You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TIỂU LUẬN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài

TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀ VẤN ĐỀ


XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Tấn Tài


Sinh viên thực hiện :
1. Nguyễn Hoài Bảo Châu MSSV: 28204651050
2. Vương Nguyên Anh MSSV: 28211152588
3. Phạm Nguyễn Thiên Kim MSSV: 28204601405
4. Lê Thị Mai Nhi MSSV: 28206103628
5. Hà Phước Sơn MSSV: 28214903826
6. Hồ Văn Huỳnh Phát MSSV: 28214600208

Lớp: POS 361U

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2023


MỤC LỤC

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................3
MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
1.Giới thiệu Hồ Chí Minh...........................................................................4
2.Tóm tắt cuộc đời Hồ Chí Minh...............................................................5
CHƯƠNG 1 : VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ
TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HCM.............................................................................6
1. Vai trò, vị trí đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh..................................6
2. Tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh................................8
CHƯƠNG 2 : SV HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC
HCM...............................................................................................................10
1. Thực trạng , đạo đức của sinh viên hiện nay......................................10
1.1 Đạo đức là gì?....................................................................................10
1.2 Thực trạng đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay......................11
1.3 Có những dẫn chứng như sau :..........................................................11
2. Phương pháp, định hướng của sv trong việc học tập tư tưởng HCM......12
CHƯƠNG 3 : TƯ TƯỞNG VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI...12
1. Văn hoá...................................................................................................12
1.1 Quan điểm về vị trí, vai trò của văn hóa trong tư tưởng HCM. .12
1.1.1 Về mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị, xã hội...................13
1.1.2 Đối với mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế............................14
1.2 Tư tưởng HCM về văn hoá.............................................................14
1.3 Phát triển nền văn hoá lên tầm cao mới........................................16
2. Đạo đức...................................................................................................19
2.1 Tư tưởng đạo đức Cách mạng........................................................19
2.2 Nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức HCM...........................19
2.2.1 Đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng 19
2.2.2 Những phẩm chất đạo đức cơ bản.............................................21
3. Những nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức mới..............................22
KẾT LUẬN....................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................25
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Với tấm lòng yêu nước, thương dân, khao khát giành lại độc lập tự do cho đất nước
từ các nước thuộc địa đế quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh sẵn sàng ra đi tìm
đường cứu nước, học tập từ chiến thắng của các cuộc cách mạng dân tộc tiêu biểu
trên thế giới để đúc kết được phương pháp và áp dụng cho dân tộc Việt Nam. Chính
nhờ sự khao khát tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu. Người nhận ra được tình yêu đất
nước, yêu độc lập tự do của nhân dân Việt Nam rất lớn và nhân dân cả nước luôn
sẵn lòng cùng nhau đoàn kết chống lại giặc ngoại xâm. “Dân ta có một lòng nồng
nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng
mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ
bán nước và lũ cướp nước”, từ thực tiễn lịch sử đó, Hồ Chủ tịch đã khẳng định đoàn
kết là một trong các truyền thống quí báu của dân tộc ta đã được hun đúc trên nền
tảng lòng yêu nước nồng nàn của các thế hệ người Việt Nam.
Để góp phần nhìn nhận lại một lần nữa những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về đại đoàn kết toàn dân tộc và cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam chung tay vận
dụng những tư tưởng của Người trong việc thực hiện tốt tinh thần đoàn kết của dân
tộc Việt Nam, em xin thực hiện đề tài : “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
toàn dân tộc và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay” làm bài tiểu luận kết thúc học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh.
MỞ ĐẦU
1.Giới thiệu Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh (1890-1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, là một nhà cách
mạng và chính khách người Việt Nam. Ông là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, từng là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Thủ tướng Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa trong những năm 1945-1955, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao
động Việt Nam từ năm cho đến khi qua đời. Ông là một nhà lãnh đạo phong trào
độc lập Việt Minh tiến hành Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ông cũng là người
đã soạn thảo, đọc bản Tuyên ngôn độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, và trở thành Chủ tịch nước sau cuộc tổng tuyển cử năm 1946. Trong giai đoạn
diễn ra chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh là nhân vật
chủ chốt trong hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau khi qua đời, thành phố Sài Gòn được đổi
tên thành Thành phố Hồ Chí Minh để tôn vinh ông cũng như sự kiện này
2.Tóm tắt cuộc đời Hồ Chí Minh
- Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở
làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống
đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã
hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên
thiếu. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính
trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào
yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước.
Tháng 6-1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến
nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với
những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động
kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách
mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc
tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận
rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công
nhân Pháp. Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại
Pháp, Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An
Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của
dân tộc Việt Nam. Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước,
triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường
lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng
vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi
nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2-9-1969, mặc dù đã được các giáo
sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ
79 tuổi. Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của
một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi
lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân
dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và
công lý trên thế giới.
CHƯƠNG 1 : VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ TƯỞNG
ĐẠO ĐỨC HCM
1. Vai trò, vị trí đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp đạo đức truyền thống của dân tộc
với tinh hoa đạo đức của nhân loại, giữa phương Đông với phương Tây, được hình
thành và phát triển từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.
Nhận thức sâu sắc vai trò của đạo đức cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân
tộc,trang đầu của tác phẩm Đường cách mạng viết năm 1927 Hồ Chí Minh đã dành
để viết vềTư cách người cách mạng. Người yêu cầu người cách mạng phải biết hy
sinh ít lòng ham muốn về vật chất, không ngại gian khổ khó khăn, thậm chí có thể
phải hy sinh tính mạng của mình cho sự nghiệp chung. Người cách mạng phải rất
khiêm tốn, không hiếu danh, không kiêu ngạo, cả quyết sửa lỗi mình, cẩn thận mà
không nhút nhát, nếu thấy việc đúngthì phải quyết tâm làm và phải chịu trách nhiệm
trước việc mình làm. Quần chúng tin và theo cách mạng trước hết họ tâm phục đạo
đức, gương hy sinh của người cách mạng. Họ thống nhất trong ý thức đạo đức sẽ
tạo sức mạnh vô địch trong hành vi đạo đức, có thể lấy nhân nghĩa mà thắng hung
tàn, đem trí nhân mà chế ước cường bạo.Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là nền
tảng của người cách mạng. Theo Hồ Chí Minh thì đối với con người, sức có mạnh
mới gánh được nặng và đi được xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng
mới hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Người từng viết: “Cũng như sông thì có
nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc
thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi
mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ngày
càng giữ vị trí nổi bật trong công cuộc xây dựng đời sống tinh thần của xã hội, góp
phần quan trọng để điều chỉnh hành vi con người, xây dựng đạo đức mới, con người
mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Hồ Chí Minhlà một lãnh tụ đặc biệt quan tâm tới
đạo đức cách mạng, Người là hiện thân của đạo đức cách mạng, nêu gương cho toàn
Đảng, toàn dân ta.Đạo đức được Hồ Chí Minh xem xét toàn diện bao gồm đạo đức
công dân, cán bộ, đảng viên, người đứng đầu, chủ chốt. Đạo đức được nhận diện từ
môi trường gia đình, công sở, xã hội; trong các mối quan hệ với mình, với người,
với việc. Đạo đức Hồ Chí Minh có giá trị dân tộc và nhân loại, có ý nghĩa lịch sử,
hiện tại và tương lai. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan
điểm cơ bản và toàn diện về đạo đức, baogồm: vị trí, vai trò, nội dung của đạo đức;
những phẩm chất đạo đức cơ bản và những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới;
yêu cầu rèn luyện đạo đức với mỗi người cách mạng.
- Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng.
Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc “tư cách một
người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện chủ yếu
trong 3 mối quan hệ: với mình, với người và với việc. Người viết: “Làm cách mạng
để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng
là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức
có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức
cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Với
mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người,
như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như sông thì có
nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc
thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi
mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng
giúp cho con người vững vàng trong mọi thửthách. Người viết : “có đạo đức cách
mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước”; “khi gặp thuận
lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, mới “lo
trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; “lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn
cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không
hủ hóa”. Với yêu cầu đó, Hồ Chí Minh nêu ra năm điểm đạo đức mà người đảng
viên phải giữ gìn cho đúng, đó là:
+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân.
+ Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng.
+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh
giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu.
+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết.
+ Hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng
nghe ý kiến của quần chúng. Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu
cầu phải xây dựng Đảng ta thật trongsạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”.
Người thường nhắc lại ý của V. I. Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ,
danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại. Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề
cập một cách toàn diện. Người nêu yêu cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và
các nhóm xã hội, trên mọi lĩnh vực hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến
xã hội, trong cả ba mối quan hệ của con người: đối với mình, đối với người, đối với
việc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đức của cán
bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền. Trong bản Di chúc
bất hủ, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải
thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô
tư”.
2. Tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thật
trongsạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”. Người thường nhắc lại ý của
V.I.Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc
và thời đại.Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trở thành tài sản tinh thần vô giá đối với
Đảng, với nhân dân đó là bởi tấm gương đạo đức cao đẹp của Người. Tấm gương
đó được thể hiện qua hoạt động, hành vi và lối sống, qua các mối quan hệ với con
người, với công việc, trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày. Ở đâu, lúc nào, với mọi đối
tượng khác nhau, Người cũng là hiện thân sinh động của tính nhất quán giữa nói và
làm, tính trung thực và sự khiêm tốn; tính kiên định về yêu cầu và niềm tin gắn liền
với tính linh hoạt và uyển chuyển trong phương pháp đối nhân xử thế; lòng dũng
cảm, sự sáng suốt, đức hy sinh và nghị lực phi thường vượt lên mọi khó khăn, thử
thách; sự ân cần, chu đáo, lòng khoan dung độ lượng đầy tính nhân ái, vị tha đối với
mỗi con người. Đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là tình người mênh mông, nâng
niu giá trị con người, là tình nghĩa thủy chung son sắt. Suốt đời Người sống một
cuộc sống đạm bạc mà tao nhã vô cùng. Người chỉ viết và nói những lời, những chữ
mộc mạc bình dị không màu mè tô vẽ nhưng đi thẳng vào lòng người. Với Chủ tịch
Hồ Chí Minh, đạo đức cốt ở thực hành đạo đức, nêu gương đạo đức trong lao động,
trong đấu tranh cho tình thương và lẽ phải, cho cái hay, cái tốt. Đó là niềm tin vào
chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một
nhà tư tưởng lớn mang tầm vóc thời đại, danh nhân văn hóa thế giới, cốt cách hiền
triết Á Đông, tiêu biểu cho tinh hoa dân tộc. Tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ
Chí Minh có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong Di chúc, phong cách Hồ Chí Minh
được thể hiện cả ở tư tưởng, đạo đức và ngôn ngữ biểu cảm của Người. Có thể nói,
“phong cách Hồ Chí Minh chính là con người Hồ Chí Minh”. Phong cách Hồ Chí
Minh là phong cách của một lãnh tụ chính trị, thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn cao
cả và triết lý hành động vì con người của một nhà văn hóa lớn. Đó cũng là phong
cách một vĩ nhân, của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng nhưng không xa lạ, khác
thường mà gần gũi, chân tình, thấu hiểu mọi người, hóa thân vào nhân dân và toát
lên một kiểu mẫu văn hóa làm người trong thời đại mới. Với ý nghĩa là nền tảng tư
tưởng cho việc xây dựng nền đạo đức mới, thực hành theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh thực sự là giải pháp quan trọng nhất, giúp xác lập lại vị trí, vai trò của đạo đức
- yếu tố gốc rễ, nền tảng tinh thần của mỗi con người. Chủ tịch HồChí Minh quan
niệm đạo đức là gốc của mỗi người, trước hết là các cán bộ, đảng viên, khẳng định
đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của con người, cũng giống như gốc của
cây, ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới
cónước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng
không lãnh đạo được nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức tạo ra
sức mạnh, là nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc, phẩm chất, uy tín
của mỗi con người. Người cho rằng, mọi việc thành công hay thất bại, chủ yếu là do
cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không và “Tuy năng lực và công việc
của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ
được đạo đức đều là người cao thượng”.Đạo đức cách mạng giúp người cách mạng
đứng vững trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn hay thuận lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh
nêu rõ: có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng không sợ
sệt, rụt rè, lùi bước..., khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững tinh thần gian
khổ, chất phác, khiêm tốn, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, không kèn cựa về mặt
hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa. Đó
là đạo đức cách mạng, là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng
của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loàingười.Tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh là cơ sở những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con ngườiViệt
Nam hiện tại và tương lai. Mỗi một mô hình xã hội mới đòi hỏi phải có những con
người mới cụ thể, với những phẩm chất năng lực cụ thể để xây dựng và phát triển
xã hội đó. Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện tại và tương lai
chắc chắn phải trải qua một quá trình khó khăn, gian khổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh
xác định rõ, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có những con người
xã hội chủ nghĩa. Đó là những con người vừa có đức, vừa có tài, vừa “hồng”, vừa
“chuyên”. Riêng về khía cạnh đạo đức, đó trước hết là những người có tinh thần yêu
nước, thương dân, đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên hết, trước hết. Đó là
những người luôn luôn gắn bó với nhân dân, yêu thương, kính trọng nhân dân và do
đó được nhân dân yêu mến, quý trọng, được dân tin, dân phục, dân yêu. Đó phải là
những con người có ý thức trách nhiệm với công việc, có tinh thần lao động siêng
năng, cần cù, lao động với năng suất và chất lượng cao, tạo ra nhiều của cải cho xã
hội. Đó đồng thời phải là những con người có tinh thần tiết kiệm, biết tiết kiệm sức
người, sức của, tiết kiệm thời gian cho đất nước và nhân dân. Tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh là cơ sở để xây dựng những nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của
con người Việt Nam hiện đại.Nhiều lý thuyết đạo đức, bài học đạo đức đã được
tuyên truyền, nhưng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” trong những năm trước đây mới chỉ đạt được phần nào kết quả, chưa đáp
ứng đòi hỏi thực tiễn và yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng
lớp nhân dân.Để hình thành được các chuẩn mực đạo đức, không phải là điều một
sớm, một chiều, dễ dàng có được, mà phải trải qua một quá trình tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức. Đó chính là quá trình trên cơ sở đã nhận thức thấu đáo vị trí, vai trò
của đạo đức, sự cần thiết phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, mỗi người trở thành chủ
thể của quá trình tự giáo dục đạo đức, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo những
chuẩn mực chung của xã hội.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho chúng ta những
nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của mỗi con người,
Người đã nêu gương thực hành những nguyên tắc đó trong quá trình chỉ đạo xây
dựng nền văn hóa mới, nền đạo đức mớicủa Việt Nam. Đó là các nguyên tắc nói đi
đôi với làm, phải nêu gương đạo đức; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.Đạo đức
không phải là cái nhất thành bất biến, không phải là điểm đến, chỉ cần phấn đấu
vươn tới một lần là xong xuôi, mà là quá trình tu dưỡng, rèn luyện suốt đời. Một
nền đạo đức mới chỉ có thể xây dựng trên cơ sở sự tự giác tu dưỡng đạo đức của
mỗi người.Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời đã gần nửa thế kỷ, nhưng tư tưởng và tấm
gương đạo đức của Người vẫn có giá trị thời sự đối với sự nghiệp đổi mới đất nước
hôm nay và mai sau, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh, là nền tảng tinh thần cho xây dựng nền đạo đức mới ở trong hiện tại và tương
lai ở Việt Nam.
CHƯƠNG 2 : SV HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC
HCM
1. Thực trạng , đạo đức của sinh viên hiện nay
1.1 Đạo đức là gì?
Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm những
nguyên lý, quy tắc chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với
người khác và với cộng đồng. Đạo đức không phải là một phạm trù trừu tượng do
thượng đế sinh ra, mà là một phạm trù lịch sử. Đạo đức ra đời, phát triển do nhu cầu
của xã hội, nhằm duy trì, phát triển quan hệ xã hội đã được xác lập.
1.2 Thực trạng đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn
và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo
đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Thực tế
cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh
giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởng…với
lối sống ích kỉ, thực dụng…đang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh những hệ giá trị mới
được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập
vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ học sinh, sinh
viên.
1.3 Có những dẫn chứng như sau :
-Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn
đăng tải trên Internet. Trong clip này một cô bé đang bị nữ sinh tóc ngắn vừa đánh
tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu “dạy dỗ” rất anh chị. Trong khi đó nhiều học
sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này. Một
thái độ vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng trước tình trạng
gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên các
phương tiện truyền thông.
-Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông
lên bục giảng chém trọng thương. Bên cạnh đó, tình trạng sống thử và quan hệ tình
dục trước hôn nhân ngày càng tăng cao. Đồng thời tình trạng nạo phá thai cũng
đang ở mức báo động.
-Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều bạn sinh viên đã nỗ lực hết mình cho việc học tập.
Nhiều bạn đã đem hết tài năng và trí tuệ của mình để mang vinh quang về cho Tổ
Quốc trong các cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế như: robocon châu Á Thái Bình
Dương, cuộc thi Olympic toán và vật lí quốc tế.
-Đáng xúc động hơn có những bạn sinh viên xuất thân trong những gia đình nghèo
khó nhưng biết vượt lên hoàn cảnh để vươn tới tầm cao của tri thức. Ngoài việc học
tập, các bạn đã làm tất cả những công việc để có tiền phụ giúp cha mẹ.Các bạn mãi
là những bông hoa đẹp trong vườn hoa của dân tộc Việt Nam - một tương lai tươi
sáng đang chờ các bạn ở phía trước. Các bạn cũng chính là những người tiếp thu và
thực hành tốt tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vì trong trái tim các bạn luôn tâm
niệm rằng “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ
Quốc hôm nay
2. Phương pháp, định hướng của sv trong việc học tập tư tưởng HCM
Với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng rất quan t rộng , vì họ là "người chủ tương lai của
nước nhà"; là cái cầu nối giữa các thế hệ - "người tiếp sức cách mạng cho thế hệ
thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai".
Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức và
chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức của sinh viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh
quan tâm từ rất sớm.
Nhấn mạnh vai trò của đạo đức trong đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội. Hồ
Chí Minh không phân biệt đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường, đạo đức cán
bộ và đạo đức công dân. Người chỉ rõ, trong xã hội mỗi người có công việc, tài
năng và vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được
đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.
- Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh
Cũng như với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân khác, đối với tầng lớp
sinh viên, thanh niên trí thức, Hồ Chí Minh đã sớm xác định những phẩm chất đạo
đức cần thiết để họ có phương hướng phấn đấu rèn luyện.
Trong công tác, sinh hoạt, cuộc sống đời thường, hội viên, sinh viên cần:
Dành thời gian thỏa đáng tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách và tấm gương Hồ
Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm.
Tự soi mình, sửa mình và rèn luyện, tạo được thói quen cho bản thân làm theo lời
Bác dạy.
Phấn đấu trở thành tấm gương sáng về nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính trung
thực, luôn nói đi đôi với làm để cho người khác noi theo.
Tham gia tích cực, hiệu quả các phong trào của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các
cấp. Phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" với các tiêu chí:
Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Tình nguyện tốt, Hội nhập tốt.
CHƯƠNG 3 : TƯ TƯỞNG VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI
1. Văn hoá
1.1 Quan điểm về vị trí, vai trò của văn hóa trong tư tưởng HCM
Từ những cơ sở khách quan, khoa học, Hồ Chí Minh đã sớm đưa ra khái niệm văn
hóa, quan điểm xây dựng nền văn hóa dân tộc. Người đúc kết nội hàm khái niệm
văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn
hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà
loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn”. Khái niệm văn hóa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra đã khái quát nội
dung rộng nhất của phạm trù văn hóa, bao hàm các hoạt động vật chất và tinh thần
của con người cùng với các giá trị mà con người sáng tạo ra; đồng thời, khái niệm
văn hóa của Người cũng chỉ ra nhu cầu sinh tồn của con người với tư cách chủ thể
hoạt động của đời sống xã hội chính là nguồn gốc, động lực sâu xa của văn hóa. Về
vị trí, vai trò của văn hóa, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa đứng ngang hàng
với các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà
có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh
tế, xã hội, văn hóa”. Quan trọng hơn nữa, Người đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ
giữa văn hóa với các lĩnh vực khác. Văn hóa không thể đứng ngoài “mà phải ở
trong kinh tế và chính trị” và ngược lại kinh tế, chính trị cũng nằm “trong văn hóa”.
Đời sống xã hội được xây dựng, kết cấu đan cài từ bốn lĩnh vực: chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội; trong đó, văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội, là lĩnh
vực thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội. Từ đó, một trong những vấn đề cơ
bản, hệ trọng đặt ra là phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lĩnh vực văn hóa
với chính trị, kinh tế, xã hội.
1.1.1 Về mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị, xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và ở trong
chính trị; chỉ khi chính trị, xã hội được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng;
chính trị mở đường cho văn hóa phát triển, để văn hóa phát triển tự do, phải làm
cách mạng chính trị trước. “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy... dưới chế độ thực dân
và phong kiến, nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể
phát triển được”. Văn hóa phải tham gia vào nhiệm vụ chính trị tức là tham gia vào
các hoạt động cách mạng, tham gia kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Văn
hóa tham gia kháng chiến tức là văn hóa không đứng ngoài mà ở trong cuộc kháng
chiến thần thánh của dân tộc và cuộc kháng chiến trở thành cuộc kháng chiến có
văn hóa.
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện cách mạng trên lĩnh vực văn hóa là
một nhiệm vụ rất quan trọng. Mặt trận văn hóa, văn nghệ không chỉ diễn ra trong
chống giặc ngoại xâm, mà còn cả ở công cuộc rất khó khăn, phức tạp là chống giặc
nội xâm, “giặc ở trong lòng”, chủ nghĩa cá nhân với những biểu hiện như tham ô,
nhũng nhiễu, lãng phí, lười biếng, quan liêu,... Vì thế, mối quan hệ giữa chính trị và
văn hóa trong cách mạng xã hội chủ nghĩa thể hiện càng sâu sắc hơn, hai lĩnh vực
phải được tiến hành cùng lúc, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
1.1.2 Đối với mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát
triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế? Tục ngữ ta
có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước”. Quan điểm của
Người chỉ rõ kinh tế chính là cơ sở của văn hóa; do đó, kinh tế phải đi trước một
bước, phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây
dựng và phát triển văn hóa.
Văn hóa thuộc kiến trúc thượng tầng, vì thế phải dựa trên sự kiến thiết, phát triển
của cơ sở hạ tầng của xã hội thì mới kiến thiết được và có đủ điều kiện để phát triển
văn hóa. Đồng thời, đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta
đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn
hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước
hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Quan điểm này của Người
khẳng định rằng văn hóa có tính tích cực, chủ động, là động lực của kinh tế và chính
trị, vì thế văn hóa phải ở trong kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
Những luận điểm toàn diện và sâu sắc này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng
cho quan điểm hiện nay của Đảng ta; khẳng định xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách
mạng, đất nước, nhân dân, chủ trương của Đảng ta luôn nhất quán là: tăng trưởng
kinh tế không phải là mục tiêu duy nhất, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát
triển văn hóa, giữ gìn bản sắc tốt đẹp của văn hóa dân tộc và giải quyết những vấn
đề an sinh xã hội; văn hóa là nguồn lực, động lực của phát triển. “Văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan
trọng để phát triển đất nước, xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng
trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta”.
1.2 Tư tưởng HCM về văn hoá
* Thứ nhất, đặc trưng của văn hóa, con người Việt Nam là nền văn hóa thấm
đẫm tính dân tộc, hiện đại và nhân văn.
- Trong Đề cương về văn hóa do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo, được Đảng
ta ban hành vào năm 1943 đã nhấn mạnh ba thành tố đặc biệt quan trọng của văn
hóa là: tư tưởng, học thuật và nghệ thuật. Bên cạnh đó, Đảng ta cũng đã đề ra ba
nguyên tắc vận động để xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học và đại
chúng. Đây cũng chính là ba nguyên tắc xuyên suốt trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về nền văn hóa Việt Nam. Theo Người, nền văn hóa Việt Nam là nền văn
hóa có gốc rễ, cội nguồn từ truyền thống văn hóa dân tộc, thể hiện tâm hồn, cốt
cách, bản sắc của con người Việt Nam. Nền văn hóa ấy kế thừa truyền thống văn
hóa của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là truyền
thống yêu nước thương nòi, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng; tinh thần nhân ái
khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù sáng tạo trong lao động sản
xuất; tinh thần dũng cảm, kiên cường bất khuất, mưu trí, gan dạ trong chống giặc
ngoại xâm của con người Việt Nam.
* Thứ hai, vị trí, vai trò của văn hóa trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác.
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa đứng ngang hàng với các lĩnh vực hoạt động
khác của xã hội: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú
ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”. Quan
trọng hơn nữa, Người đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa với các lĩnh vực
khác. Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị và ngược
lại kinh tế, chính trị cũng nằm trong văn hóa. Đời sống xã hội được xây dựng, kết
cấu đan cài từ bốn lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; trong đó văn hóa là
nền tảng tinh thần của đời sống xã hội, là lĩnh vực thuộc về kiến trúc thượng tầng
của xã hội. Từ đó, một trong những vấn đề cơ bản, hệ trọng đặt ra là phải giải quyết
đúng đắn mối quan hệ giữa lĩnh vực văn hóa với chính trị, kinh tế, xã hội.
- Trong mối quan hệ với chính trị, xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: văn hóa
phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và ở trong chính trị; chỉ khi chính trị, xã hội được
giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng; chính trị mở đường cho văn hóa phát
triển, để văn hóa phát triển tự do, phải làm cách mạng chính trị trước. “Xã hội thế
nào, văn nghệ thế ấy... dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lệ, thì
văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được”. Văn hóa phải tham
gia vào nhiệm vụ chính trị, tức là tham gia vào các hoạt động cách mạng, tham gia
kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Văn hóa tham gia kháng chiến tức là văn
hóa không đứng ngoài mà ở trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và cuộc
kháng chiến trở thành cuộc kháng chiến có văn hóa.
*Thứ ba, văn hóa, con người là động lực, là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng.
- Quan điểm nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa là: Người đã khẳng định
văn hóa là động lực, là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Người yêu cầu văn hóa
phải soi đường cho quốc dân đi; đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc
lập, tự do, tự cường, tự chủ của con người Việt Nam. Văn hóa tạo thành sức mạnh
vật chất, tinh thần thắng ngoại xâm theo tinh thần lấy văn minh thắng bạo tàn. Nếu
kinh tế nâng cao đời sống vật chất, thì văn hóa có tác dụng nâng cao đời sống tinh
thần của Nhân dân. Theo quan điểm đó, với tư cách là hệ giá trị định hướng điều
chỉnh nhận thức tư duy, hành vi của mỗi cá nhân, cả cộng đồng và xã hội, văn hóa
có sức mạnh to lớn: nuôi dưỡng tư tưởng đạo đức và nhân cách con người. Vì thế,
văn hóa, con người luôn là động lực, là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng.
1.3 Phát triển nền văn hoá lên tầm cao mới.
- Quan điểm nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa là: Người đã khẳng định
văn hóa là động lực, là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Người nêu rõ yêu cầu
văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi; đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực
hiện độc lập, tự cường, tự chủ,... Văn hóa tạo sức mạnh vật chất, tinh thần thắng
ngoại xâm theo tinh thần văn minh thắng bạo tàn. Nếu kinh tế nâng cao đời sống vật
chất, thì văn hóa có tác dụng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
- Cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phát triển, nâng tầm văn hóa Việt Nam
còn thể hiện trong việc Người đưa ra quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới
với 5 điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc: “1- Xây dựng
tâm lý: tinh thần độc lập tự cường. 2- Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi
cho quần chúng. 3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của
nhân dân trong xã hội. 4- Xây dựng chính trị: dân quyền. 5- Xây dựng kinh tế”.
- Để thay thế văn hóa nô dịch của chủ nghĩa thực dân, điều quan trọng nhất là phải
xây dựng một nền văn hóa mới cách mạng. Nền văn hóa mới đó phát triển với ba
tính chất: dân tộc, khoa học, đại chúng. Xây dựng nền văn hóa mới trên một số lĩnh
vực cụ thể, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên một số yêu cầu nổi bật sau:
+ Một là, về giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, “một dân tộc dốt là một dân
tộc yếu”, việc xây dựng nền giáo dục mới phải được coi là nhiệm vụ cấp bách, có ý
nghĩa chiến lược, cơ bản, lâu dài, có tác dụng “làm cho dân tộc chúng ta trở nên một
dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt
Nam độc lập”. Do đó, điều quan trọng trước tiên ngay sau khi nước nhà vừa giành
được độc lập là phải mở ngay chiến dịch chống “giặc dốt”. Người xác định mục tiêu
của giáo dục là thực hiện ba chức năng của văn hóa bằng giáo dục: dạy và học để
bồi dưỡng lý tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp; mở mang dân trí; bồi dưỡng
những phẩm chất và phong cách tốt đẹp... Những quan điểm của Hồ Chí Minh về
giáo dục là định hướng cho việc xây dựng nền giáo dục mới phát triển đúng đắn
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và góp phần quan trọng vào quá trình
đấu tranh thống nhất nước nhà.
+ Hai là, về văn hóa - văn nghệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra các quan điểm cơ
bản định hướng cho việc xây dựng nền văn nghệ cách mạng: Văn hóa, văn nghệ là
một mặt trận, người hoạt động văn hóa, nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy, tác
phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng. Nội dung này là sự
nhấn mạnh quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khẳng định vai trò, vị trí của
văn hóa, văn nghệ trong sự nghiệp cách mạng, coi mặt trận văn hóa cũng có tầm
quan trọng như mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế. Tư tưởng Hồ Chí Minh được
hình thành từ những năm 20 thế kỷ XX và tiếp tục được phát triển qua các giai đoạn
cách mạng sau này. Ý nghĩa của quan điểm về mặt trận văn hóa, chiến sĩ văn hóa là:
“Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải
ở trong kinh tế và chính trị”. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật
có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự
nhân dân... Nói tóm tắt là phải đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân
dân lên trên hết, trước hết”. Đối với mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và tự do của
văn nghệ sĩ, Người luôn chỉ rõ: dân tộc bị áp bức thì văn nghệ sĩ cũng mất tự do.
Văn nghệ muốn tự do phải tham gia cách mạng...
+ Ba là, về đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định, để xây dựng đời sống mới, thì phải xây dựng đạo đức mới, xây dựng lối sống
văn minh, nếp sống mới. Trước hết cần “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần
nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” vì “Nêu cao và thực
hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới” . Để xây dựng lối
sống mới, cần phải sửa đổi “cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại”. Xây dựng nếp
sống mới - nếp sống văn minh là quá trình làm cho lối sống mới dần dần trở thành
thói quen; trong đó có sự kế thừa, phát triển những thuần phong mỹ tục, đồng thời
cải tạo những phong tục, tập quán cũ, lạc hậu và bổ sung những cái mới, tiến bộ,...
- Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định việc kế thừa và phát huy những
giá trị tốt đẹp trong truyền thống dân tộc của văn hóa Việt Nam đồng thời với việc
không ngừng tự làm phong phú qua việc tiếp thu, tiếp biến có chọn lọc tinh hoa văn
hóa nhân loại. Hai quá trình này cùng diễn ra, làm cho nền văn hóa mới ở Việt Nam
vừa mang những đặc trưng phản ánh cốt cách, bản sắc và truyền thống văn hóa dân
tộc Việt Nam, vừa phù hợp với trình độ văn minh tiên tiến, hiện đại của nhân loại.
Hơn nữa, cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc khi được phát triển, phát huy hết mức
sẽ đạt đến tầm cao nhân loại, trở thành giá trị chung của nhân loại.
- Phát huy, phát triển văn hóa dân tộc phải dựa trên cơ sở giữ gìn, bảo tồn các giá trị
văn hóa dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định quan điểm: gốc của văn
hóa là dân tộc; không có cái gốc ấy thì không thể tiếp thu được tinh hoa của các
nước mà cũng không đóng góp được gì cho văn hóa nhân loại. Người yêu cầu “phát
huy vốn cũ quý báu của dân tộc ... và học tập văn hóa tiên tiến của các nước” và
người cũng rất tâm đắc với quan điểm của V.I Lê-nin: Chỉ có những người cách
mạng chân chính mới thu thái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước
để lại. Người khuyên văn, nghệ sĩ phải chú ý giữ gìn vốn cũ dân tộc, đồng thời phê
phán những ai là người Việt Nam nhưng không hiểu biết rõ về lịch sử, đất nước,
con người Việt Nam. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ
Chí Minh rất chú ý đến việc giữ gìn thuần phong mỹ tục vốn là truyền thống tốt đẹp
của dân tộc.
- Như vậy, phát triển nâng tầm văn hóa dân tộc Việt Nam lên ngang tầm thời đại là
một tư tưởng vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc và cao rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với vai
trò là người đứng đầu của một quốc gia - dân tộc; hơn thế, là đại diện về tư tưởng,
trí tuệ, tinh thần, hồn cốt của quốc gia - dân tộc Việt Nam. Những quan điểm, tư
tưởng của Người về văn hóa, phát triển, nâng tầm văn hóa dân tộc không chỉ có ý
nghĩa quan trọng trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, mà còn có giá trị sâu sắc
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những tư tưởng ấy chính là cơ sở, nền
tảng cho Đảng xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay với các định hướng cơ bản, như xây
dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá
trị gia đình Việt Nam; xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ,
hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại; xây dựng môi trường văn hóa
thật sự trong sạch, lành mạnh, cải thiện điều kiện thụ hưởng văn hóa của nhân dân;
bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền thống văn hóa Việt
Nam; gắn việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam với
việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về văn hóa, xây dựng Việt Nam thành địa
chỉ hấp dẫn về giao lưu văn hóa quốc tế; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân
loại phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từng bước đưa văn hóa Việt Nam đến với thế
giới.
2. Đạo đức
2.1 Tư tưởng đạo đức Cách mạng
- Hồ Chí Minh bắt đầu sự nghiệp cứu nước bằng cách giáo dục lý tưởng và đạo đức
cách mạng cho mọi người. Đồng thời, Người còn là hiện thân của đạo đức cách
mạng, nêu gương sáng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Người là bậc đại trí,
đại nhân, đại dũng.
- Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, có một đạo đức học Hồ Chí Minh. Đó là một bộ
phận lớn của triết lý Hồ Chí Minh. Theo Giáo sư Trần Văn Giàu, trong tất cả các
lãnh tụ cách mạng thế giới ở thế kỷ XX, Cụ Hồ là người nhấn mạnh nhiều nhất đến
đạo đức. Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng chỉ giác ngộ chính trị chưa đủ, còn
phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, đạo đức dân tộc. Có nhà lãnh tụ nói: tổ chức
tăng sức mạnh 10 lần; Cụ Hồ dạy: đạo đức tăng sức mạnh gấp bội.
- Ở Hồ Chí Minh có sự thống nhất hoà quyện giữa chính trị, đạo đức, văn hoá,
nhân văn: một nền chính trị rất đạo đức, rất văn hoá và đạo đức, văn hoá lại rất
chính trị. Tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là tư tưởng chính trị, định hướng chính
trị nhưng dễ dàng tìm thấy một đạo đức trong sáng, một chủ nghĩa nhân văn hoàn
thiện, một nền văn hoá của tương lai. Vấn đề này nằm trong vấn đề kia, gắn bó với
nhau, nâng lên, gộp lại thành chất “người” hay trình độ “người” như cách nói của
Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp. Tư tưởng đạo đức “nước lấy dân làm gốc” lại
nhằm phục vụ cho sự nghiệp chính trị vì nước, vì dân. Hoặc “trung với nước, hiếu
với dân” là một tư tưởng chính trị đồng thời cũng là một phẩm chất cơ bản của tư
tưởng đạo đức. Sự thống nhất trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh còn là sự thống
nhất giữa tư tưởng và hành động, nói đi đôi với làm; giữa đức và tài; giữa đạo đức
cách mạng và đạo đức đời thường.
- Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh xem xét một cách toàn diện đối với mọi giai
cấp và tầng lớp nhân dân lao động, đặc biệt là cán bộ, đảng viên. Người yêu cầu rèn
luyện đạo đức trong các môi trường gia đình, công sở, xã hội. Tấm gương và tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có giá trị to lớn, lâu dài trong phạm vi dân tộc và quốc
tế. Người đề cập đạo đức trong nhiều mối quan hệ khác nhau, nhưng chủ yếu là các
mối quan hệ với mình, với người và với việc.
2.2 Nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức HCM
2.2.1 Đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng
- Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là gốc của người cách mạng, từ rất
sớm và xuyên suốt cuộc đời cách mạng của mình. Cuốn sách Đường cách
mệnh năm 1927 không phải là một chuyên luận về vấn đề đạo đức cách mạng,
nhưng ở trang đầu cuốn sách. Người đã nêu lên hai mươi ba điều về tư cách một
người cách mạng, giải quyết ba mối quan hệ: Với mình, với người, với việc. Những
thập kỷ bốn mươi, năm mươi, sáu mươi, Người đều có những bài viết ngắn gọn, súc
tích về đạo đức cách mạng. Trong Di chúc, Người nhấn mạnh: “Đảng ta là một
Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách
mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật
trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của
nhân dân... Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và
thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa
“hồng” vừa “chuyên”.
- Người coi đạo đức như gốc của cây, như nguồn của sông, cũng như sông thì có
nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc
thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi
mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải
phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không
có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?” . Vai trò nền tảng
của đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh khẳng định: “Làm cách mạng để cải tạo
xã hội cũ thành xã hội mới, là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một
nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có
mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách
mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” . Đạo đức
trở thành nhân tố quyết định sự thành bại của mọi công việc, phẩm chất mỗi con
người: “Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuận đạo đức
cách mạng, hay là không”, “Tuy năng lực và công việc mỗi người có khác nhau,
người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là
người cao thượng”. Người từng khẳng định: “Chúng ta đem tinh thần mà chiến
thắng vật chất”. Chỉ nhìn về vật chất, chỉ nhìn ở hiện tượng, chỉ lấy con mắt hẹp hòi
mà xem, thì không giải thích được thắng lợi của ta đối với kẻ thù lớn mạnh. Hồ Chí
Minh chỉ rõ: “Đảng ta theo chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta không những nhìn vào
hiện tại mà lại nhìn vào tương lai, chúng ta tin chắc vào tinh thần và lực lượng của
quần chúng, của dân tộc. Cho nên chúng ta quả quyết trả lời những người lừng
chừng và bi quan kia rằng:
“Nay tuy châu chấu đấu voi,
Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra”.
- Đạo đức còn “có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp đổi xã hội cũ thành một xã hội mới
và xây dựng mỹ tục thuần phong”. “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn
gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước…, khi gặp thuận lợi và thành
công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên
hạ, vui sau thiên hạ”…, không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không
quan liêu, không kiêu ngạo không hủ hoá”.
2.2.2 Những phẩm chất đạo đức cơ bản
- Nghiên cứu di sản tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, ta thấy Người có những lời dạy
với những phẩm chất đạo đức cụ thể cho từng đối tượng. Người nêu cái đúng, cái
tốt, cái hay, đồng thời cũng chỉ ra cái sai, cái xấu, cái dở để giáo dục đạo đức cho
các tầng lớp nhân dân. Qua đó, Hồ Chí Minh đã nêu bật những phẩm chất đạo đức
cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới. Đây cũng là những phẩm
chất của nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng Việt Nam.
* Trung với nước, hiếu với dân
- Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất
khác. Trung, hiếu là những khái niệm đạo đức trong xã hội phong kiến phương
Đông. Trên cơ sở kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam,
khắc phục, vượt qua những hạn chế của truyền thống đó, Hồ Chí Minh khẳng định
trung với nước, hiếu với dân là một trong những phẩm chất của đạo đức cách mạng
Việt Nam.
* Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
- Phẩm chất này gắn bó chặt chẽ với phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”.
Việc thực hiện phẩm chất này, đặt ra đối với tất cả mọi người, đòi hỏi mỗi người
phải lấy bản thân mình làm đối tượng điều chỉnh. Nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ,
trong công tác, sinh hoạt. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những khái niệm
đạo đức phương Đông, đạo đức truyền thống Việt Nam, được Hồ Chí Minh tiếp thu
chọn lọc, đưa vào những yêu cầu và nội dung mới. Người khẳng định: “Bọn phong
kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhưng không bao giờ làm mà lại bắt
nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề ra cần,
kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho
nước, cho dân”
* Yêu thương con người
- Xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là từ thực tiễn cách
mạng, từ cuộc sống của các dân tộc bị áp bức và giai cấp cần lao, Hồ Chí Minh cho
rằng, trên đời này có hàng muôn triệu người, hàng trăm nghìn công việc nhưng có
thể chia thành hai hạng người: người Thiện và người Ác, và hai thứ việc: việc
Chính và việc Tà. Có lúc Người khái quát hai hạng người đó là hạng người đi áp
bức bóc lột và hạng người bị áp bức bóc lột. Hồ Chí Minh chỉ rõ: làm việc chính là
người thiện, làm việc tà là người ác. Cần phải thực hành chữ Bác ái. Khi trả lời các
nhà báo, Người nói: Tôi yêu nhất điều thiện và ghét nhất điều ác.
- Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo. Con người
không phải thần thánh, có tốt có xấu ở trong lòng. Dù văn minh hay dã man, tốt hay
xấu, đều có tình. Chúng ta cần làm cho trong mỗi con người phần tốt nảy nở như
hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi.
- Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chung chung trừu tượng kiểu
tôn giáo, mà trước hết dành cho những người mất nước, người cùng khổ.
- Hồ Chí Minh là bậc đại nhân, thể hiện tinh thần phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách
mạng, phục vụ nhân dân. Đó cũng chính là phẩm chất đạo đức cách mạng “giàu
sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay, uy vũ không khuất phục” mà
người cộng sản quyết tâm thực hiện để phục vụ quần chúng nhân dân.
3. Những nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức mới
- Nói đến tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, phải chú ý tới con đường và phương pháp
hình thành đạo đức mới. Đặc điểm và quy luật hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh cho thấy rõ một số nguyên tắc xây dựng đạo đức mới cơ bản sau đây:
* Tu dưỡng đạo đức bền bỉ suốt đời thông qua thực tiễn cách mạng
- Theo Hồ Chí Minh, “đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu
tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng
mài càng sáng, vàng càng luyện cành trong.
- Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người . Vì vậy,
Hồ Chí Minh đòi hỏi phải “gian nan rèn luyện mới thành công”. “Hiền dữ đâu phải
là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”. “Kiên trì và nhẫn nại... Không nao
núng tinh thần”. Tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự giác, tự
nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi người và dư luận của quần chúng. Người cách
mạng phải ý thức được đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng con người và là đạo
đức của những con người được giải phóng. Đã hoạt động cách mạng thì khó tránh
khỏi sai lầm và khuyết điểm. Vấn đề là phải cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết
điểm. Tu dưỡng đạo đức mới phải gắn với thực tiễn, bền bỉ mọi lúc, mọi nơi, mọi
hoàn cảnh.
* Nêu gương đạo đức, lời nói đi đôi với việc làm
- Đây không chỉ là một nguyên tắc rèn luyện đạo đức, mà còn là ranh giới phân biệt
giữa đạo đức cách mạng và không phải đạo đức cách mạng.
- Nói nhưng không làm là đặc trưng đạo đức của giai cấp bóc lột. Lời nói phải đi
đôi với việc làm và thực hành đạo làm gương là đạo đức của người cách mạng nói
chung, nằm trong vốn văn hoá phương Đông nói riêng.
- Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân
dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước... Hô hào dân tiết kiệm, mình
phải tiết kiệm trước đã” . Người dạy “đảng viên đi trước”, để cho “làng nước theo
sau”
- Đạo làm gương, lời nói đi đôi với việc làm của Hồ Chí Minh thực sự có một sức
thu hút mãnh liệt, khiến cho cả dân tộc, nhiều thế hệ, các giai tầng xã hội đều tin
tưởng đi theo tiếng gọi của Người.
* Xây dựng đạo đức mới, đấu tranh với những hiện tượng phi đạo đức
- Trong Đảng và mỗi con người, vì những lý do khác nhau, không phải “người
người đều tốt, việc việc đều hay”. Vả lại, để tiến lên chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu
tranh phải lâu dài và gian khổ. Cần có người cách mạng là vì còn có kẻ chống lại
cách mạng.
- Có nhiều kẻ địch, nhưng Hồ Chí Minh nhấn mạnh ba loại: chủ nghĩa tư bản và bọn
đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm. Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch
to, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ. Loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá
nhân.
- Từ đó Người kết luận: “Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng
phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến
đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu” . Đối với từng người, Hồ
Chí Minh yêu cầu “trước hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình”. Với
việc, với người thì nhất thiết phải phê phán, đấu tranh, loại bỏ những hiện tượng phi
đạo đức, tàn dư đạo đức cũ. Hàng trăm thứ bệnh do chủ nghĩa cá nhân đẻ ra thì phải
tiêu diệt, vì đó là cản trở lớn trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng phải
thấy rằng, chống là nhằm xây, đi liền với xây và lấy xây làm chính. Lấy gương
người tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây
dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống
mới.
KẾT LUẬN
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là sức mạnh, là cội nguồn của mọi
thành công: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành
công”. Đoàn kết chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, một
tinh thần tạo nên sức mạnh to lớn góp phần vào nhiều thắng lợi vẻ vang giúp nước
Việt Nam được giải phóng và giành lại được độc lập tự do. Công lao rất lớn thuộc
về Bác, vì Bác đã thắp sáng chính lòng yêu nước, thương dân, tinh thần đoàn kết
giúp nhân dân, bất kể đó là ai, già, trẻ, lớn, bé cùng nhau đứng lên đồng lòng chống
giặc ngoại xâm. Tinh thần hào hùng ấy vẫn còn được lưu truyền mãi đến ngàn đời
sau, qua nhiều thế hệ, tinh thần đó càng trở nên vững chắc hơn, mạnh mẽ
hơn. Trước những khó khăn, thử thách, tinh thần “tương thân, tương ái”, hỗ trợ lẫn
nhau của nhân dân Việt Nam khiến rất nhiều người xúc động và đó cũng là
tinh thần khiến cả dân tộc ta tự hào, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ.
Thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh “Trung với nước, hiếu với dân”
cần quán triệt những nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới; phát
huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tư
tưởng và phẩm chất đạo đức tiêu biểu của Hồ Chí Minh là tinh thần yêu nước nồng
nàn, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, toàn tâm, toàn ý cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ
quyết tâm “ dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được tự do,
độc lập”, để rồi phấn đấu cho “ đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng
được học hành”, để nước ta “ sánh vai với cường quốc năm châu”.
Thực hiện đúng lời dạy: "Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư " nêu cao
phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới. "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư" là chuẩn mực đạo đức truyền thống trong quan hệ "đối với mình", được Chủ
tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển phù hợp với yêu cầu của sự
nghiệp cách mạng, trở thành chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng. Người là
một tấm gương mẫu mực về "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư".
Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục
vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao dân chủ và kỷ luật và chính Người là
một mẫu mực về tinh thần dân chủ, tôn trọng tập thể, tôn trọng quần chúng nhân
dân, luôn luôn quan tâm đến mọi người, gắn bó với nhân dân. Người luôn luôn phê
phán "óc lãnh tụ", phê phán thói "quan cách mạng", phê phán những biểu hiện quan
liêu, coi thường quần chúng, coi thường tập thể, vi phạm nguyên tắc tập trung dân
chủ, coi đó là những căn bệnh khác nhau của chủ nghĩa cá nhân.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa
yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các
dân tộc trong điều kiện toàn cầu hóa, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình đoàn kết quốc tế bắt nguồn từ tình yêu thương đối
với con người, với nhân loại và đoàn kết toàn nhân loại vì mục tiêu giải phóng các
dân tộc bị áp bức, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người là hiện thân của
chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Nhờ đó
mà nhân dân thế giới kính yêu Người, trao tặng Người danh hiệu nhà văn hóa kiệt
xuất trên thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng
sản quốc tế. Từ chủ nghĩa quốc tế cao cả, Người đã xây dựng nên tình đoàn kết
quốc tế rộng lớn của dân tộc ta với các dân tộc trên thế giới, góp phần quan trọng
vào những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và phong trào cách mạng thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tập bài giảng của ths Nguyễn Tấn Tài

2. +) https://hoatieu.vn/tai-lieu/sinh-vien-hoc-tap-va-lam-theo-tu-tuong-

tam-guong-dao-duc-ho-chi-minh-122499

+) https://edu2review.com/news/hoc-tap/van-de-dao-duc-cua-sinh-vien-

viet-nam-hien-nay-3044.html

3. https://hochiminh.vn/book/tac-pham-ve-ho-chi-minh/tac-pham-trong-

nuoc/phan-i-tutuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-334

4. +) https://tcnn.vn/news/detail/57843/Tu-tuong-Ho-Chi-Minh-ve-van-

hoa-va-su-van-dung-vao-xay-dung-nen-van-hoa-con-nguoi-Viet-Nam-

hien-dai.html

+) https://trungtamytethuduc.medinet.gov.vn/tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/tu-

tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cmobile16860-94153.aspx

5. http://thuvien.hcma1.vn/Chi-tiet-tin/danh-muc-tai-lieu-tham-khao-

mon-tu-tuong-ho-chi-minh-10440.html

You might also like