You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH


TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
KHOA KINH TẾ


TIỂU LUẬN
TÊN HỌC PHẦN : Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
GIẢNG VIÊN: Nguyễn Thùy Dương

Họ và tên:
Mã số sinh viên:
Mã lớp học phần:

TP.HCM, NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2022


MỤC LỤC
1. Sự thất bại của những phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam vào
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?
Nhiệm vụ đó đã được Nguyễn Ái Quốc giải quyết như thế nào?
2. Những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX được Nguyễn Ái Quốc
giải quyết có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX và
việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay? Từ vấn đề lịch sử trên bạn rút
ra cho mình được bài học kinh nghiệm gì?
Bài Làm
Câu 1:
 Về bối cảnh:
Việt Nam vốn là một quốc gia có vị trí địa chính trị quan trọng của Châu Á, nên đã luôn
trở thành một đối tượng trong các mưu đồ xâm lược của các nước lớn, điển hình ở đây là
thực dân Pháp. Vào ngày 01-09-1858, Pháp đã nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta và
đã nhanh chóng áp đặt những chính sách cai trị về nền chính trị, kinh tế, văn hóa và xã
hội, biến nước ta thành một quốc gia nữa phong kiến nữa thuộc địa và đã gây ra sự phân
hóa sâu sắc trong xã hội của nước ta. Mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều bị thực dân
Pháp ra sức áp bức, bóc lột. Khiến cho mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta và chính
quyền thực dân Pháp ngày càng gay gắt.
Trước sự áp bức và bóc lột của thực dân Pháp, vào những năm cuối thế kỷ XIX và vào
đầu thế kỷ XX, nước ta đã nổ ra những phong trào yêu nước để chống lại thực dân Pháp,
một số phong trào tiêu biểu vào khoảng thời gian này là phong trào Cần Vương, cuộc
khởi nghĩa Yên Thế, Yên Bái. Tuy nhiên, những phong trào yêu nước này lại mang đậm
chất phong kiến khi chính giai cấp phong kiến là bên lãnh đạo đã khiến cho tất cả các
phong trào này đều thất bại.
 Về nhiệm vụ được đặt ra:
Từ những thất bại như trên đã tạo ra một nhiệm vụ vô cùng cấp bách lúc bấy giờ, đó là
phải có một giai cấp có đủ năng lực, uy tín để đại diện cho nhân dân với tư cách đại biểu,
sẵn sàng cũng với nhân dân để lãnh đạo cho một cuộc cách mạng, giành lại quyền lợi vốn
có của dân tộc và nhân dân từ bàn tay của thực dân Pháp.
Nguyễn Tất Thành, vốn là một người có hiểu biết sâu rộng, cùng với việc trải nghiệm
thực tế ở nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức được rằng: “dù màu da có khác nhau,
trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bốc lột”, từ đó
Người đã xác định được kẻ thù của dân tộc và nhiệm vụ cần phải giải quyết. Năm 1911,
Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường nước để giải quyết nhiệm vụ cấp bách của dân tộc
ta lúc bấy giờ.
Vào tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin được đăng trên báo L’Humanité và
Người đã nhận ra được những luận cương này đã giải quyết được vấn đề cấp bách của
dân tộc ta lúc bấy giờ, đó là tìm ra được một con đường giải phóng cho dân tộc Việt
Nam. Để thực hiện điều đó, tháng 12/1920, Người đã bỏ phiếu tán thành việc tham gia
Quốc tế thứ 3 và đồng thời là một trong những người thành lập Đảng Cộng Sản Pháp.
Lúc này, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra được một con đường đúng đắn cho bản thân và cho
cả dân tộc Việt Nam, đó chính là con đường cách mạng vô sản. Đó còn chính là sự chuẩn
bị về mặt tư tưởng, tổ chức và chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam sau
này.
Là một người mang trong mình một niềm khát vọng giải phóng dân tộc, đồng thời nhận
biết được nhiệm vụ vô cùng cấp bách của dân tộc mình, trên hành trình giải quyết nhiệm
vụ của mình, Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về nhiều mặt:
 Về mặt tư tưởng:
Tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa cùng với tờ báo
Le Paria (Người cùng khổ). Tại đây, Người đã nhận biết được rằng không chỉ dân tộc
Việt Nam bị mất đi quyền tự do mà các dân tộc khác đều “cùng chịu chung một nỗi đau
khổ: sự bạo ngược của chế độ thực dân”1 và không chỉ đồng bào mình bị đối xử như nô
lệ mà nhân dân lao động các nước khác không kể chủng tộc, màu da hay quốc tịch cũng
“đều là nạn nhân của một kẻ sát nhân : chủ nghĩa tư bản quốc tế”1. Từ sự tàn bạo của chủ
nghĩa thực dân tại nước mình cũng như các nước khác trên toàn thế giới, Nguyễn Ái
Quốc đã viết nên tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Vào năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra khẳng định rằng: “Đảng muốn vững phải có
chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy”, những
khẳng định ấy đã nêu lên được tầm quan trọng của việc truyền bá tư tưởng vô sản, chủ
nghĩa Mác-Lênin vào các phong trào công nhân và phong trào yêu nước tại Việt Nam.
 Về mặt chính trị:
Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra những luận điểm quan trọng về cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc, khẳng định rằng con đường cách mạng của dân tộc bị áp bức là “giải phóng giai
cấp, giải phóng dân tộc”, Người còn chỉ rõ lực lượng cách mạng là: “công nông là gốc
của cách mệnh, còn học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ, … là bầu bạn cách mệnh của công
nông”, từ những điều đó Người đã xác định cách mạng là: “là việc chung của cả dân
chúng chứ không phải là việc của một hai người”2, cách mạng ở đây còn chính là một bộ
phận của cách mạng vô sản trên toàn thế giới.
Về tầm quan trọng của Đảng Cộng Sản trong cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng
định: “Cách mệnh trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức
dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có
vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.

1
Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.191, 200.
2
Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 2, Sđd, 2011, tr.288.
 Về mặt tổ chức:
Trong công cuộc cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu với việc thành lập Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu, Trung Quốc vào tháng 6/1925. Sau khi
được thành lập, Hội đã tích cực trong việc đào tạo các học viên nhằm đưa và phát triển
các phong trào yêu nước tại Việt Nam, những lớp huấn luyện chính trị đều do Nguyễn Ái
Quốc phụ trách và những bài giảng đó đã được xuất bản thành cuốn “Đường Cách
Mệnh”, đây là cuốn sách chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam, từ đó đã nêu lên
được tầm quan trọng của lý luận cách mạng đối với việc vận động cách mạng.
Các phong trào yêu nước đã xúc tác cho sự ra đời của ba tổ chức mới vào nửa cuối năm
1929 là: Đông dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản
Liên đoàn. Từ ngày 6/1 đến ngày 7/2 năm 1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc, Nguyễn Ái
Quốc đã chủ trì cuộc họp thay cho Quốc tế Cộng Sản nhằm hợp nhất ba tổ chức thành
một, là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Câu 2:

You might also like