You are on page 1of 4

Tư tưởng là suy nghĩ, là ý nghĩ, là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con

người với thế giới


xung quanh.
“ TTHCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cmvn, kết quả của những vấn đề
cơ bản của Cmvn, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo cn Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa
và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng
to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cm của nhân dân ta giành thắng lợi.” ( ĐCS,
Văn kiện Đại hội XI, tháng 1/2011)

Cơ sở hình thành tư tưởng HCM Cơ sở thực tiễn : thực tiễn VN và thực tiễn
thế giới vào cuối TK19 – đầu TTK20
1. Cơ sở hình thành Cơ sở khách quan
Cơ sở lý luận
- Gồm có :

Nhân tố chủ quan: thuộc về bản


thân, cá nhân, con người HCM.

1.1. Cơ sở thực tiễn :


a.Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
- Từ năm 1858, đế quốc Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược VN. Triều đình nhà Nguyễn từng bước khuất phục, thỏa hiệp,
đầu hàng và trở thành tay sai của thực dân Pháp. VN từ một nước phong kiến trở thành nước thuộc địa và phong kiến.
( Sách cũ: thuộc địa nửa phong kiến; sách mới: thuộc địa, phong kiến. Thuật ngữ VN là nước thuộc địa, phong kiến là căn
cứ vào thuật ngữ của HCM nêu trong tác phẩm Thường thức chính trị )
- Xã hội VN cuối TK19 đầu TK20 có sự phân hoá sâu sắc. Trong xã hội tồn tại 4 giai cấp và 1 tầng lớp.

4 giai cấp Thái độ đối với độc lập dân tộc


Địa chủ pk Đầu hang, làm tay sai cho thực dân Pháp.
Một bộ phận cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân
Nông dân Là lực lượng cách mạng đông đảo, có ý thức dân tộc sâu sắc.
Sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tránh chống thực dân Pháp và chế độ
phong kiến.
Công nhân Sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại địa chủ, đòi cải thiện điều kiện việc
làm và sinh hoạt.
Tư sản Chưa có thái độ hưởng ứng tham gia các cuộc vận động cách mạng đầu TK20
Một bộ phận có ý thức dân tộc nhưng cơ bản là thoả hiệp với đế quốc
1 tầng lớp
Tiểu tư sản Có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu TK20
- Đồng thời, xã hội lúc bấy giờ cũng tồn tại 2 mâu thuẫn cơ bản:

Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc VN với thực dân Pháp xâm Mâu thuẫn giữa nông dân VN với địa chủ phong
lược (triều đình nhà Nguyễn đã làm tay sai cho đế quốc thực kiến tay sai, chỗ dựa cho bộ máy thống trị và bóc
dân Pháp, đối lập, phản bội với quyền lợi của dân tộc) lột của chủ nghĩa thực dân Pháp
=> mâu thuẫn giai cấp =>
=> mâu thuẫn dân tộc
đánh đổ địa chủ pk để đem ruộng đất về nhân dân
=> phải làm cuộc CM giải phóng dân tộc, đem độc lập, tự do
ta.
cho nhân dân. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải đặt lên hàng
đầu

=> Hai mâu thuẫn đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược là
mâu thuẫn chủ yếu. Vì vậy, nhiệm vụ chống thực dân Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống địa chủ phong kiến tay sai
không tách rời nhau. Đấu tranh giành độc lập dân tộc phải gắn chặt với đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Đó là yêu
cầu của cmvn đặt ra, cần được giải quyết.
- Bắc kỳ: nửa bảo hộ; Trung kỳ: bảo hộ; Nam kỳ: thuộc địa.
Sau khi đánh và chiếm 3 nước Đông Dương, Pháp chia Đông Dương thành 5 xứ: 3 xứ VN, xứ Lào và xứ Cao Miên. Pháp
đóng phủ toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội.
-Từ năm 1858 đến đầu TKXX,các phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược liên tục nổ ra nhưng cuối cùng
đều thất bại.
Tiêu biểu là:
- Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến:
Đỉnh cao là phong trào Cần Vương (1885-1896). Điều đó chứng tỏ nhân dân ta rất yêu nước, song giai cấp phong kiến và
hệ tư tưởng của nó đã suy tàn, bất lực trước nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc.
- Phong trào yêu nước theo tư tưởng dân chủ tư sản:
Phan Bội Châu tổ chức Phong trào Đông Du (1905 – 1909). Chủ trương cầu ngoại viện: nhờ Nhật Bản giúp đỡ ( PBC
khẳng định, muốn thắng Pháp thì VN chỉ có thể dựa vào NB, vì theo ông, VN và NB là 2 nước đồng văn, đồng chủng; từ
giữa TK19 về trước NB cũng là nước phong kiến như VN) và dùng bạo lực để đánh thực dân Pháp.
Phan Châu Trinh phát động Phong trào Duy Tân (1906-1908), chủ trương khai thông dân trí, nâng cao dân khí,… dần dần
tính chuyện GPDT.
Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền và một số nhân sĩ khác phát động (3/1907 –
11/1907); Phong trào chống đi phu, chống sưu thuế ở Trung Kỳ năm 1908.
Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nói trên đều thất bại. Nguyên nhân sâu xa là giai cấp tư sản
VN còn non yếu. Nguyên nhân trực tiếp là các tổ chức và người lãnh đạo của các phong trào chưa có đường lối và
phương pháp cách mạng đúng đắn. Tuy vậy, tinh thần yêu nước vẫn sục sôi trong lòng nhân dân.
Như vây, vào cuối TK19 đầu TK20, VN đã diễn ra cuộc khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo cách mạng và đường
lối cứu nước. Thực tiễn đặt ra câu hỏi: Cứu nước bằng con đường nào để có thể đi đến thắng lợi?
b. Thực tiễn thế giới cuối TKXIX đầu TKXX :
- Chủ nghĩa Đế quốc ra đời
+ Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển từ thời kỳ tự do cạnh tranh sang thời kỳ độc quyền (Chủ nghĩa Đế
quốc) và tăng cường xâm lược, áp bức các dân tộc thuộc địa.
+ Hậu quả chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc: làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế
quốc thực dân ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
- Cách mạng Tháng mười Nga thắng lợi
+ Thắng lợi của CMT10 Nga đã thức tỉnh các dân tộc châu Á và mở đầu một thời đại mới: “thời đại cách mạng chống đế
quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.
+ CMT10 Nga thắng lợi là một trong những động lực ra đời của nhiều Đảng cộng sản và cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải
phóng dân tộc các nước, trong đó có VN
- Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) thành lập: Tháng 03/1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập do Lê-nin lãnh đạo. Quốc tế
Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập DCS VN
Tất cả thực tiễn thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới HCM trên hành trình đi khắp thế giới tìm mục tiêu và con đường cứu
nước.
1.2. Cơ sở lý luận :
a. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
- Lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm của dân tộc VN đã hình thành nên những truyền thống hết sức đặc sắc
và cao quý, trở thành tiền đề của tư tưởng, lý luận xuất phát hình thành tư tưởng HCM. Đó là truyền thống yêu nước: kiên
cường, bất khuất; tinh thần tương thân tương ái, ý thức cố kết cộng đồng; lòng nhân nghĩa; trí thông minh, sáng tạo; hiếu
học, quý trọng hiền tài; ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách; khiêm tốn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để
làm giàu cho văn hóa dân tộc…
- Trong những truyền thống đó, truyền thống yêu nước là cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí sáng tạo và lòng
dũng cảm của người VN, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc, của mỗi người. HCM đã đúc kết chân lý: “Dân
ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì
tinh thấn ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sống vô cùng mãnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn
chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
- Chủ nghĩa yêu nước sẽ biến thành lực lượng vật chất thực sự khi nó ăn sâu vào tiềm thức, vào ý chí và hành động của
mỗi con người.
- Chính chủ nghĩa yêu nước là nền tảng tinh thần, điểm xuất phát và động lực thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường
cứu nước và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác Lê- nin con đường cứu nước, cứu dân.
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại
Phương Đông
- Tinh hoa văn hóa phương Đông: thời cổ đại và trung đại, nền văn minh phương đông phát triển và đạt nhiều thành tựu to
lớn hơn là văn minh phương tây. Nói tới văn minh phương Đông thời cổ trung đại phải nói đến 6 nền văn minh lớn: nền
văn minh Ai Cập cổ đại (còn tồn tại đến ngày nay: Kim Tự Tháp, lăng mộ Faraon), nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại (đó là
nền văn minh ở quanh lưu vực hai con sông lớn của TG Tigerer và Erkarat, thành tựu lớn nhất là vườn treo Pabylon), nền
văn minh Ấn Độ ( cách chúng ta ngày nay trên dưới 5000 năm lịch sử, gắn liền với tên tuổi của hai sông lớn: sông Ấn và
sông Hằng – bồi đắp nên những đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ của Ấn Độ), nền văn minh Trung Hoa cổ đại ( phát triển
sang cả thời trung đại, thời trung đại có 4 thành tựu nổi tiếng: kỹ thuật in, kỹ thuật làm giấy, kỹ thuật chế tạo, kỹ thuật chế
tạo ra la bàn), nền văn minh Hồi giáo.
- Những tư tưởng triết học tiến bộ.
Tinh hoa văn hóa, tư tưởng phương Đông kết tinh trong ba học thuyết lớn Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo.
+ Nho giáo: HCM chú ý kế thừa và đổi mới tư tưởng dung nhân trị, đức trị để quản lý xã hội. Chú trọng xây dựng một xã
hội lý tưởng trong đó công bằng, bác ái, nhân, nghĩa trí, dũng, tín, liêm được coi trọng. Đặc biệt HCM kế thừa, đổi mới,
phát triển, tinh thần trọng đạo đức.
+ Phật giáo: HCM chú ý kế thừa, phát triển từ bi, vị tha, yêu thương con người, khuyến khích làm việc thiện, chống lại
điều ác.
+ Lão giáo: HCM kế thừa, phát triển tư tưởng, khuyên con người nên sống gắn bó với thiên nhiên, hòa đòng với thiên
nhiên, hơn nữa phải biết bảo vệ môi trường.
+ Ngoài ra HCM còn chú ý tìm hiểu học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn. HCM đã phát triển sáng tạo các quan điểm
về dân tộc, dân quyền, dân sinh của Tôn Trung Sơn.
+ HCM đã phát triển những tinh hoa trong tư tưởng, văn hóa phương Đông để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách
mạng VN thời hiện đại.
Phương Tây
-Tinh hoa văn hóa phương Tây: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những tinh hóa của nền văn hóa dân chủ và cm phương Tây.
+ Người sớm làm quen với văn hóa Pháp, đọc và tiếp thu tư tưởng “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”; Tìm hiều Đại Cách mạng
Pháp (1789), tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp.
+ Người tìm hiểu cách mạng Mỹ, các giá trị về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn
độc lập năm 1776 của nước Mỹ.
c. Chủ nghĩa Mác Lê -nin
Ba nhà sáng lập ra học thuyết Mác Lê-nin, ba vị lãnh tụ của giai cấp vô sản trên thế giới: C.MÁc, F. Ăngghen, V.I.Lênin
- Chủ nghĩa Mác Lê-nin:
+ Là hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng nhất của thời đại.
+ Là học thuyết về sự giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức và giải phóng con người.
+ Là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng HCM
Đây là cơ sở lý luận quan trọng nhất vì:
1. Chủ nghĩa Mác-Lênin là quy luật phát triển khách quan của xã hội
- Sự ra đời của chủ nghĩa Mác-Lênin là quy luật phát triển khách quan của xã hội
- Sự vận dụng và phát triển không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong các giai đoạn lịch sử
2. CN Mác-Lênin là một hệ thống lý luận thống nhất bao gồm 3 bộ phận: triết học Mác-Lênin, kinh tế chính trị Mác-
Lênin và CNXH khoa học
3. Những nội dung chủ yếu thể hiện bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin
- là thành tựu trí tuệ của nhân loại
- là học thuyết duy nhất nêu lên mục tiêu chung là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người và chỉ ra
lực lượng, con đường, phương thức đạt được mục tiêu đó
- là hệ thống lý luận toàn diện, học thuyết khoa học, cách mạng hoàn chỉnh
- là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan khoa học và phương pháp luận mácxit
- chủ nghĩa mác-lênin và học thuyết mở 0 ngừng đổi mới, phát triển cùng vs sự ptr của tri thức nhân loại
Tư tưởng HCM về cm giải phóng dân tộc:
d. Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính
quốc
Từ rất sớm HCM chỉ rõ mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản
ở chính quốc – mối quan hệ bình đẳng, không lệ thuộc, phụ thuộc vào nhau. HCM cho rằng : cách mạng thuộc địa không
những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà còn có thể giành thắng lợi trước. Luận điểm sáng tạo trên
của HCM dựa trên các cơ sở sau:
- Thuộc địa có một vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với chủ nghĩa đế quốc, là nơi suy trì sự tồn tại, phát triển, là
món mồi “béo bở” cho chủ nghĩa đế quốc. => Cách mạng thuộc địa có vai trò rất lớn trong việc cùng với cách mạng vô
sản ở chính quốc tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc
- Tinh thần đấu tranh cách mạng hết sức quyết liệt của các dân tộc thuộc địa sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình thành “một lực
lượng khổng lồ” khi được tập hợp, hướng dẫn và giác ngộ cách mạng. => Với thực tiễn thắng lợi năm 1945 ở VN cũng
như thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới vào những năm 60 của thế kỷ XX, trong khi cách mạng
vô sản ở chính quốc chưa nổ ra và thắng lợi

You might also like