You are on page 1of 26

PHÂN TÍCH QUANG HỌC

Câu 1: (2,5 điểm) – Đề CQ7004 (lần 1)


Để định lượng chất X có trong một dung dịch Y (chỉ có một thành phần là X có khả năng
hấp thụ UV-VIS), người ta tiến hành như sau:
Hút 5,00 mL dung dịch Y, pha loãng bằng nước cất đến vừa đủ 100,0 mL, được dung dịch
thử T.
Cân một lượng chính xác 0,0523g chất chuẩn X, hòa tan và thêm nước cất đến vừa đủ
100,0 mL. Hút chính xác 5,00 mL dung dịch này, pha loãng bằng nước cất đến 100,0 mL, được
dung dịch chuẩn C.
Đo mật độ quang của dung dịch T và dung dịch C với cuvet có bề dày 1 cm tại bước sóng
hấp thụ cực đại của X là 280nm, được kết quả lần lượt là 0,510 và 0,495.
1. Tính nồng độ % (kl/tt) của X trong dung dịch Y. Đây là phương pháp định lượng gì?
Phương pháp này có ưu điểm gì và cần chú ý những gì?
2. Tính hệ số hấp thụ riêng 𝐴1𝑐𝑚1% của X từ thí nghiệm trên. Hệ số 𝐴1𝑐𝑚1% này được gửi
cho một phòng thí nghiệm khác để định lượng dung dịch Z có chứa X, mà không cần chất chuẩn
X. Cách định lượng dung dịch Z này là phương pháp định lượng gì, và làm như vậy có nguy cơ
mắc sai số do đâu? Để khắc phục sai số bằng phương pháp định lượng này, cần chú ý những gì?
Câu 2: (2,5 điểm) – Đề CQ7006 (lần 2)
Trình bày nguyên tắc và cách tiến hành của kỹ thuật đường chuẩn trong định lượng bằng
quang phổ UV-VIS. Minh họa bằng nội dung bài thực hành “Định lượng Fe3+ bằng phương pháp
đo quang”. Bản chất của phương pháp trong trường hợp này là gì? Tại sao trong trường hợp này
phải dùng KSCN? Vai trò của KSCN?
Câu 3: (2,5 điểm) – Đề LT5002
Trình bày các khái niệm: độ truyền qua, độ hấp thụ. Trình bày nội dung định luật Lambert
– Beer và các hệ số hấp thụ.
Câu 4: (3,5 điểm) – Đề CQ6401
Trình bày tính chất năng lượng của bức xạ tử ngoại – khả kiến và ảnh hưởng của chúng lên
phân tử các hợp chất hữu cơ.
Cho biết tóm tắt cấu tạo cơ bản của một máy quang phổ UV-VIS. Các loại cuvet nào
thường được sử dụng với các máy quang phổ UV-VIS.
Phổ hấp thụ của một chất là gì và ý nghĩa của nó? Nêu một số ví dụ thường gặp về cách thể
hiện phổ hấp thụ trên máy quang phổ UV-VIS và quang phổ hồng ngoại.
Câu 5: (3,0 điểm) – Đề CQ6502
Cho một chế phẩm A là dạng viên nén chứa 500mg chất X. Biết chất X có khả năng hấp
thụ UV với bước sống hấp thụ cực đại là 278nm và độ hấp thụ riêng là 575 (trong methanol) tại
bước sóng 278nm, và các tá dược khác trong A hấp thụ UV không đáng kể.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm không có chất chuẩn đối chiếu của X, có thể dùng
phương pháp nào để định lượng X trong chế phẩm A bằng quang phổ UV-VIS?
Phương pháp này có ưu, nhược điểm gì cần lưu ý?
Anh (chị) hãy mô tả cụ thể cách tiến hành, bao gồm: cách chuẩn bị mẫu, tiến hành định
lượng, tính toán hàm lượng chất X trong chế phẩm A.
Câu 6: (3,5 điểm) – Đề CQ6803
Anh (chị) hãy trình bày hiện tượng tán sắc và tạo tia đơn sắc bằng lăng kính và bằng cách
tử, từ đó nêu được ưu nhược điểm của từng loại.
Câu 7: (3,0 điểm) – Đề CQ6803
Để xác định hàm lượng phosphat trong mẫu, người ta thực hiện qui trình sau:
* Chuẩn bị các dung dịch chuẩn:
- Pha dung dịch A: KH2PO2 (M=136,09): hoà tan 81,37 mg trong 500 mL nước.
- Pha dung dịch B: Na2MoO4.2H2O: hoà tan 1,25 g trong 50 mL dung dịch H2SO4 5M.
- Pha dung dịch C: NH2NH3+HSO4: hoà tan 0,15 g trong 100 mL nước.
* Tiến hành: Thêm mẫu (chưa biết nồng độ hoặc dung dịch chuẩn A) vào bình định mức 5
mL, thêm 0,500 mL dung dịch B và 0,200 ml dung dịch C. Thêm nước tới gần vạch định mức và
đun nóng 100°C trong 10 phút thu được sản phẩm phản ứng có màu xanh (H3PO4(MoO3)2). Làm
nguội bình tới nhiệt độ phòng, thêm nước tới vạch định mức, lắc đều, đem đo quang tại bước
sóng 830 nm với cuvet 1 cm.
1. Tính hệ số hấp thụ mol của sản phẩm phản ứng biết rằng mật độ quang đo được khi
phân tích 0,140 mL dung dịch A và mẫu trắng lần lượt là 0,829 và 0,017.
2. Tiến hành vô cơ hoá một mẫu 1,00 mL dung dịch có chứa 1,35 mg ferritin. Lấy 0,300
mL dung dịch này thực hiện theo qui trình đã nêu thu được mật độ quang là 0,836. Song song
tiến hành mẫu trắng trong cùng điều kiện thu được mật độ quang là 0,038. Tính phần trăm khối
lượng của phospho trong mẫu ferritin. Cho biết nguyên tử lượng của phospho là 31.
Câu 8: (3,0 điểm) – Đề CQ6703
Trình bày nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ đo quang. Giải thích sự thay đổi độ hấp
thụ của các thành phần trong hỗn hợp chuẩn độ ở hai dạng đường cong chuẩn độ đo quang dưới
đây:

Câu 9: (3,5 điểm) – Đề CQ6504


Một chất X có 2 cực đại hấp thụ tại 290 và 370nm. Cân chính xác 0,0200g chất X tinh
khiết pha thành 100,0mL dung dịch (dung dịch A). Lấy 5,00mL dung dịch A pha thành 100,0 ml
dung dịch. Đem đo mật độ quang của dung dịch vừa pha được ở trên máy quang phổ với cuvet
dày 1,00cm tại bước sóng 290 nm thu được giá trị là 0,520. Lấy 10,00mL dung dịch A pha thành
100,00mL dung dịch và đem đo mật độ quang với cuvet trên tại 370nm thu được giá trị là 0,630.
a) Tính hệ số hấp thụ riêng 𝐸1𝑐𝑚1% của chất X tại bước sóng 290nm và 370nm.
b) Nếu ứng dụng phương pháp quang phổ UV-VIS để định lượng chất X này thì nên tiến
hành tại bước sóng nào? Tại sao?
Câu 10: (3,0 điểm) – Đề CQ6504
Viên nén A chứa 100 mg chất X có khả năng hấp thụ UV-VIS với bước sóng hấp thụ cực
đại tại 380 nm, trong môi trường NaOH 0,1M.
Nêu 3 cách định lượng bằng quang phổ UV-VIS phù hợp nhất để định lượng chất X trong
viên nén A. Đối với từng phương pháp, nên ứng dụng trong trường hợp nào và chú ý những gì
khi tiến hành địch trong để giảm thiểu sai số của phép đo?
Câu 11: (3,5 điểm) – Đề CQ6701
1. Trình bày nguyên tắc của việc định lượng Novocain bằng phương pháp chiết đo quang.
2. Mật độ quang của một dung dịch chứa 2 chất X và Y ở bước sóng 278 nm và 360nm có
giá trị là 0,580 và 0,450. Biết hệ số hấp thụ riêng của chất X và Y ở 278nm lần lượt là 960 và 64;
ở 361 nm lần lượt là 165 và 1210. Tính nồng độ mol/L của từng chất trong dung dịch. Biết khối
lượng mol của X và Y là 200 và 300, bề dày cốc đo là 1cm.
Câu 12: (3,0 điểm) – Đề CQ6704
1. Tính tần số (Hz), số sóng (cm–1) và so sánh năng lượng của 2 tia A và B. Biết tia A có
𝜆 = 1000 nm, tia B có 𝜆 = 10 µm và tốc độ ánh sáng C = 3.108 m/s.
2. Cân chính xác 15,0 mg hoạt chất X pha thành 5 mL dung dịch. Lấy chính xác 1,00 mL
dung dịch này định mức thành 10 mL dung dịch. Đem đo mật độ quang của dung dịch vừa pha
được ở trên máy quang phổ với cuvet dày 1,00 cm tại bước sóng 495 nm thu được giá trị là
0,634. Tính hệ số hệ số hấp thu mol (𝜀) của chất X tại bước sóng 495 nm? Biết X có khối lượng
phân tử là 384,63.
Câu 13: (3,5 điểm) – Đề CQ6704
Trình bày nguyên tắc (cơ sở lý thuyết) và phân tích tru nhược điểm của các kỹ thuật định
lượng dung dịch có một thành phần bằng quang phổ UV-VIS.
Câu 14: (3,0 điểm) – Đề CQ6905
So sánh quang phổ hấp thụ phân tử và quang phổ hấp thụ nguyên tử trên các khía cạnh sau
: điều kiện có hiện tượng hấp thụ, vùng bức xạ hấp thụ, tính chất phổ hấp thụ, và các ứng dụng
chính trong phân tích định tính và định lượng.
Câu 15: (2,5 điểm) – Đề CQ7103
1. So sánh cấu tạo của các máy quang phổ UV-VIS, quang phổ IR và quang phổ hấp thụ
nguyên tử kỹ thuật ngọn lửa F-AAS. Giải thích sự khác nhau về cấu tạo của các bộ phận giữa các
máy quang phổ trên.
2. Trong sử dụng quang phổ UV-VIS, cốc đo (cuvet) thạch anh và thủy tinh được sử dụng
trong trường hợp nào?
Câu 16: (2,5 điểm) (1995)
Cần pha loãng dung dịch B12 có nồng độ 200mg/ml bao nhiêu lần để đo được dung dịch
cùng mật độ quang tối ưu. Cho E1cm1% của dung dịch Vitamin B12 ở bước song 361nm là 207.
Câu 17: (3 điểm) (1994)
a. Thế nào là chùm tia đơn sắc và cách tạo ra nó. Trong phương pháp đo quang có 2 kính
lọc có độ truyền qua là 90% và 70% thì nên lựa chọn kính nào sử dụng?
b. Hãy trình bày các bộ phận cơ bản của máy quang phổ tử ngoại và khả kiến.
c. Cân chính xác 0,2058g bột Chloramphenicol, hòa tan trong nước vừa đủ 500ml. Lấy
10ml dung dịch đem pha loãng với nước cho đủ 100ml. Đo mật độ quang của dung dịch này với
cuvet dày 0,5cm ở bước song 279nm được 0,610. Tính hàm lượng % chloramphenicol trong
mẫu thử.
Cho hệ số hấp thụ riêng E1cm1% Chloramphenicol ở bước song trên là 303,5.
Câu 18: (3 điểm) (1996)
a. Thế nào là chùm tia sáng đơn sắc và cách tạo ra nó trong phương pháp đo quang? Hai
kính lọc có độ truyền qua tương ứng là 95% và 75% nên chọn kính nào để sử dụng?
b. Pha loãng dung dịch hỗn hợp Cloramphenicol và naphazolin 100 lần và đem đo mật độ
quang của dung dịch này với cuvet dày 0,5cm ở bước sóng 300nm được 0,161. Tính nồng độ %
của từng chất trong dung dịch đầu. Cho E1cm1% của Cloramphenicol và Naphazolin ở 300nm lần
lượt là 241 và 59,5.
Câu 19: (4 điểm) (1997)
a. Thế nào là ánh sáng đơn sắc và cách chế tạo ra nó trong phương pháp đo quang?
b. Trình bày các bộ phận cơ bản của máy đo quang phổ tử ngoại và khả kiến?
c. Trình bày các phương pháp xác định nồng độ dung dịch bằng phương pháp đo quang.
d. Cần pha loãng dung dịch Vitamin B12 có nồng độ 200mg/ml bao nhiêu lần để đo được
ở vùng
mật độ quang tối ưu , cho E1cm1% ở bước sóng 361nm là 271.
Câu 20: (2,5 điểm) (2004 – lần 1)
Nghiền nhỏ 10 viên Tetracycline (khối lượng 3,046g). Lấy 0,3375g bột này đem chiết bằng
nước đã acid hóa nhiều lần (Coi như tinh khiết hoàn toàn) dịch chiết tập trung đủ 100,0ml. Lấy
chính xác 2,00ml dịch chiết đem thủy phân trong môi trường NaOH loãng định mức tới 250ml.
Dung dịch thu được đem đo quang ở λ=380nm, cuvet dày 1cm được D = 0,662. Tính số gam
Tetracyclin có trong 1 viên ban đầu. Biết E1cm1% của Tetracyclin ở λ=380nm là 387 .
Câu 21: (2 điểm) (2004 – lần 2)
Cân chính xác 0,2500g chất A tinh khiết pha thành 500,0 ml dung dịch. Lấy chính xác
10,00ml dung dịch này pha thành 250ml dung dịch rồi đem đi đo quang tại bước sóng 450nm với
cuvet 0,5cm được D = 0,620. Hãy tính E1cm1% của chất A tại bước sóng trên.
Câu 22: (2 điểm) (2004 – lần 2)
Để kiểm tra mức độ tinh khiết của chất X sau khi kết tinh lại, người ta làm như sau: Hòa
tan 100,0 mg chất X trong nước thành 100,0ml dung dịch A. Lấy 1ml dung dịch A pha thành
100ml dung dịch B. Lấy 20ml dung dịch B thêm 10ml cloroform. Lắc đều để yên cho 2 pha cân
bằng rồi đem đi đo quang (l = 1cm).
Pha nước đo ở 280nm có D1 = 0,2450; pha cloroform đo ở 275nm có D2 = 1,580.
Biết hệ số hấp thụ mol X trong pha nước và cloroform lần lượt là 10000 và 13500.
Hãy tính:
a. Hệ số phân bố Kp của X trong hệ nước-cloroform.
b. Khối lượng mol của X.
c. Nếu chiết trong điều kiện trên thì phải chiết bao lần để lấy được 99% chất X ra khỏi
dung dịch.
Câu 23: (2 điểm) (2005 – lần 1)
Một chất Y có λmax = 350nm. Nồng độ chất Y trong dung dịch A được xác định như sau:
Lấy 5,00ml dung dịch A pha loãng bằng nước vừa đủ 100,00ml. Đo mật độ quang ở bước
sóng 350nm với cuvet dày 1cm được giá trị D1 = 0,264.
Lấy 5,00ml dung dịch A thêm 10,0ml dung dịch chuẩn Y có nồng độ 10-2 % (kl/tt) vào
nước thêm vừa đủ 100,00ml. Đo mật độ quang như trên được giá trị D2 = 0,310.
a. Giải thích phương pháp định lượng trên? Mục đích của phương pháp định lượng này?
b. Tính %(kl/tt) của chất Y trong dung dịch A.
Câu 24: (2 điểm) (2005 – lần 2)
Một chất Y có 2 cực đại hấp thu tại 270nm và 350nm. Cân chính xác 0,0500 g chất Y tinh
khiết pha thành 100ml dung dịch. Đem đo mật độ quang của dung dịch vừa pha với cuvet dày
1cm tại λ = 270nm thu được giá trị 0,420 và tại λ=350nm được giá trị 0,660.
Tính E1cm1% của Y tại 2 bước sóng đó.
Nếu tiến hành định lượng Y bằng phương pháp quang phổ UV-VIS thì nên chọn bước sóng
nào? Tại sao?
Câu 25: (3,5 điểm) (2006)
Phổ hấp thụ là gì? Các điều kiện để có thể xảy ra hiện tượng hấp thụ nguyên tử và hấp thụ
phân tử? So sánh đặc điểm cơ bản của 2 loại phổ hấp thụ này. Các ứng dụng chính của sự hấp
thụ nguyên tử và hấp thụ phân tử?
Câu 26: (3 điểm) (2008)
Trình bày nguyên tắc định lượng các chất trong dung dịch bằng phổ hấp thụ phân tử UV-
VIS. Cơ sở xây dựng định luật Lambert-Beer? Biểu thức định luật và các điều kiện áp dụng. Giải
thích các yêu cầu thiết bị UV-VIS cần có liên quan gì đến các điều trên.
Câu 27: (3 điểm) (2010 – lần 1)
Trình bày các phương pháp có thể áp dụng để định lượng dung dịch 2 thành phần có khả
năng hấp thụ tử ngoại bằng quang phổ UV-VIS. Những thuận lợi và khó khăn của mỗi phương
pháp.
Câu 28: (3 điểm) (2010 – lần 2)
a. Trình bày tính chất năng lượng bức xạ tử ngoại – khả kiến và ảnh hưởng của chúng lên
phân tử hợp chất hữu cơ.
b. Tóm tắt sơ đồ cấu tạo cơ bản của một máy quang phổ UV-VIS. Các loại cuvet nào
thường được sử dụng với các máy quang phổ UV-VIS.
c. Phổ hấp thụ là gì? Ý nghĩa của nó? Nếu một số ví dụ thường gặp về cách thể hiện phổ
hấp thụ trên máy quang phổ UV-VIS và quang phổ hồng ngoại IR.
Câu 29: (4 điểm) (2011 – lần 2)
Cho một chế phẩm A là dạng viên nén chứa 500mg chất X. Biết X có khả năng hấp thụ
UV ở λmax = 278nm với độ hấp thụ riêng E1cm1% là 575 (trong methanol) và các tá dược trong A
hấp thu UV không đáng kể. Trong điều kiện phòng thí nghiệm không có chất chuẩn đối chiếu
của X, có thể dùng phương pháp nào để định lượng X trong chế phẩm A bằng quang phổ UV-
VIS? Phương pháp này có ưu nhược điểm gì, cần lưu ý gì? Anh chị hãy mô tả cụ thể cách tiến
hành, bao gồm: các bước chuẩn bị mẫu tiến hành định lượng, tính toán hàm lượng chất X trong
chế phẩm A.

You might also like