You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


BÀI TẬP NHÓM

Giảng viên giảng dạy: GVCC.TS. BÙI CHÍ KIÊN

Tp. HCM Tháng 07/2022


DANH SÁCH NHÓM
Stt HỌ TÊN MSSV Phân loại tham gia
1 Lê Ngọc Như 2100007619 Tích cực
2 Nguyễn Thị Thu Uyên 1911549210 Tích cực
3 Nguyễn Hoàng Như Ngọc 1811547249 Tích cực
4 Trương Phạm Hoài Thương 1711542109 Tích cực
5 Nguyễn Phước Đạt 2100006968 Tích cực
6 Huỳnh Công Việt Hùng 2000006434 Tích cực

2
LỜI CẢM ƠN
“Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến GVCC -
TS. Bùi Chí Kiên, khoa Lý luận chính trị của trường Đại học Nguyễn Tất
Thành. Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh,
nhóm em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm
huyết của thầy. Thầy đã giúp nhóm em tích lũy thêm nhiều kiến thức mà
thầy đã truyền tải, nhóm em đã dần hiểu sâu sắc hơn và mở rộng kiến thức
hơn về lịch sử. Thông qua bài tiểu luận này, nhóm em xin trình bày phân
tích toàn bộ thân thế và sự nghiệp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và từ đó học
tập Tư Tưởng, Phong cách, Đạo đức bác Hồ sinh viên phải làm gì và làm
như thế nào?
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi
người luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình hoàn
thành bài tiểu luận, chắc chắn không khỏi tránh những thiếu sót. Nhóm em
rất mong nhận được những góp ý từ thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện
hơn.
Cuối cùng, nhóm em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, hạnh phúc thành
công trên con đường sự nghiệp giảng dạy. Xin chân thành cảm ơn!”

3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... 2
NỘI DUNG THỰC HIỆN........................................................................................ 5
I. Thân thế của Chủ tịch Hồ Chí Minh...................................................................... 6
II. Sự nghiệp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh ................................................................ 8
1. Giai đoạn 1911-1920 ............................................................................................ 8
2. Giai đoạn 1921-1930............................................................................................. 9
3. Giai đoạn 1930-1945............................................................................................. 10
4. Giai đoạn 1945-1954............................................................................................. 11
5. Giai đoạn 1954 – 1969 ......................................................................................... 13
III. Học tập Bác Hồ sinh viên phải............................................................................ 15

4
NỘI DUNG
Đề: Trình bày toàn bộ thân thế và sự nghiệp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Học tập Tư tưởng, Phong cách, Đạo đức Bác Hồ sinh viên phải làm gì và
làm như thế nào?

5
Bài làm:
I. Thân thế của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học lấy
tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc)
sinh ngày 19/05/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng
Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân sinh là cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc - một nhà
nho cấp tiến, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Tấm gương của người
cha đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành nhân cách của
Nguyễn Tất Thành. Tình cảm nhân ái của bà Hoàng Thị Loan thân mẫu của
Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng sâu sắc đến đức tính nhân hậu của Người. Chị cả
Nguyễn Thị Thanh và anh Nguyễn Tất Đạt đều là những người giàu lòng
yêu nước thương nòi.
Từ lúc sinh ra đến 5 tuổi, Nguyễn Sinh Cung sống trong sự chăm sóc đầy
tình thương yêu của gia đình, đặc biệt là ông bà ngoại. Năm 1895, Nguyễn
Sinh Cung theo gia đình vào sống ở Huế. Đầu năm 1901, sau khi thân mẫu
qua đời, Người theo cha trở về Nghệ An, rồi lấy tên là Nguyễn Tất Thành,
tích cực học chữ Hán và còn theo cha đi một số nơi, học thêm nhiều điều.
Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế, thời gian đầu học trường
Pháp - Việt, sau học trường Quốc học Huế. Tháng 6/1909, Nguyễn Tất
Thành theo cha vào Bình Định, tháng 8/1910 vào Phan Thiết, Bình Thuận
làm giáo viên trường Dục Thanh. Tháng 02/1911, Nguyễn Tất Thành vào
Sài Gòn.
Quê hương Nghệ Tĩnh vùng đất giàu truyền thống văn hóa và truyền
thống đấu tranh chống ngoại xâm đã sản sinh ra nhiều vị anh hùng trong lịch
sử dân tộc ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách Hồ Chí Minh. Thuở
thiếu thời, Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức
bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình. Khi vào Huế lại tận mắt thấy tội ác
của thực dân Pháp và thái độ ươn hèn của triều đình phong kiến cùng với
những bài học thất bại của các nhà yêu nước tiền bối đã thôi thúc anh đi tìm
con đường để cứu dân cứu nước.
Phát huy truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, truyền thống tốt
đẹp của quê hương và gia đình, với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, Hồ
Chí Minh đã sớm nhận thức ra hạn chế của những người đi trước. Người
nhận ra rằng không thể cứu nước theo con đường của Phan Bội Châu, Phan

6
Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám, không thể dựa vào nước ngoài để giải phóng
tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc đã định ra cho mình một hướng đi mới đó là phải
tìm hiểu cho rõ bản chất của những từ: tự do, bình đẳng, bác ái của nước
Cộng hoà Pháp, phải đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác họ
làm ăn như thế nào để trở về giúp đồng bào mình.

7
II. Sự nghiệp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh:
1. Giai đoạn 1911-1920:
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một làng quê
giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; chứng kiến cảnh nước mất
nhà tan, Người đã sớm hun đúc ý chí và khát vọng cháy bỏng giành độc lập
tự do cho dân, cho nước. Ngày 5/6/1911 với tên gọi mới là Văn Ba, Người
đã lên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng đi Mácxây
(Pháp). Nguyễn Tất Thành rời tổ quốc sang phương tây tìm đường cứu nước.
Người đã thực hiện một cuộc hành trình đến nhiều nước thuộc địa, phụ
thuộc, tư bản, đế quốc. Hồ Chí Minh đã đồng cảm với những người lao động
trên toàn thế giới. Người nảy sinh ý thức về sự đoàn kết những người áp bức
để đấu tranh cho nguyện vọng và quyền lợi chung. Đây là biểu hiện đầu tiên
về đoàn kết quốc tế.
Từ năm 1912 -1917, Nguyễn Tất Thành đi qua một số nước châu Phi,
châu Mỹ. Giữa năm 1913, Người đến nước Anh, tham gia nhiều hoạt động,
cuối năm 1917 Người mới trở lại nước Pháp.
Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã hội Pháp, tháng
6/1919 thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp gửi bản yêu
sách gồm 08 điểm (ký tên Nguyễn Ái Quốc) tới Hội nghị các nước đế quốc
họp ở Véc-xây (Pháp), đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân
chủ, bình đẳng của nhân dân Việt Nam. Bản yêu sách đã vạch trần tội ác của
thực dân Pháp làm cho nhân dân Pháp và nhân dân thế giới phải chú ý tới
Việt Nam và Đông Dương.
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương của Lênin về vấn
đề dân tộc và thuộc địa.
Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Đảng Xã hội Pháp.
Tại đây Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng
Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Cuộc hành trình qua năm châu bốn biển đã hình thành ở Hồ Chí Minh
tình cảm và ý thức đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức đồng thời còn rèn
luyện người trở thành một công nhân có đầy đủ phẩm chất, tư tưởng, tâm lý
của giai cấp vô sản. Sau 10 năm tìm đường cứu nước, khi tiếp cận với luận
cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã giải đáp cho mình con đường giành
độc lập và tự do cho đồng bào.
8
Với việc biểu quyết tán thành Quốc tế III, tham gia thành lập Đảng Cộng
sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên,
đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng của Người là từ chủ nghĩa
yêu nước đến với chủ nghĩa Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp,
từ người yêu nước trở thành người cộng sản.
2. Giai đoạn 1921-1930:
Từ năm 1921 đến tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc tham gia nhiều hoạt
động: thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, dự Đại hội lần thứ I và
lần thứ II của Đảng Cộng sản Pháp, sinh hoạt trong Câu lạc bộ Phôbua, làm
Chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo Người cùng khổ...
Ngày 13/6/1923, Người rời nước Pháp đi Đức và đến thành phố
Xanhpêtécbua (Liên Xô) ngày 30/6/1923.
Từ tháng 7/1923 đến tháng 10/1924, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động
trong phong trào cộng sản quốc tế, bổ sung và phát triển lý luận về cách
mạng thuộc địa. Người hoạt động trong Quốc tế Nông dân; tham dự Đại hội
II Quốc tế Công hội đỏ, Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên; tiếp tục viết
nhiều sách báo tuyên truyền cách mạng, hoàn thành tác phẩm Bản án chế độ
thực dân Pháp; học tập tại trường Đại học phương Đông; tham gia Đại hội
lần thứ V Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là cán bộ Ban phương Đông
Quốc tế Cộng sản.
Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu (Trung
Quốc). Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh
niên, trực tiếp mở các lớp huấn luyện cán bộ, ra Báo Thanh niên (1925), tờ
báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác -
Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp và in thành tác phẩm
Đường Cách mệnh, được xuất bản vào năm 1927.
Hè năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Trung Quốc đi Liên Xô, sau đó đi
Đức (tháng 11/1927) rồi bí mật sang Pháp, đến nước Bỉ dự cuộc họp của Đại
hội đồng liên đoàn chống đế quốc (tháng 12/1927), rồi quay lại Đức, đi Thụy
Sỹ, sang Italia. Tháng 7/1928, Nguyễn Ái Quốc tới Xiêm (Thái Lan), rồi trở
lại Trung Quốc vào cuối năm 1929.

9
Từ ngày 06/1 đến ngày 07/2/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung
Quốc), Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản,
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giai đoạn 1921-1930, Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động thực tiễn và lý luận
hết sức phong phú, sôi nổi ở nhiều nơi trên thế giới. Trong thời gian này, tư
tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ bản.
Người đã viết nhiều bài báo tố cáo chủ nghĩa thực dân, đề cập đến mối
quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc, khẳng
định cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa là một bộ phận của cách mạng
vô sản thế giới.
Những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của TK XX
đã được bí mật truyền về trong nước đến với các tầng lớp nhân dân đã thúc
đẩy phong trào dân tộc phát triển theo một hướng mới.
3. Giai đoạn 1930-1945:
Ngày 03/02/1930, Nguyễn Ái Quốc tổ chức hợp nhất ba tổ chức cộng sản
ở Việt Nam thành Đảng Cộng Sản Việt Nam và đưa ra Chánh cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng Cộng Sản Việt Nam au đó, do
sự chỉ đạo theo khuynh hướng tả khuynh của Quốc tế cộng sản, hội nghị lần
thứ nhất Ban Chấp hàng Trung ương Đảng đã phê phán những văn kiện do
Nguyễn Ái Quốc đưa ra và đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương,
phê phán quan điểm dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
Trên cơ sở xác định đúng con đường cần phải đi của cách mạng Việt
Nam, Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì bảo vệ quan điểm của mình về vấn đề dân
tộc và vấn đề giai cấp, về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách
mạng vô sản.
Thực tiễn đã chứng minh quan điểm của Người là đúng. Tháng 7 năm
1935, đại hội VII Quốc tế CS đã phê phán khuynh hướng tả và chủ trương
mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất vì hoà bình chống chủ nghĩa phát xít.
Sự chuyển hướng đấu tranh của Quốc tế CS đã chứng tỏ quan điểm của
Nguyễn Ái Quốc về cách mạng Việt Nam, về mặt trận dân tộc thống nhất, về
việc tập trung mũi nhọn chống Chủ nghĩa đế quốc là hoàn toàn đúng đắn.
Như vậy, Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc là
hoàn toàn đúng đắn. Đây là cơ sở để đảng ta chuyển hướng đấu tranh trong

10
thời kỳ 1936-1939, thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương và đổi
thành mặt trận dân chủ Đông Dương. Từ năm 1939, đặt vấn đề giải phóng
dân tộc lên hàng đầu.
Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc vẫn luôn luôn
theo dõi tình hình trong nước, kịp thời có những chỉ đạo để cách mạng Việt
Nam tiếp tục tiến lên.
Khi tình hình thế giới có những biến động mới, Người đã chủ động đề
nghị Quốc tế Cộng sản cho về nước hoạt động.
Được Quốc tế Cộng sản chấp thuận, Nguyễn Ái Quốc từ Matxcơva về
Trung Quốc vào tháng 10 năm 1938. Tại đây, Người đã có những quan điểm
chỉ đạo sát hợp cho các đồng chí lãnh đạo trong nước.
Ngày 28/01/1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc
trở về tổ quốc. Người đã chủ trì hội nghĩ TW VIII chuyển hướng chiến lược
của cách mạng Việt Nam. Những tư tưởng và đường lối được đưa ra thông
qua trong hội nghị này có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của
cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta, dẫn đến thắng lợi của cách mạng
tháng 8 năm 1945.
Ngày 02/09/1945, Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Người đã nhấn mạnh các quyền cơ bản
của các dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, trong đó, độc
lập, tự do gắn với phương hướng phát triển lên CNXH là tư tưởng cốt lõi.
Điều này đã được Hồ Chí Minh phác thảo lần đầu trong Cương lĩnh của
Đảng năm 1930.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với sự ra đời của nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà là thắng lợi của tư tưởng độc lập dân tộc gắn
liền với CNXH của Hồ Chí Minh.
4. Giai đoạn 1945-1954:
Dành được chính quyền chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại
xâm lược nước ta, chúng gây hấn ở Nam Bộ. Ở miền Bắc, 20 vạn quân
Tưởng kéo vào nhằm thực hiện âm mưu tiêu diệt đảng ta, bóp chết nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ. Đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi
tóc của dân tộc, Hồ Chí Minh đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam
11
vượt qua thác ghềnh tới bến bờ thắng lợi. Người chủ trương củng cố
chínhvquyền non trẻ đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, khắc phục nạn tài chính thiếu
hụt. Về đối ngoại, Người vận dụng sách lược khôn khéo, mềm dẻo thêm bạn,
bớt thù Dĩ bất biến, ứng vạn biến, tranh thủ thời gian để chuẩn bị thế và lực
cho kháng chiến lâu dài.
Những năm 1945 - 1946, Người cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân
dân xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, đối phó với thù
trong, giặc ngoài, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua tình thế “ngàn cân treo
sợi tóc”; tổ chức Tổng tuyển cử trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua
Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I (1946) đã bầu
Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 02/03/1946, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được thành lập do
Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Ngày 03/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội giao nhiệm vụ
thành lập Chính phủ mới do Người làm Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng
Chính phủ (từ tháng 11/1946 - đến tháng 9/1955) và kiêm Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao.
Ngày 19/12/1946, Hồ Chí Minh đã phát động cuộc kháng chiến toàn
quốc chống thực dân Pháp. Từ đây, Người là linh hồn của cuộc kháng chiến.
Người đề ra đường lối vừa kháng chiến vừa kiến quốc, thực hiện kháng
chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh. Người đặc biệt chăm
lo xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đấu tranh chống tệ quan liêu,
mệnh lệnh, xây dựng đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư, phát động phong trào thi đua ái quốc.
Năm 1951, do yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cho cuộc kháng
chiến, Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã triệu tập đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ hai của Đảng, đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên là Đảng
lao động Việt Nam. Đại hội đã chủ trương thành lập đảng riêng ở Lào và
Campuchia để lãnh đạo cách mạng ở mỗi nước. Đại hội cũng thông qua
cương lĩnh và điều lệ mới của Đảng, đề ra đường lối giải quyết mối quan hệ
giữa dân tộc và giai cấp nhằm động viên toàn dân kháng chiến chống thực
dân Pháp và can thiệp Mỹ. Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mà đỉnh cao là Chiến thắng
12
Điện Biên Phủ năm 1954 lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đưa miền
Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
5. Giai đoạn 1954 – 1969
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết . Quân
Pháp rút về nước, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Theo Hiệp
định Giơ-ne-vơ , sau 2 năm sẽ tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất nước Việt
Nam. Nhưng đế quốc Mỹ với ý đồ xâm lược Việt Nam từ lâu, đã lợi dụng cơ
hội, gạt Pháp ra, nhảy vào tổ chức, chỉ huy ngụy quyền, ngụy quân tay sai,
viện trợ kinh tế quân sự, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt
lâu dài nước ta. Cả dân tộc ta lại bước vào cuộc chiến đấu chống xâm lược
mới. Trước bối cảnh đó, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục
lãnh đạo nhân dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
Nam, thực hiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tháng 10 /1956, tại Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng lần thứ X (khóa
II), Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử giữ chức Chủ tịch Đảng.
Tại Đại hội lần thứ III của Đảng (1960), Người được bầu lại làm Chủ tịch
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II,
khóa III bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra
đường lối đúng đắn, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công
cuộc cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thắng lợi; đặt nền móng
và không ngừng vun đắp tình hữu nghị giữa dân tộc Việt Nam với các dân
tộc trên thế giới, giữa Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt
Nam) với các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế.
Ngày 02/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời là tổn thất vô cùng lớn
lao. Đồng bào và chiến sĩ cả nước ta thương nhớ Người khôn xiết. Sự ra đi
của Người để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân tộc
Việt Nam và tình đoàn kết thân ái với nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách
mạng của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên
thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô
cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ. Cuộc đời và
13
sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là tấm gương
sáng ngời cho lớp lớp thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo.
Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ còn mãi với non sông
đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.

14
III. Học tập Bác Hồ sinh viên phải:
Sinh viên là những con người được đào tạo trong các trường đại học và
có tài năng tuy nhiên có tài mà không có đức thì chỉ là người vô dụng, cho
nên việc tu dưỡng đạo đức với sinh viên là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Hồ Chí Minh không chỉ là nhà đạo đức học lỗi lạc mà con là một tấm
gương đạo đức vô song. Chính điều này đã đem lại cho tư tưởng và tấm
gương đạo đức của Người có một sức sống mãnh liệt và cổ vũ lớn lao với
nhân dân ta và nhân dân thế giới. Để có đủ tài đức để trở thành chủ nhân
tương lai của đất nước, thanh niên cần phải học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh.
Thanh niên cần trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp , giải phóng con người.đó
chính là một phẩm chất đạo đức quan trọng của sinh viên hiện nay, chính là
sự trung thành với đất nước với nhân dân, và đó cũng chính là phẩm chất
đạo đức cần có với sinh viên của đất nước đi theo con đường Xã hội Chủ
nghĩa như đất nước Việt Nam chúng ta, đạo đức vì cộng đồng vì nhân loại.
Học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng , nếp
sống giản dị và đức khiêm tốn vô thường. Một đạo đức hi sinh tính cá nhân
của con người, không phải vì riêng tư, từ bỏ những ham muốn cá nhân, sống
trong sạch, giản dị, giàu lòng nhân ái, gương mẫu trong sinh hoạt học tập,
tránh rơi vào thói ích kỉ, cá nhân, tham lam .
Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn quyết tâm vượt qua
mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích trong cuộc sống. Có được
đức tính như vậy sinh viên có thể vượt qua các khó khăn thủ thách gặp được
trong cuộc sống và sẽ gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống. Để học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có hiệu quả
thì sinh viên phải có sự tu dưỡng, rèn luyện hết mình, luôn luôn cố gắng
phấn đấu vì gia đình quê hương đất nước, luôn yêu quê hương đất nước, giàu
lòng nhân ái và tích cực làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh trong
cuộc sống.
Sinh viên cần chủ động, tích cực, thường xuyên tìm hiểu, tuyên truyền tư
tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói
đi đôi với làm, góp phần nâng cao nhận thức và ý chí quyết tâm thực hành
trong sinh viên.

15
Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của thanh niên, sinh viên, có tác động to lớn
đến tương lai của cá nhân và đất nước.
Mỗi khi thanh niên, sinh viên tích cực nêu cao trách nhiệm, trung thực,
nói đi đôi với làm, đồng thời tuyên truyền tinh thần đó cho xã hội, đặc biệt là
đối với thiếu niên, nhi đồng, càng có ý nghĩa lớn lao, tạo sức lan tỏa mạnh
mẽ.
Trong công tác, sinh hoạt, cuộc sống đời thường, hội viên, sinh viên cần:
- Dành thời gian thỏa đáng tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách và
tấm gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với
làm.
- Tự soi mình, sửa mình và rèn luyện, tạo được thói quen cho bản thân
làm theo lời Bác dạy.
- Phấn đấu trở thành tấm gương sáng về nêu cao tinh thần trách nhiệm,
tính trung thực, luôn nói đi đôi với làm để cho người khác noi theo.
- Tham gia tích cực, hiệu quả các phong trào của Đoàn Thanh niên, Hội
Sinh viên các cấp. Phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạt danh hiệu "Sinh viên 5
tốt" với các tiêu chí: Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Tình nguyện tốt,
Hội nhập tốt.
---Hết---

16

You might also like