Nam sinh sống tại các nước khác trên thế giới không thuộc đối
tượng nghiên cứu của Đại cương Văn hóa Việt Nam.

Luận điểm 2: Càng đi về phía Nam của Việt Nam, tín ngưỡng thờ
Thành Hoàng càng suy giảm.
Theo tôi, luận điểm này là sai.
Theo nghiên cứu của các nhà văn hóa. Ở Nam Bộ, thần hoàng được xem như
vị thần cai quản và quyết định họa phúc của một làng và thường được thờ ở đình
làng. Thần hoàng rất đa dạng, có thể là thiên thần, nhân thần, đã được lịch sử
hóa hay huyền thoại hóa. Vì vậy, thần hoàng luôn được xem là linh thiêng, là vị
thần thường xuyên che chở cho xóm, làng. Việc thờ thần hoàng là để bày tỏ lòng
biết ơn, sự tôn kính đối với các bậc tiền nhân và cầu mong thần hoàng che chở,
bảo trợ cho cuộc sống của họ.
Ở Nam Bộ, trong mỗi ngôi đình có thể thờ một hoặc nhiều vị thần, tùy theo
nhu cầu tâm linh của người dân vùng đó. Do điều kiện lịch sử, ở Nam Bộ chỉ có
một số ít nhân vật lịch sử được sắc phong thần hoàng. Phần lớn thần đều là nhân
vật vô danh, được thờ với chữ thần (chữ Hán) ở chánh điện. Trong tâm thức
người dân Nam Bộ, thần hoàng ngự ở đình và là thần bảo hộ của cộng đồng dân
cư ở làng mình. Một vài đình ở An Giang, Kiên Giang thờ tả ban, hữu ban (tức
là hai cánh quân tả hữu hộ vệ cho thần, Thái giám bạch mã (ngựa thần).
Rất nhiều đình ở Nam Bộ thờ những vị có công với nước được dân gian thần
hóa, bao gồm: Tiền hiền (những vị có công qui tụ lưu dân khai hoang, biến đồng
hoang, rừng rậm, bãi lầy thành ruộng đồng); Hậu hiền (những vị bỏ công, thời
gian, tiền bạc để làm hồ sơ, thủ tục… xin lập làng, những vị hiến đất để xây
dựng đình); anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ trận vong (hầu hết các đình ở Nam Bộ đều
thờ các vị này nhằm thể hiện lòng tri ân đối với những người đã hy sinh trong
chiến đấu bảo vệ độc lập của Tổ quốc như: Thoại Ngọc Hầu, Phan Thanh Giản,
Nguyễn Hữu Cảnh… Đình Nam Bộ còn thờ các vị tiên sư (đây là các bậc thầy
dạy nghề cho dân làng từ những ngày đầu lập làng đến nay). Bên ngoài sân một
số đình Nam Bộ còn thờ thần nông, thần tài, thổ địa, bạch hổ…
Đối với vùng đất Nam Bộ, khi những lưu dân vào khai khẩn đất đai, họ đã
gặp không ít khó khăn do thiên tai địch họa, do thú dữ hoành hành... Việc lập
đình để thờ một vị thần nào đó là một biểu tượng tâm linh. Theo họ, thần có thể
giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; giúp cho cuộc sống của họ
ngày một thêm ổn định, thịnh vượng.
Việc thờ thần trong các ngôi đình là việc quan trọng, thể hiện niềm tin của
con người đối với các vị thần. Do vậy, về mặt tâm linh, để các thần luôn phù hộ
giúp đỡ, người dân Nam Bộ thường xuyên đến đình thắp nhang, dâng cúng lễ
vật cho các vị thần. Vào các dịp lễ hội, mức độ tập trung của người dân đến các
đình thường nhiều hơn, lễ vật dâng lên cũng phong phú hơn. Ở Nam Bộ, trong
năm, tại các ngôi đình thường có các lễ lớn như: Lễ Thượng điền, lễ Kỳ yên,…
Thượng điền: cúng cảm tạ vụ mùa; Kỳ yên: cúng cầu an. Lễ Thượng điền được
tổ chức xuất phát từ nhu cầu tâm lý gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa
nước. Trước khi bắt đầu công việc gì mang tính chất quan trọng, người dân Nam
Bộ đều cầu khấn Thần linh phù hộ cho mọi việc được suôn sẻ, và khi thu được
mùa vụ, họ cũng dâng lễ vật để tạ ơn thần linh. Lễ Kỳ yên còn gọi là lễ vía thần,
vừa là lễ hội nông nghiệp để cầu an, cầu mùa, cầu cho quốc thái dân an, phong
điều vũ thuận...
Các lễ hội cúng thần hoàng ở các đình Nam Bộ thường tổ chức vào tháng 3,
tháng 4, tháng 5 âm lịch. Vào các ngày lễ hội, người dân thường tập trung ở các
đình, để tưởng niệm công đức của các vị thần, và cũng là dịp để tổ chức các trò
chơi, hát bội, hát cải lương với những tuồng tích xưa… Đây là phần sôi động
nhất, thể hiện sự cộng cảm giữa người với người sau những tháng ngày lao động
mệt nhọc, được cùng nhau dâng lễ vật tạ ơn thần và cùng tham gia các trò chơi.
Lễ hội cúng thần hoàng ở các đình làng Nam Bộ là cầu nối tâm linh giữa con
người với thần linh, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đồng thời cũng là
hình thức trao truyền văn hóa truyền thống của dân tộc từ thế hệ trước sang thế
hệ sau, là nét văn hóa đặc sắc của người dân Nam Bộ nói riêng, người dân Việt
Nam nói chung.

Luận điểm 3: Phẩm chất “Trọng tuổi tác, trọng người già” trong tính
cách của người Việt Nam là sản phẩm của kinh tế nông nghiệp.
Theo tôi, luận điểm này là đúng. Dựa trên các yếu tố và nguyên nhân sau:
Khi xét đến yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên, có thể thấy Việt Nam là một
xứ sở có những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trải qua hàng
nghìn năm, người Việt vẫn duy trì một nền nông nghiệp lúa nước trên châu thổ
các con sông lớn như: sông Hồng, sông Mã, sông Lam, sông Cửu Long...và dọc
theo duyên hải. Chính vì vậy, người Việt bị trói chặt vào kinh tế nông nghiệp.
"Cho đến nay, ba hằng số lớn của lịch sử dân tộc: kinh tế nông nghiệp, cư dân
nông dân, xã hội nông thôn vẫn là những chỉ số quan trọng để nhận diện người
Việt Nam. Do đó, những căn tính nông dân, những đặc trưng của một xã hội
nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi truyền thống Việt Nam"(GS
Phan Huy Lê;các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay).
Người có tuổi, người già đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, trong
lao động làm ruộng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, họ có nhiều kinh
nghiệm, có nhiều kiến thức bổ ích mà không có thầy giáo nào dạy hết được.
Truyền thống văn hóa Việt Nam là người đi trước chỉ người đi sau, người già
chỉ người trẻ, khi có khó khăn hoặc chưa biết cách làm, người trẻ thường hay
hỏi người già, người có kinh nghiệm để biết cách xử lý. Chính vì những yếu tố
trên, dẫn đến người Việt Nam có tập tính tôn trọng người già, người có tuổi.
Theo tôi, đây là tập tính tốt cần phải duy trì và giáo dục cho giới trẻ ngày nay.

Luận điểm 4: Tính dung chấp là sự kết hợp một cách cơ học giữa các
yếu tố Văn hóa ngoại sinh với văn hóa bản địa.
Theo tôi luận điểm này là đúng. Chúng ta có thể thấy rõ hơn khi phân tích
tính dung chấp của Văn hóa Việt Nam.
*Khái niệm tính dung chấp:
- Tính dung chấp là sự điều tiết quá trình lựa chọn và kết hợp một cách có
sáng tạo giữa các yếu tố văn hóa ngoại sinh với văn hóa bản địa, sao cho văn
hóa bản sắc dân tộc vẫn được bảo tồn và duy trì.
*Cơ sở hình thành tính dung chấp trong văn hóa Việt Nam
- Yếu tố huyết thống
Dân tộc ta được hình thành từ sự hòa huyết về chủng, từ sự tổng hợp về mặt
ngôn ngữ, và từ sự giao thoa của nhiều nền văn hóa trong khu vực. Chính quá
trình hình thành như vậy đã quy định rằng: nền văn hóa của người Việt phải là
một hệ thống tổng hợp và phải là hệ thống mở , và do đó phải có tính dung chấp.
- Yếu tố địa lí
Nằm trên bán đảo Đông Dương nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa. Do vậy
tính dung chấp cũng được hình thành và phát triển. Nằm trên bán đảo Đông
Dương là cơ hội cho văn hóa Việt Nam giao thoa văn hóa với các nước Đông
Nam Á, cũng như phía Bắc có nền văn hóa lớn như Trung Quốc, vị trí địa lí
cũng là cơ sở thuận lợi cho sự hình thành tính dung chấp trong bản sắc Văn hóa
Việt Nam.
- Yếu tố lịch sử
Quá trình hình thành và phát triển dân tộc ta đã không ít bị xâm lược bởi
những quốc gia khác, bên cạnh mặt tiêu cực là chiến tranh, các cuộc xâm lược
đó còn là việc mở cửa cho nền văn hóa khác vào nước ta. Bởi thế, dân tộc Việt
Nam không cần phải lựa chọn việc đóng hay mở cửa nền văn hóa. Mà vấn đề đặt
ra người việt nên tiếp thu nền văn hóa như nào? Và cải biến chúng ra saođể phù
hợp với văn hóa dân tộc Việt Nam.
*Biểu hiện của tính dung chấp
Văn hóa Việt Nam là tổng hòa những sự giao thoa tiếp biến của những nền
văn hóa khác nhau. Việt Nam tiếp nhận có chọn lọc những nền văn hóa mới và
xóa bỏ những nền văn hóa cũ. Quá trình hình thành văn hóa của chúng ta đã tiếp
thu nền văn hóa lớn như văn hóa Trung Hoa và sớm nhất là nền văn hóa phương
Tây trong thời kì Pháp thuộc, các nền văn hóa ấy vừa ảnh hưởng vừa định hình
văn hóa trong tư tưởng con người Việt Nam một khoảng thời gian ngắn.
Kết quả của giao thoa văn hóa việt nam với văn hóa Trung Hoa, chúng ta là
hàng xóm gần Trung Hoa - một nước có nền văn hóa lâu đời từ xưa đến nay;
nên không tránh khỏi sự giao lưu tiếp nhận văn hóa. Từ các cuộc xâm lược của
phương bắc tới 1000 năm đô hộ, chúng ta cũng đã tiếp nhận những nội dung của
văn hóa Trung Hoa.
Về triết lí, chúng ta tiếp thu triết lí âm dương ngũ hành, lịch âm dương, hệ
can chi của người Trung Hoa, ứng dụng vào việc giải thích các hiện tượng tự
nhiên và xã hội.
Về chuẩn mực đạo đức xã hội, người việt ta chịu ảnh hưởng của nho gia với
những chuẩn mực “tam cương ngũ thường”; “tam tòng tứ đức”.
Về chữ viết và văn học nghệ thuật, chữ hán đã một thời bị thực dân phương
bắc áp đặt đồng hóa nhưng bất thành, chữ viết trở nên quan trọng đối với dân tộc
tuy nhiên chúng ta đã sáng tạo thêm khi không hoàn toàn dùng chữ hán mà đó là
cơ sở cho chữ nôm ra đời dựa trên cơ sở chữ hán nhưng có sự thay đổi.
Văn học - nghệ thuật: cơ sở tư tưởng của văn học nghệ thuật dựa trên Phật
giáo và Nho giáo. Thành tựu quan trọng của văn học nền văn minh đại việt là
phổ biến chữ Nôm.

You might also like