You are on page 1of 5

Thuyế t trình: Tư tưở ng HCM

Mở đầu: Tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Khi tôn vinh Người là danh nhân văn hóa kiệt xuất và Anh hùng giải phóng dân tộc, tổ chức
UNESCO đã ghi nhận: “Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh là kết tinh của truyền thống văn hóa
ngàn năm của dân tộc Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng
của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy hiểu biết
lẫn nhau…” Bởi vậy hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc
trong tư tưởng HCM.

1, Khái niệm giá trị truyền thống dân tộc.

-"Truyền thống", theo gốc từ Latinh được viết là "Tradio", gồm động từ "Tradere (traditus)
nguyên nghĩa của nó là "truyền lại", "nhường lại", "giao lại" và "phân phát". Theo nghĩa thông
thường, trong Từ điển Tiếng Việt phổ thông, truyền thông được định nghĩa: “ Truyền thông: thói
quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ
khác”

=> Qua những định nghĩa trên, có thể hiểu: Truyền thống là tập hợp những tư tưởng, tình cảm,
thói quen, tập quán, lối sống và cách ứng xứ của một cộng đồng người nhất định, được hình
thành và phát triển trong lịch sử, đã trở nên ổn định và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Tuy nhiên, truyền thống bao giờ cũng có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Vậy nên “ nói đến giá trị
là muốn khẳng định mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái
đúng , cái tốt, cái hay, cái đẹp; là nói đến cái có khả năng thôi thúc con người hành động và vươn
tới”.

2, Phân loại các truyền thống văn hóa dân tộc.

- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước:

+, Chủ nghĩa yêu nước được thể hiện rất rõ nét từ thời vua Hùng dựng nước cho đến nay với
nhiều biểu hiện khác nhau, từ thời Bà Trưng lãnh đạo nhân dân chống hàng vạn quân Nam Hán,
tới bà Triệu khi chống quân Ngô đã tuyên bố “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng
dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ đâu
chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”; Trần Bình Trọng khi bị rơi vào tay quân Nguyên -
Mông đã khảng khái trả lời: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”,
lịch sử thời kỳ nào cũng sáng ngời những tấm gương kiên trung, bất khuất của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng.

+,Nhìn lại lịch sử, trải nghiệm thực tế Bác Hồ đã đúc kết lại: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì
tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự
nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

- Tinh thần đại đoàn kết, tương thân tương ái:

+, Ý thức đầu tiên về sự cố kết cộng đồng của người Việt Nam đã được dân gian thần thánh hóa
bằng thiên truyền thuyết đẹp với hình ảnh “bọc trăm trứng” để lý giải cùng chung nguồn cội con
cháu Rồng Tiên - Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ

+, Trong gia đình đó là tình cảm đối với đấng sinh thành “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ
như nước trong nguồn chảy ra”, tình anh em “như thể tay chân”, tình nghĩa vợ chồng “đầu gối,
tay ấp”; Rộng hơn là tình làng xóm láng giềng và bao trùm hơn cả là tình yêu thương đồng loại
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”…

+, Đồng thời đây cũng là cơ sở của tinh thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị với các dân
tộc trên thế giới. Trong lịch sử, nhân dân ta luôn đề cao và coi trọng việc giữ tình hoà hiếu với
các nước, tận dụng mọi cơ hội có thể để giải quyết hoà bình các xung đột, cho dù nguyên nhân từ
phía kẻ thù.

( chắc các bạn có thể thắc mắc vì sao chúng mình lại để hình mọi người đang cùng nhau chống
Covid ở đấy. Bởi vì không có minh chứng nào rõ ràng hơn cho truyền thống đoàn kết của nước
ta hơn hình ảnh mọi người cùng nhau chống dịch bệnh như hiện tại. Thời điểm Bắc Giang thực
sự bùng dịch, Quảng Ninh đã tiên phong chi viện hơn 200 cán bộ y bác sĩ lên đường chung tay
giúp sức, sau đó đến Hải Dương, Hà Nội, Thái Nguyên, Thái bình,… Sau khi dịch yên ở Hải
Dương thì trong tp HCM lại bắt đầu bùng dịch, mọi người lại không màng khó khăn xa xôi để
đến cùng nhau đoàn kết giúp sức)

- Truyền thống lạc quan, yêu đời:

Truyền thống này bắt nguồn từ niềm tin vào bản thân, vào chân lý và vào chính nghĩa. Người
nông dân đứng trước cảnh thiên tai, đói kém vẫn lạc quan vì tin vào sức lao động của mình:

"Chớ than phận khó ai ơi

Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây".

Trước những khó khăn, thất bại chúng ta không hề nản chí, bỏ cuộc mà vẫn giữ được sự tự
tin: "Thua keo này ta bày keo khác".

- Tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo.

+, Cần cù, siêng năng là một trong những phẩm chất đáng quý của người Á Đông, trong đó có
Việt Nam, bởi vì:
 Thứ nhất, Việt Nam là một nước nông nghiệp, trước đây chủ yếu là nghề nông trồng lúa nước,
đây là công việc vất vả và có tính thời vụ cao, vì vậy để có được hạt gạo người Việt phải cần cù,
phải “Siêng nhặt chặt bị”
 Thứ hai, Việt Nam là quốc gia có khí hậu khá khắc nghiệt, không chỉ nắng lắm mưa nhiều mà còn
phải hứng chịu rất nhiều thiên tai như hạn hán, bão lụt, để chống chọi với thiên nhiên, để duy trì
và ổn định cuộc sống chúng ta phải cần cù
 Thứ ba, trong lịch sử dân tộc Việt Nam chúng ta đã dành tới hơn nửa thời gian để tiến hành chiến
tranh vệ quốc, mặc dù kết quả cuối cùng chúng ta giành thắng lợi nhưng hậu quả sau mỗi cuộc
chiến là sự hoang tàn đổ nát vì vậy để khắc phục hậu quả, ổn định đời sống con người Việt Nam
đã rèn cho mình đức tính cần cù.

( trong những giá trị truyền thống trên vậy đâu là giá trị cốt lõi ? Câu trả lời chính là truyền
thống yêu nước)

* Giá trị truyền thống cốt lõi, vì sao?

+, Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam. Đó là động lực, sức mạnh giúp dân tộc Việt Nam tồn tại vượt qua mọi khó khăn trong
dựng và giữ nước mà phát triển.
=> Vì theo từng thời kỳ, chủ nghĩa yêu nước còn là vùng lên phòng chống chủ nghĩa thực dân,
là sự đoàn kết, tinh thần năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Truyền thống yêu nước như nền
tảng để xây dựng cho những truyền thống dân tộc còn lại, bởi nếu không có tình yêu nước sao ta
dám dũng cảm đứng lên dành chủ quyền đất nước, sao ta có tình yêu thương được với đồng bào
bình và sao ta có thể cần cù, sáng tạo để cố gắng khôi phục và phát triển đất nước.

(Như các bạn có thể nhìn thấy hình ảnh con thuyền bên cạnh, chúng mình muốn minh họa cho
con thuyền Bác bước lên ở bến Nhà Rồng ngày 5/6/1911. Chính chủ nghĩa yêu nước là nền tảng
tư tưởng, điểm xuất phát và động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, và tìm
thấy ở chủ nghĩa Mác – Lênin con đường cứu nước cứu dân. Nó là cơ sở xuất phát, là động lực,
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Theo lời Hồ Chí Minh, người
ra đi vì muốn "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi
muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu" )
3, Quá trình hình thành và tiếp thu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc của Hồ Chí Minh.

* Quá trình hình thành:

- Sinh ra trên mảnh đất xứ Nghệ, đây là nơi Bác đã gắn bó tuổi thơ của mình (từ 1890 – 1895 và
từ 1901 – 1906), là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi đã sinh ra nhiều nhân vật yêu nước nổi tiếng
trong lịch sử dân tộc Việt Nam như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu; Phan Bội Châu...., là mảnh
đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm nên Người đã cảm nhận được độ “nóng” của
các phong trào đấu tranh chống Pháp; Người đã thấu hiểu được thế nào là tình yêu quê hương -
nơi chôn nhau cắt rốn. Đó cũng là những điều kiện rất tốt sớm nuôi dưỡng, hun đúc tình cảm và
tư tưởng yêu nước, thương nòi của Người
- Tinh thần yêu nước, thương dân và nhân cách của cụ Nguyễn Sinh Sắc có ảnh hưởng lớn lao
đến tư tưởng và nhân cách HCM thuở niên thiếu. Cụ Nguyễn Sắc Sinh từng dỗ phó bảng, cụ
thường tâm sự:” Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn”, cụ còn dạy
các con “đừng lấy phong cách nhà quan làm phong cách nhà ta” Đồng thời HCM cũng chịu ảnh
hưởng sâu sắc tình cảm của người mẹ - cụ Hoàng Thị Loan, người mẹ VN điển hình về tính cần
mẫn, đảm đang, hết mực thương yêu chồng con và ăn ở nhân đức với mọi người.

* Tiếp thu và phát triển:

- Trong truyền thống yêu nước và giữ nước: Người đã nêu ra chuẩn mực “trung với nước, hiếu
với dân” và phát triển những nội dung mới của chủ nghĩa yêu nước. Trên cơ sở tư tưởng của giai
cấp công nhân, Người đã nêu ra nội dung mới: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân gắn liền với yêu chủ
nghĩa xã hội, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mới ngày một ấm no thêm, Tổ quốc
ngày một giàu mạnh thêm.

- Trong truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái: Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnh
bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh). Ngay cả khi tiếp thu lý luận Mác-
Lênin-đỉnh cao của trí tuệ nhân loại-cũng phải trên nền tảng của giá trị truyền thống. Người nhấn
mạnh: Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu
kinh sách mà sống không có tình nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được…

Người nhắc đến tục ngữ “lá lành đùm lá rách”, “đói cho sạch rách cho thơm”. Và, nếu một mình
no ấm mà nỡ để đồng bào xung quanh đói rét…, thì dù giàu cũng không hưởng được.

- Trong truyền thống lạc quan yêu đời: Hồ Chí Minh là người kế thừa trọn vẹn tinh thần lạc quan
của nhân dân ta. Hơn thế, Người còn là một chiến sĩ lạc quan cách mạng. Trước hết, Hồ Chí
Minh là người luôn tin ở bản thân mình. Điều này thể hiện rất rõ qua lời đối thoại giữa Bác với
một người bạn trước lúc ra đi tìm đường cứu nước : “Khi người bạn hỏi lấy đâu ra tiền mà đi,
anh Thành vừa nói vừa giơ hai bàn tay: Đây, tiền đây… chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất
cứ việc gì để sống và để đi ”. Người vẫn kiên định, tin tưởng vào con đường mình đã lựa chọn,
tin tưởng vào xu thế vận động và phát triển của xã hội, của thời đại, tin vào sự lớn mạnh của phe
xã hội chủ nghĩa.

- Trong truyền thống cần cù, sáng tạo, dũng cảm: Người yêu cầu xóa bỏ cái xấu (tính lười biếng,
tham lam…), sửa đổi các phiền phức (cúng bái, cưới hỏi quá xa xỉ…). Trong học tập, Người
luôn cố gắng tự học, tự tìm hiểu để làm phong phú vốn kiến thức và trí tuệ của mình, trong lao
động Người luôn chăm chỉ và cần mẫn để có tiền sống, tiền học tập và tham gia hoạt động cách
mạng khi còn hoạt động ở nước ngoài; khi về nước dù ở đâu Bác cũng luôn cùng bộ đội, chiến sĩ
tham gia sản xuất để cải thiện đời sống.

4, Liên hệ bản thân:


- Chủ nghĩa yêu nước:Đối với thế hệ trẻ như chúng em - lực lượng kế cận, rường cột của nước
nhà, cần phải thấm nhuần phải thầm nhuần yêu cầu “cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu
nước, thương nòi. Cần có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu
làm nô lệ”. luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, chống những luận điệu xuyên tạc về Đảng, về Chủ
tịch Hồ Chí Minh, không ngừng nâng cao trình độ để thích ứng với điều kiện xã hội.

- Tinh thần đoàn kết:Bản thân cần luôn có ý thức đàn kết trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn
trọng nguyên tắc, pháp luật, không chia bè kéo cánh để làm rối loạn gây mất đoàn kết nội bộ.
Đoàn kết anh em gia đình, giúp đỡ những người khó khăn. Đặc biệt trong thời đại dịch hiện nay
ta cần đồng lòng, chung sức cùng Đảng, Chính phủ thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa và
kiểm soát dịch bệnh.

- Tinh thân cần cù, sáng tạo, dũng cảm: Mỗi cá nhân cần có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức,
gương mẫu rèn luyện phẩm chất tư cách, làm tròn những nhiệm vụ được Đảng và chính quyền
giao phó, ý thức coi trọng việc tự phê bình và phê bình; phê phán những biểu hiện xuất phát từ
những động cơ cá nhân.

You might also like