You are on page 1of 13

A.

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, từ xưa đến nay, đã có nhiều học thuyết, tư tưởng
đề cập đến số phận con người, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của con người muốn được
giải phóng khỏi những bế tắc trong cuộc sống đời thường, giải thoát khỏi những ràng
buộc hà khắc, ngặt nghèo của tự nhiên, xã hội và của chính bản thân con người. Đó chính
là tư tưởng nhân văn, nhân đạo được thể hiện ở những mức độ, trình độ khác nhau, tiếp
cận từ những giác độ, bình diện khác nhau.
Xét về thực chất, nhân văn là một giá trị mang tính phổ quát, tổ hợp các yếu tố
Chân - Thiện - Mỹ. Nó thuộc bản chất người và là hiện thân của thiên hướng vươn lên và
hoàn thiện không ngừng của chính con người. Vì thế, nhân văn bao giờ cũng là lý tưởng
và mục tiêu mà loài người hằng vươn tới; nó tồn tại và biến thiên, ngày càng thể hiện sức
sống mãnh liệt của mình trong suốt tiến trình đi lên của xã hội loài người.
Tư tưởng nhân văn không chỉ ảnh hưởng đến thế giới nói chung mà còn mang sức
ảnh hưởng rất lớn đối đất nước Việt Nam chúng ta. Nhờ sự thấm nhuần tư tưởng nhân
văn của Bác Hồ, Người đã dẫn dắt chúng ta cùng đấu tranh, chiến thắng giặc ngoại xâm
và tiến đến tự do. Như vậy, tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh không chỉ ảnh hưởng
đến con người Bác mà còn trực ảnh hưởng đến vận mệnh dân tộc, mở ra một lối sống
mới, một tương lai mới cho người dân Việt Nam.

2. Mục đích nghiên cứu


   Tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh rất phong phú, đa dạng, rất cô đọng, khái
quát, lại rất cụ thể mà không hề trừu tượng, gần gũi với cuộc sống con người và ai cũng
có thể áp dụng được để tự hoàn thiện tính người, hoàn thiện nhân cách làm người. Đó là
toàn bộ những quan điểm, đạo đức và chính trị bắt nguồn từ con người với nhu cầu được
giải phóng đất nước, được độc lập, con người được tự do, hạnh phúc. Suốt cuộc đời đấu
tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến luân lý cách mạng, đạo đức làm người.
Người nêu những tiêu chuẩn về đạo đức cách mạng, và chính Người là một kiểu mẫu về
đạo đức cách mạng. Tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở lòng nhân ái cao
cả. Lòng nhân ái của Người là sự kết tinh truyền thống nhân ái tiến bộ của dân tộc Việt
Nam với chủ nghĩa nhân văn cộng sản. Lòng nhân ái của Người không phải là lòng
thương người siêu giai cấp, trừu tượng mà là tình thương yêu giai cấp đối với giai cấp vô
sản và nhân dân lao động, những lớp người bị áp bức bóc lột. Lòng nhân ái của Chủ tịch
Hồ Chí Minh thể hiện bằng hành động cách mạng, đấu tranh xóa bỏ ách thống trị của đế
quốc, thực dân, giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Lý tưởng, mục tiêu phấn đấu
của Người là hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người dân Việt Nam và
nhân dân lao động thế giới, hướng tới giải phóng nhân loại cần lao và bị áp bức. Cuộc đời
hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thắm đượm tư tưởng vì nhân dân, vì
nhân loại. Qua bài tiểu luận này em mong muốn được hiểu hơn về lối sống, suy nghĩ tư
tưởng nhân văn của Bác. Không chỉ vậy mà còn rút ra được những bài học quý giá cho
bản thân.
3. Kết cấu của đề tài
A. Mở đầu
B. Nội dung
1/ Nhưng hiểu biết về tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh
1.1. Lý tưởng nhân văn.
1.2. Tình cảm nhân văn.
1.3.Hành động nhân văn.
1.4. Lối sống nhân văn.
1.5. Giáo dục nhân văn.
1.6.Pháp trị nhân văn.
2/ Bài học (giá trị sống) của bản thân sau khi nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Hồ
Chí Minh
2.1. Bài học về lý tưởng nhân văn.
2.2. Bài học về tình cảm nhân văn.
2.3. Bài học về hành động nhân văn.
2.4. Bài học về lối sống nhân văn
2.5. Bài học về giáo dục nhân văn.
2.6. Bài học về pháp trị nhân văn.
C. Kết luận.
D.Các nguồn tham khảo
B. Nội dung
1/ Những hiểu biết về tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh.
1.1.Lý tưởng nhân văn
Nói đến Hồ Chí Minh là phải nói tới lý tưởng sống cao đẹp của Bác. Đó là lý tưởng
sống cao đẹp có văn hóa: sống là để cống hiến, phục vụ cho Tổ quốc, nhân dân, nhân
loại.Trong lý tưởng của Bác, lòng nhân đạo luôn giữ vị trí hành đầu, thương yêu, quý
trọng con người.Trong văn bản LV(giáo trình TTHCM), khi trả lời nữ phóng viên người
Cuba bác đã khẳng định”Đồng chí muốn biết tình cảm của tôi đối với miền Bắc và đối
với miền Nam phải không? Tôi yêu đồng bào ở miền Bắc cũng như yêu đồng bào ở miền
Nam. Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi.”. Bác yêu đồng bào của mình không kể già trẻ,
gái trai,hay vùng miền. Trước cách mạng, trong kháng chiến, Bác luôn có thái độ nghiêm
túc, thận trọng đối với vấn đề khởi nghĩa, tranh thủ khả năng phát triển hòa bình để hạn
chế sự đổ máu cho nhân dân ta và nhân dân các nước. Lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám
năm 1945, Bác chủ trương chủ yếu sử dụng bạo lực chính trị. Đó là cuộc cách mạng ít đổ
máu nhất. Sau Cách mạng Tháng Tám, Bác đã cố gắng làm tất cả những gì có thể làm
được để tránh cuộc chiến tranh Việt - Pháp. Nhưng khi bọn thực dân hiếu chiến quyết gây
ra chiến tranh để buộc dân ta sống kiếp đời nô lệ, mất nước thì Bác kêu gọi cả dân tộc
đứng lên chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì nền hòa bình và phẩm giá của nhân
loại tiến bộ. Bác luôn coi sinh mạng con người là quý giá nhất.Bác quý trọng sức dân, của
dân; trọng người tài, đức, trân trọng "người tốt, việc tốt" dù rất nhỏ". Bác trân trọng từng
ý kiến của dân, lắng nghe dân, học hỏi dân, bàn bạc với dân, tự phê bình trước dân, trả lời
ý kiến của dân, tôn trọng và chấp hành nghiêm minh pháp luật.
Luôn thương yêu con người, nên Bác Hồ luôn khát khao hòa bình, một nền hòa bình
thật sự, trong độc lập, tự do:” Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao
cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”(trích văn bản LVII, giáo trình TTHCM).Câu nói
thật giản dị mà thấm đậm triết lý cao sâu! "Ham muốn tột bậc" của Bác Hồ chính là khát
vọng của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh suốt 80 năm chống ách thống trị của chủ nghĩa
thực dân và phong kiến để giành lại độc lập, tự do và xây dựng cuộc sống mới. "Ðộc lập,
tự do, hạnh phúc" là lý tưởng chiến đấu, là lẽ sống, là hệ giá trị vô giá mà Bác Hồ đề ra
cho việc xây dựng đất nước, trước đây cũng như hiện nay. Vì lý tưởng ấy, vì hệ giá trị ấy
mà nhân dân ta đã đi theo Ðảng làm Cách mạng tháng Tám thành công, tiến hành hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, và ngày nay đang tiến
bước trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội."Ham muốn tột bậc" của Bác không chỉ
là câu nói xuất phát từ đáy lòng mà còn là mục tiêu hành động nhất quán của Người, một
người suốt đời vì nước, vì dân, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Với Bác, không có
hạnh phúc nào lớn hơn là hạnh phúc được phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc và nhân
dân.
Bác yêu dân tộc của mình, muốn cống hiến cả cuộc đời của mình cho dân tộc:”Suốt
đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù
phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không
được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.(trích văn bản LX, giáo trình TTHCM). Bác
đã cống hiến cả cuộc đời của mình, lòng thương yêu con người gắn chặt với tình yêu Tổ
quốc và dân tộc đã thúc giục Bác ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, cho đến cuối đời
Bác vẫn tiếc rằng”không phục vụ được lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Cả cuộc đời của Bác
không màng danh lợi, cống hiến cho đất nước, dẫn dắt dân tộc ta đi đến tự do, độc lập.
Dù trải qua bao gian khổ, đắng cay, nhưng vì lòng yêu nước thương dân, Bác vẫn cam
chịu. Như vậy tấm lòng yêu nước, thương dân của bác quả là to lớn.
1.2. Tình cảm nhân văn
Tình cảm của Hồ Chí Minh trước hết bắt nguồn từ sự thấu hiểu tình cảnh và hoàn
cảnh đang sống của con người. Bác. Khi trả lời nữ phóng viên người Cuba Bác đã nói:”
Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng
của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”(trích văn bản LIV, giáo
trình TTHCM). Bác đặt mình vào vị trí của người dân, ai cũng có 1 nỗi khổ riêng của
mình để thấu hiểu hoàn cảnh sống, suy nghĩ của họ. Từ những nỗi khổ riêng đó Bác gộp
lại thành nỗi khổ của bản thân. Bác chưa thể cho nhân dân mình được một cuộc sống ấm
no, hạnh phúc, có một cuộc sống độc lập, tự do, tự chủ đó chính là nỗi khổ của Bác. Năm
1945, nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, đó là “giặc đói-giặc dốt-giặc ngoại xâm”. Bác
ăn cơm hay làm gì cũng không khỏi động lòng, thương cho dân tộc mình:”Lúc chúng ta
nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng.”(trích văn bản
số LVI, giáo trình TTHCM). Bác dành cả cuộc đời mình cho dân tộc, tìm kiếm một con
đường dẫn đất nước ta tới độc lập tự do nên Bác cũng không có thời gian để lập cho mình
một gia đình riêng. Nhưng đối với Bác đất nước Việt Nam luôn được Bác coi là một đại
gia đình của mình. Trong bức thư gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng Bác đã viết:”Ngài biết rằng
tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả
thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một
đoạn ruột.” Bác coi mỗi người dân Việt Nam là một người con, một người cháu của Bác.
Mỗi một người ra đi thì cũng như Bác mất một người con. Cho đến cuối đời, trong di
chúc của Bác, Bác nói:”Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn
Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng./Tôi cũng gửi lời chào
thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên nhi đồng quốc tế.”.Như
vậy, trước lúc ra đi Bác vẫn muốn lan tỏa tình cảm yêu thương, quý mến của mình không
chỉ cho riêng dân tộc Việt Nam mà còn cho cả các bằng hữu quốc tế. Sau khi Bác mất,
Bác còn mong muốn một nguyện vọng rằng:”Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp
sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.” Tình
cảm Bác dành cho mọi miền là như nhau không thiên vị bất cứ ai. Bác muốn rằng sau khi
mất tro của Bác được chia đều cho ba miền Tổ quốc, như vậy Bác muốn rằng miền nào
cũng có sự hiện diện của Bác, muốn rằng dù ở đâu cũng cảm nhận được tình thương yêu
ấm áp của Bác.

1.3. Hành động nhân văn


Theo Bác lòng yêu thương nhân dân phải đi đôi với cả hành động thiết thực. Trong
suốt cuộc đời của Bác, Người đã có những hành động đẹp đẽ và đáng để noi gương. Năm
1945, khi đất nước chúng ta đối diện với nạn đói. Hàng trăm, hàng nghìn người chết đói
mỗi ngày, Bác đã kêu gọi mọi người nêu cao tinh thần “nhường cơm, sẻ áo” cứu giúp
đồng bào: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi
động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hiện trước: Cứ 10
ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân
nghèo.Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau,
khỏi đến nỗi chết đói.”(trích văn bản LVI, giáo trình TTHCM). Bác vừa là người đề là ra
chính sách, vừa là người thực hiện đầu tiên và làm gương cho mọi người dân noi theo.
Nếu bữa dùng cơm với khách mà trùng bữa nhịn, ngày hôm sau Bác sẽ tự nhịn bù. Như
vậy Bác vừa là bộ não, vừa là đầu tàu dẫn dắt cả đất nước đi theo. Bác là một tấm gương
sáng để cả dân tộc Việt Nam noi gương. Không chỉ vậy, Bác còn lên sẵn kế hoạch sau khi
mình mất vô cùng ý nghĩa:”Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến
thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong
cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão.”(Trích văn
bản LX, giáo trình TTHCM). Sau khi Bác mất những việc mà Bác đề ra vừa có ích là gây
rừng, đẩy mạnh nông nghiệp vừa mang ý nghĩa là tấm lòng của những người đến thăm
Bác. Bác thật sáng suốt khi nghĩ ra những hành động ý nghĩa đến vậy.
1.4. Lối sống nhân văn
Từ trước đến nay, qua sách báo, qua những cuốn tự truyện hay qua những thước
phim tư liệu về Bác, ta đều thấy rằng Bác là người có lối sống giản dị, tiết kiệm, thanh
tao, khiêm nhường và văn minh. Bác dành cả cuộc đời mình đi tìm đường cứu nước
nhưng không hề màng đến công danh, phú quý. Ta thấy điều này được thể hiện rõ nhất
khi Bác trả lời những nhà báo nước ngoài:”Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh
phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải
gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận.
Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui./ Riêng phần tôi thì làm một cái nhà
nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ
già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi.”. Đối với Bác, khi đảm
chức vụ Chủ tịch nước là phải ra sức, hết mình vì Tổ quốc, dân tộc mà không phải vì đây
là chức vụ to lớn nhất rồi mà lơ là việc nước, việc dân.Ngay cả khi Bác mất, Bác cũng
không muốn người dân vì mình mà lãng phí thời gian và tiền bạc:”Sau khi tôi đã qua đời,
chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân
dân.Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng”
sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không
tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.”. Tới tận khi mất bác
vẫn nghĩ cho dân, cho Tổ quốc, quả là một con người đáng khâm phục.
Không chỉ vậy ta luôn biết rằng Bác luôn tôn trọng người tốt, việc tốt.Sinh thời,
Bác từng nói: “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng
hoa đẹp...”. Người luôn cho rằng: “Những chiến công và thành tích nổi bật, vang dội thì
ai cũng có thể thấy. Còn những việc nhỏ, bình thường nhưng ích nước, lợi dân thì hay bị
xem thường”. Vì vậy, mỗi khi đọc báo, bản tin hay nghe đài, thấy có gương người tốt
việc tốt, Người thường đánh dấu lại, yêu cầu xác minh và thưởng Huy hiệu cho những
gương người tốt đó. Bác còn là người sống vô cùng gần gũi với nhân dân, quần chúng,
hòa mình và gắn bó với thiên nhiên. Sau khi Bác mất, Người muốn được gần gũi với
thiên nhiên và nhân dân nhất có thể:”Đồng bào mỗi miền nên chọn 1 quả đồi mà chôn
hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây 1 ngôi nhà giản đơn,
rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.”. Như vậy
không chỉ muốn tốt cho thiên nhiên mà Bác còn mong muốn những người yêu quý mình
khi đến thăm có thể gần gũi, thoải mái nhất có thể.
1.5. Giáo dục nhân văn.
Đối với việc giáo dục nhân văn Bác hướng tới sự giáo dục văn minh, nâng đỡ phát
huy cái tốt, cái thiện, nêu gương người tốt, việc tốt tránh vùi dập lẫn nhau:”Ta phải biết
làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất
dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ
hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho
cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi cái ác, chứ không phải đập cho tơi bời.
Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt
nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc
sống mới.”(trích văn bản LVIII, giáo trình TTHCM). Như vậy chúng ta không chỉ phát
huy cái tốt, chúng ta cần phải biết giúp đỡ, nâng đỡ những người có thói hư tật xấu, giúp
đỡ phần tốt trong con người họ để đẩy lùi cái xấu chứ không phải vùi dập họ.
Không chỉ vậy, Bác còn muốn nâng cao tinh thần đoàn kết, “tối lửa tắt đèn có nhau
của dân tộc”.Chúng ta cần có lòng dạ trong sáng, không được quá sa đà vào chủ nghĩa cá
nhân,đẩy lùi thói hư tật xấu trong mỗi con người:”Đúng là như vậy! Nhân dân ta từ lâu đã
sống với nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình
nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu
bốn biển một nhà./Từ nay về sau, nhân dân ta và Đảng ta phải giữ gìn và phát huy mãi
mãi đạo đức trong sáng ấy. Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ
đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu
mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân. Cho
nên trong khi ta kiên trì và đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, làm cho văn
minh chiến thắng bạo tàn thì đồng thời phải loại trừ những cái xấu xa do chế độ cũ để lại
trong xã hội và trong mỗi con người.”(trích văn bản LVIII, giáo trình TTHCM).

1.6. Pháp trị nhân văn


Đối với việc pháp trị, Bác muốn dùng pháp luật chặt chẽ để răn đe, trừng trị, và
giáo dục con người và quan trọng nhất là tránh dùng nhục hình. Việc đầu tiên mà Bác
muốn đề cập tới chính là phải “phóng tay” phát động quần chúng:”Phóng tay nghĩa là tin
tưởng quần chúng, phát động quần chúng rộng rãi. Có nơi cán bộ không cho quần chúng
tố hết tội ác của địa chủ cường hào gian ác. Không cho quần chúng tố khổ hết thì làm thế
nào biết được địa chủ cường hào gian ác.”. Việc cần làm thứ hai chính là hải biết phân
hóa giai cấp địa chủ, nghĩa là;”trong đám địa chủ có người thế này có người thế khác, nếu
không biết phân hóa, họ sẽ đi với nhau thành một lực lượng chống lại nông dân”. Việc
thứ ba chính là”Phải làm đúng chỉ thị của Đảng, của Chính phủ. Không được làm sai.”.
Ngoài ra chúng ta đặc biệt phải chú ý “tuyệt đối không được dùng nhục hình” bởi “dùng
nhục hình là trái chính sách của Đảng, của Chính phủ, trái tác phong của cách mạng.”
Cuối cùng đó là chỉnh đốn chi bộ bởi” chi bộ là nền tảng của Đảng, của cách mạng ở xã,
nếu không chỉnh đốn chi bộ được tốt thì những phần tử xấu sẽ ngóc đầu lên. Muốn chỉnh
đốn chi bộ tốt, thì những phần tử xấu phải xử trí đúng mức: cần đuổi ra khỏi Đảng thì
đuổi ra, cần cách chức thì phải cách chức, cần hạ tầng công tác thì hạ tầng công tác, có
thể giáo dục thì giáo dục. Việc này là việc quan trọng nhất, tất cả đội phải làm. Muốn xử
trí đúng mức phải dựa vào quần chúng, nếu nói nhất loạt tốt cả, hoặc xấu cả cũng không
được, muốn biết ai tốt, ai xấu phải dựa vào quần chúng.”. Như vậy đường lối của Bác để
pháp trị rất nhân văn và quan tâm đến nhân dân.
2/Bài học (giá trị sống) của bản thân sau khi nghiên cứu về tư tưởng
nhân văn của Hồ Chí Minh
2.1 Bài học về lý tưởng nhân văn
Qua bài học về lý tưởng nhân văn của Bác em thấy mình phải sống hết sức mình
sao cho không phí hoài tuổi trẻ, phí hoài thời gian. Bác Hồ đã sống 1 cuộc sống hết lòng,
hết sức theo đuổi một mục đích cao cả, đó chính là tìm ra con đường cứu nước, cứu dân
tộc khỏi ách đô hộ, sống một cuộc sống tự do, hạnh phúc và có quyền bình đẳng với
nhau. Sống trong thời đại hiện nay, đất nước được độc lập, tự do em thấy mình phải có
trách nhiệm sống sao cho không phí hoài thời gian và phải có kế hoạch làm việc và học
tập một cách hợp lý. Ngoài ra em thấy chúng ta còn cần phải biết đặt ra mục tiêu và phải
biết theo đuổi mục tiêu đó. Điều đó sẽ giúp cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn.
Hiện tại em đã đặt ra mục tiêu của mình là được trở thành một hướng dẫn viên du
lịch, vì vậy ngay từ bây giờ em đã đặt ra được một kế hoạch hợp lý để thực hiện mục tiêu
của mình. Ngoài việc học trên lớp và ở nhà, em còn làm thêm một công việc part-time là
làm nhân viên phục vụ ở quán ăn ở nơi có nhiều người nước ngoài vừa để có thêm kinh
nghiệm giao tiếp, vừa để có thêm thu nhập chi tiêu trong việc học và phụ giúp gia đình.
2.2. Bài học về tình cảm nhân văn
Thông qua bài học nhân văn, em thấy mình cần phải biết quan tâm, yêu thương mọi
người hơn, cần biết trân trọng những người thân trong gia đình mình và cả những người
bạn tốt xung quanh. Không chỉ vậy chúng ta còn cần giúp đỡ những người có hoàn cảnh
kém may mắn hơn mình, đó chính là sự đùm bọc của dân tộc ta.
2.3. Bài học về hành động nhân văn
Qua bài học về những hành động của Bác, em thấy chúng ta cần chung tay để giúp
đỡ những người gặp khó khăn, có hoàn cảnh kém may mắn. Hàng năm chúng ta vẫn có
những chương trình kế hoạch nhỏ để gom góp những sách vở, quần áo cũ để ủng hộ
những đồng bào miền lũ lụt hay vùng núi nhưng có lẽ chỉ như vậy là chưa đủ. Nhà nước
của chúng ta cũng nên mở thêm những dự án, công trình nhằm giúp những bà con nơi đây
đẩy mạnh kinh tế. Như vậy vừa thúc đẩy được nền kinh tế nước ta vừa giúp được tạo
công ăn việc làm cho bà con nghèo.
2.4. Bài học về lối sống nhân văn
Sau khi tìm hiểu về Bác và lối sống của Bác, em đã rút ra được nhiều bài học cho
bản thân và lối sống của mình. Đầu tiên có lẽ chính là việc chi tiêu sao cho hợp lý và tiết
kiệm. Tiết kiệm ngay từ bây giờ không bao giờ là quá sớm bởi trong tương lai chúng ta
không biết điều gì có thể xảy ra. Thứ hai đó chính là việc giúp đỡ người khác. Giúp đỡ
người gặp khó khăn cũng chính là giúp đỡ bản thân mình. Không chỉ vậy mà nó còn thể
hiện lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ nghìn đời “lá lành đùm lá rách”.
Vừa qua chúng ta có thể thấy dịch Covid -19 diễn ra rất phức tạp, nhiều người
không có khẩu trang, không có thuốc rửa tay, nhưng đã có rất nhiều mạnh thường quân
phát khẩu trang miễn phí cho người nghèo. Không chỉ riêng nhân dân, Nhà nước ta cũng
đã có những biện pháp tích cực như đi cách ly miễn phí và miễn phí điều trị, tạo điều kiện
rất thuận lợi cho người dân. Như vậy tinh thần tương thân tương ái luôn hiện hữu ở mọi
người dân.
2.5. Bài học về giáo dục nhân văn
Theo em bài học em rút ra được khi tìm hiểu giáo dục nhân văn đó là luôn phải
phát triển bản thân mình, tiếp cận với nhiều tri thức mới, đi nhiều hơn để tìm hiểu nhiều
hơn. Khi tiếp thu được những nền tảng mới ta có thể hiểu rõ hơn những lỗi sai mình đã
mắc phải và tự tin hơn trên con đường sau này.
2.6. Bài học về pháp nhân văn
Xã hội hiện này càng ngày càng phát triển, nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy xấu,
càng ngày càng nhiều chiêu trò lừa đảo, chiếm đoạt tài sản,... Đối với những trường hợp
phạm pháp, hành vi trái pháp luật, chúng ta cần trừng trị thích đáng để làm gương và răn
đe họ không được tái phạm. Đối với những trường hợp có thể cải tạo, chúng ta cần tạo cơ
hội cho họ được tái giáo dục, hòa nhập cộng đồng, cho họ 1 cơ hội để làm lại cuộc đời.
Nhà nước cũng nên thắt chặt lại các các quy định quản lý nội bộ hơn. Như vậy nhà nước
mới phát triển và dân sẽ tin tưởng hơn.
Trong dịch Covid-19 vừa qua, khi chúng ta cùng nhau đấu tranh chống lại dịch
bệnh thì nhiều con người lại lấy đó làm lý do lừa đảo, kiếm tiền làm giàu cho chính bản
thân. Họ không ngần ngại đẩy giá khẩu trang lên cao gấp 10 lần để kiếm lời, đó là hành vi
trái đạo đức, trái pháp luật. Nhưng nhà nước chúng ta đã nhanh tay dập tắt những con
người đó, bình ổn lại đời sống cho nhân dân. Những kẻ làm trái pháp luật cũng đã chịu
những hình phạt thích đáng cho những hành động của mình.
C. Kết luận
Đất nước chúng ta đang trên đà hội nhập và phát triển vì vậy thanh niên chúng ta
cần phải có đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức. Vì vậy ngay từ bây giờ chúng
ta cần phải rèn luyện bản thân, sống theo lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Là một sinh viên
của trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, em thấy mình cần phải rèn luyện,
trau dồi kiến thức của bản thân, bên cạnh đó là phải biết quan tâm đến những người xung
quanh mình, đến những người có hoàn cảnh khó khăn cần sẻ chia, giúp đỡ. Em sẽ sống
sao cho xứng đáng với những gì mà Bác Hồ để lại.
Mục Lục
A. Mở đầu
BNội dung
1/ Nhưng hiểu biết về tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh
1.1. Lý tưởng nhân văn.
1.2. Tình cảm nhân văn.
1.3.Hành động nhân văn.
1.4. Lối sống nhân văn.
1.5. Giáo dục nhân văn.
1.6.Pháp trị nhân văn.
2/ Bài học (giá trị sống) của bản thân sau khi nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Hồ
Chí Minh
2.1. Bài học về lý tưởng nhân văn.
2.2. Bài học về tình cảm nhân văn.
2.3. Bài học về hành động nhân văn.
2.4. Bài học về lối sống nhân văn
2.5. Bài học về giáo dục nhân văn.
2.6. Bài học về pháp trị nhân văn.
C. Kết luận.
D.Các nguồn tham khảo
D. Các nguồn tham khảo

1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh


2. http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/ho-chi-
minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/tu-tuong-nhan-van-ho-chi-minh-ban-chat-va-nhung-dac-
trung-tong-quat-2532
3. https://voer.edu.vn/m/tu-tuong-nhan-van-ho-chi-minh/e326922a

You might also like