You are on page 1of 4

1.

Tiểu sử Nguyễn Ái Quốc


Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là
Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái
Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19/5/1890 ở xã Kim Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội.
Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa
phương có truyền thống yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong
hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và
thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong
trào đấu tranh chống thực dân, Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập
cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.
1.1 Trước khi ra đi tìm đường cứu nước.

Từ đầu thế kỉ XX, dưới ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến, chứng kiến nền độc lập
của dân tộc bị xâm phạm, cảnh nhân dân ta “một cổ hai tròng” chịu nhiều lầm than, cực khổ,
bị chà đạp, áp bức, bóc lột tàn bạo, đã có rất nhiều phong trào yêu nước của các văn thân sĩ
phu yêu nước nổ ra như phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Yên Thế,
phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh, phong trào Đông kinh nghĩa thục của Phan Bội
Châu….nhưng tất cả đều thất bại.

Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rất ngưỡng mộ và kính trọng lòng yêu nước
dũng cảm, kiên cường của các bậc tiền bối, nhưng với tấm lòng yêu nước sâu sắc, sự trăn trở
về vận mệnh dân tộc, bằng sự hiểu biết của bản thân, Nguyễn Tất Thành sớm nhận ra con
đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc mà cần thiết phải có
con đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử để giành lại độc lập, tự do cho dân
tộc; phải ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước độc lập phát triển như thế nào để trở về
giúp đồng bào ta, đất nước ta thoát khỏi cảnh áp bức, nô lệ. Nung nấu quyết tâm đi tìm một
con đường cứu nước mới, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã đi bộ từ Phan Thiết, vượt
qua những khó khăn khắc nghiệt của thời tiết, nhiều khi lả đi vì đói, vì mệt, vì khát để tới Sài
Gòn, tìm cơ hội thực hiện ý định cháy bỏng đó. Đây chính là bước ngoặt quan trọng, một sự
lựa chọn lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng, mở đầu cho quá trình tìm đường cứu nước của
Nguyễn Tất Thành.

Đến Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành nhanh chóng tìm được một trường kĩ thuật do Pháp quản lí,
ở đó thủy thủ Việt Nam được dạy về hàng hải, về giao thông vận chuyển hàng,… Trong con
mắt của các viên chức nhà trường, người thanh niên dù gầy gò, có giọng nói Trung Bộ nhưng
lại tỏ ra thông minh, nói được tiếng Pháp thành thạo, có thể phù hợp để đào tạo thành một
thủy thủ. Nguyễn Tất Thành phải học 3 năm để hoàn thành khóa học. Trong những ngày đó,
anh thường xuyên đến bến cảng Sài Gòn. Hình ảnh những chiếc tàu neo bến làm lòng anh
không yên. Và ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral La Touche De Tréville từ cảng Sài Gòn, tự
giới thiệu là Văn Ba xin làm phụ bếp, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành
trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó,
không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một
con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt phi thường.
 
1.2 Sau khi ra đi tìm đường cứu nước
Bằng tinh thần lao động và sự hòa mình vào dòng chảy của các sự kiện trên thế giới, cuộc
hành trình của Nguyễn Tất Thành tiến hành trong gần một thập niên ở nước ngoài không chỉ
là quá trình học tập, khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm thấu hiểu mà chính là để chọn lọc
và tiếp thu những giá trị văn hóa - văn minh của nhân loại. Bằng những nỗ lực hoạt động của
mình trong nhiều tổ chức, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, Nguyễn Tất Thành -
Nguyễn Ái Quốc - một người dân nô lệ ở thuộc địa, ham học hỏi, không sợ cường quyền,
từng bước vượt qua mọi thử thách, gian truân, luôn phấn đấu cao độ với một nghị lực phi
thường và một định hướng chính trị đúng đã gom góp và đanh thép đưa ra bản cáo trạng tội
ác thực dân - Bản án chế độ thực dân Pháp năm 1925.
Thông qua cuộc hành trình vĩ đại đến với các dân tộc ở các châu lục, trải qua thực tiễn đấu
tranh cách mạng ở nhiều nước, tri thức, văn hóa, trí tuệ và thế giới quan của Người được mở
rộng từ dân tộc đến nhân loại. Quá trình tích lũy cởi mở đó giúp Người hiểu được ngọn
nguồn nỗi khổ đau của các dân tộc thuộc địa, của những người lao động, không phân biệt
chủng tộc, màu da và nhất là sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây. Đặc biệt, được
chứng kiến những diễn biến lớn của thời đại, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy những tồn tại,
những khoảng cách và cả những bất công về quyền lợi và hưởng thụ trong lòng xã hội tư bản,
tất yếu sẽ dẫn đến những “khủng hoảng” không thể tránh khỏi ở cả các nước chính quốc, như
nước Mỹ (với bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776) và nước Pháp (với bản Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền của cách mạng 1791).
Đó chính là sự phân biệt giàu nghèo giữa những người bị áp bức và những kẻ bị áp bức ở các
thuộc địa, giữa nhân dân lao động tại các nước tư bản với những tên thực dân, những kẻ hữu
sản và Người đi tới khẳng định: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống
người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là
thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”[4]. Vì thế, vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng con người
không chỉ là nhu cầu của dân tộc và con người Việt Nam mà là của các dân tộc bị áp bức và
nhân dân cần lao trên thế giới.
Một Nguyễn Ái Quốc sau chặng đường bôn ba qua nhiều châu lục, qua nhiều quốc gia trên
thế giới, cùng với sự khảo nghiệm thực tế đã bị lôi cuốn bởi thắng lợi của cuộc Cách mạng
Tháng Mười Nga năm 1917. Tuy khi đó chưa hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về sự kiện vĩ đại này,
song với sự nhạy cảm về chính trị và khát khao đất nước được giải phóng, nhân dân được tự
do, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy sự kiện trọng đại này “có một sức lôi cuốn kỳ diệu”. Đặc biệt,
khi được đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của
V.I. Lênin đăng trên báo “Nhân đạo” của Đảng Xã hội Pháp (16-17/7/1920), Người đã đi đến
một quyết định trọng đại - đó là đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với con đường cách
mạng vô sản, đến với cách mạng Tháng Mười Nga và bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba do
V.I. Lênin sáng lập và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội lần thứ 18 của
Đảng Xã hội Pháp (12/1920).
Việc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở
thành đảng viên Đảng Cộng sản Pháp đã đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong cuộc đời
và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc và cũng là sự khởi đầu một bước ngoặt căn bản trong lịch
sử và sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Từ đây, lịch sử cách mạng Việt Nam đã
chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối. Sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam
đã đi vào quỹ đạo cách mạng vô sản; đã hòa vào cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ
nghĩa thực dân, đế quốc và nhất định sẽ đi tới thắng lợi cuối cùng là giành độc lập dân tộc, đi
lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Với ý nghĩa đó, có thể thấy, Nguyễn Ái Quốc đã không chỉ tìm được con đường cứu nước,
cứu dân phù hợp quy luật của thời đại mà còn trang bị cho mình một nhân sinh quan mới để
định hình con đường phát triển cho một đất nước Việt Nam còn lạc hậu, kém phát triển,
nhưng ở đó “chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước… Chiến tranh đã làm thay
đổi chủ nghĩa dân tộc”[5]. Đây là quá trình khảo nghiệm, tiếp biến và vượt gộp của Hồ Chí
Minh, khi thâu thái tinh hoa, tri thức của các nền văn minh nhân loại, để vừa sáng tạo, vừa
độc lập vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam sau đó.
Vậy là, với quyết định đi sang “phương Tây”, với hành trình gần 30 năm lao động, học hỏi và
hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã có thời gian khám phá, chiêm
nghiệm, để hiểu được thực chất của “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”, của pháp quyền, dân chủ và
mô hình tổ chức Nhà nước tư sản; của nhân quyền, pháp quyền, dân chủ, mô hình tổ chức
Nhà nước Xô viết và con đường đấu tranh giải phóng dân tộc theo tinh thần của V.I.Lênin.
Và sự lựa chọn đúng đắn của Hồ Chí Minh sau khi đã “trưng cất” những tinh hoa của nền văn
minh Đông và Tây, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa sẽ giúp Người thực hiện hoài bão của
mình, đó là giải phóng dân tộc mình, giải phóng “các dân tộc bị áp bức và những người lao
động trên thế giới khỏi ách nô lệ”- sự nghiệp giải phóng toàn diện loài người.
Từ những tri thức tích luỹ được, tháng 11/1924, một Hồ Chí Minh thấu hiểu được nguồn sức
mạnh nội lực “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”; với niềm tin cháy bỏng về
một Tổ quốc Việt Nam được độc lập, nhân dân Việt Nam được tự do; với mong muốn đem
lại hạnh phúc “cho tất cả mọi người” đã về đến Quảng Châu, Trung Quốc. Trên cơ sở những
nguyên lý của học thuyết Mác - Lênin về xây dựng Đảng, Nhà nước, về phương pháp vận
động quần chúng, tập dượt đấu tranh cách mạng được tích luỹ trong những năm tháng hoạt
động của tuổi trẻ, Nguyễn Ái Quốc đã tận tâm, tận lực truyền giảng cho những thanh niên
Việt Nam yêu nước, đào tạo đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tiên, chuẩn bị những tiền đề về chính
trị, tư tưởng và tổ chức, để xúc tiến cho sự ra đời của một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt
Nam.
Mở lớp huấn luyện chính trị, thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên năm
1925, sáng lập báo Thanh niên 6/1925, tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản, về Đảng Cộng
sản, về Cách mạng Tháng Mười Nga, xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh đầu năm
1927.v.v, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đem đến cho những thanh niên Việt Nam yêu nước, những
người chủ tương lai của nước nhà, những người cũng giống như cha anh mình phải sống
trong thân phận nô lệ, một luồng sinh khí mới, một con đường cách mạng mới. Bằng khát
vọng tuổi trẻ và kinh nghiệm của chính bản thân mình, Người muốn thức tỉnh thanh niên,
truyền cho họ con đường cách mệnh, để đi tới thức tỉnh cả dân tộc - Đó là phương pháp cách
mạng đúng đắn, thể hiện một tầm nhìn vĩ đại.
Từ những định hướng chính trị nêu trên, cùng với những hoạt động về lý luận và thực tiễn,
Nguyễn Ái Quốc và những người Việt Nam yêu nước từng học tập ở Quảng Châu đã ngày
mỗi ngày, góp phần đưa tư tưởng của thời đại mới về Việt Nam, đưa đến sự chuyển biến về
chất trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Sau đó, khi các tổ chức cộng sản
Việt Nam ra đời, khi nguy cơ phân liệt, mất đoàn kết, sự tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau của
các tổ chức cộng sản đe dọa sự phát triển của phong trào cách mạng cả nước, Nguyễn Ái
Quốc đã quyết định viết thư mời, triệu tập, tổ chức thành công Hội nghị hợp nhất các tổ chức
cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (từ 6/1-8/2/1930) tại Hương Cảng. Hội nghị đã
thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; trong đó khẳng định "chủ trương làm tư
sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản"… Trong những
năm sau đó, dưới sự lãnh đạo của Người và Đảng Cộng sản Việt Nam, với đường lối cách
mạng đúng đắn, với sức mạnh đoàn kết muôn người như một của các tầng lớp nhân dân Việt
Nam nồng nàn yêu nước, kiên cường đấu tranh cách mạng, Cách mạng Tháng Tám năm 1945
lịch sử đã thành công. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời
đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ
nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á; đưa những thân dân/người dân nô lệ An Nam trở
thành chủ nhân của nước Việt Nam độc lập, tự do.
 Với thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mùa Thu năm 1945, một đất nước Việt
Nam hồi sinh từng ngày sau những đêm dài nô lệ đã vững vàng, kiên định tiến hành thắng lợi
cuộc trường chinh kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ, cứu nước để giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Kiên định con
đường đã lựa chọn trên hành trình đi tới tương lai, sau hơn 35 năm đổi mới và hội nhập quốc
tế, một đất nước Việt Nam đổi mới từng ngày đã khẳng định được vị thế của mình trong cộng
đồng các quốc gia, đóng góp vào sự phát triển bền vững, phồn vinh của nhân loại. Trong
hành trình đấu tranh cho độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc mình, dân tộc Việt Nam, nhân
dân Việt Nam đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại, làm cho thế kỷ XX trở
thành thế kỷ phi thực dân hóa, thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của loài người tiến lên trong một
thế giới đầy biến động.
Thời gian càng lùi xa, càng khẳng định rằng, ngày 5/6/2011 không chỉ là một sự kiện đặc biệt
đánh dấu sự lựa chọn đúng, một khởi đầu đúng của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc -
Hồ Chí Minh mà còn cho thấy, đi theo con đường Người đã chọn, đất nước Việt Nam, nhân
dân Việt Nam đã hòa mình vào dòng chảy chung của nhân loại; đã kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp về thế, lực và thời để đưa Việt Nam
ngày một đổi mới và phát triển.
Từ một sự lựa chọn đúng và khởi đầu một hướng đi đúng, với ý chí, quyết tâm và sự phấn
đấu không mệt mỏi cho con đường mình đã chọn, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh ra đi từ bến cảng Sài Gòn năm xưa đã tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn và
lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi đến độc lập và thống nhất, tự do và hạnh phúc, ngày một phát
triển bền vững. Đồng thời, cũng từ một sự khởi đầu đúng đắn đó, kiên định con đường cách
mạng do Người và Đảng đã chọn, 110 năm sau - một nước Việt Nam độc lập , tự do, hạnh
phúc ngày càng phát triển vững mạnh và phồn vinh đã khẳng định vị thế của mình trên
trường quốc tế.

You might also like