You are on page 1of 7

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH – BUỔI 1

- Vắng học một buổi, trừ 1 điểm bài thi giữa môn.
- Vắng 20% số tiết quy định trở lên bị cấm thi.
- Sử dụng GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH mới nhất, do Nxb
CTQGST, Hà Nội, xuất bản tháng 6/2021 ( số 8 đường Hồng Đức, phường
Bình Thọ, thành phố Thủ Đức).
CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý
NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh:


1. Tư tưởng là gì?
Tư tưởng là suy nghĩ, là ý nghĩ, là sự phản ánh hiện thực trong ý thức,
là biểu hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh.
2. Khái niệm tư tưởng HCM
Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng VN, kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển những các giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô
cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho
sự nghiệp CM của ND ta giành thắng lợi ( Đảng Cộng sản VN, Văn
kiện Đại hội XI, tháng 01-2011).
( Đại hội Đại biểu lần thứ XIX, lần đầu tiên Đảng đưa ra định nghĩa
về tư tưởng HCM, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ. Đại hội Đại biểu toàn
quốc họp vào tháng 1/2011, mới đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về tư
tưởng HCM).
II. Đối tượng nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về CMVN, mà cốt lõi là
tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (lý luận).
- Quá trình vận động, hiện thực hóa hệ thống quan điểm của HCM
trong quá trình phát triển của dân tộc VN (thực tiễn).
III. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp luận của việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
- Phương pháp luận: luận là bàn luận, luận giải, lý giải, luận bàn vấn đề;
phương pháp là cách thức, biện pháp để đạt được mục đích -> Phương
pháp luận giải, lý giải bản chất của vấn đề nghiên cứu, của sự vật,
hiện tượng.
- Năm nguyên tắc phương pháp luận:
+ Thống nhất tính Đảng và tính khoa học. Trong tính Đảng có tính
khoa học, trong tính khoa học có tính Đảng. Có sự thống nhất hữu cơ
biện chứng với nhau.
+ Thống nhất lý luận và thực tiễn.
+ Quan điểm lịch sử cụ thể.
+ Quan điểm toàn diện và hệ thống.
+ Quan điểm kế thừa và phát triển.
2. Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp lịch sử + Phương pháp Logic + Các phương pháp khác ( phương
pháp diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, nghiên cứu liên
ngành)
IV. Ý nghĩa của việc học tập môn học:
- Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận ( Môn học chỉ góp phần nhỏ.
Năng lực tư duy lý luận phải được nâng lên từ từ, chứ không phải một
sớm một chiều, trong một thời gian ngắn, bởi vì năng lực tư duy lý luận
mang tính trừu tượng rất cao).
- Giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin khoa học,
… bồi dưỡng lòng yêu nước.
- Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác ( Một trong
phong cách công tác theo tư tưởng HCM là làm việc theo giờ giấc, có lý
tưởng, có năng suất,…).

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:


- Gồm có:
o Cơ sở khách quan:
 Cơ sở thực tiễn: thực tiễn VN và thực tiễn thế giới vào cuối
TK19 – đầu TK20.
 Cơ sở lý luận
o Nhân tố chủ quan: thuộc về bản thân, cá nhân, con người Hồ Chí
Minh.
1. Cơ sở thực tiễn:
a. Thực tiễn VN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
- Từ năm 1858, đế quốc Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược VN. Triều đình
nhà Nguyễn từng bước khuất phục, thỏa hiệp, đầu hàng và trở thành tay
sai của thực dân Pháp. VN từ một nước phong kiến trở thành nước thuộc
địa và phong kiến.
( Sách cũ: thuộc địa nửa phong kiến; sách mới: thuộc địa, phong kiến.
Thuật ngữ VN là nước thuộc địa, phong kiến là căn cứ vào thuật ngữ của
HCM nêu trong tác phẩm Thường thức chính trị)
- Xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc. Trong xã hội tồn tại 4 giai cấp (giai
cấp địa chủ phong kiến, giai cấp nông dân, giai cấp công nhân, giai cấp
tư sản: bộ phận tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với thực dân Pháp
– bộ phận tư sản phản động; tư sản dân tộc, trong tư sản dân tộc có một
bộ phận đi theo cách mạng, được ĐCSVN đưa vào đấu tranh cách
mạng) và 1 tầng lớp (tầng lớp tiểu tư sản VN) . Đồng thời tồn tại hai
mâu thuẫn cơ bản (Mâu thuẫn giữa dân tộc VN, nhân dân VN >< thực
dân Pháp tay sai – mâu thuẫn dân tộc = phải làm cuộc CM giải phóng
dân tộc, đem độc lập, tự do cho nhân dân. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc
phải đặt lên hàng đầu. Mâu thuẫn nông dân VN >< địa chủ phong kiến,
nói tắt là mâu thuẫn giai cấp = đánh đổ địa chủ phong kiến để đem
ruộng đất về nhân dân ta. Đối với đất nước thuộc địa pk như VN, thực
chất cuộc CM…).
- Bắc kỳ: nửa bảo hộ, Trung kỳ: bảo hộ, Nam kỳ: thuộc địa. Sau khi
đánh và chiếm 3 nước Đông Dương, Pháp chia Đông Dương thành 5
xứ: 3 xứ VN, xứ Lào và xứ Cao Miên. Pháp đóng phủ toàn quyền
Đông Dương ở Hà Nội.
- Từ năm 1858 đến đầu TKXX,các phong trào đấu tranh yêu nước chống
Pháp xâm lược liên tục nổ ra nhưng cuối cùng đều thất bại. Tiêu biểu
là:
+ Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, đỉnh cao là phong
trào Cần Vương (1885-1896). Điều đó chứng tỏ nhân dân ta rất yêu
nước, song giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng của nó đã suy tàn, bất
lực trước nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc. Trong số 13 vị vua triều
Nguyễn thì có 3 vị vua có tinh thần yêu nước rất cao: Hàm Nghi,
Thành Thái, Duy Tân. Bên cạnh những vị vua bạc nhược thì vẫn còn
những vị quan không đầu hàng trước giặc: Nguyễn Tri Phương, Hoàng
Diệu, Tôn Thất Thuyết. Trong những sách cũ chỉ đề cập đến những cái
tội của nhà Nguyễn vì nhà Nguyễn để mất nước – bị lịch sử đánh giá
rất thấp, bôi đen về chín đời chúa, mười ba đời vua Nguyễn. Khoa học
đã đánh giá lại trên tinh thần công tâm, khách quan, khoa học. Với tinh
thần đó, thì triều Nguyễn có 6 công to nhưng cũng có 6 tội lớn đối với
dân tộc, nhân dân. 6 công to ( lịch sử VN chưa bao giờ như dưới thời
nhà Nguyễn trải dài từ Nam Quang, Lạng Sơn đến mũi Cà Mau; độc
lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được khẳng định một cách vững chắc
nhất; Triều Nguyễn nhất là dưới thời vua Minh Mạng đã đưa ra một cải
cách lớn về mặt hành chính, tổ chức đơn vị hành chính, bộ máy hành
chính của đất nước – được coi là 1 trong 5 công cuộc cải cách lớn của
lịch sử Vn ). Tháng 01/1974, lúc bấy giờ, lợi dụng sự trăng tối trăng
sáng, lợi dụng Mỹ ký hiệp định Paris, với hiệp định đó Mỹ rút dần tất
cả quân khỏi đất nước, Mỹ - Ngụy dần tan rã. Lợi dụng thời cơ đó,
năm 1974, nhà cầm quyền TQ đã ra lệnh đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa
của VN, và cho đến nay vẫn chưa trả lại. Trong khi đó, quần đảo
Trường Sa đang là nơi tranh chấp của 5 nước: VN, Philipines, TQ,
Malaysia, Brunei, 6 bên nữa là Đài Loan. Trong quan hệ giữa nước ta
với Đài Loan chỉ có quan hệ về kinh tế, văn hóa, giáo dục, các tổ chức
phi chính phủ nhưng không có quan hệ về mặt chính trị, ngoại giao.
TQ chiếm 7 đảo và bãi đá ngầm lớn, Brunei cho rằng VN chiếm đảo
của họ nhưng không đưa ra chứng cứ, các nước còn lại chiếm một số
đảo trái phép  VN nắm chủ quyền trên một nửa số đảo. Quan điểm
của Vn là kiên quyết đòi lại độc lập, chủ quyền với chủ trương hòa
bình, không vũ lực. Các căn cứ: luật pháp quốc tế, căn cứ lịch sự. Hai
tội lớn của nhà Nguyễn: để mất nước, rơi vào ách thống trị, đô hộ của
thực dân Pháp; cấm đạo và sát đạo, cấm sự du nhập, truyền bá của đạo
Thiên Chúa trên đất nước ta, cấm không được thì mạnh tay tàn sát, kể
cả những linh mục là giáo dân. Điều đó dẫn đến sự mất đoàn kết dân
tộc, làm thế nước giảm sút, cũng là một cái cớ để thực dân tư bản
phương tây xâm lược VN.
+ Phong trào yêu nước theo tư tưởng dân chủ tư sản, nổi bật có:
 Phan Bội Châu tổ chức Phong trào Đông Du ( 1905 – 1909);
chủ trương cầu ngoại viện (nhờ Nhật Bản giúp vì VN và NB
là hai nước đồng văn, đồng chủng; đầu TK20 VN nên dựa
vào NB để đánh Pháp vì: từ giữa tk19 về trước, NB là nước
PK cũng như VN, có khi còn tệ hơn VN). (Đế quốc Anh,
Nga, Mỹ, Nhật, Pháp là các đế quốc mạnh) và dùng bạo lực
để đánh thực dân Pháp. 4 vị lãnh tụ mà người dân NB đặc
biệt kính trọng: Phan Bội Châu, HCM, Võ Nguyên Giáp,
Nguyễn Văn Linh.
 Phan Châu Trinh phát động Phong trào Duy Tân (1906-
1908), chủ trương khai thông dân trí, nâng cao dân khí,… dần
dần tính chuyện GPDT.
 Ngoài ra còn có phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục do Lương
Văn Can, Nguyễn Quyền và một số nhân sĩ khác phát động
(3/1907 – 11/1907); Pt chống đi phu, chống sưu thuế ở Trung
Kỳ năm 1908.
 Như vây, vào cuối TK19 đầu TK20, Vn đã diễn ra cuộc khủng hoảng sâu sắc
về giai cấp lãnh đạo cách mạng và đường lối cứu nước. Thực tiễn đặt ra câu
hỏi: Cứu nước bằng con đường nào để có thể đi đến thắng lợi?
b. Thực tiễn thế giới cuối TKXIX đầu TKXX
- Chủ nghĩa đế quốc ra đời
+ Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển từ thời kỳ tự do
cạnh tranh sang thời kỳ độc quyền và tăng cường xâm lược, áp bức
các dân tộc thuộc địa.
+ Hậu quả chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc: làm cho mâu
thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc thực dân ngày
càng gay gắt, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh
mẽ ở các nước thuộc địa.
- Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi:
+ Thắng lợi của CMT10 Nga đã thức tỉnh các dân tộc châu Á và mở đầu
một thời đại mới: “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải
phóng dân tộc”.
+ CMT10 Nga thắng lợi là một trong những động lực ra đời của nhiều
Đảng cộng sản và cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc các
nước, trong đó có VN.
- Quốc tế Cộng sản thành lập: Tháng 03/1919, Quốc tế Cộng sản được
thành lập do Lê-nin lãnh đạo. Quốc tế cộng
 Tất cả thực tiễn thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới HCM trên hành trình đi
khắp thế giới tìm mục tiêu và con đường cứu nước.
2. Cơ sở lý luận:
a. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN
- Lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam đã
hình thành nên những truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý, trở thành
tiền đề của tư tưởng, lý luận xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đó là truyền thống yêu nước: kiên cường, bất khuất; tinh thần tương
thân tương ái, ý thức cố kết cộng đồng; lòng nhân nghĩa; trí thông minh,
sáng tạo; hiếu học, quý trọng hiền tài; ý chí vươn lên vượt qua mọi khó
khăn thử thách; khiêm tốn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm
giàu cho văn hóa dân tộc…
- Trong những truyền thống đó, truyền thống yêu nước là cao quý, thiêng
liêng nhất, là cội nguồn của trí sáng tạo và lòng dũng cảm của người
VN, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc, của mỗi người.
HCM đã đúc kết chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước…”
- Chủ nghĩa yêu nước sẽ biến thành lực lượng vật chất thực sự khi nó ăn
sâu vào tiềm thức, vào ý chí và hành động của mỗi con người.
- Chính chủ nghĩa yêu nước là nền tảng tinh thần, điểm xuất phát và động
lực thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước và tìm thấy ở
chủ nghĩa Mác Lê- nin con đường cứu nước, cứu dân.
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại
- Tinh hoa văn hóa phương Đông: thời cổ đại và trung đại, nền văn minh
phương đông phát triển và đạt nhiều thành tựu to lớn hơn là văn minh
phương tây. Nói tới văn minh phương Đông thời cổ trung đại phải nói
đến 6 nền văn minh lớn: nền văn minh Ai Cập cổ đại (còn tồn tại đến
ngày nay: Kim Tự Tháp, lăng mộ Faraon), nền văn minh Lưỡng Hà cổ
đại (đó là nền văn minh ở quanh lưu vực hai con sông lớn của TG
Tigerer và Erkarat, thành tựu lớn nhất là vườn treo Pabylon), nền văn
minh Ấn Độ ( cách chúng ta ngày nay trên dưới 5000 năm lịch sử, gắn
liền với tên tuổi của hai sông lớn: sông Ấn và sông Hằng – bồi đắp nên
những đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ của Ấn Độ), nền văn minh Trung
Hoa cổ đại ( phát triển sang cả thời trung đại, thời trung đại có 4 thành
tựu nổi tiếng: kỹ thuật in, kỹ thuật làm giấy, kỹ thuật chế tạo, kỹ thuật
chế tạo ra la bàn), nền văn minh Hồi giáo.
+ Những tư tưởng triết học tiến bộ.
+ Những mặt tích cực của Nho gióa, Phật giáo, Lão giáo…( không phải
là một Tôn giáo mà là một học thuyết chính trị với ba nội dung chủ yếu:
dùng đức để trị nước, Nho giáo đề cập tới đạo đức xã hội và việc tu
dưỡng đạo đức cá nhân, bản thân mỗi con người, nội dung chính yếu là
Nho giáo gắn với phát triển giáo dục). Phật giáo Bắc tông là từ Ấn Độ -
Trung Quốc – Triều Tiên – Nhật Bản. Phật giáo nguyên thủy Nam Tông
là từ Tây bắc Ấn Độ và theo dòng sông Mekong, nước dòng sông
Mekong chảy đến đâu thì Nam tông (chỉ có ở Nam Bộ) đi đến đó, nó
truyền từ Ấn Độ - Thái Lan - ….- miền Nam Bộ VN. Lão giáo là đạo
giáo của Lão Ca, gắn liền với tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước,
muôn thú, sống hòa hợp giữa con người với tự nhiên – cốt lõi của Lão
giáo.
+ Chủ nghĩa “Tam dân” của Tôn Trung Sơn. Tôn Trung Sơn là người
cầm đầu, là vị chỉ huy tối cao của CM Tân Hợi 1911 của TQ, rất giỏi về
làm chính trị - cuộc CM có nhiệm vụ đánh đổ triều đại PK Mãn Thanh
thối nát, xây dựng Cộng hòa dân quốc Trung Hoa, đưa đất nước Trung
Hoa đi đến thắng lợi. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh
phúc – Tam dân.
- Tinh hoa văn hóa phương Tây: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những tinh
hóa của nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây.
+ Người sớm làm quen với văn hóa Pháp, đọc và tiếp thu tư tưởng “Tự
do, Bình đẳng, Bác ái”; Tìm hiều Đại Cách mạng Pháp (1789), tiếp thu
các giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp.
+ Người tìm hiểu cách mạng Mỹ, các giá trị về quyền sống, quyền tự do
và quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của
nước Mỹ.

You might also like