You are on page 1of 5

Trường: THPT Huỳnh Thúc Kháng.

Họ và tên: Phùng Thị Ngọc Vân.


Lớp: 12C5.

Cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của nhà chí sĩ yêu nước
Huỳnh Thúc Kháng

Câu 1: Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình về nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng

❖ Cuộc đời của cụ Huỳnh Thúc Kháng

● Huỳnh Thúc Kháng tên khai sinh là Huỳnh Hanh, sinh ngày 1/10/1876 tại làng
Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Hà Đông, phủ Thanh Bình ( nay là
thôn Thạnh Bình, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam).
● Cha ông là Huỳnh Văn Phương, tự Tấn Hữu, một nhà nho theo nghiệp đèn
sách nhưng không thành danh; mẹ là Nguyễn Thị Tình, người cùng quê, một
phụ nữ mực thước, đảm đang.
● Ông đi học lúc 8 tuổi, đến năm 13 tuổi đã văn hay chữ tốt. 
Năm 1900, ông dự thi Hương và đậu Giải nguyên. Ông nổi tiếng ở kinh đô
Huế, sánh cùng Trần Quý Cáp, Phạm Liệu. Năm 1904, ông đỗ Tiến sĩ kì thi Hội.
● Vốn không tham quyền chức nên sau khi đỗ tiến sĩ, Huỳnh Thúc Kháng không
ra làm quan mà đi dạy học, tìm đọc nhiều sách báo có nội dung tư tưởng mới,
nuôi ý chí canh tân đất nước.
● Năm 1905 đến khi qua đời đầu năm 1947 ông luôn tích cực tham gia hoạt
động cách mạng cứu nước.
❖ Sự nghiệp cách mạng của nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng

● Huỳnh Thúc Kháng cùng với Phan Chu Trinh và Trần Quý Cáp, Phan Bội lãnh
đạo phong trào Duy tân (1906-1908)3, rồi phát triển thành một phong trào
đấu tranh sôi nổi của quần chúng nhân dân, trong đó có phong trào chống
thuế năm 1908, nên Huỳnh Thúc Kháng bị thực dân Pháp bắt, đày đi tù Côn
Đảo suốt 13 năm (1908-1921).
● Tháng 7/1926, Huỳnh Thúc Kháng trúng cử Viện trưởng Viện Dân biểu Trung
Kỳ. Tuy nhiên, sau khi thấy Viện Dân biểu không thực sự đại diện cho tiếng
nói và nguyện vọng của nhân dân nên Huỳnh Thúc Kháng xin từ chức (năm
1928), tập trung vào nghiệp báo chí, văn chương, làm chủ nhiệm đồng thời là
chủ bút Báo Tiếng dân suốt 16 năm (1927-1943).
● Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời cụ
tham gia nội các Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
● Năm,1946 làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt), rồi làm
quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian Chủ tịch Hồ
Chí Minh sang Pháp (31/5/1946-20/10/1946), điều hành quốc sự theo
phương châm: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
● Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ (tháng 12/1946), Chủ tịch Hồ Chí
Minh cử cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Đặc phái viên của Chính phủ đi kinh lý
miền Trung để giải thích đường lối kháng chiến, kêu gọi toàn dân ủng hộ
Chính phủ, ủng hộ cách mạng.
● Đầu năm 1947, tiếp tục hành trình đi kinh lý miền Trung, do tuổi cao, sức yếu
và lâm bệnh nặng, cụ Huỳnh Thúc Kháng qua đời tại tỉnh Quảng Ngãi ngày
21/4/1947 trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cả
nước. Ngày 29/4/1947 Chính phủ tổ chức Lễ truy điệu Huỳnh Thúc Kháng
theo nghi thức Quốc tang. Theo tâm nguyện của cụ, nhân dân đã an táng cụ
trên đỉnh núi Thiên Ấn. Nơi đây là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi –
"Thiên Ấn niên hà".Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh có thư gửi tới toàn thể
đồng bào để nêu gương chí sỹ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng.
● Tri ân và ghi nhận công lao, đóng góp to lớn của cụ Huỳnh Thúc Kháng, ngày
27/12/2012, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết
định số 2308/QĐ-CTN, truy tặng Huân chương Sao vàng, phần thưởng cao
quý nhất của Đảng, Nhà nước cho cụ Huỳnh Thúc Kháng.
● Để tưởng nhớ đến ông, nhiều tỉnh thành và thành phố có những con đường
và ngôi trường THOT mang tên ông.

Câu 2: Thông qua việc tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của nhà chí sĩ yêu nước
Huỳnh Thúc Kháng, những đóng góp to lớn cho cách mạng cũng như phẩm chất đạo đức tốt
đẹp của cụ Huỳnh Thúc Kháng
▪ Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) là một trí thức giàu lòng yêu nước, có đóng góp
kiệt xuất vào cả 2 thời kỳ Lịch sử cận đại và Lịch sử hiện đại Việt Nam. Cụ đậu Giải
Nguyên kỳ thi Hương năm 1900 và đậu Hội nguyên kỳ thi Hội năm 1904 là một trong
"tứ hổ" đất Quảng. Ông đã từ bỏ chốn quan trường phong kiến hủ bại và sớm đi vào
cuộc đấu tranh yêu nước.
▪ Ông đã cùng Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp khởi xướng và tham gia phong trào Duy
Tân. Năm 1908, ông bị thực dân Pháp đày ra Côn Đảo. Trong tù ông đọc tân văn, tân
thư Đông Tây về cách mạng tư sản dân chủ. Ra tù, ông lao vào đấu tranh trên cương
vị Viện trưởng Viện dân biểu Trung Kỳ. Ông làm chủ bút tờ Tiếng Dân để theo đuổi
chủ trương cứu nước bằng đổi mới tư duy nhằm giành được độc lập dân tộc, xây
dựng đất nước để phồn vinh.

▪ Cụ Huỳnh là một người mà giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản
chí, oai vũ không làm sờn gan.
▪ Cả đời cụ không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm
làm quan. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập.
▪ Đến ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, Chính phủ ta mời cụ ra. Tuy
đã hơn 71 tuổi, nhưng cụ vẫn hăng hái nhận lời. Cụ nói: "Trong lúc phục hưng dân
tộc, xây dựng nước nhà thì bất kỳ già, trẻ, trai, gái, ai cũng phải ra sức phụng sự Tổ
quốc.”
▪ Cách mạng tháng Tám thành công, Cụ Huỳnh Thúc Kháng mới thật sự nhìn thấy độc
lập, tự do. Hào hứng trước vận mệnh mới của đất nước, Cụ đã nhận lời mời của Chủ
tịch Hồ Chí Minh tham gia vào bộ máy nhà nước với chức vụ quyền Chủ tịch nước,
Cụ đã đóng góp quan trọng trong việc điều hành bộ máy nhà nước còn non trẻ và xử
lý đúng đắn mọi vấn đề nội chính, ngoại giao, được Chủ tịch Hồ Chí Minh hết lòng tin
tưởng.
▪ Đổi mới tư duy cứu nước đối với Huỳnh Thúc Kháng là:
- Công khai phê phán bọn phong kiến cổ hủ lạc hậu và bọn thực dân bóc lột hà khắc
bao che cho bọn phong kiến tay sai
- Cổ động cho phong trào tân học
- Đả phá lệ khoa cử lỗi thời
- Cổ vũ con đường thực nghiệp, hô hào các thương gia, thân hào thân sĩ lập các hội
nông, công thương
- Hướng mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội đi tới một xã hội dân chủ tư sản.
▪ Lời ông nói: “Nói về sự học thì bác nọ kỹ sư, ông kia bác sĩ, người này thì thương mãi
tốt nghiệp, người nọ có Luật học văn bằng... công phu không phải là không có chỗ sở
đắc mà chỉ vì cái cớ "không có quê hương" đó mà đành phải vàolàm công cho người
Tây người Tàu. Còn một hạng mà người mình cho là sang nhứt, đã có thân thế lại có
nhiều tiền, nhiều bổng đủ khoe khoang cái sự học với bà con, thì hạng viết thuê chép
mướn ở các sở công đã là tột bậc”
▪ Nói về ông thì các bài báo và Bác khẳng định rằng
- Tuyên ngôn báo Tiếng Dân: “Nếu không có quyền nói thì ít ra cũng giữ được cái
quyền không nói những điều người ta buộc nói”. -
Trong thư gửi vĩnh biệt cụ Huỳnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cụ Huỳnh là người học
hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà Cụ trước đây bị
bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường gian nan cực khổ,
nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ chẳng những không sờn, mà lại
thêm cương quyết.”

Câu 3: Là thế hệ trẻ đang sống, học tập trong ngôi trường mang tên nhà sĩ yêu nước Huỳnh
Thúc Kháng. Theo bạn, tuổi trẻ nhà trường cần phải làm để góp phần vào việc xây dựng nhà
trường ngày càng phát triển cũng như xây dựng tổ chức Đoàn trong thời gian đến.

Là một học sinh đang học tập trong ngôi trường mang tên nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh
thúc kháng, bản thân tôi nói riêng và thế hệ trẻ nhà trường nói chung cần có những đóng
góp tích cực góp phần hoàn thiện và phát triển hơn nữa.

Là thế hệ trẻ chúng ta cần có ý chí vươn lên trong học tập, tích cực rèn luyện, trau dồi tri
thức và kĩ năng. Chúng ta cần lao động sản xuất, lập thân, lập nghiệp, sẵn sàng có mặt ở
những nơi khó khăn để được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành để xây dựng quê hương
ngay càng giàu đẹp. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tham gia các hoạt động tình nguyện do
xã đoàn hoặc đoàn trường tổ chức, đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội địa
phương nơi mình sinh sống. Hơn thế nữa, mỗi người cũng nên học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phát động thực hành tiết kiệm đóng góp xây dựng “Công
trình thanh niên cấp xã”, ở từng địa phương trong tỉnh Quảng Nam. Và phải tích cực tuyên
truyền, hướng các bạn học sinh làm theo đạo đức tốt đẹp. Mỗi cá nhân, tổ chức, cộng đồng
cùng nhau thực hiện các hành động có ý nghĩa như: thu gom rác thải, tuyên truyền cho mọi
người cùng nhau bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn (phát triển kinh
tế trang trại). Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên chú trọng xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng
vững mạnh, xứng đáng là tổ chứa dành cho thanh niên. Mỗi nỗ lực trong học tập, trau dồi
tri thức, tích cực tham gia các hoạt động của trường sẽ góp phần hoàn thiện bản thân. Trong
giai đoạn hiện nay, đoàn viên thanh niên phải đi đầu trong học tập, để đóng góp trí tuệ của
mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, trước hết là xây dựng quê hương và xây
dựng đoàn ngày càng vững mạnh. Chúng ta xung kích trong mọi lĩnh vực để xứng đáng với
sự tin yêu của Đảng và nhân dân, tích cực rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Đoàn. Hơn thế, mỗi ngươi nên tuyên truyền, giáo dục cho
thanh niên nhận thức, hiểu biết cơ bản về Đoàn, giúp đỡ họ rèn luyện phấn đấu trở thành
đoàn viên và thường xuyên quan tâm giúp đỡ, cảm hóa và “đón nhận” những thanh niên
chậm tiến, lầm lỗi, đưa họ trở về cộng đồng, xã hội. Cuối cùng, tham gia xây dựng Đảng,
chính quyền và các đoàn thể nhân dân Đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam, góp phần quan trọng vào chủ trương liên tục bổ sung Đảng viên chất lượng
cao cho Đảng. Đó là tất cả những đóng góp của mỗi cá nhân học sinh để xây dựng nhà
trường và Đoàn trường ngày càng phát triển vững mạnh.

You might also like