You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Câu 1: Ý nghĩa của việc học tập môn TT HCM trong việc xây dựng, rèn luyện phương pháp và
phong cách công tác? (1 điểm)
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào xây dựng phương pháp học tập tu dưỡng, rèn luyện phù hợp
bản thân. Đề ra kế hoạch và mục tiêu rõ ràng. Với việc học cũng vậy, lên cho mình một kế hoạch học tập
thật khoa học, xác định được khối kiến thức cần phải trau dồi. Cần rèn luyện bản thân làm việc trong kỷ
luật, có đạo đức, tuân thủ pháp luật.
- Vận dụng xây dựng phong cách tư duy, diễn đạt, làm việc, ứng xử,… phù hợp hoàn cảnh theo phương
châm: dĩ bất biến, ứng vạn biến. Là một người đang học tập trong khối ngành sức khỏe con người, chúng
ta phải luôn đặt người dân lên hàng đầu, không được theo cái lợi trước mắt mà lạc vào cái mê cung, lạc
vào rừng rậm của đồng tiền
- Môn học giáo dục thế hệ trẻ hình thành và hoàn thiện nhân cách, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc... Bản thân là một người trong thế hệ trẻ, chúng ta phải cùng nhau đấu tranh chống lại những tư
tương phản động, bán nước, luôn luôn tu dưỡng đạo đức của mình để không bị các thành phần xấu khác
lợi dụng
- Trên cơ sở kiến thức đã được học, sinh viên vận dụng vào cuộc sống, tu dưỡng, rèn luyện bản thân,
hoàn thành tốt chức trách của mình, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng, con
đường cách mạng mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn.
- Thông qua học tập nghiên cứu tư tường Hồ Chí Minh để bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên, thanh niên
lập trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền vối chủ nghĩa xã hội; tích cực, chủ động đấu tranh phê phán những quan
điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước

Câu 2: Nêu cơ sở thực tiễn thế giới trong việc hình thành TT HCM? (1 điểm)
 Thực tiễn ở VN cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX
- 1858: Pháp xâm lược VN → Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến diễn ra sôi nổi
nhưng thất bại. Nhân dân ta rất yêu nước, song giai cấp và hệ tư tưởng phong kiến tỏ ra lỗi thời, bất
lực trước các nhiệm vụ lịch sử, bảo vệ độc lập dân tộc
- Pháp tiến hành khai thác thuộc địa VN: thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam một
cách mạnh mẽ và từng bước biến nước ta từ một nước phong kiến thành một nước thuộc địa và
phong kiến
- Xã hội VN xuất hiện những giai cấp – tầng lớp mới: Bên cạnh tầng lớp thợ thủ công, trong XH VN
xuất hiện những giai cấp tầng lớp mới, đó là giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư
sản ở thành thị
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nhưng thất bại: Tinh thần yêu nước vẫn
sục sôi trong lòng nhân dân. Song cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước diễn ra sâu sắc.
- Phong trào đấu tranh của GCCN: Sự ra đời giai cấp mới là giai cấp công nhân và phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đã làm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta xuất
hiện dấu hiệu mới của một thời đại mới sắp ra đời
 Thực tiễn ở VN cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX
 Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, CNTB trên thế giới phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang
CN đế quốc: Một số nước đế quốc như Anh, Pháp, Mỹ,… đã chi phối toàn bộ tình hình thế giới.
Phần lớn các nước châu Á, châu Phi đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc vào các nước đế quốc
 Thế giới tồn tại nhiều mâu thuẫn: Đó là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ở các
nước tư bản;mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau; mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và
phụ thuộc với CN đế quốc.
 Cách mạng tháng 10 Nga thành công: Đây là thắng lợi đầu tiên của CN Mác – Lenin. CM Tháng
Mười Nga đã đánh đổ GCTS và GC ĐCPK, lập nên một XH mới – XHCN
 2/3/1919: Quốc tế Cộng sản ra đời trở thành Bộ tham mưu, lãnh đạo phong trào CM thế giới. Dưới
sự lãnh đạo của Lenin, Quốc tế Cộng sản đẩy mạnh việc truyền bá CN Mác – Lenin và kinh nghiệm
CM Tháng Mười Nga ra khắp thế giới, thúc đẩy sự ra đời và hoạt động ngày càng mạnh mẽ của
các Đảng cộng sản ở nhiều nước
Câu 3: Nêu phẩm chất HCM trong việc hình thành TT HCM? (1 điểm)
- Lý tưởng cao cả và hoài bão lớn cứu nước cứu dân: Người có ý chí, nghị lực to lớn, một mình dám
đi ra nước ngoài khảo sát thực tế các nước đế quốc giàu có cũng như các dân tộc thuộc địa nghèo
nàn, lạc hậu, mà chỉ với hai bàn tay trắng
- Tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại: Hồ Chí Minh là người có năng lực tổng kết thực tiễn, năng
lực tiên tri, dự báo tương lai chính xác và kỳ diệu để dẫn dắt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tới
bến bờ thắng lợi vinh quang.
- Là người có bản lĩnh tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo,giàu tính phê phán, đổi mới và cách mạng; đã
vận dụng đúng quy luật chung của xã hội loài người, của cách mạng thế giới vào hoàn cảnh riêng,
cụ thể của Việt Nam, đề xuất tư tưởng, đường lối cách mạng mới đáp ứng đúng đòi hỏi thực tiễn
- Suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân: suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của
Đảng cộng sản Việt Nam và của cách mạng thế giới
- Những phẩm chất cá nhân đó là một nhân tố quyết định những thành công sáng tạo của Hồ Chí
Minh trong hoạt động lý luận và thực tiễn không vì cho sự nghiệp riêng mình mà vì cả dân tộc Việt
Nam và nhân loại
Câu 4: Nêu quan điểm của HCM về quan niệm: “Nhà nước vì dân.”? (1 điểm)
- Là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân:
+ Lấy việc lo cho dân, trước hết là lo cho những lợi ích thiết thân hàng ngày của dân (ăn,mặc, ở, đi
lại,...) làm mục tiêu hoạt động của mình.
+ Ngoài ra không có đặc quyền đặc lợi nào khác
+ Cán bộ Nhà nước phải vừa là đầy tớ trung thành của dân, vừa là người lãnh đạo hướng dẫn nhân
dân.

Câu 5: Trình bày cơ sở thực tiễn của VN, thế giới trong việc hình thành TT HCM (3 điểm)
 Thực tiễn ở VN cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX
- 1858: Pháp xâm lược VN → Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến diễn ra sôi nổi
nhưng thất bại: Từ năm 1858, Pháp bắt đầu xâm lược VN, triều đình nhà Nguyễn lần lượt kí kết các
hiệp ước, từng bước trở thành tay sai của thực dân pháp. Các phong trào yêu nước liên tục nổ ra, các
cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới ngọn cờ “Cần Vương” do các sĩ phu, văn thân lãnh đạo đều thất bại →
Nhân dân ta rất yêu nước, song giai cấp và hệ tư tưởng phong kiến tỏ ra lỗi thời, bất lực trước các
nhiệm vụ lịch sử, bảo vệ độc lập dân tộc
- Pháp tiến hành khai thác thuộc địa VN: Sau khi đã hoàn thành căn bản việc bình định Việt Nam về
mặt quân sự, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam một cách mạnh mẽ và từng bước
biến nước ta từ một nước phong kiến thành một nước thuộc địa và phong kiến dẫn tới có sự biến đổi
về cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội
- Xã hội VN xuất hiện những giai cấp – tầng lớp mới: Bên cạnh tầng lớp thợ thủ công, trong XH VN
xuất hiện những giai cấp tầng lớp mới, đó là giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản
ở thành thị → Bên cạnh những mâu thuẫn cơ bản trong XHPK là mâu thuẫn giữa GC nông dân và GC
địa chủ phong kiến, xuất hiện những mâu thuẫn mới: giữa GCCN VN và GCTS, mâu thuẫn giữa toàn
thể nhân dân VN với thực dân Pháp.
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nhưng thất bại: Các phong trào nổ ra với
sự dẫn dắt của các sĩ phu yêu nước có tinh thần cải cách như: phong trào Đông Du, Phong trào Duy
tân,.. nhưng đều thất bại. Nguyên nhân sâu xa là GCTS VN còn non yếu. Nguyên nhân trực tiếp là tổ
chức và người lãnh đạo của các phong trào chưa có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn.
→ Tinh thần yêu nước vẫn sục sôi trong lòng nhân dân. Song cuộc khủng hoảng về đường lối cứu
nước diễn ra sâu sắc. Xuất hiện câu hỏi: “Cứu nước bằng con đường nào để có thể đi đến thắng lợi”
- Phong trào đấu tranh của GCCN: Sự ra đời giai cấp mới là giai cấp công nhân và phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đã làm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta xuất
hiện dấu hiệu mới của một thời đại mới sắp ra đời. Công nhân Việt Nam chịu ba tầng áp bức bóc lột:
thực dân, tư bản, phong kiến. Họ sớm vùng dậy đấu tranh chống lại giới chủ. Từ hình thức đấu tranh
thô sơ như đốt lán trại, bỏ trốn tập thể, họ đã nhanh chóng tiến tới đình công, bãi công

 Thực tiễn ở VN cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX


- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, CNTB trên thế giới phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh
sang CN đế quốc: Một số nước đế quốc như Anh, Pháp, Mỹ,… đã chi phối toàn bộ tình hình thế giới.
Phần lớn các nước châu Á, châu Phi đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc vào các nước đế quốc
- Thế giới tồn tại nhiều mâu thuẫn: Đó là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ở
các nước tư bản;mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau; mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa
và phụ thuộc với CN đế quốc. Mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Để giành được độc lập cho các DT
thuộc địa không chỉ đòi hỏi của riêng họ, mà còn là mong muốn chung của GCVS quốc tế. Từ đó
thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển
- Cách mạng tháng 10 Nga thành công: Đây là thắng lợi đầu tiên của CN Mác – Lenin. CM
Tháng Mười Nga đã đánh đổ GCTS và GC ĐCPK, lập nên một XH mới – XHCN
- 2/3/1919: Quốc tế Cộng sản ra đời trở thành Bộ tham mưu, lãnh đạo phong trào CM thế giới.
Dưới sự lãnh đạo của Lenin, Quốc tế Cộng sản đẩy mạnh việc truyền bá CN Mác – Lenin và kinh
nghiệm CM Tháng Mười Nga ra khắp thế giới, thúc đẩy sự ra đời và hoạt động ngày càng mạnh mẽ
của các Đảng cộng sản ở nhiều nước

Câu 6: Trình bày giá trị TT HCM đối với sự phát triển tiến bộ của nhân loại (3 điểm)
 TT HCM góp phần mở ra cho các dân tộc thuộc địa con đường giải phóng dân tộc gắn với sự tiến
bộ xã hội
- HCM là nhân vật lịch sử, đáp ứng đúng yêu cầu của dân tộc VN cần phát triển trong thời đại
mới. Người không chỉ là sản phẩm vô giá của dân tộc VN, mà còn là sản phẩm của thời đại, của nhân
loại tiến bộ, người anh hùng giải phóng dân tộc tiêu biểu của TK XX
- Cống hiến lý luận lớn đầu tiên của HCM là về CM giải phóng dân tộc, muốc giành thắng lợi
triệt để phải đi theo con đường CM vô sản, tiến hành bởi toàn thể nhân dân với nòng cốt liên minh
công nông dưới sự lãnh đạo của ĐCS. CM giải phóng dân tộc phải tiến hành chủ động, sáng tạo có
thể thắng lợi trước CM vô sản ở chính quốc, bằng con đường bạo lực: kết hợp đấu tranh chính trị của
quần chúng với đấu tranh vũ trang
 TT HCM góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình, hợp tác và
phát triển thế giới
- HCM khẳng định hợp tác quốc quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại, phá bỏ sự biệt lập, mở
đường cho sự phát triển, liên kết các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, hòa bình, dân chủ
và tiến bộ xã hội. Người là một nhà hoạt động quốc tế lỗi lạc trong phong trào giải phóng dân tộc,
phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào vì hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới
- Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhu cầu, khả năng, điều kiện hợp tác giữa các dân tộc. Điểm nổi bật
trong tư tưởng của Người lúc bấy giờ là sự hợp tác, đoàn kết giữa các dân tộc nhỏ yếu, lạc hậu, bị áp
bức tạo nên sức mạnh chống đế quốc, thực dân, chống lại chính sách “chia để trị”, giành độc lập, tự
do.
- Trong TT HCM, hợp tác quốc tế không chỉ để giành độc lập dân tộc, mà còn là để xóa bỏ
nghèo nàn, lạc hậu, tiến kịp các nước tiên tiến và sâu xa là đặt chiến lược phát triển đất nước gắn với
những chuyển biến của thời đại về chính trị, kinh tế, giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn
trọng độc lập của các dân tộc khác
- Hợp tác quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi; phát huy sức
mạnh nội lực của dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế. Ngọn
cờ TT HCM được giương cao đã thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong quá trình hội nhập, đồng
thời góp phần tích cực củng cố hòa bình, thúc đẩy tình hữu nghị, sự hợp tác và phát triển giữa các
quốc gia trên thế giới ngày nay.

Câu 7: Trình bày TT HCM về nhà nước trong sạch vững mạnh

You might also like