You are on page 1of 5

Tác động của truyền thống yêu nước đối với việc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh?

Định Nghĩa
Tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của đầu óc con người, do
con người sáng tạo ra trên cơ sở nhận thức các nhân tố khách
quan.
 Con người bao giờ cũng mang tính xã hội, chịu sự tác động của xã hội, của lịch sử…
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên, sống và làm việc trên đất nước Việt Nam, vì
vậy, tư tưởng của Người trước hết cũng phải được bắt nguồn từ những giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Các giá trị truyền thống tốt đẹp của Việt Nam
-Tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc
-tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân -
gia đình - làng xã - Tổ quốc
- lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý
- đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động

-Tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc


Trong những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì tinh
thần yêu nước Việt Nam là truyền thống tốt đẹp nhất, là dòng chủ lưu
xuyên suốt lịch sử dân tộc, là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh
thần Việt Nam, là sức mạnh, là lẽ sống, niềm tự hào và là đạo lý làm
người của con người Việt Nam
Điều đó thể hiện qua câu nói của Bác kêu gọi toàn quân kháng chiến
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng
phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để
cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm
thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu
nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết:


 “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền
thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm
lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước

Thấm nhuần lời kêu gọi của Bác toàn dân đã đứng lên kháng
chiến và giành thắng lợi

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà Nho yêu nước, ngay
từ trong giáo dục của gia đình, sự ảnh hưởng của những người thân, tinh thần yêu
nước của dân tộc đã thấm sâu vào Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn nhỏ, cho nên
ngay khi còn niên thiếu,
Đồng thời, cũng chính tinh thần yêu nước đó là động lực thôi thúc Người ra đi
tìm đường cứu nước, vượt qua mọi khó khăn trong hành trình tìm đường cứu
nước và chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Người trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng

Chính vì tinh thần yêu nước , thương dân đã làm cho Bác đến gần với
chủ nghĩa Mác Le nin từ đó hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
 ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã -
Tổ quốc

Trong lịch sử, liên kết cộng đồng thể hiện rõ qua tinh thần đoàn kết để bám trụ
trước thiên nhiên, đoàn kết để chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai
Nghiên cứu cuộc đời, tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy rất rõ, từ khi ra
đi tìm đường cứu nước cho đến khi từ biệt chúng ta trở về với thế giới
người hiền, Người luôn khát khao và phấn đấu cho mục tiêu giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người; xây dựng
đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân chủ và giàu mạnh, nhân dân
Việt Nam được ấm no, tự do và hạnh phúc
Khi còn đang phải vất vả nơi xứ người để tìm con đường cứu nước, cứu dân,
Người đã từng nói: Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất
cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu. Hoặc sau này khi đất
nước độc lập, Người lại nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc,
là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”

lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý;
đức tính cần cù
‘Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng bác ái". Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói như vậy, và chính Người là biểu tượng, là tinh
hoa của khoan dung, nhân ái Việt Nam.

Đối với những quan lại cũ, cả với những người từng có nợ máu với
cách mạng, Người cũng khuyên "không nên đào bới những chuyện cũ
ra làm án mới,... mà nên dùng chính sách cảm hóa, khoan dung". Để
làm được điều đó, Người nhắc nhở chúng ta phải vượt qua những
thiên kiến, hẹp hòi. "Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa
được, vì độ lượng của nó rộng và sâu".

Khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh biểu hiện ở thái độ trân


trọng, cái nhìn rộng lượng đối với những giá trị khác nhau của
văn hoá nhân loại, là chấp nhận giao lưu, đối thoại, tìm ra cái
chung, nhằm đạt tới sự hoà đồng, cùng phát triển.

đức tính cần cù


là quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh, là nhân cách của người cán bộ, đảng viên. Người
coi đó là cái gốc của cây, ngọn, nguồn của sông nước.

Cần theo tư tưởng Hồ Chí Minh có nghĩa là cần cù, siêng năng, chăm chỉ trong học tập, lao động,
chiến đấu và sản xuất. Cần còn có nghĩa là việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được, cũng như dao
siêng mài thì sắc bén, ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt. Bác dạy: “Làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến
trễ về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để ngày mai”.
Bác còn dạy: “Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi, nước mắt để trả lương cho ta trong những thì
giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân”

Sáng tạo trong lao động


Theo Bác, chữ cần không chỉ là chăm chỉ, siêng năng mà phải gắn với trí sáng tạo, phương pháp, lề
lối làm việc khoa học, chủ động trong việc sắp xếp công tác hợp lý, khoa học: “Muốn cho chữ cần có
nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc. Nghĩa là phải tính toán cẩn thận, sắp đặt
gọn gàng”. Song “Cần và chuyên phải đi đôi với nhau.

TÓM LẠI
Tóm lại, như Đảng ta đã khẳng định, Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá
trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.Điều này có nghĩa, tư tưởng
Hồ Chí Minh được hình thành dựa trên nhiều yếu tố; trong đó, những giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước chính là nguồn gốc cơ bản đầu tiên hình thành tư
tưởng của Người. Trân trọng giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, trong đó đặc biệt là truyền
thống yêu nước, trong suốt quá trình cùng với Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn coi việc tuyên truyền về lòng yêu nước, tinh thần yêu nước cho mọi người dân,
trong mọi thời điểm là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào thành công của sự
nghiệp cách mạng.
Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, kể cả trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
và tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn có nhiều những cách thức để tuyên truyền, vun
đắp và phát huy sức mạnh yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam. Chính tinh thần yêu nước
đã trở thành điểm tương đồng, mẫu số chung để Đảng thực hiện phát huy sức mạnh khối đại
đoàn kết toàn dân toàn dân tộc trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây
dựng đất nước.

You might also like