You are on page 1of 4

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1:

1. Thân thế
Trần Phú sinh ngày 1 tháng 5 năm 1904 tại thành An Thổ, phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên
(nay thuộc xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), nguyên quán của ông ở làng Đông
Thái, xã An Đồng, tổng Việt Yên, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Nghệ An (nay thuộc
xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh).
Cha Trần Phú là Trần Văn Phổ, từng đỗ Giải nguyên. Thời gian ông làm Giáo thụ Tuy An đã
sinh ra Trần Phú tại đây. Mẹ ông là bà Hoàng Thị Cát, người làng Tùng Anh, huyện Đức
Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Trần Phú là con thứ 7 trong gia đình.
Ngày 19/4/1908, khi đang là Tri huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), do không chịu được sự đè
nén, áp bức, nhục mạ của công sứ Pháp Dodey Besra và bất lực trước tình cảnh nhân dân đói
khổ, lầm than, Trần Văn Phổ đã thắt cổ tự sát tại công đường. Do nghèo khổ và buồn phiền,
2 năm sau đó, mẹ ông cũng qua đời ngày 27/11/1910.
Trần Phú cùng với người em út là Trần Ngọc Danh từ Quảng Ngãi ra Quảng Trị sống với
người chị gái Trần Ngọc Quang và anh trai Trần Đường, về sau được một người dì ruột là
cung nương Hoàng Thị Khương mang về giao cho con trai mình là Thái Thường Tự Khanh
Phạm Hoàng San và vợ là Phan Thị Yến (làm việc ở Toà Khâm sứ Huế) nuôi dưỡng, và cho
ăn học tại Trường tiểu học Pháp – Việt Đông Ba rồi Trường Quốc học Huế. Tại Trường
Quốc học Huế, ông được theo học cụ Võ Liêm Sơn một nhà giáo yêu nước.
Năm 1922, Trần Phú đỗ đầu kỳ thi Thành chung (học vị cao nhất theo hệ Pháp đào tạo tại
Việt Nam lúc bấy giờ) lúc 18 tuổi, rồi về dạy học tại trường Tiểu học Pháp – Việt Cao Xuân
Dục ở Vinh (Nghệ An).

2. Sự nghiệp cách mạng


Trong những năm làm giáo viên ở Vinh, Trần Phú nổi tiếng là một giáo viên dạy giỏi, yêu
trò, đoàn kết các Đồng nghiệp, khơi dậy trong thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương
và lòng căm thù giặc sâu sắc. Đồng chí đã tiếp nhận những tư tưởng yêu nước và cách mạng
của Nguyễn Ái Quốc qua sách báo truyền vào Việt Nam lục đó. Tại Vinh, Trần Phú đã tham
gia sáng lập Hội Phục Việt (sau đổi là Hội Hưng Nam), lãnh đạo phong trào làm đơn lấy chữ
ký đòi thực dân Pháp trả lại tự do cho Phan Bội Châu tổ chức lễ truy điệu Phan Chu Trinh,
mở các lớp dạy quốc ngữ cho quần chúng lao động.
Bước ngoặt trong cuộc đời cách mạng của Trần Phú là việc Đồng chí được cử sang Quảng
Châu bắt liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tại đây Trần Phú đã gặp
Nguyễn Ái Quốc, dự lớp huấn luyện chính trị do Người giảng dạy. Trần Phú được Nguyễn
Ái Quốc tin cậy, kết nạp vào nhóm bí mật (Cộng sản Đoàn) với tên gọi Lý Quý, được giới
thiệu sang học tại Trường đại học Phương Đông ở Mátxcơva. Chính những năm học tập,
nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, tham gia hoạt động thực tiễn, đặc biệt trao đổi với các Đồng
nghiệp của các Đảng anh em về những vấn đề dân tộc và thuộc địa, Trần Phú đã có bước
trưởng thành lớn đủ sức gánh vác những nhiệm vụ do Đảng phân công.
Tháng 4-1930, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử về nước hoạt
động với cương vị là cán bộ chủ chốt của Đảng và có những đóng góp to lớn cho cách mạng
Việt Nam.
Tháng 7-1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Đồng chí
đã khẩn trương xúc tiến việc tổ chức các cuộc trao đổi với các Đồng chí lãnh đạo trên các
lĩnh vực, các vùng và nghiên cứu khảo sát thực tế tại Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hòn
Gai, Thái Bình để hoàn thành bản Luận cương.
Luận cương chính trị do Trần Phú dự thảo và được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
tháng 10-1930 thông qua, là văn kiện quan trọng của Đảng, đã vận dụng những nguyên lý
của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa và những luận điểm cơ bản trình
bày trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được
thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng.
Với công lao và đóng góp to lớn đó, đồng chí Trần Phú đã được Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương tháng 10-1930 bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên, đồng chí Trần Phú đã có những đóng góp to lớn trong
việc xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đồng chí Trần Phú là người cộng sản
mẫu mực, nêu tấm gương kiên cường, bất khuất trước kẻ thù. Đồng chí bị địch bắt ở Sài Gòn
ngày 18/4/1931. Thực dân Pháp đã không từ một thủ đoạn dã man xảo quyệt nào hòng khuất
phục đồng chí. Trước những thủ đoạn của kẻ thù, kể cả việc dụ dỗ, mua chuộc, Trần Phú đã
tiến công lại kẻ thù: "Tôi biết nhiều người là để làm việc cho Đảng tôi, nước tôi, chứ không
phải khai cho các ông bắt bớ". Sống trong nhà tù đế quốc trong điều kiện hết sức nghiệt ngã,
Trần Phú luôn luôn bình tĩnh, sáng suốt truyền niềm tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng
đến các đồng chí cùng bị giam. Trần Phú cùng với các đồng chí khác tổ chức nhiều cuộc đấu
tranh vạch mặt chế độ lao tù dã man, vô nhân đạo của kẻ thù, tổ chức những buổi huấn luyện
chính trị ngay trong nhà tù của đế quốc Pháp.
Sự tra tấn và đày ải của kẻ thù đã cướp đi Tổng Bí thư Trần Phú vào ngày 6/9/1931. Trước
lúc hy sinh, Trần Phú nhắn gửi đồng chí, đồng bào lời nói bất hủ: "Hãy giữ vững chí khí
chiến đấu".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: "Là một người rất thông minh, hăng hái và cần cù, Đồng
chí Trần Phú đã làm được nhiều việc quan trọng cho Đảng". Trong bài tưởng nhớ Đồng chí
Trần Phú năm 1932 lưu trữ tại Hồ sơ Quốc tế Cộng sản đã khẳng định: "Sự nghiệp cách
mạng, niềm tin và phẩm chất cao đẹp của Tổng Bí thư Trần Phú trong nhà tù đế quốc sẽ mãi
mãi là tấm gương bất diệt cho những người cộng sản trên toàn thế giới, đặc biệt là những
người cộng sản Đông Dương".
Câu 2

1. Đến với lý tưởng cộng sản, đồng chí Trần Phú hiểu sâu sắc rằng con đường duy nhất để
cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi hoàn toàn là con đường chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp phải được đặt vào quỹ đạo của
CNXH. Độc lập cho dân tộc phải gắn với xóa bỏ tận gốc mọi áp bức bóc lột, đưa lại cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người.

Trong lúc đang hăng hái hoạt động, xây dựng và lãnh đạo phong trào thì do có kẻ phản bội
khai báo, ngày 18-4-1931, đồng chí Trần Phú đã bị địch bắt tại số nhà 66, đường Sămpanhơ
(nay là đường Lý Chính Thắng, TP. Hồ Chí Minh). Biết Trần Phú là lãnh đạo cao cấp của
Đảng, thực dân Pháp và bọn tay sai đã đưa ông về giam giữ ở Khám lớn Sài Gòn.

Kẻ thù dùng nhục hình dã man, đồng chí Trần Phú vẫn giữ vững chí khí chiến đấu và tinh
thần lạc quan cách mạng; kẻ thù giở trò lừa phỉnh mua chuộc, đồng chí vẫn kiên quyết giữ
gìn bí mật của Đảng, không khai đồng chí mình; kẻ thù mong tìm ở Trần Phú “một dấu hiệu
yếu đuối”, nhưng đồng chí càng mạnh mẽ, kiên cường khiến kẻ thù khiếp sợ… Đó là ý chí,
khí phách người cộng sản Trần Phú.
Sức mạnh nào làm nên chí khí anh hùng đó? Đó chính là sức mạnh của niềm tin lý tưởng
cách mạng, là trọng trách và sứ mạng của người cộng sản đối với sự nghiệp cách mạng của
Tổ quốc và Nhân dân, như điều mà đồng chí Trần Phú trước sau mong muốn đối với những
người ở lại là: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.
Lời nhắn gửi “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” của đồng chí Trần Phú là lời động viên,
khích lệ đồng bào, đồng chí, nhất là đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên giữ vững niềm tin, nêu
cao tinh thần cách mạng tiến công, chiến đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH;
đập tan mọi âm mưu xâm lược, phá hoại của các thế lực thù địch; thực hành có hiệu quả cuộc
đấu tranh phòng, chống tham nhũng và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ.

2. Đồng chí Trần Phú, một trong những nhà cách mạng và nhà văn nổi tiếng của Việt Nam,
đã để lại một di sản vĩ đại trong lịch sử dân tộc và văn hóa Việt Nam. Tinh thần cách mạng
của ông không chỉ là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ cách mạng trong quá khứ mà còn
là nguồn động viên quan trọng cho thế hệ học sinh và thanh niên hiện nay. Để phát huy tinh
thần cách mạng của đồng chí Trần Phú trong học tập và cuộc sống hàng ngày, em cần thực
hiện những hành động sau đây:
- Nghiên cứu và học hỏi về tinh thần cách mạng của Trần Phú: Hãy tìm hiểu về cuộc đời và
sự nghiệp của đồng chí Trần Phú thông qua sách, báo, tài liệu và các nguồn thông tin khác.
Hiểu biết sâu sắc về tinh thần cách mạng của ông sẽ giúp các em định hình được tư duy và
hành động của mình theo hướng tích cực và có trách nhiệm.
- Học tập và rèn luyện với tinh thần kiên trì và sự nỗ lực không ngừng: Trần Phú là một ví dụ
điển hình về sự kiên trì và nỗ lực không ngừng trong học tập và hoạt động cách mạng. Hãy
học tập và rèn luyện bản thân mỗi ngày, không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng của
mình để trở thành người có ích cho xã hội và đất nước.
- Tham gia hoạt động xã hội và công tác đoàn: Tham gia vào các hoạt động xã hội và công
tác đoàn là cách tốt nhất để thể hiện tinh thần cách mạng và đóng góp vào sự phát triển của
cộng đồng. Hãy tích cực tham gia các hoạt động như lao động tình nguyện, phong trào vì
môi trường, hoạt động văn hóa nghệ thuật, và các chương trình giáo dục cộng đồng.
- Tôn trọng và hỗ trợ đồng bào có hoàn cảnh khó khăn: Trần Phú luôn coi trọng việc giúp đỡ
đồng bào có hoàn cảnh khó khăn. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, tôn trọng và
hỗ trợ họ trong khó khăn, từ đó lan tỏa tinh thần đoàn kết và nhân ái trong xã hội.
- Giữ vững lập trường, đấu tranh vì lý tưởng và nguyên tắc đạo đức: Trần Phú luôn tự hào về
lập trường và lòng dũng cảm của mình trong đấu tranh cho lý tưởng cách mạng. Hãy giữ
vững lập trường của mình, không bao giờ từ bỏ lý tưởng và nguyên tắc đạo đức của mình dù
trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
- Xây dựng tinh thần tự giác và trách nhiệm: Hãy tự giác trong mọi hành động và quyết định
của mình, đồng thời chịu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Hãy là người đi đầu trong việc
thực hiện các nhiệm vụ và cam kết của mình một cách trách nhiệm và tự giác.
Trên hết, để phát huy tinh thần cách mạng của đồng chí Trần Phú trong học tập và cuộc
sống hàng ngày, hãy luôn giữ vững niềm tin, kiên định và ý chí mạnh mẽ. Hãy là những
người học trò tiêu biểu, đóng góp vào sự phát triển của đất nước và xã hội, và làm cho tinh
thần cách mạng của Trần Phú mãi mãi sống động và lan tỏa trong lòng mỗi người.

You might also like