You are on page 1of 6

Edunext

1. Những nguyên nhân chủ quan và khách quan nào dẫn tới việc
nhà Nguyễn để nước ta trở thành thuộc địa của Pháp?

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Triều đình nhà Nguyễn không có khả năng và ý muốn tập hợp, đoàn kết, tổ
chức, lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm như các triều đại phong kiến trước đó.
Bởi vì, mâu thuẫn giữa các nhà nước phong kiến và nhân dân ngày càng sâu sắc.

+ Vua quan triều Nguyễn bảo thủ, không chấp nhận cái mớ, tiến bộ để cải
cách, Duy tân đất nước làm cho sức nước sức dân suy yếu, không đủ sức chống
ngoại xâm, thiếu quyết tâm chiến đấy, luôn do dự ở vào thế bị động trước sự tấn
công của Pháp

+ Các cuộc kháng chiến chưa có sự lãnh đạo chung, thiếu đường lối, chủ
trương thống nhất, lại diễn ra rời rạc phân tán, do đó không tạo nên sức mạnh
toàn dân để chống giặc

+ Đặc biệt thông qua sự sai lầm trong đường lối của triều đình Nguyễn, có tư
tưởng “thủ hoà” => bỏ qua nhiền cơ hội đánh đuổi giặc Pháp. VD: (mấy cái
này bỏ lên slide cũng được hoặc liệt kê cũng được)

- Trận ở Đà Nẵng: quân dân ta đã giam chân địch suốt 5 tháng nhưng triều đình
vẫn để chúng cầm cự rồi kéo vào Gia Định

- Trận ở Gia Định: Nguyễn Tri Phương ko cho quân tiêu diệt giặc mà còn rút quân
phòng thủ và xây đồn tại Chí Hoà mặc dù giặc chưa đến 1000 tên

- Trận ở Cầu Giấy: Năm 1873, Pháp đánh chiếm Hà Nội và một số tỉnh Bắc Kì (lần
1) làm cho triều đình hoảng sợ nhưng nhân dân miền Bắc nổi dậy kháng chiến
chống Pháp. Tuy nhiên, triều đình ko dành lấy cơ hội để chống Pháp mà còn ký
hiệp ước Giáp Tuất với Pháp (15/3/1874)

- Nhà Nguyễn để cho Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì ko tốn 1 viên đạn, và
tiếp tục mất 6 tỉnh Tây Nam Kì
- Khi Pháp xâm lược Bắc kì lần 2, nhà Nguyễn cầu cứu nhà Thanh giúp, nhưng nhà
Thanh lại cấu kết với Pháp chia quyền lợi

- Nhà Nguyễn sợ dân hơn giặc, chuyển từ thủ hoà sang chủ hoà, lần lượt kí với
Pháp các hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Hacmang (1883),
Patonot(1884) và cắt đất cho Pháp

- Nhà Nguyễn ko chỉ bỏ qua các cơ hội chống lại Pháp mà còn giúp kẻ địch bằng
cách dập tắt các cuộc kháng chiến của nhân dân

- Nguyên nhân khách quan:

+ Thực dân Pháp có lực lượng quân sự, tư tưởng, cơ sở vật chất mạnh hơn ta,
lại quyết tâm xâm lược Việt Nam làm thuộc địa. Pháp xâm lược Việt Nam bằng
con đường truyền đạo, buôn bán qua sự chủ quan của Nguyễn Ánh

+ Hoàn cảnh lịch sử Đông Nam Á: Các nước phong kiến lạc hậu (thực lực chính
trị, xã hội lạc hậu, kém phát triển) bị các đế quốc phương Tây xâm lược là tất
yếu.

2. “Năm 1923, nhà thơ, nhà báo nổi tiếng người Xô Viết
O.Mandenxtam gặp Nguyễn Ái Quốc lúc này 33 tuổi ở Moskva,
O.Mandenxtam đã đánh giá Nguyễn Ái Quốc là một người phương
Đông lịch sự, là biểu hiện cho một nền văn hóa của tương lai: “Từ
Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa châu
Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa của tương lai. Từ trong giọng nói
đầm ấm, thanh cao của Người, chúng ta như nghe thấy ngày mai,
như thấy viễn cảnh trời yên biển lặng của tình hữu ái bao la toàn thế
giới mênh mang như nước đại dương”. Theo bạn, vì sao nhà báo
người Xô Viết lại có nhận xét như vậy về Nguyễn Ái Quốc?
- Bằng dự cảm và mẫn cảm của một thi sĩ, chỉ sau một thời gian ngắn trong buổi
tiếp xúc với người thanh niên Nguyễn Ái Quốc, O.Mandenxtam đã đánh giá
Nguyễn Ái Quốc là một người phương Đông lịch sự, là biểu hiện cho một nền
văn hóa của tương lai thông qua câu nói trên. Mọi vật đều sợ thời gian bởi lớp bụi
của thời gian sẽ phủ mờ đi tất cả, thế nhưng đối với các vĩ nhân thì thời gian càng
lùi xa càng tôn thêm tầm vóc lớn lao của họ. Hồ Chí Minh là một con người tiêu
biểu trong số ấy. Từ lúc sinh thời cho đến khi đã đi xa, Hồ Chí Minh vẫn để lại
những dấu ấn sâu đậm với lòng kính trọng, yêu mến không chỉ trong nhân dân của
Người mà còn trong lòng bạn bè khắp nơi trên thế giới đúng như nhận xét của tác
giả người Đức Hellmut Kapfenberger trong cuốn sách Hồ Chí Minh - Một biên
niên sử: “Hồ Chí Minh là một con người mà không một cá nhân có ý thức nào
đã từng sống trong nửa trước của thế kỷ lại có thể quên được”.

3. Sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong hành trình tìm đường cứu
nước đầu thế kỷ XX so với những bậc tiền bối đi trước như Phan
Bội Châu, Phan Chu Trinh là gì?
-  Đầu tiên là tự ra đi tìm đường cứu nước, không dựa dẫm vào nước nào;
không nhờ vả, kêu gọi người khác giúp mình.

Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần yêu nước của các sĩ phu, văn thân, chí
sĩ xả thân vì nước, nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các bậc
tiền bối. Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy lúc đó chưa gặp chủ nghĩa
xã hội, nhưng đã thể hiện tầm vóc vượt trước quan điểm cứu nước đương thời là tự
ra đi tìm đường cứu nước, không dựa dẫm vào nước nào; không nhờ vả, kêu gọi
người khác giúp mình. Người cho rằng, chủ trương của cụ Phan Chu Trinh yêu cầu
người Pháp thực hiện cải lương chẳng khác gì “đến xin giặc rủ lòng thương”; chủ
trương của cụ Phan Bội Châu nhờ Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp chẳng khác nào “đưa
hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, chủ trương của cụ Hoàng Hoa Thám tuy thực tế
hơn, nhưng không có hướng thoát rõ ràng, “còn mang nặng cốt cách phong kiến(1).

    Thất bại của các cụ Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… nói
lên một sự thật lịch sử là: không thể cứu nước trên lập trường phong kiến hay lập
trường của giai cấp tư sản, tiểu tư sản. Các đường lối và phương pháp này đều
không đáp ứng được yêu cầu giải phóng dân tộc trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc
đã trở thành hệ thống thế giới. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đang
đòi hỏi được đổi mới, đó là một nhu cầu cấp thiết của dân tộc lúc bấy giờ.

- Hai là, phẩm chất và trí tuệ của Nguyễn Tất Thành cùng với vào cuộc sống
thực tiễn, bằng lao động để mở mang nhận thức tìm ra chân lý.

- Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học,
một địa phương có truyền thống yêu nước. Vốn có tư chất thông minh, tinh thần
ham học hỏi, khả năng tư duy độc lập, tính ham hiểu biết và nhạy bén với cái mới,
Người bị lôi cuốn bởi khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái” và thôi thúc bởi ý định
tìm hiểu “cái gì ẩn giấu sau những từ đẹp đẽ đó ở chính nước sinh ra khẩu hiệu
đó”. Những tư tưởng tiến bộ của cuộc cách mạng ở Pháp năm 1789, thành tựu văn
minh, tiến bộ của nhân loại ở Pháp và các nước châu Âu khác, đã thúc đẩy Người
muốn đến tận nơi tìm hiểu. Đó chính là những lý do Nguyễn Tất Thành quyết định
chọn nước Pháp, chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên trong cuộc hành trình đi tìm
đường cứu nước năm 1911.

- Thứ ba là, tham gia hoạt động chính trị, tiếp cận các trường phái cách mạng,
các luồng tư tưởng; khảo nghiệm thực tiễn để chọn con đường cứu nước đúng
và khoa học

- Quá trình tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin của Nguyễn Ái Quốc ngày càng có hệ
thống và hoàn thiện khi Người tham gia Đảng Cộng sản Pháp, học tập ở Đại học
phương Đông, sống trong không khí sục sôi ở trung tâm phong trào cộng sản ở
Nga, hoạt động trong Quốc tế Cộng sản. Nhận thức của Người về sức mạnh của
nhân dân lao động thế giới, về mối quan hệ giữa các dân tộc bị áp bức, giữa cách
mạng ở các nước thuộc địa và các nước chính quốc trong cuộc đấu tranh chống đế
quốc, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân, về chính quyền
cách mạng và sử dụng bạo lực cách mạng… ngày càng sâu sắc và có những luận
điểm bổ sung, phát triển, sáng tạo.

- Thứ tư là, việc tìm ra con đường cứu nước, con đường phát triển cho dân tộc
của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa lịch sử và sự sáng tạo to lớn

- Sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong hành trình tìm đường cứu nước đang song
hành với cả dân tộc trong thế kỷ XXI. Người anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh đã
mang lại cho dân tộc ta con đường cứu nước, cứu dân với những đóng góp đầy
sáng tạo của Người. “Hãy làm đi khi chúng tôi còn trẻ” - Câu ngạn ngữ phương
Tây rất đúng với thực tiễn cuộc đời Hồ Chí Minh. Người đã hiến dâng tuổi trẻ,
bằng sự dũng cảm, sáng tạo đã  làm nên một Nguyễn Ái Quốc - ngôi sao sáng nhất
trên bầu trời cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Tư tưởng, nhân cách của Hồ
Chí Minh trở thành một tài sản tinh thần quý báu của dân tộc ta, trở thành vốn
minh triết đối ứng trong quá trình cọ xát, đối diện, bản địa hoá các lý thuyết khác
nhau trong thế giới đương đại. Tại khóa họp Đại hội đồng lần thứ 24, năm 1987 tại
Pháp, UNESCO đã ra Nghị quyết số 24C/18.65 tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là
“anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất”.
4. Anh chị hãy phản bác luận điệu của các thế lực thù địch cho rằng
tư tưởng Hồ Chí Minh đã lỗi thời, lạc hậu và không còn phù hợp với
sự phát triển của Việt Nam và thời đại mới?
- Về vấn đề này, các thế lực phản động, thù địch thời gian gần đây thường đưa ra
các quan điểm rằng “thành tựu của đổi mới là do Đảng, Nhà nước Việt Nam “tự vẽ
lên”, “tự mình khen mình”, chứ thực chất theo chúng là “Không có thật”, “thành
tựu đổi mới nếu có chỉ là “chui vào túi của bọn độc tài”, bọn tham nhũng, tham
quan, còn đất nước vẫn trong cảnh nghèo nàn, tụt hậu, nhân dân đói nghèo, đạo
đức suy đồi, xã hội vô kỷ cương; hay Việt Nam chỉ đổi mới kinh tế mà không hề
đổi mới chính trị, vẫn giữ nguyên bộ máy lãnh đạo chuyên quyền; hoặc chúng cho
rằng, Việt Nam thiếu dân chủ, nhân quyền… Tuy nhiên, văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định: “Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới,
đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với
những năm trước đổi mới. Đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy
tín quốc tế như ngày nay”. Điều này được chứng minh thông qua các chỉ số, số liệu
phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của Việt Nam và các tổ chức quốc tế công bố,
nhất là giai đoạn 2016-2020:

(1) Tốc dộ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân đạt 6% giai đoạn 2016-2020, giai
đoạn 2011-2020 là 5,95% ( riêng năm 2020 tăng GDP là 2,91% dù thấp nhất trong
giai đoạn 2011-2020 nhưng là quốc gia có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất
thế giới trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và đưỡ thế giới đánh giá là một trong
16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới).

(2) Dự trữ ngoại hối quốc gia tăng kỉ lục: 100 tỉ USD vào năm 2020. Bội chi
ngân sách giảm từ 5,4% giải đoạn 2011-2015 còn 3,5% giai đoạn 2016-2020; nợ
công so với GDP giảm mạnh còn 55,3%

(3) Năng lực cạnh tranh quốc gia do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố năm 2019,
Việt Nam xếp 67/141 quốc gia, năng suất lao động tăng từ 4,3%/ năm giai đoạn
2011-2015 lên 6,0%/ năm giai đoạn 2016-2020. Xếp 41/131 quốc gia chỉ số đổi
mới sáng tạo
(4) Các chỉ số xã hội, an sinh, Việt Nam đang cho thấy là hình mẫu của sự phát
triển toàn diện, bền vững như: tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 40-64,5%, lao
động có bằng cấp tăng từ 14,6-24,4%, tỉ lệ hộ nghèo còn khoảng 2,7%....

(5) Các chỉ số và thành tựu khác như: chỉ số chính phủ điện tử năm 2020 do Liên
hợp quốc công bố, Việt Nam xếp thứ 86/193 quốc gia, vùng lãnh thổ. Chỉ số hạ
tầng viễn thông tăng mạnh lên 31 bậc. Việt nam đảm bảo tốt ổn định chính trị -
xã hội; quốc phòng – an ninh được giữ vững, củng cố, kiên quyết, kiên trì giữ
vững độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Đặc biệt, Việt Nam
được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế ghi nhận như điểm sáng và hình
mẫu lí tưởng về đất nước nhân văn, bản lĩnh, trách nhiệm với nhân dân và cộng
đồng, có nhiều kinh nghiệm trong phòng chống và kiểm soát đại dịch COVID-
19 trong khi thế giới và nhiều quốc gia ở các thể chế chính trị khác nhau đang vật
lộn chống lại đại dịch. Và ngày 27/12 hàng năm được Đại hội đồng Liên hợp quốc
quyết định là “Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh” nhờ những thành tựu của
Việt Nam trong kiểm soát dịch.

Qua các thành tựu trên cho thấy rằng các Đảng và Nhà nước khẳng định tính tất
yếu cũng như là giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh mang lại cho đến thời điểm
hiện tại và không thể phủ nhận vai trò to lớn mà công cuộc này đã đem lại cơ
đồ đất nước như hôm nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ còn tiếp tục soi đường
cho Đảng và nhân dân ta trên con đường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

You might also like