You are on page 1of 16

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

Tiểu luận

Tƣ tƣởng Phan Chu Trinh

và vận dụng nó vào công cuộc xây dựng nƣớc ta

hiện nay

Học viên: Nguyễn Đình Toàn

Giáo viên hƣớng dẫn: Phạm Phƣơng Anh

Tháng 2/2021
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1

CHƢƠNG I: NỘI DUNG TƢ TƢỞNG CỦA PHAN CHU TRINH ............... 2

1.1. Những quan niệm chung về dân chủ của Phan Châu Trinh ................. 2

1.2. Xác định vai trò của ngƣời dân trong phong trào chấn hƣng đất nƣớc –
nét đặc sắc trong tƣ tƣởng dân chủ của Phan Châu Trinh ............................. 2

1.3. Đặc điểm của tƣ tƣởng Dân chủ của Phan Châu Trinh ........................ 6

CHƢƠNG II: TƢ TƢỞNG PHAN CHU TRINH VÀ VẬN DỤNG NÓ VÀO


CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NƢỚC TA HIỆN NAY...................................... 8

2.1. Ý nghĩa lịch sử của tƣ tƣởng dân chủ của Phan Châu Trinh................ 8

2.2. Áp dụng tƣ tƣởng Phan Chu Trinh vào nƣớc ta hiện nay .................... 9

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 14


LỜI NÓI ĐẦU
Phan Châu Trinh (1872 - 1926) không chỉ là nhà văn hóa lớn mà còn là
một trong những nhà Dân chủ đầu tiên của nƣớc ta giai đoạn cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX. Tƣ tƣởng Dân chủ của Phan Châu Trinh với những quan
niệm về dân chủ, về xác định vai trò của ngƣời dân trong phong trào chấn
hƣng đất nƣớc... đã làm thức tỉnh dân tộc ta trong giai đoạn này, góp phần
quan trọng trong việc tạo nên những chuyển biến tích cực của xã hội ta lúc
bấy giờ.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lịch sử Việt Nam đã chuyển sang một
giai đoạn mới. Tƣơng ứng với điều kiện hoàn cảnh mới, nhiệm vụ cách mạng
giải phóng dân tộc cũng mang tính chất khác trƣớc. Cắt nghĩa thực tiễn, một
bộ phận nhà Nho tiến bộ, trong đó có Phan Châu Trinh đã “khai phá” những
phƣơng pháp khả dĩ cứu nƣớc, cứu dân theo những khuynh hƣớng khác nhau.
Một trong những khuynh hƣớng nổi bật trong giai đoạn này đó là các nhà trí
thức khởi xƣớng phong trào Duy tân. Hoạt động cơ bản của phong trào là
nhằm cổ vũ ý thức tự cƣờng dân tộc, thúc đẩy những cải cách văn hóa và xã
hội trƣớc hết là cải cách giáo dục và thi cử. Trọng tâm của phong trào đặt vào
sự đổi mới đầu óc của mọi ngƣời, đổi mới tri thức, từ bỏ cái học cũ và những
tri thức lỗi thời cổ xƣa để hƣớng tới nền học vấn Âu Tây trong khoa học kỹ
thuật. Phan Châu Trinh là một trong những nhân vật tiêu biểu cho phong trào
này đã đề cao nâng cao dân trí, dân khí và kêu gọi các tầng lớp nhân dân cải
cách phong tục hăng hái tham gia vào những hoạt động kinh doanh nhằm thúc
đẩy sự phát triển kinh tế của đất nƣớc.
Nhằm tìm hiểu về tƣ tƣởng canh tân đất nƣớc và vận dụng nó vào công
cuộc đổi mới, xây đựng đất nƣớc nên em chọn đề tài ” Tƣ tƣởng Phan Chu
Trinh và vận dụng nó vào công cuộc xây dựng nƣớc ta hiện nay”. Bài tiểu
luận đi vào phân tích những nội dung, đặc điểm, ý nghĩa cơ bản của tƣ tƣởng
Dân chủ của Phan Châu, từ đó rút ra ý nghĩa lịch sử và những bài học cần
thiết cho ngày hôm nay.
1
CHƢƠNG I: NỘI DUNG TƢ TƢỞNG CỦA PHAN CHU TRINH

1.1. Những quan niệm chung về dân chủ của Phan Châu Trinh
Tƣ tƣởng dân chủ của Phan Châu Trinh khá đa dạng, phức tạp và có nét
đặc sắc riêng. Ông tiếp thu đồng thời luồng tƣ tƣởng dân chủ sơ khai, tính tự
do ngôn luận của Nho giáo thời Xuân Thu – Chiến Quốc, lẫn tƣ tƣởng dân
chủ tƣ sản, mà chƣa nhận thức đƣợc tính giai cấp của mỗi hệ tƣ tƣởng dẫn đến
việc khẳng định nền dân chủ tƣ sản Tây phƣơng ngày nay chính là đạo Khổng
Mạnh Đông phƣơng ngày trƣớc. Phan Châu Trinh cho rằng, nếu bây giờ
chúng ta muốn đi tìm lại đạo Khổng Mạnh thì phải ở văn minh Âu châu chứ
không phải ở đâu khác. Điều này thể hiện Phan Châu Trinh không chấp nhận
những mặt lạc hậu của nền giáo dục Nho giáo truyền thống đƣơng thời, kiên
quyết phê phán độc tôn Tống Nho, phê phán những đạo lý cƣơng thƣờng đã
bóp nghẹt mọi sáng tạo của tƣ tƣởng và quay về phục hồi cái gốc của Nho
giáo trong thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Phan Châu Trinh cố gắng kết nối
những tƣ tƣởng dân chủ của những thời đại, những giai tầng khác nhau lại
cũng nhằm mục đích cứu nƣớc, cứu dân, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế
lúc bấy giờ. Vì vậy, tuy có những hạn chế nhất định, nhƣng tƣ tƣởng dân chủ
của Phan Châu Trinh mang đậm tính nhân văn, nhân đạo.

1.2. Xác định vai trò của ngƣời dân trong phong trào chấn hƣng đất
nƣớc – nét đặc sắc trong tƣ tƣởng dân chủ của Phan Châu Trinh
So với các nhà tƣ tƣởng canh tân, Phan Châu Trinh tiến bộ hơn, ông đã
nhìn thấy đƣợc vai trò của ngƣời dân trong phong trào chấn hƣng đất nƣớc. Vì
vây, một trong những nội dung quan trọng nhất của tƣ tƣởng dân chủ Phan
Châu Trinh là: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Có thể nói rằng, đây
là cống hiến xuất sắc của Phan Châu Trinh trong quá trình chuyển biến tƣ
tƣởng chính trị của dân tộc. Có thể thấy, trong tƣ tƣởng và hành động của
Phan Châu Trinh bao giờ cũng hƣớng đến nhân dân.
Theo Phan Châu Trinh, khai dân trí của Phan Châu Trinh là: một mặt,
chống lối học tầm chƣơng trích cú cũng nhƣ khoa cử Nho giáo, nay mạnh
2
truyền bá quốc ngữ, mở trƣờng dạy học những kiến thức khoa học thực dụng,
bài trừ hủ tục xa hoa và qua văn thơ báo chí, tuyên truyền… phổ biến trong
đại chúng tƣ tƣởng tƣ sản dân chủ. Muốn khai thông dân trí, giành độc lập
cho dân tộc, ông chủ trƣơng cải cách bằng việc mở các trƣờng học, đem thực
tài mà giảng dạy, dùng các hình thức thơ ca, sách vở, báo chí diễn thuyết để
mở mang trí khôn và thức tỉnh lòng ngƣời.
Về mặt nhân sinh, Phan Châu Trinh cho rằng hạnh phúc của con ngƣời
là sự thắng đƣợc ngƣời khác, thống khổ nhất là thua ngƣời khác, do đó phải
có tƣ tƣởng cạnh tranh. Đối với những ngƣời ra đảm đƣơng việc nƣớc thì phải
chịu khổ và liều mạng. Ông lên án gắt gao những ngƣời xƣớng nghĩa tôn quân
và không biết đến nghĩa ái quốc. Về mặt xã hội, ông nghiêm khắc chỉ trích
chủ nghĩa gia đình và những phong tục cổ hủ. Ông cho rằng chủ nghĩa gia
đình là cái động lực ngăn trở sự tiến hóa, bao nhiêu thói hƣ tật xấu là do trong
gia đình mà ra, vì thế muốn chấn chỉnh xã hội thì trƣớc hết phải phá bỏ mọi
sự ràng buộc con ngƣời bởi những quyền uy của gia trƣởng. Đƣờng lối ấy
đƣợm mùi của chủ nghĩa cá nhân tƣ sản, nhƣng đồng thời cũng xuất phát từ
quan điểm “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của học thuyết Nho giáo.
Vốn là ngƣời nổi tiếng thông minh, ông muốn dùng tài trí của mình để
cứu vớt giang sơn đang chìm đắm trong cảnh nô lệ. Nhƣng sau khi đƣợc bổ
nhiệm làm quan, ông thấy rằng, việc khoa cử cũng chỉ là kiếm chức quan
nhằm “vinh thân phì gia” mà thôi, chứ không thể thực hiện đƣợc mục đích.
Đối với chế độ phong kiến, sau khi trực tiếp nhìn nhận, Phan Châu Trinh kiệt
liệt lên án sự thối nát, mục ruỗng, nhu nhƣợc, quyền lực chính trị rơi vào thực
dân Pháp, bộ máy của chế độ phong kiến là bù nhìn, ông ví nhƣ quân trên bàn
cờ tƣờng:
Khác với những nhà cách mạng khác, ông Phan Châu Trinh đã nhận
thức đƣợc nguyên nhân căn bản tại sao Việt Nam bị thực dân xâm lƣợc. Đó là
do dân tộc chúng ta đã tụt hậu về mặt tri thức so với các dân tộc khác hàng thế
kỷ, hay nói cách khác, Việt Nam đã đi sau các dân tộc phƣơng Tây khác một

3
thời đại: Khi Việt Nam còn ở nền kinh tế nông nghiệp thì các nƣớc phƣơng
Tây đã làm kinh tế công nghiệp và đang tiến nhanh lên kinh tế tri thức.
Để mở mang dân trí, phải tiến hành học thực dụng cốt để phục vụ cuộc
sống dân sinh chứ không phải là học thơ văn, phù phiếm của ngƣời xƣa. Bản
thân Phan Châu Trinh là ngƣời rất ham học hỏi và biết nhiều nghề, đi đến đâu
ông đều kêu gọi mọi ngƣời phát triển hội nghề nghiệp nhằm phát triển kinh tế.
Còn học thuật, ông quan niệm cần phải đổi mới về nội dung, phƣơng pháp,
đặc biệt là chú trọng phát triển khoa học, kỹ thuật.
Những việc làm trên đã khiến cho xã hội Việt Nam mang một khuôn
mặt mới, một dòng suy nghĩ mới. Ở đâu ngƣời ta cũng nghe nói đến tân thơ,
tân học, hội nông, hội thƣơng, cắt tóc, âu trang… và đặc biệt là văn học, giáo
dục, bƣớc sang một ngã rẽ tràn đầy sinh khí. Do vậy, tƣ tƣởng khai dân trí
thực sự làm cho dân tộc thay đổi tƣ duy cũ kỹ để vƣơn lên tầm nhận thức mới
cao hơn, phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Cùng với khai dân trí, Phan Châu Trinh còn chủ trƣơng chấn dân
khí tức là làm cho mọi ngƣời thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cƣờng, giác ngộ
đƣợc quyền lợi của mình giải thoát khỏi sự kìm kẹp của chế độ quân chủ
chuyên chế. Sự trì trệ, suy vong của dân tộc không phải từ bản chất của dân
tộc ta kém cỏi, từ buổi đầu lịch sử, dân tộc ta đã có mấy trăm năm dựng nƣớc
trở thành một quốc gia có độc lập, có chủ quyền, có nền văn hóa ổn định và
bền vững. Sự kém cỏi của dân tộc ta chính là do một phần chúng ta không tự
lực, tự cƣờng, không chịu học hỏi, làm mất đi cái hào khí, cái sức mạnh
truyền thống mấy ngàn năm của dân tộc. Phan Châu Trinh khảo cứu lịch sử
nƣớc nhà và đi đến kết luận: “Lấy lịch sử mà nói thì dân tộc Việt Nam không
phải là một dân tộc hèn hạ, mà cũng không phải là một dân tộc không thông
minh, thế thì vì lẽ nào ở dƣới quyền bảo hộ hơn 60 năm nay mà vẫn còn mê
mê muội muội, bịt mắt vít tai không chịu xem xét, không chịu học hỏi lấy cái
hay cái khéo của ngƣời”.

4
Ở đây, chúng ta thấy có sự đồng điệu của các tƣ tƣởng lớn, Phan Bội
Châu cho rằng giáo dục là “sinh mệnh của quốc dân”, Hồ Chí Minh cho rằng
“một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Tƣ tƣởng chấn dân khí của Phan Châu
Trinh thể hiện tính cách mạng nhằm phục hƣng truyền thống hào hùng của
dân tộc. Chế độ thực dân phong kiến đã làm cho dân mê muội trong sự an
phận, xa lánh chính trị. Phan Châu Trinh viết: “Còn nó sợ dân biết chính trị
nhiều thì nó lại sinh ra cách mạng, cho nên nó cấm học trò và dân không đƣợc
nói đến chính trị”.
Muốn “chấn dân khí” còn phải nâng cao dân quyền. Phan Châu Trinh
là tiêu biểu nhất cho việc đòi hỏi dân quyền ở Việt nam đầu thế kỷ XX. Hiệu
quả đạt đƣợc về mặt này không phải là nhỏ. Có một cao trào đấu tranh của
hàng vạn ngƣời tham gia xin xâu chống thuế, mở rộng nhân quyền, cải thiên
dân sinh. Bên cạnh việc nâng cao dân quyền thì cần phải giáo dục cho quần
chúng nhân dân ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ của chính họ, làm cho họ xác
định đƣợc vị trí của bản thân và của dân tộc trong thời đại mới.
Hai yêu cầu trên tất yếu khách quan sẽ dẫn tới yêu cầu thứ ba là hậu
dân sinh, đó chính là cải thiện đời sống cho nhân dân, nâng cao toàn diện
cuộc sống vật chất và tinh thần cũng nhƣ về các mặt khác nhƣ kinh tế, văn
hóa, xã hội ở hiện tại cũng nhƣ cho những thế hệ sau này. Muốn làm đƣợc
điều đó trƣớc hết phải xóa sạch mọi tàn dƣ, chƣớng ngại của chế độ phong
kiến, từng bƣớc một cố gắng dành cho đƣợc độc lập dân tộc, xây dựng đƣợc
một nhà nƣớc tƣ sản dân chủ vững mạnh, một xã hội công bằng, phồn vinh,
thực hiện bình đẳng xã hội, đất nƣớc phải có pháp luật kỉ cƣơng… Làm cho
dân thoát khỏi tƣ tƣởng “ngu trung” thật không phải dễ. Bên cạnh đó cần phải
thực hiện các phong tục “thái Tây”, dùng chữ quốc ngữ tuyên truyền cổ động
yêu nƣớc nghĩa đồng bào và các tiêu chuẩn đạo đức (mà thực chất là tƣ sản)
của ngƣời công dân. Một mặt làm cho dân nhận rõ những “hủ tục” của Nho
giáo. Mặt khác, làm cho dân hiểu đƣợc xu thế của thời đại, làm cho dân hiểu
đƣợc Việt Nam cũng vốn là một nƣớc văn minh, ở vào một vị trí địa lí thuận

5
lợi, giàu tài nguyên. Thế mà, nhân dân Việt Nam không đƣợc hƣởng các tài
nguyên ấy, đất nƣớc thì: “vẫn nhƣ cũ”, trong khi các nƣớc khác thì đã văn
minh. Ở Việt Nam lúc này, còn có ngƣời hoặc là “để trí khôn vào cho vô
dụng”, nhƣ ham mê đàn sáo, cờ bạc bói toán … hoặc là chỉ lo gọt giũa văn
chƣơng, “khƣ khƣ ngồi giữ những thuế thu lậu”, hoặc là luồn cuối dƣới công
danh “tự mình lại củng cố một căn tính nô lệ”. Đặc biệt dân Việt Nam cần
phải xóa bỏ những tƣ tƣởng: một là, “nội hạ ngoại di” không thèm hỏi đến
chính thuật và kỹ năng của nƣớc khác. Hai là, cần phải xóa bỏ tƣ tƣởng quý
đạo vƣơng. Ba là, cần xóa bỏ quan điểm cho là xƣa là phải, nay là quấy. Bốn
là, xóa bỏ quan niệm trọng quan khinh dân, không thèm để ý đến tình hình
hay dỡ chốn lƣơng thôn.

1.3. Đặc điểm của tƣ tƣởng Dân chủ của Phan Châu Trinh
Quá trình chuyển biến tƣ tƣởng chính trị từ tƣ tƣởng quân chủ sang dân
chủ tƣ sản của Phan Châu Trinh không phải là quá trình chuyển biến giản đơn
mà là một quá trình tiệm tiến dần dần, khó khăn, trăn trở và phức tạp.
Nội dung cơ bản tƣ tƣởng dân chủ của Phan Châu Trinh hƣớng đến vấn
đề quan trọng là tự cƣờng dân tộc, nâng cao dân trí, bồi dƣỡng sức dân, truyền
bá tƣ tƣởng dân chủ và dân quyền.
Trong nội dung cơ bản tƣ tƣởng dân chủ của Phan Châu Trinh còn có
sự tiếp thu những giá trị của văn hóa nhân loại. Theo quan điểm của Phan
Châu Trinh, muốn phát triển đất nƣớc, dân tộc ta phải tiếp thu những giá trị
văn hóa phƣơng Tây và văn hóa phƣơng Đông, kết hợp hài hòa truyền thống
và hiện đại, đặc biệt là về tƣ tƣởng dân chủ, về chính trị, về phát triển ngành
nghề, về khoa học kỹ thuật…. Phan Châu Trinh đã triển khai tƣ tƣởng dân
chủ trong thực tế, cổ vũ, động viên mở mang nhiều ngành nghề, xây dựng
nhiều hội nghề, buôn bán nhằm phát triển đời sống dân sinh. Đây là những tƣ
tƣởng mới, xóa bỏ những quan niệm cũ của xã hội phong kiến, và từ tƣ tƣởng
triển khai ra hiện thực một cách sáng tạo và thiết thực, phù hợp với yêu cầu
của lịch sử dân tộc và thời đại.
6
Trong tƣ tƣởng dân chủ của Phan Châu Trinh đã xuất hiện quan điểm
pháp quyền. Phan Châu Trinh cho rằng, phải xây dựng một xã hội quản lý
bằng pháp luật. Phải dựa vào pháp luật để tiến hành mọi hoạt động đấu tranh
cách mạng. Bản thân Phan Châu Trinh đã nhận thấy vai trò tích cực của quản
lý xã hội bằng pháp luật, chống lại tƣ tƣởng chuyên quyền, độc quyền chính
trị. Có thể nói rằng, những quan điểm pháp quyền đã đánh dấu một bƣớc
chuyển từ tƣ duy chính trị truyền thống sang tƣ duy chính trị hiện đại, từ
vƣơng quyền sang pháp quyền, từ quân chủ sang dân chủ của nƣớc ta trong
giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Tìm hiểu về nội dung cơ bản tƣ tƣởng dân chủ của Phan Châu Trinh,
chúng ta nhận thấy rằng, mặc dù có những nội dung mới, cách mạng và tiến
bộ thể hiện tinh thần yêu nƣớc nhiệt tình, tinh thần căm thù giặc cao độ.
Nhƣng, trong chừng mực, hoàn cảnh, điều kiện nhất định vẫn còn thể hiện tƣ
tƣởng dao động, mơ hồ về chính trị, thậm chí có lúc đi đến thỏa hiệp với thực
dân (tƣ tƣởng “ỷ Pháp” để thực hiện dân chủ của Phan Châu Trinh) Đây cũng
là một trong những hạn chế lớn nhất của các nhà tƣ tƣởng chính trị Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nói chung, trong đó có Phan Châu Trinh nói
riêng. Tuy nhiên, những chủ trƣơng đó của Phan Châu Trinh cũng chỉ mang
tính nhất thời, nhƣng nó cũng gây ra những ảnh hƣởng không tốt đến tinh
thần cách mạng của dân tộc. Nguyên nhân của những sai lầm này chính là
chƣa có một lý luận khoa học soi đƣờng, nên chƣa nhận thức đầy đủ bản chất
của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Mặt khác, trong những điều kiện khó khăn
của cách mạng, thực dân Pháp có những hành động đàn áp dã man, cũng nhƣ
sự đe dọa của các thế lực thực dân khác, nên việc tạm thời “cộng tác” với thực
dân cũng chỉ là một “kế hoãn binh”, một thủ đoạn chính trị mang tính “động”,
linh hoạt và mềm dẻo của Phan Châu Trinh mà thôi.

7
CHƢƠNG II: TƢ TƢỞNG PHAN CHU TRINH VÀ VẬN DỤNG NÓ
VÀO CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NƢỚC TA HIỆN NAY

2.1. Ý nghĩa lịch sử của tƣ tƣởng dân chủ của Phan Châu Trinh
Có thể nói rằng, lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX là một giai đoạn có nhiều biến động. Giai đoạn lịch sử này, đất nƣớc ta
rơi vào cảnh áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến. Phan Châu
Trinh đã nhận ra đƣợc mục đích tối cao của cách mạng Việt Nam là: khôi
phục độc lập dân tộc, khôi phục lại chủ quyền đất nƣớc. Nhằm đạt đƣợc mục
đích này, trƣớc hết và cơ bản là thức tỉnh dân tộc ta ra khỏi sự mê muội của
nọc độc chuyên chế của thực dân, phong kiến.Theo ông, muốn đánh đuổi thực
dân Pháp, trƣớc hết phải nâng cao dân trí, nâng cao sức dân và phát triển kinh
tế, cải thiện đời sống nhân dân. Cho nên, Phan Châu Trinh đã đƣa ra chủ
trƣơng: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Đối lập với chủ trƣơng của
thực dân Pháp là “khai hoá văn minh” cho An Nam, ông cho rằng dân tộc ta
có khả năng “tự lực khai hoá”. Thực chất thì thực dân Pháp đang ra sức để
bóc lột và vơ vét của cải của nhân dân ta, chúng đang thực hiện các cuộc khai
thác thuộc địa và tiếp tục sử dụng chính sách ngu dân để trị của chế độ phong
kiến.
Quan điểm của Phan Châu Trinh đã đánh thức cơn ngủ mê của xã hội
phong kiến lúc bấy giờ. Trƣớc hết, ông phê phán Nho học ở bình diện hệ tƣ
tƣởng và lối khoa cử lạc hậu. Với trí tuệ thông minh, nhạy cảm với sự biến
đổi của thời cuộc ông đã nhận thức đƣợc Nho giáo đã hết vai trò lịch sử, trở
thành lực cản cho sự tồn vong và phát triển của dân tộc, nó không còn là hệ tƣ
tƣởng phù hợp với sự phát triển của thời đại bấy giờ.
Phan Châu Trinh đã cống hiến trọn đời mình cho việc truyền bá tƣ
tƣởng dân chủ tƣ sản ở Việt Nam và cuối đời đã gửi gắm hy vọng vào một thế
hệ trẻ nối tiếp sẽ đƣa tƣ tƣởng dân chủ xã hội chủ nghĩa đến cho dân tộc Việt
Nam. Phan Châu Trinh là chí sĩ yêu nƣớc, nhà văn hóa lớn của dân tộc. Ông
đã có những đóng góp nổi bật trong việc đem nội dung tƣ tƣởng dân quyền
8
kết hợp vào các chƣơng trình canh tân đất nƣớc, đạt đƣợc những thành quả
nhất định trong phong trào Duy tân. Nhƣng ông là một nhà nho nên ngay
trong lập luận, suy nghĩ của ông vẫn chƣa thoát khỏi ảnh hƣởng cái nhìn nhà
nho nặng phần đạo lý mà nhẹ phần kiến thức lý luận, phƣơng pháp tổ chức.
Phan Châu Trinh cho rằng, chỗ dựa lớn nhất của ông là các nguyên lý công
bằng – công lý – tự do – bình đẳng – dân chủ của phƣơng Tây, đó là các
nguyên lý thiêng liêng mà phƣơng Tây phải thực hiện cho các nƣớc thuộc địa.
Ông nhận thấy mình phải có bổn phận giải thích về sự gắn bó giữa quyền lợi
của chính phủ Pháp với quyền lợi của nhân dân Việt Nam, hy vọng nhà cầm
quyền nhận thức ra lẽ phải đó mà thay đổi cải cách chính trị cho nhân dân
Việt Nam.
Phan Châu Trinh chủ trƣơng dựa vào sự thức tỉnh nhân dân để thực
hiện những chƣơng trình đổi mới đất nƣớc theo hƣớng dân chủ tƣ sản, chứ
không ỷ lại ở một thế lực bên ngoài nào. Ông chủ trƣơng “bất vọng ngoại”,
nhƣng ông chƣa nhận thức đƣợc toàn diện với điều kiện nƣớc ta lúc đó phải
tranh thủ mọi sự đồng tình giúp đỡ bên ngoài để hỗ trợ cho phong trào cách
mạng trong nƣớc tiến lên. Và một trong những đóng góp cho tƣ tƣởng dân
chủ của Phan Châu Trinh là nội dung tố cáo chế độ vua quan bù nhìn phản
dân hại nƣớc, yêu cầu chính phủ Pháp phải cải cách thế chế này.

2.2. Áp dụng tƣ tƣởng Phan Chu Trinh vào nƣớc ta hiện nay
Giai đoạn hiện nay, đất nƣớc Việt Nam không những cần có độc lập
dân tộc, mà phải giàu mạnh, có dân chủ và văn minh. Chính yêu cầu đó của
lịch sử đã khẳng định vai trò quan trọng của phong trào duy tân đổi mới và cải
cách. Phan Châu Trinh là ngƣời phát biểu một cách dõng dạc và rõ ràng nhất
những sự hủ bại của hệ thống quan lại và đƣa ra những yêu cầu cải cách hệ
thống quan lại và những quan hệ chính trị lúc đƣơng thời. Không những thế,
ông còn làm sáng tỏ vấn đề dân quyền về mặt lý thuyết và ra sức cổ vũ tuyên
truyền cho sự thực hiện dân chủ và dân quyền trong thực tiễn. Những nội
dung cơ bản tƣ tƣởng dân chủ của Phan Châu Trinh là một đóng góp to lớn
9
không những cho phong trào đổi mới và cải cách mà cả cho sự phát triển của
lịch sử tƣ tƣởng Việt nam đầu thế kỷ XX.
Áp dụng tƣ tƣởng của Phan Châu Trinh về các vấn đề nhƣ dân khí, dân
trí, dân chủ, dân quyền vào công cuộc đổi mới, xây dựng đất nƣớc hiện nay ở
các lĩnh vực xã hội, giáo dục, kinh tế…Ví dụ nhƣ câu nói nổi tiếng của ông
thƣờng làm khẩu hiệu cho các trƣờng học: “khai dân trí, chấn dân khí, hậu
dân sinh”.
Đảng và Nhà Nƣớc đã rất chú trọng đến vấn đề cải cách giáo dục, nâng
cao dân trí. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ƣơng
Đảng (khóa XI) đã định hƣớng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo: 1- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của
Đảng, Nhà nƣớc và của toàn dân. Đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ phát triển,
đƣợc ƣu tiên đi trƣớc trong các chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội. 2- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn
đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội
dung, phƣơng pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới
từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc đến hoạt động quản trị của
các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội
và bản thân ngƣời học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. 3- Phát triển
giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài.
Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn
với thực tiễn; giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục
xã hội. 4- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh
tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy
luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số
lƣợng sang chú trọng chất lƣợng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số
lƣợng.

10
Vấn đề dân chủ hiện nay cũng đƣợc Đảng và Nhà nƣớc rất chú trong và
xây dƣng, nhiều văn bản pháp luật đƣợc ban hành để triển khai đƣờng lối,
quan điểm của Đảng về quy chế dân chủ cơ sở trên tinh thần "dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra"; từ đó, quan điểm, đƣờng lối, chính sách pháp
luật đi vào cuộc sống tốt hơn, ngƣời dân nhận thức và nêu cao trách nhiệm đối
với quyền làm chủ của chính mình. Những kết quả toàn diện về kinh tế - xã
hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng, phòng chống
tham nhũng, sự gƣơng mẫu của cán bộ, đảng viên... đều có sự tham gia, đóng
góp tích cực của ngƣời dân. Đây chính là những minh chứng cho thấy tƣ
tƣởng về dân chủ của Phan Chu Trinh vẫn còn nguyên giá trị.
Tƣ tƣởng hậu dân sinh đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc khơi dậy khát vọng
phát triển đất nƣớc Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Khát vọng phát triển
đất nƣớc phồn vinh, hạnh phúc không phải là một huyễn tƣởng xuất phát từ
ngẫu hứng chủ quan, duy ý chí, mà là một khát vọng bắt nguồn từ niềm tin
vững chắc vào cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nƣớc sau gần 35 năm
tiến hành công cuộc đổi mới; vào bản lĩnh và những kinh nghiệm dày dạn mà
Đảng, nhân dân ta đã kiểm nghiệm, đúc kết trong thực tiễn lao động, sáng tạo
suốt mấy chục năm qua. Đó cũng không phải là khát vọng giản đơn, xuôi
chiều, mà là khát vọng đƣợc bồi đắp trên cơ sở phân tích, dự báo, lƣờng đoán
kỹ lƣỡng những thời cơ, thuận lợi có thể nắm bắt, phát huy; đồng thời, tỉnh
táo cân nhắc, tính toán những khó khăn, thách thức bên ngoài, những yếu
kém, trở ngại bên trong cần phải kiên quyết khắc phục, thích ứng, vƣợt qua
với phƣơng châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, nhạy bén chớp thời cơ, chủ
động ứng phó với nguy cơ, chuyển hóa nguy cơ thành vận hội phát triển.
Khát vọng phát triển đất nƣớc phồn vinh, hạnh phúc không chỉ là mơ
ƣớc mà là khát vọng mang sức sống hiện thực, đƣợc hình thành, bồi đắp trên
một cơ tầng khoa học về lộ trình hƣớng đích với những bƣớc đi đƣợc dự liệu
rõ ràng. Kế thừa, hoàn thiện những mục tiêu đã đƣợc xác định từ những đại
hội Đảng trƣớc đây; căn cứ vào điều kiện, khả năng thực tế của đất nƣớc và

11
xu thế phát triển của thế giới, Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII xác định
các mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2025, nƣớc ta là nƣớc đang phát triển,
có công nghiệp theo hƣớng hiện đại, vƣợt qua mức thu nhập trung bình thấp;
đến năm 2030, là nƣớc đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập
trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nƣớc phát triển, thu nhập cao.
Khát vọng phát triển đất nƣớc phồn vinh, hạnh phúc gắn liền với quá
trình xây dựng và phát huy hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và giá trị
chuẩn mực, cùng sức mạnh con ngƣời Việt Nam trong thời kỳ mới(8), gắn
liền với phát huy đồng bộ hệ động lực phát triển: dân chủ xã hội chủ nghĩa;
đại đoàn kết toàn dân tộc; sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; nguồn
nhân lực chất lƣợng cao, nhân tài; khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo...

12
KẾT LUẬN
Tƣ tƣởng dân chủ của Phan Châu Trinh để lại dấu ấn sâu sắc nhất trong
lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam chính là thức tỉnh dân tộc ta nhận thức vấn đề dân
quyền, dân chủ, với phƣơng pháp đấu tranh hòa bình, công khai, dựa trên nền
dân chủ của nƣớc Pháp. Hạn chế lớn nhất trong tƣ tƣởng của Phan Châu Trinh
chính là vẫn bế tắc về con đƣờng cách mạng, chƣa nhận thức đầy đủ bản chất
của chủ nghĩa đế quốc, chƣa phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân, mặc dù các ông đã ít nhiều đề cập đến vai trò cách mạng của giai cấp
công nhân.
Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhƣng rõ ràng tƣ tƣởng và hoạt
động của Phan Châu Trinh đã góp phần quan trọng tạo nên bƣớc chuyển trong
tƣ duy của dân tộc Việt Nam, đó là làm cuộc vận động từng bƣớc về tƣ tƣởng
từ chế độ quân chủ sang chế độ dân chủ, từ tƣ duy phong kiến sang tƣ duy
thời cận-hiện đại. Tƣ tƣởng dân chủ của Phan Châu Trinh về hai phƣơng diện
thành công và thất bại, ƣu điểm và nhƣợc điểm, … đã để lại cho cách mạng
Việt Nam những bài học qúi giá trong tiến trình cách mạng.
Phan Châu Trinh là một nhà trí thức có lý giải thực tiễn một cách độc
lập, ông nhận thức và khẳng định con đƣờng hành động nhận thức, lý giải để
biện luận cho hành động. Chính vì vậy, chỗ đứng, lịch sử và thời đại đã định
vị tƣ tƣởng và hành động của ông. Những nội dung cơ bản tƣ tƣởng dân chủ
của Phan Châu Trinh là ngọn đèn soi sáng, là sự thức tỉnh cho dân tộc ta bƣớc
ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế hàng ngàn năm. Nó có một vị trí xứng
đáng trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam, đặc biệt trong những năm đầu của thế
kỷ XX.
Tƣ tƣởng dân chủ của Phan Châu Trinh đƣợc thể hiện thông qua con
đƣờng là nâng cao dân chủ,dân quyền, là xây dựng thể chế chính trị và hệ
thống pháp luật để bảo đảm cho dân quyền mà Cụ Phan là ngƣời khởi xƣớng
cho đến nay ngẫm lại, vẫn còn nguyên giá trị.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Chu Trinh,
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Ch%C3%A2u_Trinh
2. Nguyễn Văn Xuân (2000), Phong trào Duy Tân (in lần thứ tƣ). NXB
Đà Nẵng, Đà Nẵng.
3. Nguyễn Văn Xuân (2002), Phong trào Duy Tân Tuyển tập, NXB Đà
Nẵng, Đà Nẵng.
4. Phan Châu Trinh với tƣ tƣởng canh tân đất nƣớc,
https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/phan-chau-trinh-voi-tu-tuong-
canh-tan-dat-nuoc.html.

5. Văn kiện trình đại hội XIII, https://www.moha.gov.vn/nghi-quyet-


tw4/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/khat-vong-phat-trien-dat-nuoc-va-
doi-moi-sang-45224.html

14

You might also like