You are on page 1of 3

Hồ Chí Minh với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

13:17' 16/4/2010
(TCTG) - “Hồ Chí Minh là nhà yêu nước vĩ đại. Tình yêu nước thương nòi của
Người sâu sắc bao la, không lấy gì so sánh được. Bác Hồ đã cống hiến trọn
cuộc đời mình cho sự nghiệp cứu nước của dân” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp).

(TCTG) - Chủ nghĩa yêu nước là nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là hành
trang của Người khi đi tìm đường cứu nước. Người viết: "Lúc đầu, chính do chủ nghĩa
yêu nước mà tôi tin theo Lênin"(1). Người đã tìm thấy trong cương lĩnh về vấn đề dân
tộc và thuộc địa của Lênin sự phù hợp của chủ nghĩa Mác-Lênin với chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam.

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành trong quá trình lập nước, trong đấu
tranh giành độc lập, thoát khỏi sự đô hộ của ngoại bang, xác lập có ý thức về sự thống
nhất, bản sắc nổi bật và riêng biệt của cộng đồng đó bằng mối liên kết lâu dài về lịch
sử văn hóa.

Ngay từ thuở ban đầu, người Việt Nam vời tư cách là một nhóm đã thể hiện tình cảm
chung trong một quá trình dần dần nhận thức sơ đẳng về số phận chung và đặc điểm
nổi bật về bộ tộc và văn hóa. Qua một nghìn năm bị phong kiến Trung Quốc đô hộ,
Người Việt Nam gắn bó bằng di sản dân tộc, ngôn ngữ và văn hóa chung, đa sát cánh
bên nhau, quyết tâm giữ gìn bản sắc của mình, luôn luôn lấy sự đoàn kết và sức mạnh
dân tộc để vượt qua thời kỳ khó khăn. Đến khi giành được độc lập, ý thức dân tộc của
người Việt đã phát triển thành nhận thức và khái niệm hiện đại bắt rễ sâu trong quần
chúng nhân dân. Nhà nghiên cứu Duiker nhận xét: "Hai ngàn năm đấu tranh để sinh
tồn chống sự đô hộ chính trị và văn hóa của Trung Quốc đã tạo ra ở Việt Nam một tinh
thần dân tộc điển hình, mang tính chất tự ý thức dân tộc nhiều hơn và thiết tha hơn so
với bất cứ nơi nào khác ở Đông Nam Á”(2).

Chủ nghĩa yêu nước là sự biểu hiện của tự ý thức dân tộc dưới dạng hệ thống quan
điểm tư tưởng lý luận và hệ giá trị của dân tộc. Đó là ý thức hệ dân tộc hoặc chủ nghĩa
dân tộc - yêu nước. Ý thức hệ đó bắt đầu từ lòng tự hào về “Dân tộc ta là con Rồng
cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn
đời"(3). Tiếp đó là ý thức về quyền độc lập dân tộc, bắt đầu từ "Nam quốc sơn hà Nam
đế cư” cho đến quyết tâm "Sát Thát” ở đời Trần, tinh thần quyết chiến của Nguyễn
Huệ "Đánh cho phiến giáp bất hoàn, đánh cho Nam quốc sơn hà chi hữu chủ”, từ triết
lý "Nước là của chung chứ không phải của một dòng họ nào" (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
đến nhà nước của dân vì dân, do dân và "lòng căm ghét bọn xâm lược"(4). Chủ nghĩa
dân tộc - yêu nước Việt Nam là chủ nghĩa dân tộc chân chính chứ không phải là chủ
nghĩa dân tộc cực đoan, bài ngoại như một số nơi trên thế giới.

Khi đi sâu vào chủ nghĩa Mác, Hồ Chí Minh lại gặp phải một mâu thuẫn lớn: trong sơ
đồ phả hệ lý luận Mácxit chưa có vị trí của chủ nghĩa dân tộc - yêu nước. Lý do đơn
giản là: chủ nghĩa Mác cho rằng dân tộc và nhà nước quốc gia dân tộc chỉ ra đời cùng
với chủ nghĩa tư bản, khi đã có một thị trường thống nhất. Việt Nam chưa qua chủ
nghĩa tư bản, chưa hình thành dân tộc thì làm sao có được ý thức hệ dân tộc. Luận
điểm này được khái quát từ lịch sử chủ nghĩa phong kiến cát cứ ở phương Tây. Chính
ở đây, Hồ Chí Minh đã có một phát hiện lớn: "Mác đã xây dựng học thuyết của mình
trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu . Mà châu
Âu là gì? Đó chưa phải toàn thể nhân loại. Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử
của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông"(5). Hàng loạt bài báo của Người
vào đầu những năm 20 đã đề cập đến vấn đề này. Để thực hiện sự bổ sung đó,
Nguyễn Ái Quốc bắt đầu từ phân tích quá trình hình thành các dân tộc phương Đông,
mối quan hệ giai cấp và dân tộc dẫn tới nêu bật các đặc điểm đấu tranh giai cấp và
chủ nghĩa dân tộc của phương Đông.

Nhuần nhuyễn tư duy biện chứng "Phân tích cụ thể trong tình hình cụ thể”, Hồ Chí
Minh đã đi đến những phát hiện cực kỳ quan trọng, đóng góp vào kho tàng lý luận
cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Những đóng góp đó là:

- Xuất phát từ thực tiễn lịch sử, Hồ Chí Minh cho rằng các dân tộc phương Đông
không diễn ra sự thay đổi tuần tự và đầy đủ các hình thái kinh tế xã hội như ở phương
Tây, mà nó đã bỏ qua một số giai đoạn. Đó là chế độ chiếm hữu nô lệ và nông nô (tức
phong kiến cát cứ)(6). Vì vậy, cơ cấu giai cấp và đặc điểm giai cấp có sự khác biệt với
phương Tây. Từ nhìn nhận tiến trình lịch sử đó, Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra các dân
tộc ở phương Đông, gắn liền với chế độ ruộng đất công xã và phong kiến tập quyền,
có sớm hơn chủ nghĩa tư bản rất nhiều, đã hình thành dân tộc và chủ nghĩa dân tộc
yêu nước.

- Do bị các nước tư bản xâm lược, biến thành thuộc địa, các nước này bắt buộc phải
tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ, trước khi chuyển sang cách mạng xã hội chủ
nghĩa.

- Dân tộc và ý thức dân tộc ở Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung có
trước khi chủ nghĩa tư bản xâm lược thuộc địa trong khi giai cấp công nhân chưa hình
thành, "chủ nghĩa dân tộc đã hiện đại hoá khi chuyển từ giới thượng lưu này sang giai
thượng lưu khác"(7), vì vậy chủ nghĩa dân tộc - yêu nước là nền tảng tư tưởng của
các phong trào yêu nước, chống chủ nghĩa thực dân. "Chủ nghĩa dân tộc là động lực
lớn của đất nước"(8).

- Chính việc khai thác thuộc địa đã tạo ra giai cấp công nhân, do đó lợi ích của giai cấp
công nhân, phù hợp với lợi ích dân tộc, chỉ có giải phóng được dân tộc mới giải phóng
được giai cấp công nhân, cho nên lợi ích của giai cấp công nhân phụ thuộc vào lợi ích
dân tộc.

- Đảng Cộng sản, người lãnh đạo công cuộc giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp
phải là sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin vời phong trào công nhân và phong trào yêu
nước. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là của giai cấp công nhân vừa là của toàn dân
tộc.

Cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong việc sáng lập và rèn
luyện Đảng ta, trong công cuộc lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng
chiến, Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, tập hợp lực
lượng đoàn kết toàn dân tộc, với quyết tâm sắt đá "thà hy sinh tất cả chứ không chịu
mất nước, không chịu làm nô lệ", "không có gì quý hơn độc lập tự do".

Hồ Chí Minh đã gắn kết độc lập dân tộc về mặt chính trị với độc lập kinh tế. Người viết:
"Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập
cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no,
mặc đủ”(9). Tuy nhiên độc lập về kinh tế không có nghĩa và đóng cửa, khép kín. Ngay
từ năm 1924, từ việc khảo sát thực tế, Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nguyên nhân đầu
tiên đã gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông, đó là sự đơn độc. Không
giống như các dân tộc phương Tây, các dân tộc phương Đông không có những quan
hệ tiếp xúc giữa các lục địa với nhau. Họ hoàn toàn không biết đến những việc xảy ra
ở các nước láng giềng gần gũi nhất của họ, do đó họ thiếu sự tin tưởng lẫn nhau, sự
phối hợp hành động và cổ vũ lẫn nhau”(10). Từ góc nhìn đó, Người đưa ra những
chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế. "Một là để xây dựng lại Việt Nam sau lúc bị
chiến tranh tàn phá; hai là để điều hòa với kinh tế thế giới và giữ gìn hòa bình"(11).
Như vậy tư tưởng chiến lược của Hồ Chí Minh là không những gắn hội nhập kinh tế
với phát triển kinh tế nước ta, mà còn gắn với bảo vệ hòa bình và an ninh quốc gia. Đó
cũng là một nội dung quan trọng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

Người còn nói: "Các nước bạn giúp ta cũng như thêm vốn cho ta. Ta phải khéo dùng
cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng của ta, phát triển khả năng của ta. Song nhân dân và
cán bộ ta tuyệt đối chớ vì bạn ta giúp nhiều mà đâm ra ỉ lại"(12). Người cũng lưu ý
rằng: trong hợp tác, Việt Nam không chỉ thừa hưởng những giá trị văn minh nhân loại
mà phải đóng góp vào nền văn minh chung bằng những giá trị sáng tạo của mình mà
người gọi là "có vay có trả". Người tha thiết mong muốn nước nhà phải giàu mạnh,
sánh vai với các cường quốc năm châu. Người đặc biệt nhấn mạnh rằng: trong mở
cửa, hội nhập, "Chính phủ... muốn cho danh chính, lợi chính thì Danh, làm sao cho
dân tộc mình có danh với thế giới, và lợi, làm thế nào cho tranh được lợi với thế
giới"(13).

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là sự sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh, là bộ phận
cấu thành quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định rằng những
thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong công cuộc đổi mới dưới đây đã không tách rời
khỏi việc phát huy chủ nghĩa yêu nước đó: Việt Nam đã đạt được vị thế quốc tế cao
nhất trong lịch sử của mình với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Việt
Nam ngày nay là đối tác chiến lược của nhiều nước. Chính sách đối ngoại hòa bình,
hợp tác hữu nghị cùng với những thành công trên mặt trận kinh kế và văn hóa đã
mang lại cho Việt Nam vị thế đó./.

You might also like