You are on page 1of 6

CHƯƠNG 1

1. Trong các tiền đề tư tưởng lý luận, tiền đề nào có tác động mạnh nhất thúc giục HCM ra đi tìm đường
cứu nước? Tiền đề nào đánh dấu sự chuyển biến về chất trong TTHCM? Tại sao?
Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như tinh thần đoàn kết, nhân ái, tinh thần cần
cù, hiếu học, sáng tạo, lạc quan và chủ nghĩa yêu nước là chất liệu quan trọng góp phần hình thành nên nhân
cách, tư tưởng HCM. Đặc biệt, chính tiền đề chủ nghĩa yêu nước là yếu tố có tác động mạnh nhất thúc giục
Người quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Bởi CNYN là … (sgk tr. 28) Một khi đã ăn sâu vào tiềm thức, sức
mạnh của CNYN sẽ dẫn dắt ý chí và hành động của mỗi người, biến thành lực lượng vật chất để HCM bắt đầu
con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong tác phẩm "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", HCM đã đúc
kết chân lý: "..." (sgk tr. 29).
Trong hành trình bôn ba tìm đường cứu nước, HCM đã đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin và tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. Tiền đề chủ
nghĩa yêu nước đưa Người tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Và chủ nghĩa Mác-Lênin đã trở thành tiền đề
lý luận quan trọng đánh dấu sự chuyển biến về chất trong tư tưởng HCM: từ yêu nước truyền thống ban đầu
sang yêu nước theo lập trường vô sản. Bởi chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
của TTHCM, giúp HCM tổng kết kiến thức … to lớn" (sgk tr. 32, 33). Việc tiếp thu CN ML … vốn chính trị
(sgk tr. 31). Người nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất, vận dụng lập trường, quan điểm … sách vở. (sgk tr. 32).
2. Phân tích quá trình HCM tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Yếu tố nào có tác động trực tiếp
giúp HCM tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. Vì sao?
Từ thuở thiếu thời, HCM đã tận mắt … thời đại (sgk tr. 36). Vào ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral La
Touche De Tréville từ Bến cảng Nhà Rồng thành phố Sài Gòn - Gia Định, chàng thanh niên tự giới thiệu là
“Văn Ba” xin làm phụ bếp, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm đi tìm con
đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt
Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một chàng thanh niên yêu nước mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt
phi thường. Có thể thấy, chính từ sức mạnh của CNYN truyền thống cùng khả năng tư duy và trí tuệ đã giúp
HCM thấu rõ được bối cảnh thời đại, nhận thấy được những điều mà các nhà yêu nước tiền bối chưa nhìn thấy
hoặc chưa nhận thức đúng về sự thay đổi của dân tộc, để từ đó nung nấu ý chí hướng sang phương Tây để học
tập, nghiên cứu tìm con đường cứu nước đúng đắn hơn. Thế là trong vòng 10 năm, từ năm 1911 đến năm 1920,
Người đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân của Người đã từng in dấu trên
nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở 3 nước đế quốc
lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp.
Với những chuyến đi, Người tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng,
hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa,
từ đó Người đã bổ sung được cho mình những kiến thức vô cùng phong phú với một tầm nhìn hết sức rộng lớn
và bao quát. Từ đó Người đã rút ra kết luận là chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho
giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa.
Đặc biệt, với bước ngoặt tư tưởng khi được đọc “Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa”, có thể nói, Hồ Chí Minh đã tìm ra được chìa khóa cho con đường cách mạng Việt Nam. Trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng thế giới; giải quyết
vấn đề dân tộc và thuộc địa là một bộ phận của cách mạng thế giới: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và
đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp
bị áp bức ở các thuộc địa”
Chính chủ nghĩa yêu nước cùng những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý luận và hoạt động trong
phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi hiểm nguy, đến với
chủ nghĩa Mác Lênin, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp cuối năm 1920, trở thành nhà hoạt động quốc tế
xuất sắc Nguyễn Ái Quốc. Sớm nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của lịch sử và tính chất của thời đại
mới mà Cách mạng Tháng Mười mở ra, Người xác định con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc
đúng đắn, khám phá ra chân lý lịch sử: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được
các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Từ đây, có thể khẳng định chủ
nghĩa ML chính là yếu tố cốt lõi tác động trực tiếp giúp HCM tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. 
Với tư duy sắc sảo, nhãn quan chính trị nhạy bén, Người đã bắt gặp và đến được với chủ nghĩa Mác-
Lênin, Chủ nghĩa Cộng sản (CNCS) và trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là bước ngoặt chính
trị vĩ đại đánh dấu sự chuyển biến căn bản trong nhận thức của Nguyễn Ái Quốc về con đường cứu nước, vạch
ra hướng đi đúng đắn cho cách mạng Việt Nam – Đó là: cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng
vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 
Việc tiếp thu CN ML … giải phóng dân tộc (sgk tr. 31). Thế giới quan và phương pháp luận ML đã giúp
HCM tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để tìm được ra con đường cứu nước. 
3. Trình bày khái quát quê hương và các thành viên gia đình Bác. Vì sao nói Bác là gia đình nhà nho yêu
nước?
a. Quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969), vị chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sinh ra
trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Làng
Sen cũng chính là nơi mà người đã ra đời và sống những năm tháng niên thiếu cùng bà con nội ngoại thân thiết.
Làng Sen còn gọi là làng Kim Liên là quê nội và cách làng Kim Liên chừng 2 km là làng Hoàng Trù ở xã Nam
Giang là quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Làng Hoàng Trù quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh bình dị
như bao làng quê ở Việt Nam. Đây là nơi Người cất tiếng khóc chào đời và được mẹ nuôi dạy trong những năm
ấu thơ. Chính cái nôi của quê hương giàu truyền thống, bản sắc văn hóa, cùng tình cảm yêu thương của gia đình
đã góp phần hình thành nên nhân cách và tư tưởng của Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân
văn hóa kiệt xuất.
        Nghệ An có truyền thống hiếu học, có nhiều dòng họ, nhiều làng học nổi tiếng, là cái nôi sản sinh cho đất
nước nhiều danh tướng, lương thần, nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Số người
Nghệ Tĩnh đậu đại khoa thời phong kiến (tiến sĩ trở lên) xếp thứ 4 toàn quốc (sau Hải Dương, Bắc Ninh, Hà
Nội). Đồng thời đây cũng là vùng đất của những con người cần cù, lam lũ trong lao động, mạnh mẽ, rắn rỏi
trong giao tiếp, giản dị trong sinh hoạt và lối sống. Từ thuở thiếu thời, Nguyễn Tất thành đã tận mắt chứng kiến
cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình. 
      Nghệ An- mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của Hồ Chí Minh. Là vùng đất vừa giàu truyền thống
văn hóa, vừa giàu truyền thống yêu nước bất khuất trong đấu tranh cách mạng. Trong lịch sử, Nghệ An đã từng
là đất tiến của người Việt trong quá trình mở nước, là tiền đồn, lại có lúc là hậu phương, là căn cứ cho nhiều
cuộc chiến tranh giữ nước. Từ thế kỷ thứ VIII, trong đêm trường Bắc thuộc, nhân dân xứ Nghệ đã khởi nghĩa
chống lại nhà Đường, xây thành Vạn An, lập nên triều đình, tôn Mai Thúc Loan làm Hoàng đế. Thời nhà Lý
(thế kỷ XI - XII), Nghệ An là phên dậu của nhà nước Đại Việt, nhờ có công chăm lo vỗ về của Uy Minh Vương
Lý Nhật Quang mà đất đai được khai phá, dân mình no ấm, không chỉ ngăn chặn được giặc ngoài mà còn là
điểm tựa quan trọng cho sự hưng thịnh và phát triển của đất nước. Thời nhà Trần (thế kỷ XIII - XIV), xứ Nghệ
là hậu cứ quan trọng, đóng góp nhiều sức người, sức của cho ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông ở phương
Bắc và là tiền đồn ngăn chặn giặc phương Nam, mở mang bờ cõi. Trong suốt hơn một trăm năm chống các thế
lực xâm lược phương Tây, từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, người Nghệ An luôn luôn sát cánh với đồng
bào cả nước và tiên phong chiến đấu vì nền độc lập dân tộc. Rất nhiều người con ưu tú của Nghệ An đã trở
thành những ngôi sao sáng trong công cuộc cứu nước vĩ đại đó. Nơi đây đã sản sinh ra biết bao anh hùng nổi
tiếng trong lịch sử Việt Nam như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, những lãnh tụ yêu nước thời cận
đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu…, những liệt sĩ trong thời kỳ chống thực dân Pháp ngay trên mảnh
đất Kim Liên như Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến
*Gia đình của chủ tịch Hồ Chí Minh
Ông nội của chủ tịch Hồ Chí Minh là ông Nguyễn Sinh Nhậm. Ông tổ của Nguyễn Sinh Nhậm là
Nguyễn Bá Phổ ở làng Kim Liên (làng Sen), Nam Đàn, đến thế hệ thứ tư thì ông tộc trưởng Nguyễn Bá Dân xin
đổi chữ lót họ mình thành Nguyễn Sinh. Dòng họ này về sau có người đỗ đạt, thành danh. Đến thế hệ thứ 9 chia
thành nhiều nhánh, có người đến Mậu Tài cùng huyện. Ông Nguyễn Sinh Nhậm (tức Nguyễn Sinh Vượng) sinh
trưởng trong gia đình khá giả ở làng Sen, được học hành, lớn lên lấy vợ, đẻ ra Nguyễn Sinh Trợ; chẳng bao lâu
vợ mất. Theo sách “Hồ Chí Minh thời niên thiếu” do Tiểu ban nghiên cứu lịch sử Đảng của tỉnh ủy Nghệ An
phát hành năm 2004 xác định rằng: Nguyễn Sinh Sắc là con trai út ông Nguyễn Sinh Vượng (tức Nhậm). Bà vợ
trước của ông Nhậm mất sớm để lại một con trai là Nguyễn Sinh Trợ (tức Thuyết). Sau khi lập gia đình riêng
cho con, ông Nhậm mới lấy bà Hà Thị Hy ở làng Mậu Tài xã Chung Cự (nay thuộc xã Kim Liên). Cũng theo
sách này chưa đến 5 tuổi ông Nguyễn Sinh Sắc mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải sống với người anh là Nguyễn Sinh
Trợ. Mặc dầu hoàn cảnh khó khăn, nhưng ông Sắc được ông đồ Hoàng Xuân Đường nâng đỡ tận tình, cho ăn
học, rồi gả con gái tài sắc là Hoàng Thị Loan cho.
Bà Hà Thị Hy – bà nội của Nguyễn Sinh Cung vốn là người tài sắc trong vùng, bà hát hay múa đẹp, nhất là múa
đèn. Bà sinh ra trong một gia đình khá giả ở Mậu Tài (tức làng Sài) tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ
An nơi mà đàn ông có khiếu văn chương, đàn bà phần đông mảnh mai, có giọng hát hay. 
Bà ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Nguyễn Thị Nhụy. Bà Nguyễn Thị Nhụy (Kép) là con gái của
cụ Nguyễn Văn Giáp, vợ ông là con gái cả của cụ Nguyễn Công Hanh, là gia đình giàu có ở thôn Trung làng Kẻ
Sía, xã Ước Lễ, tổng Thông Lảng, phủ Hưng Nguyên. Năm 15 tuổi bà Kép được gả cho tú tài Hoàng Đường,
vốn là con trai người bạn thân của ông Giáp ở làng Hoàng Trù – Kim Liên – Nam Đàn.
Ông ngoại của chủ tịch Hồ Chí Minh là cụ Hoàng Xuân Đường. Cụ Hoàng Xuân Đường sinh ra và lớn
lên trong một gia đình nho học ở làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, Tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An (nay là xóm Trù 1, xã Kim Liên). Sinh trưởng trong một gia đình có nề nếp gia phong, thuở nhỏ cụ Hoàng
Xuân Đường chịu ảnh hưởng truyền thống quê hương, được tôi luyện trong cái nôi Hán học ở mảnh đất Kim
Liên tuy chưa có những chứng chỉ, học vị cao nhưng cụ là bậc túc nho nổi tiếng, một người thầy giáo có kiến
thức uyên thâm. Với tấm lòng kính trọng và quý mến cụ nhân dân trong vùng thường gọi cụ bằng cái tên rất đỗi
thân mật là cụ đồ An. Cụ Hoàng Đường thường đi lại thăm bà con bên ngoại và ghé thăm cụ Vương Thúc Mậu
cùng một số bạn đồng niên ở Làng Sen, ở đây cụ đã gặp chú bé có hoàn cảnh đáng thương Nguyễn Sinh Sắc.
Vốn là người giàu lòng nhân ái, thương cảm cảnh ngộ đó, cụ Hoàng Đường đã bàn với vợ xin đón cậu bé về nhà
mình nuôi ăn học. Nguyễn Sinh Sắc được sống trong tình thương yêu và sự dạy dỗ của gia đình cụ Hoàng
Đường. Đây chính là bước ngoặt trong cuộc đời của Nguyễn Sinh Sắc. Nhờ sự chăm sóc, dạy dỗ của cụ Hoàng
Xuân Đường, cậu bé Nguyễn Sinh Sắc học tập tiến bộ rất nhanh, càng ngày càng bộc lộ rõ thiên tư, hứa hẹn một
tương lai tươi sáng trên con đường cử nghiệp.
Khi Nguyễn Sinh Sắc đến tuổi trưởng thành, cô Hoàng Thị Loan – con gái đầu lòng của Cụ Hoàng Xuân
Đường cũng đã lớn và ngày càng có cảm tình với cậu con trai thông minh và tốt nết ấy. Trước tình cảm tốt đẹp
của các con, cụ đã vượt qua lễ giáo phong kiến và quyết định chọn Nguyễn Sinh Sắc làm con rể của mình. Năm
1883 đám cưới được tổ chức tại làng Hoàng Trù. Ông bà Hoàng Đường đã dựng ngôi nhà tranh ba gian trong
vườn nhà mình để cho đôi vợ chồng mới cưới có chỗ ở riêng. Từ mối duyên tơ được cha mẹ kết nên, ông Sắc và
bà Loan đã sinh ra cho đất nước những người con vĩ đại: Chị Thanh (1884), Cậu Khiêm (1888), Nguyễn Sinh
Cung (1890) – Chủ tịch Hồ Chí Minh và bé Nguyễn Sinh Xin (1901)
      Trong lần vào Huế thứ nhất, gia đình Nguyễn Sinh Sắc để lại Nguyễn Thị Thanh cho bà ngoại chăm sóc,
dạy dỗ. Sau khi bà Hoàng Thị Loan sinh con thứ 4 lâm bệnh và qua đời, thì cả 4 chị em đều nhờ bà ngoại chăm
sóc tại Hoàng Trù. Lúc này bà Nguyễn Thị Nhụy (bà Kép), tuy đã lục tuần vẫn phải nén lòng nuôi dưỡng, chăm
sóc, dạy dỗ cháu ngoại thay con gái. Từ thực tiễn chứng kiến những nỗi đau của bà con nhân dân, của dân tộc,
tâm hồn ấy lớn dần theo năm tháng, để rồi thôi thúc chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết chí tìm đường
cứu nước, cứu dân, thôi thúc Nguyễn Ái Quốc -Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước.
b. Vì sao nói Hồ Chí Minh sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước?
Ảnh hưởng từ cha và ông ngoại 
Chịu ảnh hưởng tư tưởng và nho giáo nề nếp nho giáo từ nhà nho yêu nước đó là cụ Hoàng Xuân Đường
và Nguyễn Sinh Sắc đã làm quan trong nhà Nguyễn. Cụ Hoàng Xuân Đường là ông ngoại của Bác, người làng
Hoàng Trù, là một con người đức độ, là thầy đồ uyên thâm về Hán học, được nhân dân tôn kính gọi là cụ Tú.
Dẫu chỉ được sống cùng với ông ngoại 3 năm cụ đã có tác động rất lớn đối với việc hình thành nhân cách, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Cụ Nguyễn Sinh Sắc là cha cũng là người thầy đầu tiên của Nguyễn Sinh Cung, người đã
dạy chữ, dạy làm người và giáo dục lòng yêu nước của con. Là người yêu nước thương dân, gần dân, tấm
gương sáng về lao động. Trong gia đình, Nguyễn Sinh Cung là người được cha yêu thương và đặt nhiều hy
vọng nhất. Trong những năm từ chối không ra pháp trường, Nguyễn Sinh Sắc thường đến những nơi có phong
trào đấu tranh chống pháp anh dũng sôi nổi, kết giao với những người có lòng yêu nước và có ý chí yêu nước,
có tư tưởng bài phong kiến, chống Pháp, đặc biệt là lớp sĩ phu yêu nước, có tư tưởng “bài” phong kiến, chống
Pháp như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Đặng Thái Thân… Và điều đặc biệt, đi đến đâu ông cũng thường
cho Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành đi cùng. Việc định hướng của người cha đầu tiên thể hiện ở quyết
định cho các con đến học một thầy giáo có lòng yêu nước thương dân đó là thầy Vương Thúc Quý, đặc biệt đây
là sĩ phu có tư tưởng cấp tiến. Đồng thời, Nguyễn Sinh Sắc đã tạo điều kiện cho con ông được “tham gia” vào
các cuộc tiếp xúc của mình với các văn thân sĩ phu ở khắp Trung Kỳ. Sau đó, “Tất Thành còn được ông cho
theo ra Thái Bình trong dịp ông đi tìm gặp một số sĩ phu ở đất Bắc”. Những chuyến đi đó là những cuộc trải
nghiệm để Nguyễn Tất Thành định hình riêng cho mình con đường đi. Ngoài thời gian học tập, Nguyễn Tất
Thành thường được cha đưa đến các vùng trong tỉnh như làng Đồng Thái (quê hương của Phan Đình Phùng),
thăm các di tích làng Lục niên, miếu thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp… Đây là những bài học thực tế bổ ích,
quan trọng, mắt thấy, tai nghe đã góp phần hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng của Nguyễn
Tất Thành. Giáo dục tư tưởng cứu nước, cứu dân và đặt niềm tin vào con mình của cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tạo
thành ý chí, nghị lực và động lực cho Nguyễn Tất Thành. Sự giáo dục của Nguyễn Sinh Sắc không chỉ truyền
cho các con trí tuệ, học vấn, mà còn truyền lòng nhiệt huyết, chí khí mạnh mẽ và động lực vượt qua mọi gian
nan để vươn tới sự nghiệp lớn cứu nước, cứu dân, giải phóng dân tộc. Tính cách, ý chí của người dân xứ Nghệ,
lòng yêu nước, thương dân của cụ Nguyễn Sinh Sắc đã ảnh hưởng sâu sắc tới Nguyễn Tất Thành và theo suốt
cuộc đời Hồ Chí Minh sau này.
Ảnh hưởng từ người mẹ nhân từ và hiền hậu
       Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan, sinh ra trong một gia đình nho học, ít nhiều được học chữ thánh hiền,
lớn lên ở một vùng quê giàu truyền thống yêu nước, bà đã có vốn sống và vốn văn hóa sâu sắc. Bà Hoàng Thị
Loan tác động tích cực đến các con bằng tính giản dị, khiêm nhường, đức hy sinh, chung thủy, yêu đời, yêu
nước. Bà đã giáo dục con ngay từ thưở trong nôi qua những lời ru bằng làn điệu dân ca xứ Nghệ, bằng tục ngữ,
ca dao... Bà đã dành nhiều tâm sức để truyền thụ cho con những hiểu biết ban đầu về cuộc sống, dạy con biết
yêu lao động, biết làm những việc phù hợp với sức lực và lứa tuổi một cách say mê, chịu khó, sáng tạo. Bà đã
tập cho con những việc tốt và thực tế đã trở thành nếp sống quen thuộc hàng ngày của cậu bé Nguyễn Sinh
Cung. Đó chính là đức tính quý báu được giáo dục từ những đấng sinh thành mẫu mực và hiền từ đã góp phần
quan trọng hình thành nên nhân cách, ước mơ, hoài bão của Nguyễn Tất Thành. Tuổi thơ của Nguyễn Sinh
Cung đã được mẹ định hướng nhân cách, toả sáng tâm hồn, bồi đắp lòng bác ái, tình nghĩa đồng bào. Ngay từ
tuổi ấu thơ, tấm gương của người mẹ đã đi vào tâm khảm, tạo nên bản lĩnh tự lực cánh sinh trong mọi lúc, mọi
nơi của Nguyễn Tất Thành sau này.
Ảnh hưởng từ anh chị em trong gia đình
      Những người trong gia đình có tư tưởng và tham gia trong phong trào yêu nước. Bác đã thừa hưởng đức tính
thương người, yêu nước, gan dạ  từ các thành viên trong gia đình .Nguyễn Thị Thanh là người chị cả, có hiệu
khác là Bạch Liên nữ sĩ, bà hoạt động tích cực chống Pháp dưới ngọn cờ yêu nước của chí sĩ Phan Bội Châu.
Năm 1918 bà Nguyễn Thị Thanh phối hợp với Nguyễn Kiên tổ chức lấy trộm súng trong doanh trại lính khố
xanh đóng tại thành phố Vinh, bị bắt và nhốt vào nhà tù tra tấn dã man.
=> Như vậy, có thể khẳng định rằng, chính cái nôi của quê hương giàu truyền thống, bản sắc văn hóa, cùng tình
cảm yêu thương của gia đình đã góp phần hình thành nên nhân cách và tư tưởng của Hồ Chí Minh, anh hùng
giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất.
4. Phân tích khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì sao nói đến 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành về
cơ bản?
a. Khái niệm và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Quá trình nhận thức của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí Minh đi từ thấp đến cao, từ những vấn đề cụ thể
đến hệ thống hoàn chỉnh. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991), văn kiện của Đại hội định
nghĩa: “TTHCM chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể của nước
ta, và trong thực tế tư tưởng HCM đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của cả dân tộc”. 
Những kết quả nghiên cứu về TTHCM tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã cung cấp luận cứ
khoa học, làm tiền đề quan trọng để Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và XI của Đảng xác định khá toàn
diện và có hệ thống những vấn đề cốt yếu thuộc nội hàm khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh. “Tư tưởng Hồ Chí
Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả
của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát
2 triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô
cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta
giành thắng lợi “ 
Phân tích khái niệm tư tưởng mà Đảng ta đã đưa ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và XI. Khái
niệm tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện các nội dung sau: 
Bản chất cách mạng, khoa học và nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh: Đó là hệ thống quan điểm toàn
diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, phản ánh những vấn đề có tính quy luật của
cách mạng Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam hành động của Đảng và dân tộc Việt Nam.
 Nguồn gốc tư tưởng, lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh: chủ nghĩa Mác – Lênin; giá trị văn hóa dân tộc; tinh
hoa vân hoa nhân loại. Giá trị, ý nghĩa, sức hấp dẫn, sức sống lâu bền của tư tưởng Hồ Chí Minh: tài sản tinh
thần to lớn của Đảng và dân tộc, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. 
Dựa trên định hướng cơ bản các văn kiện đại hội của Đảng Cộng sản Việt nam, các nhà khoa học đã đưa
ra định nghĩa: “TTHCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam; từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng
sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân
tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người“ Dù định nghĩa theo
cách nào, TTHCM đều được nhìn nhận với tư cách là một hệ thống lý luận. Hiện nay, tồn tại hai phương thức
tiếp cận hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh được nhận diện như một hệ thống tri thức tổng
hợp, bao gồm: tư tưởng triết học, tư tưởng kinh tế, tư tưởng chính trị, tư tưởng quân sự, tư tưởng văn hóa, đạo
đức và nhân văn. TTHCM là hệ thống các quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, bao
gồm: tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, về dân chủ, nhà nước
của dân; do dân; vì dân, về văn hóa, đạo đức…  
Từ những nhận định trên, có thể kết luận khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh như sau: Là một hệ thống lý
luận, tư tưởng Hồ Chí Minh có cấu trúc logic chặt chẽ và có hạt nhân cốt lõi, đó là tư tưởng về độc lập dân tộc,
dân chủ và chủ nghĩa xã hội; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp và giải phóng con người.
b. Vì sao nói đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành cơ bản? 
 Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước giai đoạn 1921-1930, Người đã có những hoạt động lý luận và
thực tiễn hết sức phong phú, sôi nổi diễn ra ở nhiều nơi trên trường quốc tế như Pháp (1921 – 1923), Liên Xô
(1923 – 1924), Trung Quốc (1924 – 1927), Thái Lan (1928 – 1229). Trong khoảng thời gian này, tư tưởng Hồ
Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ bản. 
Người viết nhiều bài báo tố cáo chủ nghĩa thực dân, đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng thuộc địa
và cách mạng vô sản ở chính quốc, khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, giải phóng dân tộc
thuộc địa là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
Ngay tại Paris vào năm 1925, Người đã cho ra tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” nhằm vạch trần những
mặt tối của chế độ thực dân nói chung cũng như ở Pháp nói riêng. Từ 1913-1924, tại Liên Xô, chủ tịch Hồ Chí
Minh đã dự đại hội quốc tế nông dân và đại hội V quốc tế vô sản. Năm 1927, người đã cho xuất bản tác phẩm
‘’Đường cách mệnh’’. Xuyên suốt quá trình tìm đường cứu nước, những hoạt động của Người đã dần hình
thành xâu chuỗi và mắt xích trong việc phản ánh hệ tư tưởng cách mạng về giải phóng dân tộc. Những tác phẩm
có tính chất lý luận nói trên chứa đựng những nội dung căn bản sau đây: 
 Bản chất của chế độ thực dân là “ăn cướp” và “giết người”. Vì vậy, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung
của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. 
 Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản và là một bộ
phận của cách mạng vô sản thế giới. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động,
giải phóng giai cấp công nhân. 
 Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít
với nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và giành
thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Ở đây, nguyễn Ái Quốc muốn nhấn mạnh đến vai trò
tích cực, chủ động của các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột
của chủ nghĩa thực dân.
 Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mệnh”, đánh đuổi bọn ngoại xâm, giành độc
lập, tự do.
 Ở một nước nông nghiệp, lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, bị đế quốc, phong
kiến bóc lột nặng nề. Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi cần phải thu
phục, lôi cuốn được nông dân đi theo, cần xây dựng khối liên minh công nông làm động lực cho cách
mạng. Đồng thời, cần phải thu hút, tập hợp rộng rãi các giai tầng xã hội khác vào trận tuyến đấu tranh
chung của dân tộc. 
 Cách mạng muốn thành công trước hết cần phải có đảng lãnh đạo. Đảng phải theo chủ nghĩa Mác –
Lênin và phải có một đội ngũ cán bộ sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì lý tưởng của Đảng, vì lợi ích và sự
tồn vong của dân tộc, vì lý tưởng giải phóng giai cấp công nhân và nhân loại.
 Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ không phải việc của một vài người, vì vậy, cần
phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp lên cao. Đây là quan điểm cơ
bản đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc về nghệ thuật vận động quần chúng và tiến hành đấu tranh cách
mạng.
Những quan điểm cách mạng trên đây của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỷ XX được giới
thiệu trong các tác phẩm của Người, cùng các tài liệu Mác Xít khác, theo những đường dây bí mật được truyền
về trong nước, đến với các tầng lớp nhân dân Việt Nam, tạo ra một xung lực mới, một chất men kích thích, thúc
đẩy phong trào dân tộc phát triển theo xu hướng mới của thời đại.

You might also like