You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO VIỆT ANH


------------------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN

Đề tài: TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN, ĐẠO ĐỨC, VĂN HÓA


HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đào Minh Uyên


Mã số sinh viên: 20010018
Lớp: 20IBM1
Giảng viên hướng dẫn: thầy Nguyễn Duy Quý

1
MỤC LỤC
Lời mở đầu .......................................................................................................................... 3
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ................................................................................... 4
Khái niệm tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh ....................................................................... 4
Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh ......................................... 4
Văn hóa giáo dục ....................................................................................................... 4
Văn hóa văn nghệ ...................................................................................................... 5
Văn hóa đời sống ....................................................................................................... 6
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn ................................................................................ 7
Khái niệm tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh ..................................................................... 7
Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh ....................................... 7
Quan niệm về vị trí và vai trò của con người ............................................................ 7
Tình yêu thương vô hạn đối với con người, trước hết là những con người lao động
nghèo khổ ............................................................................................................................. 8
Niềm tin sâu sắc và tấm lòng khoan dung rộng lớn trước tính đa dạng của con
người ..................................................................................................................................... 8
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức ................................................................................... 9
Khái niệm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ....................................................................... 9
Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ........................................ 9
Đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng .................................. 9
Những chuẩn mực đạo đức cơ bản .......................................................................... 10
Vận dụng tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện
nay ...................................................................................................................................... 10
Kết luận ............................................................................................................................. 11
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................ 12

2
LỜI MỞ ĐẦU

Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam. Người không chỉ cống hiến cả
cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước xã hội
chủ nghĩa mà còn để lại những di sản vô cùng quý giá cho nước ta. Tư tưởng Hồ Chí
Minh không chỉ là hệ tư tưởng của đảng, của dân tộc ta mà còn là kim chỉ nam cho mọi
đường lối, chính sách của Đảng để tiếp tục sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và
xây dựng đất nước.
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về nhân văn, đạo đức và văn hoá
chiếm vị trí quan trọng, đặt nền tảng trong vấn đề xây dựng yếu tố con người trong quá
khứ, hiện tại và cả tương lai.Tư tưởng nhân văn, đạo đức và văn hoá Hồ Chí Minh bắt
nguồn từ truyền thống của dân tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá
trình đấu tranh dựng nước và giữ nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo
đức cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển
những tinh hoá văn hoá, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây mà
Người đã tiếp thu được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao, thử thách và vô
cùng phong phú vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người.
Đối với thanh niên chúng ta hiện nay, việc học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh là rất cần thiết. Tiếp thu những giá trị đạo đức và nhân văn mà Người để lại, từ đó
hoàn thiện mình hơn, phát huy được bản chất tốt đẹp, ý chí vươn lên vốn có của mỗi con
người. Nhất là trong công cuộc đổi mới và mở cửa đất nước trong điều kiện hiện nay, việc
phát huy được những giá trị đạo đức, nhân văn trong mỗi con người càng trở nên cần thiết
hơn bao giờ hết. Có như vậy chúng ta mới có thể là những chủ nhân tương lai của đất
nước như lời Bác dạy với khát khao đưa đất nước đi lên hộp nhập với cộng đồng quốc tế
nhưng vẫn giữ vững được những giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống cao đẹp của dân
tộc từ nghìn xưa để lại.

3
NỘI DUNG
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá:
1.1 Khái niệm tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh
Khái niệm văn hóa của tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu theo cả ba nghĩa rộng, hẹp
và rất hẹp.
Theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người
sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng
là mục đích của cuộc sống loài người. Trong mục đọc sách ở phần cuối tập Nhật ký trong
tù (1942 - 1943), Hồ Chí Minh nói rằng: "Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở
và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn
hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người
đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [1]
Định nghĩa về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khắc phục được những quan
niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại.
Theo nghĩa hẹp, Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề
cần chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng
văn hóa là một kiến trúc thượng tầng” [2]
Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện ở
việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hóa”, xóa mù chữ…

1.2 Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh
1.2.1 Văn hoá giáo dục
Hồ Chí Minh đã phân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến và thực dân, Người
vạch trần đó là một nền giáo dục tầm chương, kinh viện, xa rời thực tế, bất bình
đẳng trọng nam khinh nữ…; và nền giáo dục thực dân là ngu dốt, đồi bại, xảo trá. Người
luôn nhắc nhở rằng: “Nếu những người xã hội chủ nghĩa lơ việc giáo dục, thì giai cấp tư
sản thực dân và bản xứ - bọn quan lại - cứ phụ trách giáo dục bằng phương pháp của
chúng” [3]. Từ đó, Người đã suy nghĩ về việc xây dựng một nền giáo dục mới của nước
việt Nam độc lập sau này và chỉ rõ : “ Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại
nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm,
yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập” [4]
Mục tiêu của văn hóa giáo dục là để thực hiện cả ba chức năng của văn hóa thông
qua việc dạy và học. Dạy và học là nhằm mở mang dân trí, nâng cao kiến thức, đào tạo
những con người mới vừa có đức, vừa có tài, những công dân biết làm chủ, để đóng góp
tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu giáo dục còn được thể hiện
trong quan điểm “trồng người” của Hồ Chí Minh. Vào năm 1958 khi nói chuyện tại lớp
chính trị của giáo viên cấp II, cấp II toàn miền Bắc. Người đã nhắc lại câu nói nổi tiếng
của Quảng Trọng, như một cương lĩnh hành động cho toàn Đảng, toàn dân ta: “Vì lợi ích

4
mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Như vậy, Người
đã đặt vấn đề “trồng người” cho chúng ta như một chân lý tất yếu của cách mạng.
Đồng thời, Người cũng đề cập đến việc tiến hành cải cách giáo dục. Cải cách để
xây dựng một hệ thống trường lớp, chương trình, nội dung thật khoa học và hợp lý, phù
hợp với tình hình của đất nước. Trong quá trình xây dựng nền văn hóa giáo dục mới ở
Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đề xuất phương hướng và nội dung học tập của các cấp học
(đại học, trung học, tiểu học). Người nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học chính trị.
Rằng học chính trị là học chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối quan điểm của Đảng để
hiểu rõ nhiệm vụ cách mạng, đồng thời xây dựng cho bản thân mình một phương pháp
nhận thức đúng đắn trước những diễn biến phức tạp của cuộc sống, để từ đó vững tin vào
lý tưởng cách mạng, tránh những sai lầm vấp ngã. Bên cạnh đó, cũng lại rất cần phải học
tập khoa học, kỹ thuật để có thể theo kịp và vươn lên trong thời đại mới, nơi mà cuộc
cách mạng khoa học của nhân loại đang phát triển như vũ bão, công nghệ kỹ thuật được
đầu tư phát triển.
Phương pháp giáo dục phải phù hợp với mục tiêu giáo dục. Cách dạy phải phù hợp
với trình độ người học, phù hợp với lứa tuổi dạy từ dễ đến khó; phải kết hợp học tập với
vui chơi, giải trí lành mạnh, phải dùng biện pháp nêu gương gắn liền với phong trào thi
đua. Học ở mọi lúc, mọi nơi, học mọi người, học suốt đời, coi trọng việc tự học, tự đào
tạo và đào tạo lại.
Đồng thời, cần chú trọng xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đạo đức cách
mạng, yêu nghề, giỏi về chuyên môn, thuần thục về phương pháp. Mỗi giáo viên phải là
một tấm gương sáng về đạo đức, về học tập.

1.2.2 Văn hoá văn nghệ:


Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã khai sinh ra một nền
văn học, nghệ thuật cách mạng. Văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hoá, là
đỉnh cao của đời sống tinh thần, là cốt cách, tâm hồn, đặc tính dân tộc. Văn nghệ trở thành
một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân ta. Bản thân Người
cũng là một chiến sĩ tiên phong về tư tưởng và phong cách sáng tác văn nghệ, là bậc thầy
về văn chính luận, lý luận văn nghệ, truyện ký, thơ ca..
Năm 1951, trong thư gửi các hoạ sĩ nhân triển lãm hội hoạ tại Chiến Việt Bắc, chủ
tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Văn hoá, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến
sĩ trên mặt trận ấy”, tư tưởng này của Hồ Chí Minh được hình thành sớm,từ bài viết đầu
tiên “Tâm địa thực dân” năm 1919. Người dùng ngòi bút của mình như một vũ khí sắc
bén trong việc tố cáo, vạch trần tội ác thực dân trong các chính sách chính trị, kinh tế, văn
hóa, đồng thời thức tỉnh, định hướng, động viên; cổ vũ tinh thần đấu tranh của các dân tộc
bị áp bức.
Văn nghệ còn phải luôn luôn gắn với thực tiễn, phục vụ nhân dân, vì nhân dân “là
gốc của nước nhà”, “công nông là người chủ của cách mạng”. Thực tiễn không chỉ là
nguồn nuôi dưỡng những sáng tác, mà còn là những tinh hoa trong sáng tác dân gian đã
được chắt lọc từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhân dân cũng sáng tác văn hoá văn nghệ và
hưởng thụ văn nghệ, chúng ta thường gọi là sáng tác dân gian.

5
Văn nghệ phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc ta – một dân tộc anh
hùng, với thời đại ta – một thời đại vẻ vang. Văn nghệ không phải chỉ miêu tả hay, chân
thực sự nghiệp cách mạng của nhân dân ngày hôm nay, mà còn có tác dụng lưu truyền
cho con cháu đời sau. Đó là những tác phẩm phải có tính nghệ thuật cao, cả về nội dung
và hình thức. Người nêu rõ: “Cần làm cho món ăn tinh thần được phong phú, không nên
bắt mọi người chỉ được ăn một món thôi. Cũng như vào vườn hoa, cần cho mọi người
thấy nhiều loại hoa đẹp”[5]. Như vậy văn nghệ phản ánh chân thực những gì đã có trong
đời sống của nhân dân, mà còn hướng dẫn nhân dân loại bỏ cái giả, cái sai, cái không
đúng, để vươn tới cái lý tưởng – đó chính là sự phản ánh có tính hướng đích của văn
nghệ. Chính điều đó mở đường cho sự sáng tạo không giới hạn của văn nghệ sĩ.

1.2.3 Văn hoá đời sống:


Muốn xây dựng Đời sống mới trước hết là phải xây dựng được đạo đức mới, vấn
đề này, Người đã chỉ ra rằng: “... thực hiện Đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính”;
“Nếu không giữ được Cần, Kiệm, Liêm, Chính dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của
dân” còn “Nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho Đời sống
mới”.[6] Thứ hai, phải xây dựng lối sống mới có lý tưởng, có đạo đức theo hướng văn
minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của
nhân loại. Cùng với việc bồi dưỡng, nâng cao đạo đức, việc xây dựng Đời sống mới đòi
hỏi phải “sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông, trong Đời sống của mọi người,
tức là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc”[7]. Thứ ba, là xây
dựng nếp sống mới. Theo Người, quá trình xây dựng lối sống mới cũng là quá trình làm
cho lối sống mới dần dần trở thành thói quen ở mỗi người, thành phong tục tập quán của
cả một cộng đồng, trong phạm vi một địa phương hay mở rộng ra cả nước và gọi là nếp
sống mới hay nếp sống văn minh. Nếp sống mới mà chúng ta xây dựng phải kế thừa
những truyền thống tinh thần tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc ta.
Việc xây dựng Đời sống mới phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình, vì mỗi
người là một cá thể để tạo nên gia đình, mỗi gia đình là một tế bào để tạo nên xã hội. Chủ
tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt nhấn mạnh và đòi hỏi mỗi người, mỗi gia đình phải thực hiện
Đời sống mới. “Do nhiều người nhóm lại thành làng. Do nhiều làng nhóm lại mà thành
nước. Nếu người này cũng xấu, người kia cũng xấu, thì thành làng xấu, nước hèn. Nếu
mỗi người đều tốt, thì thành làng tốt, nước mạnh... Nếu mọi người đều cố gắng làm đúng
Đời sống mới, thì dân tộc nhất định sẽ phú cường”[8]. Ngày nay, việc mở rộng Cuộc vận
động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa cũng là theo tinh thần đó.

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn:


2.1 Khái niệm tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong lòng một dân tộc có truyền thống nhân ái, lại
tiếp nhận được những tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây, về “đạo làm người”
của Nho giáo, về “cứu khổ cứu nạn”, nhân ái, khoan dung của Phật giáo; về lý tưởng nhân
văn thời cách mạng tư sản đang lên, chống phong kiến, chống xã hội…. Từ khi đến với
chủ nghĩa Mác - Lênin, thấm nhuần học thuyết nhân đạo hiện thực của chủ nghĩa Mác, tư
tưởng nhân văn ở Hồ Chí Minh đã có những chuyển biến mang tính tổng hợp từ nhiều giá

6
trị tinh hoa của nhân loại. Giá trị nhân văn ở Hồ Chí Minh đã trở thành lẽ sống của
Người, yêu thường con người gắn với lòng tin ở con người, dùng sức của con người để
giải phóng con người, trọng nhân tài, vì con người và phục vụ con người.
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh chính là suy nghĩ tình cảm của Người, nó đã chi
phối cả cuộc đời hoạt động và đất tranh của Người, được hình thành từ hoàn cảnh sống và
chiến đấu của bản thân đồng thời có sự kế thừa một cách sáng tạo những truyền thống
nhân văn của dân tộc và nhân loại.

2.2 Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
2.2.1 Quan niệm về vị trí và vai trò của con người
Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại với tư cách cá nhân, vừa là thành viên
của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hoà, phong
phú. Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vô cùng to lớn cho sự nghiệp
chung, vì nếu như nhu cầu và lợi ích của mỗi cá nhân không được quan tâm thỏa đáng thì
tính cực của họ sẽ không thể phát huy được. Trong khi phê phán một cách nghiêm khắc
chủ nghĩa cá nhân, Người viết: “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “giày
xéo lên lợi ích cá nhân”[9]. Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống
riêng của bản thân và của gia đình mình. Trong quan điểm về thực hiện một nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa, theo Người, phải là một nền dân chủ chân chính, không hình thức,
không cực đoan, trong đó mỗi con người cụ thể phải được đảm bảo những quyền lợi và
nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật.
Dựa trên quan điểm Mácxít về con người, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào
trong thực tiễn, hình thành cách tiếp cận riêng, đó là sự thống nhất lập trường giai cấp với
truyền thống dân tộc trong xem xét con người, đưa ra quan niệm đúng đắn về con người.
Từ nhận thức đúng đắn đó, Hồ Chí Minh đã hình thành tư tưởng coi con người là vốn quý
nhất '' trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân'', là thể hiện sự kế thừa những giá trị
truyền thống dân tộc: từ quan niệm cùng chung một cội nguồn ''con Lạc, cháu Hồng'', tư
tưởng "còn người còn của'', ''người ta là hoa của đất'' được Hồ Chí Minh phát triển trên
cơ sở khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, khi xem con người là chủ thể tích cực sáng tạo
ra lịch sử. Theo Hồ Chí Minh, nhân dân lao động không chỉ có khả năng '' biết giải quyết
nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những
đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra'[10] mà còn là quyết định đến sự phát triển của xã hội
''tất cả của cải vật chất trong xã hội đều do công nhân và nông dân làm ra. Nhờ sức lao
động của công nhân và nông dân, xã hội mới sống còn và phát triển'[11] . Rằng ''chủ
nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của
hàng chục triệu người' [12]

2.2.2 Tình yêu thương vô hạn đối với con người, trước hết là những con người
lao động nghèo khổ
Tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh thể hiện ở sự cảm thông với tình
cảnh và hoàn cảnh sống của những người cần lao trong nước và trên thế giới. Sự tàn bạo
của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân lao động ở các nước thuộc địa đã cướp đi những
quyền sống, quyền tự do của con người. Nhiều năm cùng chung sống với nhân dân lao

7
động ở các nước trên thế giới, Hồ Chí Minh rất đau lòng khi chứng kiến những hành động
bóc lột, giết hại của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân lao động, Người xót xa trước
cảnh lao động cùng cực của những công nhân Việt Nam dưới ách bóc lột của giai cấp tư
sản

'' Mà mình quần rách áo xơ

tiền công thì bớt, mà giờ thì thêm

lại còn đánh chửi tần phiền

Cúp lương tháng trước, phạt tiền hôm qua' [13]

Yêu thương con người của Hồ Chí Minh không có sự phân biệt quốc tịch, châu lục,
màu da. Cho dù nhân dân lao động là người da đen, da trắng, hay da vàng thì Người vẫn
dành tình cảm sâu nặng. Bởi theo Người họ là những người bạn ''cùng khổ'', đều là ''anh
em''. Trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ xâm lược, nhiều đêm Bác không ngủ vì thương
bộ đội, thương đoàn dân công phải chịu bao mưa rét ngoài rừng, thương miền Nam chưa
được giải phóng ''miền Nam luôn ở trong trái tim tôi''. Ngày tết Người gửi thư thăm hỏi
các cụ già, các cháu thiếu niên nhi đồng, thăm hỏi các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ nơi
biên giới hải đảo. Người cũng quan tâm nhiều đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ, bởi họ là
tầng lớp phải chịu đựng nhiều áp bức bất công của xã hội
Trong tư tưởng nhân văn, Hồ Chí Minh luôn có thái độ đúng đắn với các hạng
người. Với kẻ thù thì Người dùng từ ''kẻ, lũ, tên'' để ám chỉ, và lên án vạch trần tội ác của
chúng. Còn đối với nhân dân lao động thì Người gọi họ bằng tình cảm yêu thương quý
trọng, luôn bênh vực và đấu tranh cho quyền lợi của họ. Yêu thương con người trong tư
tưởng Hồ Chí Minh không phải chung chung, trừu tượng, mà thể hiện bằng hành động
cách mạng và đó mới là nghĩa khí cao đẹp nhất.

2.2.3 Niềm tin sâu sắc và tấm lòng khoan dung rộng lớn trước tính đa dạng
của con người
Đầu những năm 40 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt
giam, tra tấn trong nhà tù, giữa lúc cách mạng Việt Nam gặp bao khó khăn chồng chất.
Mặc dù phải sống trong nhà tù, Hồ Chí Minh vẫn luôn hướng mọi suy nghĩ, hành động
vào sự nghiệp giải phóng nhân dân Việt Nam, Người luôn có niềm tin mãnh liệt vào khả
năng cách mạng của nhân dân, tin tưởng vào sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn
dân, tin vào thắng lợi tất yếu của cách mạng Việt Nam như một lẽ tự nhiên, hợp quy luật
phát triển của lịch sử.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh chủ trương đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội. Trên cương vị là người đứng
đầu cơ quan Đảng và Nhà nước, với bao công việc bộn bề đặt ra, cùng với nhiều khó khăn
chồng chất, nhưng Hồ Chí Minh vẫn bình tĩnh, sáng suốt phân tích đặc điểm tình hình
miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội, thấu rõ vai trò to lớn của quần chúng nhân trong xây dựng
chế độ xã hội mới, và thấy được sự cấp thiết phải xây dựng và phát huy vai trò con người

8
mới xã hội chủ nghĩa. Người cho rằng: ''muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con
người mới xã hội chủ nghĩa'’
Trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, niềm tin vào con người còn thể hiện ở sự tin
tưởng vào khả năng sáng tạo của con người, của quần chúng nhân dân lao động trong
kháng chiến và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Dù cho hoàn cảnh miền Bắc
tiến lên chủ nghĩa xã hội gặp nhiều khó khăn, Hồ Chí Minh vẫn luôn đặt niềm tin vào khả
năng sáng tạo của nhân dân miền Bắc, luôn dựa chắc vào nhân dân, học tập những sáng
kiến, kinh nghiệm hay trong nhân dân, khai thác và phát huy tối đa mọi năng lực tiềm ẩn
trong nhân dân miền Bắc.
Niềm tin con người trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh còn thể hiện ở chỗ người
luôn tin vào khả năng hướng thiện của con người. Theo Hồ Chí Minh ''mỗi con người đều
có phần thiện và phần ác trong lòng'', cho nên những người cách mạng phải có trách
nhiệm giáo dục, giúp đỡ họ, làm cho phần thiện, phần tốt ở mỗi con người nảy nở như
hoa mùa xuân, để đẩy lùi phần ác, phần xấu. Người thường quan niệm:
''Hiền, giữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên' [14]
Niềm tin con người của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở việc đề cao những phẩm giá tốt
đẹp của con người, đó là những phẩm chất đạo đức: cần kiệm, liêm, chính, trung, hiếu,
tín, nghĩa, đó là giá trị tự do cho mỗi người và mọi người.

III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức:


3.1 Khái niệm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức không phải là một lý thuyết trừu tượng. Nói
để mà làm, chứ không phải chỉ để mà nghe, nói ít làm nhiều và lời nói phải đi đôi với việc
làm, lấy hiệu quả công việc làm thước đo đạo đức. Người luôn luôn quan niệm đạo đức
cách mạng là suốt đời hy sinh phấn đấu cho chủ nghĩa cộng sản. Người dạy: "Trung với
nước, hiếu với dân", sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng con người. Đối với bạn bè
quốc tế, Người nói: "Quan sơn muôn dặm một nhà; bốn phương vô sản đều là anh em".
Trong ý thức cũng như trong hành động, Người luôn gắn liền quyền lợi dân tộc với quyền
lợi giai cấp lao động, quyền lợi dân tộc với lợi ích quốc tế. Người đã nêu một kiểu mẫu
tuyệt vời về mối quan hệ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong
sáng.

3.2 Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
3.2.1 Đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng
Xuyên suốt cuộc đời cách mạng của mình, Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách
mạng là gốc của người cách mạng. Ngay ở trang đầu của tác phẩm Đường cách mệnh,
Người đã nêu lên 23 điều về tính cách một người cách mạng, giải quyết ba mối quan hệ:
đối với mình, đối với người, đối với việc. Những thập kỷ bốn mươi, năm mươi, sáu mươi,
Hồ Chí Minh đều có những bài viết ngắn gọn, súc tích về đạo đức cách mạng. Trong di
chúc, Người nhấn mạnh: Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải
thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải
giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải cứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật

9
trung thành của nhân dân… Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn
viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa
“hồng” vừa “chuyên”.

3.2.2 Những chuẩn mực đạo đức cơ bản


Trung và hiếu là những khái niệm đạo đức trong xã hội phong kiến phương Đông,
Trên cơ sở kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, khắc phục vượt
qua những hạn chế của truyền thống đó. Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: “Trung với
nước, hiếu với dân” thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, xã hội; thể hiện
trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên của đất nước, ở
đây là nước của dân và dân là chủ nhân của đất nước.
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư là những khái niệm đạo đức phương Đông,
đạo đức truyền thống Việt Nam, được Hồ Chí Minh cải biến nội dung mới, Người nói:
“Bọn phong kiến ngày xa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không bao giờ làm mà lại
bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề ra cần,
kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho
dân”[15]. Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, hưởng thụ đi sau, là “lòng mình
chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào”. Đó chính là nội dung của chủ nghĩa tập thể.
Người giải thích cho cán bộ là sách Người tốt việc tốt: “Các chú có biết rằng dân tộc vĩ
đại, Đảng ta vĩ đại, ta được anh em bầu bạn khắp năm châu yêu mến và ca ngợi vì cái gì
không? Vì cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta do Đảng ta lãnh đạo và
chí công vô tư, mình vì mọi người. Từ này về sau, nhân dân ta và Đảng ta phải giữ gìn và
phát huy mãi mãi đạo đức trong sáng ấy.”
Ngoài những phẩm chất đạo đức cơ bản nêu trên, chúng ta còn có thể nhận thấy
nhiều phẩm chất khác mà Hồ Chí Minh đã nêu lên nhiều tinh thần quốc tế trong sáng:
khiêm tốn, thật thà, nhân ái…. Có nghĩa là, ngoài những phẩm chất cơ bản nhất, thì khi
tuỳ đối tượng, tuỳ thời gian, hoàn cảnh và yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mà Người
nhấn mạnh phẩm chất đạo đức này hay phẩm chất đạo đức khác.

IV. Vận dụng tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hoá Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện
nay
Trong tình hình thế giới mới hiện tại, với xu hướng mở hợp tác để cùng phát triển
trên toàn cầu diễn ra hết sức mạnh mẽ cộng với sự tiến bộ ngày càng vượt bậc của các
thành tựu khoa học và công nghệ, Nhà nước ta cần chú trọng đến công tác giáo dục toàn
diện cho thế hệ trẻ. Muốn vậy trước hết là phải có cải tiến trong công tác giáo dục. Áp
dụng những kiến thức lý thuyết vào đời sống, đào tạo đội ngũ giáo viên hay như tạo môi
trường học tập năng động chính là chí hướng để chúng ta noi theo. Bên cạnh đó, những
kiến thức chúng ta học được trên ghế nhà trường như hạt cát trên sa mạc rộng lớn, chính
vì vậy câu châm ngôn “học, học nữa, học mãi” sẽ luôn là kim chỉ nam cho thế hệ trẻ ngày
nay phải luôn luôn trau dồi và học hỏi.
Bản thân là một sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, kĩ năng mà chúng ta cần
phải có trong thời đại ngày nay đó chính là tự học. Ngoài việc tiếp thu kiến thức từ thầy
cô, chúng ta hãy tận dụng cơ hội để học hỏi từ bạn bè vì “học thầy không tày học bạn”.

10
Ngoài ra, việc rút ra được bài học quý giá từ những lần vấp ngã hay thậm chí là học từ
thành công cũng rất quan trọng. Bên cạnh đó, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Internet,
chúng ta có thể học được vô số những bài giảng hay, những kiến thức mới và thậm chí là
những trải nghiệm thú vị hơn bao giờ hết.
Vấn đề đạo đức của đại đa số người Việt hiện nay đang ở mức báo động. Một vài
người vì đồng tiền mà họ quên mất đi những giá trị xung quanh như gia đình, người thân
và bạn bè. Một ví dụ điển hình đó chính là việc bán đồ ăn kém chất lượng hoặc không rõ
nguồn gốc đang ngày càng thịnh hành. Họ không quan tâm đến sức khỏe của người dân
hay chính gia đình của họ. Họ chà đạp lên đạo đức, những tư tưởng tốt đẹp mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn muốn nhân dân noi theo. Chính vì vậy, nó sẽ dần dần hình thành tính
cách đa nghi ở mỗi người và khiến cho mối quan hệ giữa người với người ngày một xấu
đi.
Chúng ta cảm thấy thật biết ơn khi xung quanh ta niềm yêu thương vẫn còn tồn tại.
Trong thời đại dịch bệnh Covid đang hoành hành, những chiến sĩ tuyến đầu vẫn không
ngần ngại xung phong ra chiến trường mặc dù biết rằng mình có thể sẽ phải đối diện với
cái chết. Những sinh mạng được cứu sống từ những bàn tay ấy một cách thần kì hay như
những anh bạn bốn chân lẻ loi ấy vẫn tìm được nơi có tình yêu thương vô bờ. Tất cả
những điều đó, những công việc thầm lặng đó đã làm dấy lên một tình yêu thương vô bờ,
hay chúng ta có thể gọi đó là tình yêu nước cao cả - một lòng hướng về Tổ quốc thân
yêu.

KẾT LUẬN
Sinh ra trên mảnh đất ‘chó ăn đá, gà ăn sỏi’, trưởng thành trong cảnh bạo loạn của nước
nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm đã nhận ra thứ ánh sáng chiếu rọi trong màn đêm tăm tối
- ánh sáng đạo đức, nhân văn, thứ ánh sáng ấm áp của phẩm chất cao đẹp. Trong giai
đoạn hiện nay, thế hệ trẻ - những mầm non tương lai của đất nước, được khuyến khích
nên thấm nhuần Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, văn hoá, và nhân văn để trở thành
một công dân có ích.Vì vậy việc đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghiên cứu và giảng dạy
nói chung, việc chúng ta cùng nhau nhắc lại triết lý nhân sinh của Người, triết lý gắn kết
chủ nghĩa nhân đạo với tư tưởng nhân văn sâu sắc, gắn kết độc lập dân tộc với chủ nghĩa
xã hội, lấy thực tiễn làm điểm xuất phát, lấy giải phóng và phát triển con ngừoi làm mục
tiêu nói riêng có ý nghĩa thiết thực và bổ ích. Nó không chỉ giúp chúng ta ôn lại những lời
căn dặn quý báu mà Người đã để lại mà còn khẳng định lại tử tưởng đạo đức, nhân văn,
văn hoá Hồ Chí Minh đã, đang và mãi mãi là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc
ta trên con đường xây dựng xã hội mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 3, tr 431
[2] Hồ Chí Minh: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, NXB. Văn Học, Hà Nội,
1984, tr. 34
[3] Hồ Chí Minh (1921), “Đông Dương” , Tạp chí La Revue Communiste, (14).
[4,5] Thanh, T., 2021. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa - văn nghệ - Luật sư Online.
[online] Luật sư Online. Available at: <https://iluatsu.com/tu-tuong-ho-chi-minh/van-hoa-
van-nghe/> [Accessed 11 November 2021].
[6,7] Nhiều tác giả, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2003.
[8] Xuân, T., 2021. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đời sống văn hóa mới. [online] Trang
thông tin điện tử xã Xuân Hội huyện Nghi Xuân. Available at:
<http://xaxuanhoi.hatinh.gov.vn/index.php/vi/news/pho-bien-van-ban-qppl/tu-tuong-ho-
chi-minh-ve-doi-song-van-hoa-moi-371.html> [Accessed 11 November 2021].
[9] Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t.11, tr.610.
[10] Hồ Chí Minh, sđ, tập 5, tr.295
[11] Hồ Chí Minh , sdd, tập 7, tr.203
[12] Hồ Chí Minh , sdd, tập 8, tr. 495
[13] Hồ Chí Minh, sdd, tập 3, tr.204
[14] Hồ Chí Minh, sdd, tập 3. tr .383
[15] Hồ Chí Minh, sdd, tập 7. tr .220

12

You might also like