You are on page 1of 7

Họ và tên:

MSSV:
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề: Hãy phân tích phẩm chất cá nhân hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh. Liên hệ với bản thân trong
việc học tập và làm theo những phẩm chất đó của Hồ Chí Minh.
Bài làm:
 Những phẩm chất cá nhân của một nhân cách vĩ đại được chuôi rèn qua những hoạt động thực
tiễn phong phú trên nhiều lĩnh vực khác nhau ở trong nước và trên thế giới là nhân tố chủ quan hình
thành nên Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh có lý tưởng cao cả và hoài bão lớn cứu dân, cứu nước thoát khỏi cảnh lầm than, cơ
cực để đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới, Người sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng
đồng bào, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo khổ nhưng giàu
truyền thống yêu nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành sớm thấm nhuần sâu sắc triết lý của cha
ông: Sống phải có lý tưởng trong tâm hồn, trung kiên trong bản chất. Ngay từ thuở nhỏ, Hồ Chí Minh đã
có ý thức gắn vận mệnh cá nhân mình với vận mệnh chung của đồng bào, đất nước, luôn đau đáu một
nỗi niềm: “Hỏi xem non nước mất hay còn!”; luôn trăn trở, đau đớn trước nỗi nhục mất nước, đồng bào
thống khổ, lầm than dưới gông cùm nô lệ. Gia đình, quê hương, đất nước đã hình thành nên một Hồ Chí
Minh mang nhân cách vĩ đại, giàu lòng yêu nước, thương dân, nhất là những người nghèo khổ, giúp
Người thấu hiểu được sức mạnh của ý chí tự cường, tinh thần tự tôn dân tộc với tâm niệm: “Độc lập cho
Tổ quốc tôi, tự do cho đồng bào tôi, đó là tất cả những gì tôi muốn, đó là tất cả những gì tôi hiểu”. Từ cơ
sở đó đã hình thành nên phẩm chất tiêu biểu nhất ở nhân cách Hồ Chí Minh, là chí hướng, là nhân sinh
quan, niềm tin sâu sắc vào sự nghiệp cứu dân, cứu nước, sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam
và nhân dân lao động toàn thế giới. Chí hướng ấy, niềm tin ấy bộc lộ ngay khi Người ra đi tìm đường
cứu nước cho đến khi Người trở về cõi vĩnh hằng và chí hướng ấy, niềm tin ấy cũng đã được chính Ng-
ười, những bạn bè và đồng chí của Người, được nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Người, biến
thành sự thật. Trong suốt cả cuộc đời, dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, ở vị trí nào, Hồ Chí Minh luôn
sống và hoạt động đâu chỉ cho riêng mình mà là cho nhân dân Việt Nam, cho tất cả những người cần lao
trên thế giới. Lý tưởng sống của Người là lí tưởng cách mạng, sống vì hạnh phúc, ấm no, vì nền độc lập,
tự do cho dân cho nước. Lời Di chúc trước lúc đi xa của Người có viết: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức
phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có
điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Chính vì lẽ
đó, khi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh, có người đã khẳng định rằng: Vấn đề hàng đầu trong Tư t-
ưởng Hồ Chí Minh là vấn đề giải phóng dân tộc, là độc lập cho dân tộc, Không có gì quý hơn độc lập, tự
do là nguyên lí, nguyên tắc đầu tiên, trước hết và trên hết trong hệ thống Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư t-
ưởng ấy dẫn đến tinh thần tự lực, tự cường, sáng tạo trong đường lối cũng như trong thực tiễn đấu tranh,
không ỷ lại trông chờ bên ngoài, không rập khuôn sao chép. Chí hướng, lý tưởng sống, niềm tin của Hồ
Chí Minh là cứu nước và giải phóng dân tộc gắn liền với con đường cách mạng vô sản, với sự nghiệp đi
lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp để “sánh vai với các cường quốc năm
châu”.
Với tầm nhìn rộng mở, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, từ đó tìm thấy con
đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, trở thành người cộng sản, chiến sĩ quốc tế xuất sắc.
Người rất khâm phục tinh thần yêu nước nhưng không tán thành con đường cứu nước của các bậc tiền
bối, chính điều này đã thôi thúc anh thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới
cho quê hương, dân tộc và quyết định sang Pháp là một quyết định có ý nghĩa lịch sử, thể hiện rõ tầm
nhìn, tinh thần sẵn sàng tìm hiểu và học hỏi thế giới phương Tây, tiếp xúc, tiếp thu nền văn minh tiên
tiến và tinh hoa trí tuệ của nhân loại. Người có ý chí, nghị lực to lớn, một mình dám đi ra nước ngoài
khảo sát thực tế các đế quốc giàu có cũng như các dân tộc thuộc địa nghèo nàn, lạc hậu, mà chỉ với hai
bàn tay trắng. Một người dân thuộc địa đi ra nước ngoài không có nguồn tài chính, không bạn bè, người
thân đi cùng, đó thực sự là một điều mạo hiểm và có thể làm chùn bước nhiều người nhưng đối với Hồ
Chí Minh, thách thức này càng làm nổi rõ hơn bản lĩnh phi thường của Người. Trong quá trình hoạt
động thực tiễn sôi nổi ấy, con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh lựa chọn không phải hề bằng phẳng
mà lại đầy khó khăn, trắc trở thậm chí cả mất mát, hy sinh nhưng bằng ý chí sắt thép của mình, Hồ Chí
Minh đã vượt qua tất cả, vẫn kiên trì giữ vững lập trường cách mạng; dù có lúc bị hiểu lầm, bị chỉ trích
nhưng Người vẫn đấu tranh cho lựa chọn của mình và thực tiễn lịch sử đã chứng minh, những quan
điểm của Người về cách mạng Việt Nam là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn. Trong giai đoạn từ năm
1911 đến 1930-những năm đầu tiên Hồ Chí Minh ra nước ngoài hoạt động, Người đã gặp rất nhiều khó
khăn trong cuộc sống, trong tìm kiếm việc làm, học tập ngoại ngữ và quá trình gia nhập các tổ chức
chính trị ở chính quốc. Chọn con đường “vô sản hóa” và trở thành một lao động làm thuê, Người phụ
bếp trên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, công việc vất vả, cực nhọc suốt từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối,
nhưng mỗi khi xong việc, Người lại tiếp tục đọc sách hoặc ghi chép đến nửa đêm mới đi nằm. Mục đích
không gì khác hơn là để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân, từ đó sẽ giúp ích cho đất nước, dân
tộc. Ở Anh, Người từng quét tuyết cho một trường học, đốt lò ở trung tâm sưởi ấm của Luân Đôn, rửa
nồi chảo, bát đĩa ở nhà bếp khách sạn Cáclơtơn… Không chỉ gặp thiếu thốn về vật chất, mà trong cuộc
hành trình suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người luôn bị kẻ thù rình rập, theo dõi, hăm dọa và
tìm mọi thủ đoạn hãm hại. Bản án tử hình vắng mặt (năm 1929) và những ngày bị thực dân Anh bắt
giam tại Nhà ngục Victoria, Hồng Kông (năm 1931) mà Người đã trải qua cùng tất cả những khó khăn,
gian khổ không làm Người nản lòng. Ngược lại, những thử thách đó càng tiếp thêm sức mạnh cổ vũ
Người vượt qua, kiên định lập trường của mình là tìm con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam. Ở
Hồ Chí Minh, ý chí và nghị lực mang tính nhân văn sâu sắc và được thể hiện ở một tầm cao mới, định
hướng cho lý tưởng, mục đích cao cả trọn cuộc đời Người: “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, giúp Người vượt qua tất
cả những khó khăn, gian khổ trong hành trình suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước và mấy
mươi năm kháng chiến sau này.
Kế thừa chủ nghĩa yêu nước, những tài năng thiên bẩm được hình thành từ gia đình, quê hương,
đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu hiện rực rỡ nhất của trí tuệ Việt Nam. Trí tuệ xuất chúng Hồ Chí
Minh được thừa hưởng từ cha ông đã bộc lộ ngay từ nhỏ trong học tập, ứng xử và đối đáp thơ văn và tạo
nên ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành một đầu óc quan sát, phân tích, phê phán rất tinh tường, một
tinh thần hoài nghi để khám phá, một bản lĩnh độc lập, tự chủ trong tư duy. Trong những tháng năm hoạt
động ở nước ngoài, trí tuệ hơn người của Hồ Chí Minh đã có điều kiện để rèn luyện và phát triển. Đi đến
nhiều quốc gia, châu lục, có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, Người tự học ngoại
ngữ và thông thạo sáu ngoại ngữ cũng như biết nhiều ngoại ngữ khác, Người đón nhận những chuyển
biến tích cực của thế giới và kế thừa những thành tựu văn hóa nhân loại. Đặc biệt, Người sang nước
ngoài với tư cách của một người lao động, Người dấn thân, thâm nhập đời sống của nhân dân lao động,
không chỉ đời sống của nhân dân lao động Việt Nam mà cả đời sống của nhân dân lao động ở khắp các
châu lục, không phải chỉ ở các nước thuộc địa mà ở cả chính quốc. Từ đó, Hồ Chí Minh có cái nhìn sâu
sắc, toàn diện về đời sống con người lao động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là sự khốn cùng
của nhân dân các nước thuộc địa dưới sự áp bức, bóc lột của thực dân đế quốc. Nhờ có tư duy sâu sắc,
toàn diện, Người đã nhận ra nhân dân lao động dù ở chính quốc hay thuộc địa đều khốn khổ như nhau và
Người đã đấu tranh cách mạng sôi nổi cho phong trào công nhân và phong trào giải phóng các dân tộc
thuộc địa trên thế giới. Tuy phải sống trong những điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn về vật chất,
nhưng Người vẫn luôn đặt niềm tin vào một tương lai tươi sáng của dân tộc, không ngừng tự học tập và
trau dồi năng lực. Kết hợp học ở nhà trường, học trong sách vở, học trong thực tế hoạt động cách mạng,
học ở nhân dân khắp những nơi Người đã đến, và không ngừng vận dụng vốn học thức văn hóa sâu rộng
Đông Tây kim cổ vào hoạt động cách mạng. Tự học và học tập suốt đời là luận điểm quan trọng trong
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, nhờ đó Người có những năng lực phi thường và trí thông minh sắc
sảo, sự nhạy bén với cái mới, trí tuệ uyên bác và kiến thức sâu rộng.
Đặc biệt, Hồ Chí Minh là người có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, giàu tính phê phán, đổi mới
và cách mạng; đã vận dụng đúng quy luật chung của xã hội loài người, của cách mạng thế giới vào hoàn
cảnh riêng, cụ thể của Việt Nam, đề xuất tư tưởng, đường lối cách mạng mới đáp ứng đúng đòi hỏi thực
tiễn; có năng lực tổ chức biến tư tưởng, đường lối thành hiện thực. Về phong cách tư duy của Chủ tịch
Hồ Chí Minh: Một là, phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại. Người không tiếp thu một
cách thụ động, không dừng lại ở sự vật, hiện tượng bề ngoài, mà phải đi sâu phân tích, so sánh, chắt lọc,
tổng hợp, rút ra những phán đoán, đi tới những kết luận mới, vừa kế thừa vừa phát triển sáng tạo để tiếp
tục vượt lên phía trước;  Hai là, phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, không giáo điều, rập khuôn,
hết sức tránh lối cũ, đường mòn, tự mình tìm tòi, suy xét khách quan, toàn diện bản chất của sự vật, hiện
tượng để tìm ra chân lý phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn; Ba là, phong cách tư duy có lý có
tình. Thể hiện rõ nhất của phong cách tư duy này ở Hồ Chí Minh là luôn biết xuất phát từ cái chung,
những “lẽ phải không ai chối cãi được” , trên cơ sở nguyên tắc về tính đồng nhất của nguyên lý để nhận
thức và lý giải những vấn đề thực tiễn, từ đó đàm phán, thuyết phục đối phương đi tới sự đồng thuận,
nhất trí cao. Nhờ được rèn luyện trong phong trào công nhân thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã từng bước
trưởng thành, làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, cả văn hóa phương Đông và
phương Tây, vừa thâu thái, vừa gạn lọc để có thể từ tầm cao của tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa
chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Chánh cương vắn tắt
của Đảng (năm 1930), do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo, đã khẳng định: “Làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Làm tư sản dân quyền cách mạng đánh đổ thực
dân Pháp xâm lược đem lại độc lập dân tộc. Làm thổ địa cách mạng là đánh đổ bọn phong kiến, địa chủ
đem lại ruộng đất cho dân cày. Đây là điều hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam lúc
bấy giờ, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo lý luận về cách mạng, lý luận về thời
cơ và tình thế cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Không chỉ thế, Người còn đưa tư tưởng liên minh
công – nông và quan điểm về vai trò của quần chúng nhân dân vào tình hình cách mạng giải phóng dân
tộc ở Việt Nam, mà trọng tâm chính là khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Người cũng vận dụng sáng tạo lý
luận về vấn đề xây dựng đảng cầm quyền và nhà nước vô sản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào việc xây
dựng Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; góp phần làm
phong phú thêm kho tàng lý luận Mác – Lê-nin bằng những luận điểm mới về việc vận dụng chủ nghĩa
Mác – Lê-nin ở một nước thuộc địa. Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam, do Chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác. Đó là thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh
thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất Tổ
quốc, thực hiện công cuộc đổi mới, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào cuộc
đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã hội và chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh là người có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại, đã đưa cách mạng Việt Nam
vào dòng chảy chung của cách mạng thế giới. Người nhấn mạnh, giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc
phải được giải quyết trên lập trường giai cấp vô sản. Nếu không giành được độc lập dân tộc thì không
thể giải phóng giai cấp, không thể nói đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Cách mạng giải
phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn.
Vậy nên chỉ có kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn cuộc đấu tranh của nước mình với trào
lưu cách mạng của thế giới mới tạo ra được sức mạnh to lớn để bảo vệ độc lập dân tộc và phát triển tiến
bộ xã hội. Với tầm nhìn thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa con đường phát triển của dân tộc Việt
Nam hòa nhập với xu thế thời đại, theo quy luật khách quan của lịch sử.
Một trong những phẩm chất nổi bật của nhà chính trị Hồ Chí Minh là người có năng lực tổng kết
thực tiễn, năng lực tiên tri, dự báo tương lai chính xác và kỳ diệu để dẫn dắt toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân ta đi tới bến bờ thắng lợi vinh quang. Đây không phải là năng lực trừu tượng được hiểu theo nghĩa
huyền bí mà là một dự đoán được coi là đúng đắn, khoa học, bao giờ cũng là kết quả của một quá trình
tích lũy thông tin, phân tích hàng loạt sự kiện trong nước và thế giới, tổng kết lịch sử và hiện tại, rút ra
quy luật vận động của hiện thực, vận dụng nó để phán đoán những diễn biến mới của tình hình. Hồ Chí
Minh là một nhà lãnh tụ Mac-xit. Năng lực tiên tri, dự báo của Người được hình thành nhờ nắm vững và
vận dụng sáng tạo lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin trên cơ sở vốn văn hóa
Đông Tây sâu sắc, vốn tri thức lịch sử và thực tiễn phong phú. Nói cách khác, Người đã sống sâu sắc
thời đại của mình, đã từng bước học tập vươn lên đỉnh cao của trí tuệ thời đại để tiên tri, dự báo. Với tư
duy chính trị nhạy bén, khả năng phân tích sắc sảo và tầm nhìn vượt trước thời gian đó, Hồ Chí Minh đã
có những dự báo về thời cuộc mà sự chính xác gần như tuyệt đối. Vào dịp xuân Canh Ngọ tháng 2 năm
1942, Bác biên soạn cuốn “Lịch sử nước ta” gồm 236 câu, cuối tác phẩm có mục những năm quan trọng
ghi lại những sự kiện lớn trong lịch sử dân tộc, đến sự kiện cuối cùng, Người viết: “1945, Việt Nam độc
lập” và đó là một dự đoán kì diệu. Hay năm 1967, khi làm việc với Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng
không – Không quân, Bác đã tiên liệu: Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua nhưng nó chỉ chịu thua sau khi
thua trên bầu trời Hà Nội. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh dự báo của Người là hoàn toàn đúng. Với
những dự báo chính xác như thế, Hồ Chí Minh đã chủ động lãnh đạo cách mạng chớp thời cơ, đề ra
những đường lối, chủ trương phù hợp để xoay vần được tình thế, đưa cách mạng tiến lên và giành thắng
lợi vẻ vang.
Hồ Chí Minh là người suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân, là người suốt đời đấu tranh
cho sự nghiệp cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và của cách mạng thế giới. Ở Hồ Chí Minh, yêu
nước phải gắn liền với yêu dân, yêu đồng bào, không thể nói yêu nước mà lại không thương dân, không
lấy nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của dân làm nguyện vọng, ham muốn của mình. Là lãnh tụ dân
tộc, là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ trách nhiệm của cá nhân là lo
cho dân, cho nước: từ việc tìm đường cứu nước, bảo vệ, đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng, phát
triển mọi mặt xã hội, đến việc tương, cà, mắm, muối... để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của nhân dân,
để mọi người đều có cơm ăn, áo mặc, có chỗ ở, được học hành, có điều kiện khám, chữa bệnh, chăm sóc
sức khỏe. Người quan niệm cái gì có lợi cho nhân dân, cho dân tộc là chân lý, và Người xem phục vụ
nhân dân là phục tùng chân lý; làm công bộc cho dân là một việc làm cao thượng. Vì lẽ đó cuộc đời hoạt
động cách mạng của Người là một tấm gương mẫu mực về gần dân, học dân, kính trọng, phục vụ nhân
dân. Người nói: “Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Hồ Chí Minh đã hóa thân
một cách toàn vẹn và trọn vẹn vào trong nhân dân, là người thấu hiểu dân tình, chăm lo dân sinh, nâng
cao dân trí để không ngừng thực hành dân chủ cho nhân dân - “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn
đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra
vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được
chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì
mục đích đó... Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ đeo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi
dân”.
Những phẩm chất cá nhân cao đẹp của Người là một trong những nhân tố quyết định thành công
sáng tạo của Hồ Chí Minh trong hoạt động lý luận và thực tiễn, không vì cho sự nghiệp riêng mình mà
vì cả dân tộc Việt Nam và nhân loại.
 Phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh
hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân. Bác là tấm gương đạo đức
của một vĩ nhân, một vị lãnh tụ cách mạng cao cả nhưng đồng thời cũng là một người chân chính, bình
thường, gần gũi, ai cũng có thể học theo, làm theo, để trở thành những công dân tốt trong xã hội.
Thế hệ thanh niên ngày nay may mắn được sinh ra và lớn lên trong một đất nước Việt Nam hòa
bình, ấm no, được hưởng sự giáo dục của nhà trường, của Đoàn, của Đảng một cách hệ thống từ thuở ấu
thơ nên thanh niên sớm định hướng được con đường phải đi, cái đích phải tới, con người phải trưởng
thành. Là một đoàn viên thanh viên, tôi đã được tham gia giờ học Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như tìm
hiểu những phẩm chất cao đẹp của Bác, từ đó tôi nhận thức được rằng học tập theo phẩm chất đạo đức
Hồ Chí Minh là cách giúp chúng ta hoàn thiện bản thân, giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn. Học tập tư
tưởng, phong cách của Bác là cả quá trình lâu dài và mãi mãi. Nhưng ngay từ ngày hôm nay mỗi đoàn
viên thanh niên chúng ta hãy bắt đầu từ những việc làm cụ thể:
Một là, nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
thế hệ trẻ chúng tôi luôn trăn trở với trách nhiệm của mình trước những thời cơ và thách thức đặt ra cho
sự phát triển đi lên của đất nước: mỗi đoàn viên thanh niên chúng ta hôm nay làm gì và làm như thế nào
để “ Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”? Qua đó, phát
huy được truyền thống yêu nước thương dân cao đẹp, đáp lại sự kỳ vọng của Đảng, của Bác Hồ và nhân
dân, xứng đáng là lớp người kế thừa xuất sắc nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Là một sinh viên, tôi hiểu rằng nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ
quốc, phục vụ nhân dân trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi thanh niên như tôi phải tuyệt đối trung thành
với lợi ích của đất nước, của dân tộc, đặt độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia lên trên hết; ra sức phấn
đấu, đem tài năng, sức lực cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh
theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và dân tộc đã lựa chọn. Để nâng cao ý thức trách
nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, cần kiên quyết phê phán, đấu tranh chống
lại những biểu hiện xa rời dân, quan liêu, lãng phí, lười học tập, không có tinh thần cố gắng vươn lên
trong một bộ phận cán bộ, đoàn viên hiện nay, gây mất đoàn kết nội bộ, xem thường tổ chức kỷ luật,
kém tinh thần trách nhiệm, nói nhiều làm ít, không chấp hành và thực hiện đúng chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân. Bên
cạnh đó, muốn cống hiến cho đất nước, đồng bào thì trước hết tôi phải làm thật tốt công việc của mình,
cần không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm của
các anh chị đi trước đồng thời cố gắng nắm bắt, cập nhật kịp thời những đổi mới trong công việc và vận
dụng vào thực tiễn, cải tiến phương pháp làm việc, xây dựng kế hoạch rõ ràng, cụ thể, rèn luyện lối làm
việc nghiêm túc và có trách nhiệm, hoàn thành công việc nhanh chóng, chính xác, không hách dịch,
không gây khó dễ, phiền hà cho người khác.
Hai là, tinh thần tự học, tự tìm tòi nghiên cứu sáng tạo. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng
nói: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chót, học tập là một quyển vở không có trang cuối
cùng. hay “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội ngày càng
đi tới, công việc ngày càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc
hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình”. Thấm nhuần lời dạy đó tôi luôn tâm niệm mình phải chăm
chỉ, cố gắng trong học tập, rèn luyện. Ngoài kiến thức được tiếp nhận từ thầy cô, sách vở, tôi chịu khó
đọc thêm tài liệu tham khảo, ghi chép lại một cách khoa học những lời giảng hay, những tài liệu quý,
ngoài ra tôi còn học từ bạn bè, những người xung quanh để hoàn thiện bản thân. Trong cuộc sống có rất
nhiều vấn đề cần quan tâm, nếu thấy cái gì học cái ấy thì chỉ thu được một mớ kiến thức hỗn tạp, không
có tác dụng với chính người học và cũng không đủ thời gian để hiểu hết tất cả. Do đó, ngoài việc học ở
trường theo chương trình quy định, tôi căn cứ vào khả năng để lựa chọn những điều thiết thực, hữu ích
cho lĩnh vực đang theo đuổi hoặc nhu cầu của mình để học thêm. Hơn nữa, vấn đề cốt lõi nhất của việc
tự học là để nâng cao hiểu biết và áp dụng những kiến thức đó vào làm việc, “học phải đi đối với hành”.
Mỗi người phải học tập với thái độ nghiêm túc, hết sức khiêm tốn, thật thà, biết đến đâu nói đến đó,
không được tự cho mình là đã biết đủ rồi, biết hết rồi cũng như không được giấu dốt, lười biếng học tập.
Trong khi học “phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu phải đào sâu hiểu
kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra
và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “vì sao”, đều phải suy nghĩ kỹ càng
xem có hợp với thực tế không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều.
Phải suy nghĩ chín chắn”.
Ba là, yêu thương con người, sống có tình nghĩa. Yêu thương con người có nghĩa là phải quan
tâm đến những người lao động trong xã hội, đặc biệt là những người nghèo khổ, những hoàn cảnh khó
khăn, thiệt thòi, là tình yêu thương gắn với hành động mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân
dân. Trong tổ chức, yêu thương con người là giúp cho mỗi người cùng tiến bộ, phải thực hiện tự phê
bình và phê bình chân thành, thẳng thắn, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm để tốt lên, hoàn thiện hơn chứ
không phải “dĩ hòa vi quý” hay hạ thấp, vùi dập nhau, “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Rèn
luyện phẩm chất này khiến tôi biết nghiêm khắc với mình và bao dung, độ lượng với người khác, sống
với nhau có tình, có nghĩa, làm cho “phần tốt trong mỗi người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu
mất dần đi”.
Bốn là, phải xác định rõ lý tưởng sống của mình. Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã dạy: “Những người
cộng sản chúng ta không được một phút nào quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc
hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới”. Lý
tưởng sống là giá đỡ giúp con người vượt lên những thử thách khắc nghiệt trên con đường đấu tranh vốn
không có chỗ cho những nhận thức mơ hồ và những bước chân dao động. Xác định lý tưởng ngay khi
còn ngồi trên ghế nhà trường và vững chắc thêm niềm tin khi học tập về tấm gương phẩm chất của Bác,
lẽ sống của thế hệ trẻ ngày nay là lòng yêu nước, thương nòi, ý chí kiên định “giữ chủ nghĩa cho vững”,
nghị lực rèn bản lĩnh cho chắc chắn, sự nhiệt thành cống hiến và khi cần, là tinh thần sẵn sàng hy sinh vì
Tổ quốc.
Năm là, tinh thần quốc tế trong sáng. Đây là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo
đức cộng sản chủ nghĩa. Tinh thần quốc tế trong sáng nghĩa là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu, đoàn
kết với nhân dân và dân tộc các nước trên thế giới, với những lực lượng tiến bộ, ưa chuộng hòa bình,
chống lại mọi sự chia rẽ, thù hằn, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc. Tình hình thế giới đang có nhiều
diễn biến phức tạp và khó lường, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo diễn
ra ở một số nước Trung Đông, những tranh chấp lãnh hải ở vùng biển Đông….gây ảnh hưởng đến tình
hình an ninh trật tự và đe dọa nền hòa bình của thế giới, chính bởi vậy, đoàn kết quốc tế vẫn luôn là yếu
tố rất quan trọng, không thể thiếu với từng cá nhân ở mỗi quốc gia, dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa
hiện nay.
Tôi nhận thấy rằng bản thân đã cố gắng trên tất cả các mặt song vẫn còn có những khuyết điểm
nên kết quả chưa như mong muốn: trong việc đấu tranh phê bình và tự phê bình đôi lúc còn rụt rè, còn
cả nể khi đánh giá xếp loại; việc nắm bắt thông tin, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào
công việc chuyên môn còn có những hạn chế nhất định. Mỗi chúng ta đều hiểu rằng trong quá trình hội
nhập sâu hơn về kinh tế và giao lưu văn hoá, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ, bên cạnh
những thời cơ lớn luôn là những thách thức không nhỏ, trong đó có thách thức về đạo đức lối sống do
những luồng tư tưởng văn hoá ngoại lai du nhập. Mặt khác, thực tiễn cuộc sống cũng cho thấy đã và
đang xảy ra tình trạng suy thoái về đạo đức trong một bộ phận đáng kể cán bộ, đảng viên, đoàn viên và
các tầng lớp nhân dân. Vì vậy việc học tập và làm theo tấm gương phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh lại
càng có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Hôm nay, tôi học theo Bác, làm theo Bác chính là học tập và rèn
luyện để có một cái “tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn”, điển hình như phong trào “Sinh viên 5 tốt” - tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức, học tập, thể lực, tình nguyện và hội nhập. Yêu Bác, học Bác để lòng ta hòa
chung với những tâm tư, trăn trở, nỗi niềm của nhân dân, của dân tộc, để phấn đấu hết sức mình góp
phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam đẹp giàu, vững mạnh như ước mong của Bác.

You might also like