You are on page 1of 8

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHỦ ĐỀ 3

NHÓM 3 – 134277
I, Mở đầu

-Giới thiệu: Tên nhóm + Mã lớp BT +

tên các thành viên (họ và tên kèm ảnh)


-Slogan:·

“Những chú kiến nhỏ”

Ý nghĩa: Người ta thường nói


“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” Dù loài kiến vô
cùng bé nhỏ nhưng khi đoàn kết, kiến tạo nên một sức mạnh vô cùng lớn. Điều đó còn mang nghĩa
rằng nhóm 3 luôn luôn là những
cá thể có sự sáng tạo, có cá tính riêng, tự do góp ý tưởng để xây dựng lên ước
mơ, khát vọng trên bức tranh to lớn như trời đất mênh mông, rộng lớn.”

II, Nội dung


1,CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC Ở VN:

-Khái niệm chủ nghĩa yêu nước:

Chủ nghĩa yêu nước (hay chủ nghĩa ái quốc, lòng yêu nước, tinh thần yêu nước)
là cảm xúc, tình cảm, tinh thần yêu thương, tích cực về quê hương, đất nước hay
cội nguồn của một cá nhân hay tập thể, trong đó quê hương có thể là một vùng,
một thành phố nhưng thông thường thì khái niệm này gắn với khái niệm quốc gia.

Ý nghĩa chủ nghĩa yêu nước


Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam. Đó là động lực, sức mạnh giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại
vượt qua mọi khó khăn trong dựng nước và giữ nước mà phát triển. Chính chủ
nghĩa yêu nước là nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát và động lực thúc đẩy Hồ Chí
Minh ra đi tìm đường cứu nước, và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường
cứu nước, cứu dân.
Cơ sở hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam

· Các giai đoạn trong quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam

Chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam trải qua rất nhiều giai đoạn :
- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời kỳ dựng nước ( thời đại Hùng
Vương - An Dương Vương từ năm 2879 TCN đến 258 TCN)
Đây là thời kỳ yêu nước mà không biết mình yêu nước, họ yêu nước một cách tự
nhiên mang tính chất vô vi, không cầu danh lợi. Điều này thể hiện rõ ở việc dẹp
xong giặc ngoại xâm, Thánh Gióng về trời.

- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh chống ách đô hộ
của phong kiến Trung Quốc, giành lại nền độc lập dân tộc
Khẳng định rằng đất nước có chủ và nhân dân ta quyết không chịu khuất phục
trước sự đô hộ của phương Bắc
=> Giai đoạn này lòng yêu nước biểu hiện bằng những cuộc nổi dậy tự phát
nhưng đã đặt nền móng cho những tư tưởng sau này. Thể hiện sức sống quật
khởi của dân tộc chống lại sự đồng hoá của kẻ thù.

- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời kỳ phong kiến Việt Nam ( từ
năm 938 đến 1858 )
Giai đoạn này gắn với những chiến công hào hùng của dân tộc, độc lập tự chủ
của đất nước, đến đỉnh cao ở tư tưởng của Nguyễn Trãi.

=>> Các giai đoạn trên tựu chung lại là chủ nghĩa yêu nước truyền thống
Việt Nam

- Chủ nghĩa yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, giai đoạn quá độ từ
chủ nghĩa yêu nước truyền thống sang chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã trở thành nước thuộc địa nửa
phong kiến. Điều này đã chi phối có tính chất quyết định đến chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam giai đoạn này và nó thể hiện ở mấy khuynh hướng sau:
+ Khuynh hướng yêu nước của các nhà Nho, khuynh hướng yêu nước theo quan
điểm truyền thống hay phong trào Cần vương. Đại diện cho khuynh hướng này
có Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), Vũ Phạm Khải (1807 - 1872) và Phan
Đình Phùng (1847 - 1895).

+ Khuynh hướng yêu nước bằng cải cách, canh tân, đổi mới đất nước. Tiêu
biểu cho các nhà cải cách này là Đặng Huy Trứ (1825 - 1874), Phạm Phú Thứ
(1820 - 1883) và đặc biệt là Nguyễn Trường Tộ (1828 - 1871).
+ Khuynh hướng dân chủ tư sản của Phan Chu Trinh (1872 - 1926)

+ Khuynh hướng yêu nước của Phan Bội Châu (1867-1940).Chủ nghĩa yêu
nước của Phan Bội Châu thể hiện ở lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào
dân tộc, đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan
=> Chủ nghĩa yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tuy là chủ nghĩa yêu
nước của thời quá độ nhưng sự biểu hiện lại vô cùng phong phú. Tất cả các giai
đoạn của chủ nghĩa yêu nước đều phản ánh sự trăn trở của xã hội lúc đó để tìm
ra con đường giải phóng đất nước, cứu dân tộc ta thoát khỏi cảnh nô lệ.

Tuy thất bại trước nhiệm vụ của lịch sử nhưng chủ nghĩa yêu nước giai đoạn
này đã đặt cơ sở, tiền đề quan trọng cho một chủ nghĩa yêu nước mới về chất,
kết tinh toàn bộ tinh hoa của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam trên cơ
sở chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời - chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh.

+ Theo Hồ Chí Minh, dân ta không chỉ có lòng yêu nước mà còn có lòng yêu
nước nồng nàn, đó là một truyền thống quý báu của ta. Người viết: “Dân ta có
một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến
nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một
làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Như vậy, ở Hồ Chí Minh, lòng
yêu nước cũng chính là tinh thần yêu nước.

=> Như vậy, quan niệm về yêu nước ở Hồ Chí Minh đã có bước phát triển mới
về chất so với quan niệm truyền thống. Lòng ái quốc này là cái vốn quý giá
trong mỗi con người, trong suốt cuộc đời, là giá trị bền vững và trường tồn cùng
với con người và dân tộc Việt Nam.
l Nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước truyền thống trong lịch sử dân tộc
Việt Nam?

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời kỳ dựng nước ( thời đại Hùng
Vương - An Dương Vương từ năm 2879 TCN đến 258 TCN)
+ Ở thời đại này, chủ nghĩa yêu nước được thể hiện qua các thần thoại, truyền
thuyết, cổ tích như truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Lạc Long Quân
và Âu Cơ. Tuy thể hiện qua truyền thuyết, thần thoại nhưng chủ nghĩa yêu nước
giai đoạn này rất đẹp, nó thể hiện ước mơ của dân tộc ta quyết tâm bảo vệ non
sông gấm vóc, cứu nước, thương nòi.

=> Đây là thời kỳ yêu nước mà không biết mình yêu nước, họ yêu nước một
cách tự nhiên mang tính chất vô vi, không cầu danh lợi. Điều này thể hiện rõ ở
việc dẹp xong giặc ngoại xâm, Thánh Gióng về trời.

- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh chống ách đô hộ
của phong kiến Trung Quốc, giành lại nền độc lập dân tộc
+ Chủ nghĩa yêu nước thời Bắc thuộc thể hiện qua các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa
của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Mai Hắc
Đế, Khúc Hạo, Dương Đình Nghệ.... Tuy không thành công, hoặc thành công
nhưng không giữ được lâu dài, nhưng những cuộc khởi nghĩa càng ngày càng
nhiều, càng về sau mật độ càng lớn
=> Khẳng định rằng đất nước có chủ và nhân dân ta quyết không chịu khuất
phục trước sự đô hộ của phương Bắc

+ Nó thể hiện trong các cuộc thắng Tống, bình Nguyên, xưng đế, đặt tên nước là
Đại Cồ Việt, Đại Việt, hình thành hệ tư tưởng mới phù hợp với thời đại, ý thức
tự hào dân tộc ngày càng phát triển, lấy ý dân, lòng dân làm cơ sở cho đường lối
trị nước, thể hiện ở tư tưởng độc lập, nhân văn, khí tiết khảng khái của vua quan
thời kỳ này.

=> Giai đoạn này lòng yêu nước biểu hiện bằng những cuộc nổi dậy tự phát
nhưng đã đặt nền móng cho những tư tưởng sau này. Thể hiện sức sống quật
khởi của dân tộc chống lại sự đồng hoá của kẻ thù.

- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời kỳ phong kiến Việt Nam ( từ
năm 938 đến 1858 )
+ Chủ nghĩa yêu nước thời Lê - Nguyễn là bước tiến mới của chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam khi Nguyễn Trãi xác định “nước” (Quốc) bằng lãnh thổ, văn
hoá, phong hoá, lịch sử.

=>Nó thể hiện ở đường lối nhân, nghĩa, trung, hiếu ở Nguyễn Trãi, ở đạo làm
người mang nhiều yếu tố tích cực của ông.

+ Tuy nhiên, chủ nghĩa yêu nước giai đoạn đầu thời Lê - Nguyễn chịu ảnh
hưởng sắc thái của Nho giáo tích cực đang lên. Càng về sau điều này càng mất
dần và nó lại rơi vào bi quan, yếm thế, tiêu cực, ảnh hưởng của Nho giáo đang
trên đà suy tàn.

=> Giai đoạn này gắn với những chiến công hào hùng của dân tộc, độc lập tự
chủ của đất nước, đến đỉnh cao ở tư tưởng của Nguyễn Trãi.

Phân tích cụ thể đúc kết chân lý của chủ tịch Hồ Chí Minh
l Khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân
- Theo Hồ Chí Minh, đã là người Việt Nam, đã là con Lạc cháu Hồng ít hay
nhiều ai cũng có lòng yêu nước. Có thể có người ở lúc nào đó, trong một hoàn
cảnh nào đó mà họ vì lợi nhỏ mà quên nghĩa lớn, chứ nhìn chung không ai lại
không có lòng yêu nước.

=> Đây là cái nhìn mang tính chất nhân đạo, bao dung, cao cả và gần gũi với
triết học phương Đông cho rằng trong mỗi con người đều có bản thể vũ trụ,
đồng thời đó cũng là quan điểm triết học uyên thâm, sâu sắc. Không phải người
nào cũng có cái nhìn như vậy và không phải ai cũng nhìn ra điều đó. Quan điểm
“ai cũng có lòng yêu nước” đã vượt xa quan điểm của những nhà tư tưởng
phương Đông và Việt Nam trước kia.
Chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam là một dòng chảy liên tục, như một sợi chỉ đỏ
xuyên suốt lịch sử.

l Giá trị tinh thần truyền thống yêu nước


- Theo Hồ Chí Minh, dân ta không chỉ có lòng yêu nước mà còn có lòng yêu
nước nồng nàn, đó là một truyền thống quý báu của ta. Người viết: “Dân ta có
một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến
nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một
làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
- Truyền thống này đã được lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, đặc biệt là
cuộc kháng chiến chống Pháp chứng minh. Yêu nước không chỉ là cầm súng
đứng ở tiền tuyến trực diện tiêu diệt quân thù, mà còn thể hiện ở những công
việc cụ thể vô cùng phong phú, đa dạng diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, ở mọi lứa
tuổi, nhưng đều nhằm một mục đích giúp cho kháng chiến mau chóng đến thắng
lợi

l Nhấn mạnh lòng yêu nước của nhân dân đối với đất nước.
- Theo Hồ Chí Minh, tinh thần yêu nước - những của quý mà chúng ta cần phải
nâng niu, quý trọng - có khi rõ ràng, dễ thấy, nhưng cũng có khi ẩn dấu kín đáo
rất khó nhận ra. Người viết: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có
khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng
cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là
làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra
sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của
tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng
chiến”
=> Từ lý tưởng của Bác thì đối với một đất nước, nhân dân là một nhân tố quan
trọng hàng đầu và tinh thần yêu nước của họ với tổ quốc như một ngọn lửa
truyền từ đời này sang đời khác dưới những hình thức biểu hiện khác nhau trong
từng giai đoạn lịch sử. Và hơn nữa cần phải giữ gìn và phát huy những truyền
thống quý báu cho những người xung quanh và thế hệ sau.
BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG
MỚI

Một số biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh toàn
diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở
một số khía cạnh sau:
1. Dưới góc độ kinh tế
- Yêu nước dưới góc độ kinh tế được thể hiện trước hết và chủ yếu ở tinh thần
vươn lên rửa cái nhục nghèo nàn, lạc hậu, thua kém nước khác.

- Yêu nước trong điều kiện hiện nay chính là sự cố gắng phấn đấu học tập, tu
dưỡng và rèn luyện; là tinh thần lao động cần cù, sáng tạo và tiết kiệm của mỗi
người dân để làm ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội.
- Trong điều kiện của cách mạng khoa học-công nghệ, cách mạng công nghiệp
4.0 hiện nay, mỗi người dân đất Việt cần thể hiện lòng yêu nước của mình bằng
hành động mạnh dạn trên trận tuyến kinh tế và tri thức, khoa học và công
nghệ…

2. Dưới góc độ chính trị - xã hội


- Yêu nước ngày nay là nâng cao lòng tự hào dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam và tương lai tươi sáng của đất nước, tiền đồ của
dân tộc, tránh tâm lý tự ti, bi quan dao động.

- Yêu nước trong điều kiện hiện nay phải gắn liền với việc nêu cao ý thức độc
lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường; tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, tăng
cường nguồn lực trong nước, sức mạnh nội lực bên trong…
- Yêu nước hiện nay còn được thể hiện ở tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống lại
những thói hư, tật xấu, cái bảo thủ trì trệ trong tư duy, suy nghĩ và cách làm, đấu
tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực trong xã hội.

3. Dưới góc độ quốc phòng, an ninh

- Yêu nước ngày nay là nêu cao ý thức bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, nhận thức sâu sắc về “đối tác” và “đối tượng”.

- Kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ, lợi ích quốc gia dân tộc, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống, bảo vệ môi
trường hòa bình và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM THẤM
SÂU CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC HIỆN NAY

-Xây dựng lòng yêu nước cho con người Việt Nam, xét về thực chất là giáo dục tinh thần yêu nước, ý
thức, niềm tự hào dân tộc và Tổ quốc mình. Đó là sự kết hợp giữa giáo dục nhận thức với bồi dưỡng
tình cảm, củng cố niềm tin để thúc đẩy hành động. Đây là hoạt động tự giác, sáng tạo, có chủ đích mà
các chủ thể giáo dục tác động thường xuyên, bền bỉ tới các đối tượng, trong đó cần đặc biệt chú trọng
tới cán bộ, đảng viên, công chức và thế hệ trẻ.

-Giáo dục lòng yêu nước để xây dựng lòng yêu nước như một giá trị văn hóa, thấm sâu vào ý thức,
tinh thần, thành sức mạnh của lý trí và tình cảm, tâm hồn mỗi người Việt Nam. Đoàn kết, thống nhất,
đồng thuận toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phát huy cao độ nội lực
trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước, hội nhập quốc
tế.
-Để xây dựng lòng yêu nước, chúng ta không chỉ chú trọng giáo dục mà còn phải nỗ lực chuyển hóa
giáo dục thành tự giáo dục ở mỗi người, mỗi nhà, ở từng tổ chức, tập thể, tạo thành nhu cầu tự thân,
kết nối thành phong trào và lực lượng của toàn dân. Có như vậy mới hình thành thói quen, trở nên tự
giác, bền vững, định hình ở lối sống, hành vi và hoạt động của mỗi người.

=>Do đó, xây dựng lòng yêu nước, lấy giáo dục làm tiền đề, lấy thực hành làm mục đích, lấy hiệu quả
và sức lan tỏa rộng khắp của tình cảm, hành động yêu nước để bảo vệ Tổ quốc, phục vụ nhân dân làm
thước đo đánh giá. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, coi đó là một
trong những giải pháp quan trọng để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam hiện nay.

-Giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới, xét cho cùng là nhằm xây dựng con người Việt
Nam thấm sâu chủ nghĩa yêu nước. Yêu nước của con người Việt Nam hôm nay được biểu hiện ở lòng
tự trọng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, có hoài bão, khát vọng “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn
minh”, vững bước đi lên XHCN.

-Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh riêng, nhưng hơn tất cả, sứ mệnh
chung của chúng ta đặc biệt là giới trẻ thì trách nhiệm đối với đất nước là một sứ mệnh vô cùng
quan trọng. Vậy trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước là gì?

· Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây
dựng nước nhà ngày càng vững mạnh.

· Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta
cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi
người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ
quốc. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với mọi người vì
điều đó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện sức mạnh đại đoàn
kết dân tộc.

· Là một sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội trước hết chúng ta cần chủ động, tự giác học tập thật tốt,
có ý thức tham gia các hoạt động cộng đồng như việc tình nguyện, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó
khăn trong phạm vi trong và ngoài trường… Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc.
Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có
nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình,
coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi
chúng ta cần phải cố gắng không chỉ vì tương lai của mình mà còn để xây dựng đất nước giàu đẹp
xứng đáng với những gì được hưởng

GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY TINH THẦN YÊU NƯỚC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
MỚI

Để phát huy tinh thần yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong giai đoạn hiện nay, cần phải
tập trung thực hiện một số nội dung:

Một là, tích cực quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển tinh thần yêu
nước của người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế; cần xác định tầm quan trọng của việc đẩy
mạnh tinh thần yêu nước; cụ thể hóa thành các chính sách, phong trào phát triển tinh thần yêu nước
đem lại hiệu quả cụ thể, thiết thực. Cần thực hiện hiệu quả tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây
dựng tinh thần yêu nước nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Hai là, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân. Nhà nước cần bảo đảm phát triển mọi lợi ích chính đáng của nhân dân, để nhân dân có cơ
hội thể hiện lòng yêu nước; đồng thời có những chế tài nghiêm trị những hành vi hại nước, hại dân;
bảo đảm các giá trị của tinh thần yêu nước khi đi vào các lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ trở thành các
giá trị quốc gia, gồm cả các giá trị về văn hóa, đối ngoại, có thể chuyển hóa thành các giá trị về kinh
tế, quốc phòng - an ninh.

Ba là, công tác tư tưởng của Đảng, Nhà nước cần thúc đẩy, lan tỏa giá trị của tinh thần yêu nước trong
toàn xã hội. Công tác tư tưởng không chỉ dừng lại ở kêu gọi lòng yêu nước, mà quan trọng là phải
hướng dẫn lòng yêu nước, chỉ dẫn các hành vi yêu nước đúng đắn, thông qua tuyên truyền, bồi dưỡng,
phát triển các nhân tố mới, điển hình.

Bốn là, xây dựng tinh thần yêu nước là nội dung quan trọng của sự nghiệp giáo dục. Cần giáo dục con
người Việt Nam từ thuở nhỏ đã thấm nhuần 5 điều Bác Hồ dạy, mà trước tiên là “Yêu Tổ quốc, yêu
đồng bào” để từ đó mới có ý chí học tập, lao động, xây dựng các phẩm chất tốt đẹp khác nhằm phục
vụ đồng bào, Tổ quốc; giáo dục tinh thần yêu nước cũng phải xuyên suốt và thấm đẫm trong tất cả giai
đoạn của cuộc đời con người. Giáo dục tinh thần yêu nước là trách nhiệm của nền giáo dục, của toàn
xã hội, là nội dung quan trọng trong xã hội học tập.

Năm là, phát triển các phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, từ lao động,
sản xuất, học tập, chiến đấu, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân,... đến ưu tiên sử dụng hàng hóa
được sản xuất trong nước, các việc thiện nguyện, các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi
trường... Yêu nước là giữ gìn hình ảnh đất nước trong con mắt bạn bè quốc tế; xây dựng và phát huy
tự hào dân tộc; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Cần lấy tinh thần yêu nước là điểm chung trước
hết để xây nên khối đại đoàn kết dân tộc. Yêu nước cần được xác định là “nghĩa lớn”, để vượt qua các
“lợi nhỏ” của cá nhân và nhóm xã hội.

=>Thông qua các hoạt động thực tiễn hiệu quả, mà nền tảng được xây dựng bởi lòng yêu nước, phát
huy tinh thần yêu nước trong giai đoạn hiện nay trở thành một nhân tố của sức mạnh quốc gia thời kỳ
hội nhập quốc tế. Khi trở thành sức mạnh quốc gia thì tinh thần yêu nước đem đến những giá trị vô
cùng to lớn, có thể thành lợi thế so sánh trên trường quốc tế, giống như cha ông ta đã làm được trong
suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

You might also like