You are on page 1of 103

TS.

NGUYỄN HỮU CÔNG

W TựỞNG
HỔ CHÍ MINH

PHÁT TRIỀN CON N6VÒI

NHÀ XUẤT BẦN CHÍNH TRI QUốC GIA


Tư TựỞNG
HỒ CHÍ MINH
VỀ
PHÁT TRIỂN CON NGVỜI
TOÀN DIỆN
... - 3K5H6
Mã so: 2010
TS. NGUYỄN HỮU CÔNG

Tư TỰỞNG
HỒ CHÍ MINH

PHÁT TRIỂN CON
NGVỜI TOAN DIEN

NHÀ XUẤT BẦN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA


HÀ NÔI -2010
LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Năm 1987, Tổ chức Ván hoá, giáo dục và khoa học của Liên hợp
quốc (UNESCO) đã quyết định tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là
“Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất”. Người đã công
hiến trọn đòi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt
Nam, góp phần vào cuộc đâu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Những tư tưởng của Hồ Chí
Minh không chỉ soi đưòng, chỉ lôi cho cách mạng Việt Nam trong các
thòi kỳ đã qua mà còn là ngọn đuô"c dẫn dắt dân tộc ta đi tói mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu là toàn bộ những di sản to lớn,


vô giá mà Người đã để lại cho dân tộc ta và nhân loại. Có thể nói, mỗi
chặng đưòng mà cách mạng Việt Nam.đã trải qua đều gắn liền với sự
nghiệp và sự phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tháng 6-1991, tại
Đại hội lần thứ VII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định; Đảng lấy
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho
hành động của Đảng và dân tộc to.
Trong hệ thông quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh thì tư
tưởng về phát triển con ngưòi toàn diện là một nội dung quan trọng có
ý nghĩa ]ý luận và thực tiễn sâu sắc. Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng,
đào tạo, rèn luyện con ngưòi trên cả hai mặt
đạo đức và tài nàng. Con ngưòi phát triển cao về trí tuệ, có đạo đức
trong sáng, có lý tưỏng, quan điểm sông đúng đắn, tích cực, có sức khoẻ
dồi dào... là nhấn tố quyết định sự thành bại của một quôc gia, dân tộc.

Ngày nay, khi sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang được đắy mạnh,
khi những chuyển biến trên thế giới ngày càng nhanh chóng và phức
tạp, những vấn đề mới đặt ra trong đòi sông xã hội ngày càng nhiều, đòi
hỏi con người phải sáng suốt, có bản lĩnh để vượt qua, thì việc nghiên
cứu, bảo vệ, vận dụng và phat triển tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung,
tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện nói riêng vào
thực tế cuộc sông trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong công
tác chính trị, tư tương, lý luận của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Để thiết thực kỷ niệm 65 nàm Cách mạng Tháng Tám thành công
và Quốc khánh 2-9, Nhà xuất bản Chính trị quôc gia xuất bản cuôn sách
Tư tưởng Hồ Chí M inh về phát triển con người toàn diện của TS. Nguyễn
Hữu Công. Cuốn sách đã đi sâu phân tích cơ sở lý luận; những nội
dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con ngưòi toàn
diện. Đồng thòi, cuôn sách còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho những
ai nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.

Xin trân trọng giới thiệu cuôn sách cùng bạn đọc.

Tháng 7 năm 2 0 lồ
NHÀ XUẤT BẨN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

6
MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá trong kho tàng


lịch sử tư tưởng Việt Nam, Đó là tư tưởng của người “anh
hùng giải phóng dân tộc, nhà vãn hoá kiệt xuất", người chiến
sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế, người thầy vĩ đại, vị lãnh tụ kính
yêu của dân tộc và cách mạng Việt Nam.

Cùng VỐI chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh


đã trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động của Đảng ta và của cách mạng Việt Nam.
Việc nghiên cứu, làm sáng tỏ hơn nữa tính cách mạng và
tính khoa học cũng như giá trị to lốn, nhiều mặt của tư tưởng
Hồ Chí Minh đô: với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế
giới đã, đang và sẽ được tiếp tục nghiên cứu.
Lương tâm, trách nhiệm, lòng kính yêu lãnh tụ và tinh
thần khoa học đã và đang cuốn hút nhiều nhà khoa học trong
và ngoài nước say mê nghiên cứu tư tưởng HỒ Chí Minh.

Trong di sản tư tưởng phong phú và vô giá của Hồ Chí


Minh có tư tưởng phát triển con ngưòi toàn diện -

7
một tư tưởng nhân văn rất đặc sắc. Đây là sự tiếp nôi và nâng
cao những giá trị tinh tuý nhâ't tư tưởng nhân văn của truyền
thống Việt Nam và thế giới. Đây cũng là sự kế thừa và phát
triển sáng tạo tư tưởng con người của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Tư tưởng phát triển con người toàn diện của Hồ Chí


Minh đã góp phần to lớn vào việc đào tạo cho dân tộc Việt
Nam những người con ưu tú, đủ sức đưa dân tộc Việt Nam
vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách hiểm nghèo, liên tục
giành được những thắng lợi ngày càng to lớn, làm thay đổi
tận gốic địa vị của dân tộc Việt Nam trên chính trường thế
giới.
Thực tế vinh quang đó đến nay đang được nghiên cứu và
tổng kết.
Hồ Chí Minh là bậc "Đại trí, đại nhân, đại dũng", là điển
hình của con người phát triển toàn diện về thể lực, đạo đức,
trí tuệ, tài năng, là hình mẫu sinh động con người của hiện tại
và của tương lai. Cho nên, nghiên cứu, giói thiệu, phổ biến tư
tưởng phát triển con người toàn diện của Hồ Chí Minh không
chỉ cần thiết về lý luận mà còn nhằm làm cho mọi ngưòi hiểu
và tiếp thu tư tưởng quan trọng này của Người, trên cơ sở đó
noi gương Người, phấn đấu vươn lên, hoàn thiện bản thân
mình, tạo tiền để cho sự phát triển xã hội.

Hiện nay, việc giải quyết mổì quan hệ giữa vấn đề dạy
"chữ", dạy "nghề", dạy "người" trong giáo dục ở nhà trường,
gia đình, xã hội đang có sự lệch lạc khá lốn. Hầu

8
hết chỉ ehú trọng đến trang bị kiến thức khoa học, chuyên
môn nghề nghiệp mà coi nhẹ việc giáo dục đạo lý làm ngưòi,
trách nhiệm công dân. Điều này đang làm méo mó sự phát
triển toàn diện nhân cách của một bộ phận không nhỏ thanh,
thiếu mên cũng như cán bộ, đảng viên và nhân dân, ảnh
hưởng không tôt đến sự phát triển xã hội. Vì vậy, việc nghiên
cứu tư tưởng phát triển con ngưòi toàn diện của Hồ Chí Minh
là cần thiết để tìm ra những định hưóng đúng đắn cho sự
nghiệp giáo dục, đào tạo, phát triển con người Việt Nam
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện hoá đất nước.

Sự nghiệp đôi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa


ở Việt Nam đang đi vào chiều sâu. Nhiều vấn đề về lý luận và
thực tiễn cấp thiết đang đặt ra đòi hỏi các nhà khoa học trên
nhiều lĩnh vực khác nhau phải nghiên cứu và giải quyết,
trong đó có vấn để thiết kế và xây dựng
chiến lược về con ngưòi thật sự khoa học, phù hỢp với
hoàn cảnh nưốc ta, nhằm phục vụ cho việc phát triển nhanh
và bền vững của đất nưóc. Đây là công việc rất khó khăn,
phức tạp, muôn hoàn thành được, trưóc hết phải có những
định hướng đúng. Trong thực tế, tư tưởng phát tnển con
ngưòi toàn diện của Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ cho chúng ta
những chỉ dẫn quý báu, sáng suôt để xây dựng thành công
chiến lược con ngưòi trong điều kiện mới, nhằm đào tạo cho
đât nước những con ngươi mới, có đủ tài năng, đạo đức, sức
khoẻ, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

9
Vì vậy, nghiên cứu, làm sáng tỏ giá trị khoa học và ý nghĩa
của tư tưởng phát triển con ngưòi toàn diện của Hồ Chí Minh,
tìm ra những cách thức, biện pháp đúng đắn để thực hiện tôt
hơn tư tưởng đó trong thực tiễn là vấn đề có ý nghía thòi sự
câ"p bách.

10
CHUONG I
Off S0 LÝ LUẬN CỦA TưrưỞNG HO CHf MINH
VỂ PHÁT TRIỂN CON NGƯỬITOÀN DIỆN
m

I- TƯTƯỞNG G1Á0 DỤC, ĐÀO TẠO,


PHÁT TRIỂN CON NGƯÒ1 CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM -
CỘ1 NGUỖN CỦA TƯTƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỂ PHÁT TRIỂN (X)N NGƯỜI TOÀN DIỆN

Trong những dòng chảy hỢp thành của lịch sử tư tưởng


Việt Nam, tư tưởng đào tạo phát triển con người là một bộ
phận quan trọng, góp phần làm nên giá trị to lớn, nhiều mặt
của tư tưởng truyền thông Việt Nam. Có thể nói, từ rất sốm,
cha ông ta đã hết sức quan tâm đến vấn đề sống còn này của
đất nước. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, bao sự hưng
vong của các triều đại, tư tưởng về đào tạo, rèn đức con người
của dân tộc Việt Nam đã để lại những giá trị to lớn, đồng thời
cũng bộc lộ những hạn chế của nó cần phải khắc phục.

Việt Nam là một quốc gia nằm ở cửa ngõ Đông Nam châu
Á, khí hậu khắc nghiệt, nóng lắm, mưu nhiều, bão lớn, Đó là
một môi trường sông khó khăn, thiên tai thường

11
xuyên đe doạ sự tổn vong của cả cộng đồng cũng như mỗi cá
nhân. Điều này đặt ra nhu cầu khách quan cần phải rèn luyện
thân thể, phát triển thể lực đốì với mọi người cũng như yêu
cầu chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của cả cộng đồng.
Trong quá trinh tồn tại và phát triển của mình, do ở vị trí
trấn giữ con đưồng quan trọng và thuận lợi bậc nhất vào Đông
Nam Á (cả đường bộ và đường biển), lại ỏ cạnh một quốc gia
rộng lốn, luôn có tham vọng bành trướng xuông phía Nam,
dân tộc ta phải luôn luôn đưđng đầu vối các cuộc xâm lược lổn
đến từ phương Bắc và phương Tây. Đặc điểm đó đòi hỏi con
ngưòi Việt Nam phải luôn cảnh giác, phải quan tâm đến rèn
luyện sức khoẻ, võ nghệ, kỹ năng chiến đấu, đặc biệt là tinh
thần sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, việc giáo dục
đạo đức, nghĩa vụ, trách nhiệm, đạo làm người được cha ông
ta hết sức coi trọng. Hơn nữa, điểu kiện kinh tế còn thấp kém,
khoa học - kỹ thuật còn lạc hậu, phương tiện kỹ thuật phục vụ
cho chiến đấu còn kém tinh xảo, nên các yếu tố thuộc về năng
lực tinh thần đưỢc đề cao và chiếm vị trí quan trọng bậc nhất
trong nội dung đào tạo và phát triển con người của cha ông ta.
Cũng do nằm ở vỊ trí gặp gỡ, giao thoa của các nền văn hoá
lốn: văn hoá Ân Độ, văn hoá Trung Hoa và sau này là văn hoá
Pháp, nên đời sống tinh thần, tư tưởng chịu ảnh hưởng lớn
của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và Kitô giáo. Trong lĩnh vực
đào tạo, phát triển con ngưòi cho chế độ phong kiến Việt Nam,
Nho giáo có ưu thế hơn các tôn giáo khác, bởi nó có một hệ
thống phạm

12
trù, khái niệm khá hoàn chỉnh để giáo dục, đào tạo, phát triển
con ngưòi với nội dung khá sâu sắc. Hơn nữa, Nho giáo còn
xây dựng được mẫu ngưòi lý tưởng cho xã hội phong kiến đó
là những ngưòi "quân tử", những "kẻ sĩ", những "đại trượng
phu" mà ở họ các năng lực, phẩm chất về mặt tinh thần được
coi trọng và đề cao. Điều này khá
phù hỢp với điều kiện kinh tế, xã hội cũng như tư tưởng,
tâm lý của dân tộc Việt Nam vôVi đề cao đạo làm ngưòi, tôn
vinh tinh thần xả thân vì Tổ quốc và nhân dân của các thành
viên trong cộng đồng. Nho giáo còn đề ra những phướng sách
cụ thể để đào tạo phát triển con người, trong đó nhâ^n mạnh
yếu tô" tự giác "tu thân" của các cá nhân, đề cao tính chủ động
của con ngưòi trước hoàn cảnh. Đó là điều đáng ghi nhận
trong lý luận giáo dục, đào tạo, phát triển con ngưòi.

Nảy sinh và phát triển trên mảnh đất hiện thực đó đồng
thòi bị quy định bởi những điều kiện mang tính khách quan
của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đât nước, tư
tưởng giáo dục, đào tạo, phát triển con ngưòi của dân tộc Việt
Nam đã góp phần quan trọng đào tạo cho đât nước, cho các
triều đại phong kiến Việt Nam không ít những ngưòi "văn võ
song toàn", những ngưòi "hiền tài", những anh hùng dân tộc,
có đóng góp lớn cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước,
làm rạng danh dân tộc, dòng họ và gia đình, để lại tấm gương
muôn đồi vể lòng yêu nước, thương ngưòi, vê tinh thần kiên
cường, bất khuất, sự mưu trí, dũng cảm. tinh thần quên mình
vì dân

13
vì nưốc như: Hai Bà Trưng. Bà Triệu, Ngô Quyển, Đinh Tiên
Hoàng, Lê Hoàn, Lý Công u ẩ n , Lý Thường Kiệt,
Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Lê Lợi, Nguyễn Trãi,
Quang Trung, Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Phan
Bội Châu... Họ là niềm tự hào của dân tộc.

1. Nội dung giáo dục, đào tạo, phát triển con người
của cha ông ta trong lịch sử
Nghiên cứu triết lý, nội dung giáo dục, đào tạo, phát triển
con người của ông cha ta trong suốt chiều dài lịch sử, chúng ta
thấy những điểm đáng chú ý sau;
T hứ nhất, tuy sông trong chế độ phong kiến, bị giói hạn
bởi điều kiện kinh tế - xã hội của một nước phương Đông, của
phương thức sản xuất châu Á, đồng thời lại chịu ảnh hưởng
của thế giới quan Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo... Song, cha
ông ta cũng có cách nhìn biện chứng - dù còn ở trình độ chất
phác, thô sơ, cảm tính về nguồn gô"c, bản chất con người cũng
như quá trình vận động và phát triển của nó. Trong Khóa hư
lục, Trần Thái Tông cho rằng mọi ngưòi đều do tạo hóa sinh
thành cũng như muôn vật, con người có nguồn gốc từ tự
nhiên "do mặt trời chiếu mà thánh chúa giáng sinh, hoặc từ
sao vương mà hiền thần xuâ't hiện". Hải ThưỢng Lãn ông Lê
Hữu Trác cũng nêu rõ: nguồn gốc con người không phải từ
thế giới bên ngoài chúng ta, mà chính là bên trong thế giới,
con ngưòi là một bộ phận của giới tự nhiên. Cũng giống như
các sinh vật khác, con người xuất hiện không phải do thần
thánh,

14
tìhượng đế sáng tạo ra. Nó là kết quả tiến hóa tất nhiên từ thê
giới của những "loài vô tình" sang thế giới của những "loài
hữu tình"; "cái vô tình nảy sinh ra cái hữu tình".
Khi bàn về vân đề nguồn gốc, bản chất con người, cha ông
ta thường hay dùng khái niệm "tính người", "bản tính c>on
người" và nhấn mạnh vai trò chủ thể quyết định của Cion
người trong quan hệ vối tự nhiên: "người ta là hoa của đất";
"một mặt người bằng mưòi mặt của"; "nhân định tlhắng thiên";
“đức năng thắng sô""...
Nhìn chung, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống
văn hóa dân tộc, do gắn chặt với thực tiễn chiến đấu, sản xuất
hàng ngày của nhân dân lao động nên khi nhìn nhận nguồn
gốc, bản chất con người, tư duy của cha ông ta trong vấn để
này ít duy tâm, thần bí, c ác yếu tố siêu nhiên cũng không sâu
đậm như trong Nho, Phật, Lão.

Việc nhận thức đúng đắn nguồn gốc và bản chất con
rugưòi là điều kiện, là tiền để hết sức quan trọng để đề ra
nihững nội dung và phương sách thích hỢp, giáo dục, đào tạo,
phát triển con người có hiệu quả nhằm hoàn thiện và niâng
cao phẩm chất, năng lực về mọi mặt của mỗi cá ruhân, phục vụ
đắc lực cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đĩất nước.

Thứ hai, lý luận vê giáo dục, đào tạo, phát triển con rngưòi
của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua triết lý và nội dlung
giáo dục, đào tạo cũng như mẫu người lý tưởng mà giai C iấ p

phong kiến Việt Nam nêu lên, định hướng cho việc xây

15
dựng và phát triển con ngưòi ở nước ta trong suôt một ngàn
năm qua.
Một trong những nội dung quan trọng của tư tưởng giáo
dục, đào tạo, phát triển con ngưòi mà cha ông ta hết sức chú
trọng đó là giáo dục, bồi dưdng đạo lý làm người. Con ngưòi với
tư cách là chủ thể của xã hội bao giò cũng là tác nhân quan
trọng nhất của mọi sự vận động và biến đổi xã hội. Hành
động của con ngưòi trong xã hội không chỉ bị chi phôi bởi
điều kiện khách quan mà còn chịu sự tác động rất lốn của
nhân tô" chủ quan như lý tưởng, quan điểm sống, trình độ
hiểu biết, năng lực thực tiễn, như cầu, lợi ích.... Vì vậy, để có
những con ngưòi sẵn sàng xả thân vì
quê hương, đâ"t nước, vì cuộc sông yên bình của nhân dân, vì
tương lai tươi sáng của dân tộc, sông trung thực, nhân nghĩa,
thuỷ chung, có ý chí, năng lực làm những việc "ích
quốc, lợi dân" thì gia đình, nhà trường và xã hội phải quan
tâm giáo dục con ngưòi về mọi mặt. Con ngưòi khi đã ý thức
được vai trò, trách nhiệm của mình đốì với cộng đồng,
gia đình, anh em, bè b ạn ..., họ sẽ tự nguyện, tự giác đứng
ra gánh vác những nhiệm vụ khó khăn, gian khổ mà Tổ quốc
và nhân dân giao phó, không tính toán "được", "mất", "thiệt",
"hơn" thậm chí cả sự hy sinh của bản thân.
Nội dung giáo dục, bồi dưõng đạo lý làm ngưòi của ông
cha ta là sự kết hỢp những giá trị ván hóa, dân tộc như:
"thương người như thể thương thân", "bầu ơi thương lấy bí
cùng", "lá lành đùm lá rách", "uông nước nhớ nguồn", "ăn quả
nhớ kẻ trồng cây"; là nhân nghĩa, thuỷ chung, son sắt;

16
là tinh thần đoàn kết để vượt qua những khó khăn, thử thách
"một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi
cao"; là tinh thần kiên cưòng, bất khuất, "chết vinh còn hơn
sông nhục"... với những tư tưởng "từ bi, hỷ xả", "cứu khổ, cứu
nạn" của Phật giáo; "vô vi" của Lão giáo; "tam cương, ngũ
thưòng", "nhân nghĩa", "cần, kiệm, liêm, chính", "tứ đức"... của
Nho giáo. Tất cả hỢp quyện lại tạo thành những nội dung cơ
bản để giáo dục, bồi dưõng lẽ sông, niểm tin, cách xử thế cho
các thê hệ ngưòi Việt Nam. Trong nội dung giáo dục đạo làm
người, cha ông ta hết sức coi trọng những nội dung sau:

Giáo dục con người giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề trung
hiêu VỚI ái quỏc :
"Trung" là khái niệm của Nho giáo, phản ánh một trong
ba môi quan hệ rưòng cột của xã hội phong kiến (tam cương),
đó là quan hệ vua - tôi, quan hệ có tính chất phụ thuộc, tôi
phải phục tùng vua không điều kiện, thậm chí vua bảo chết
cũng không được chôi từ.
Chữ "hiếu" đối vối Nho giáo cũng rất quan trọng. Nó
được coi là nền tảng triết lý, là điều bất khả xâm phạm trong
quan hệ của con cái với cha mẹ. Con có hiếu với cha mẹ, em
kính nể anh chị đ-ược coi là đức tính quý báu, là tình cảm tâ't
yếu, tự nhiên của con ngưòi. Chữ hiếu đi liền với chữ trung.
Chữ tình phải nhẹ hơn chữ hiếu. Mặc dù đạo hiếu trong xã
hội phong kiến rất khắt khe, có phần độc đoán, song nó củng
có điểm đáng trân trọng, giữ gìn, kế thừa và nâng cao.

17
Trong quá trình dùng Nho giáo làm ý thức hệ tư tưởng
chính trị của xã hội Việt Nam, giai cấp phong kiến Việt Nam
đã lấy khái niệm "trung", "hiếu" làm trụ cột để xây dựng mỐì
quan hệ "quân - thần", "phụ - tử". Đây cũng là nội dung quan
trọng trong giáo dục, đào tạo dưới chế độ phong kiến Việt
Nam. Dù không còn khắc nghiệt như trong xã hội phong kiến
Trung Hoa, do bị khúc xạ bởi tâm lý, tư tưởng, truyền thống
chính trị của nhân dân Việt Nam, song, khái niệm "trung",
"hiếu" vẫn cột chặt suy nghĩ và hành động của xã hội, của con
ngưòi vối vua chúa, với đấng sinh thành, tạo nên một tâm lý
và phương cách xử sự có lợi cho việc duy trì, củng cố chế độ
phong kiến nói chung và quyển lực của các vị vua chúa cũng
như của những người đứng đầu trong gia đình nói riêng. Vì
thế, "trung", "hiếu" là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu
mà các triều đại phong kiến nêu ra khi tuyển chọn nhân tài,
tuyển dụng các tầng lốp quan lại cũng là nội dung chủ yếu để
giáo dục, đào tạo các nho sinh. Hội thể đền Đồng CỔ (4-4 âm
lịch) hàng năm của các quan lại thời Lý - Trần đã ghi; "Làm tôi
bất trung, làm con bất hiếu, ai trái lòi thề thần linh giết chết".

Cùng với việc giáo dục "trung quân", "hiếu nghĩa", cha
ông ta cũng hết sức coi trọng giáo dục, bồi dưdng lòng yêu nước
cho mỗi ngưòi Việt Nam. Có thể nói, yêu nưốc là giá trị hàng
đầu trong bảng giá trị tinh thần của truyền thống dân tộc Việt
Nam. Chưa bao giò trong lịch sử Việt Nam, những kẻ phản
bội Tổ quốc được coi là

18
người sông có đạo lý, trong khi đó, có những người dấy binh
chông thểu đình, chông lại vua chúa, nhất là những tên bạo
chúa vẫn được nhân dân phụng thò. Nho giáo nguyên nghĩa
không dạy người ta yêu nưóc, song số đông những người Việt
Nam dù xuất thân từ cửa Khổng, sân Trình vẫn là những
người có tinh thần yêu nưốc cao, luôn quan tâm đến vận
mệnh của đất nước và lợi ích của quô"c gia.

Trần Hưng Đạo - một hiền tài đòi Trần, không vì chữ
"hiếu" mà theo lời trăng trối của cha giành lại ngôi vua về tay
mình, dù lúc ấy ông có tất cả điều kiện để thực thi ý tưởng đó
của cha là Trần Liễu. Bởi hơn ai hết, ông hiểu trong bối cảnh
nước sôi lửa bỏng, vận mệnh đất nưốc đang lâm nguy trưốc
sự xâm lược của quân Nguyên - Mông thì cái chính yếu của
tất cả con dân nước Việt lúc này là phải đánh giặc cứu nước.
Trần Hưng Đạo đã hành động theo tiếng gọi của non sông
chứ không theo lòi trăng trối của người cha.

Vào đầu thế kỷ XV, đất nước ta bị quân Minh đô hộ, hầu
hết triều thần nhà Hồ bị bắt và đưa về phương Bắc. Trong
tình cảnh đau thương đó vẫn sáng ngời lên lòng yêu nước của
con ngưòi Việt Nam. Cuộc chia ly giữa Nguyễn Trãi với cha là
Nguyễn Phi Khanh cùng với lòi nhắc nhở, dặn dò của ông với
Nguyễn Trãi: Không nên đi theo cha mà cần phải quay vể lo
cứu dân, cứu nưốc, đó mới là chữ "hiếu" lớn nhất. Những lời
tâm huyết đó của hiền nhân Nguyễn Phi Khanh đã góp phần
quan trọng làm nên một

19
anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn của Việt Nam và thế
giối: danh nhân Nguyễn Trãi.
Ngô .Thì Nhậm, Nguyễn Thiếp, Phan Huy ích... ở thế kỷ
XVIII đều là những người trưởng thành dưới triều Lê. Sự mục
nát của nhà Lê mà đỉnh cao của nó là việc Lê Chiêu Thông vì
lợi ích của dòng họ và bản thân đã bán rẻ đất nưốc cho nhà
Thanh. Trong bối cảnh đó, lòng yêu nước đã đưa các ông vượt
qua chữ "trung" thông thường để đến với người anh hùng áo
vải Quang Trung - người đang đại diện cho tinh thần quật
cưòng củá dân tộc. Công lao của hiền tài Ngô Thì Nhậm,
Nguyễn Thiếp trong việc đại phá quân Thanh, bảo vệ non
sông, đất nước cũng như giúp Quang Trung kiến thiết lại đ ất
nưốc, đã đưỢc sử sách cũng như nhân dân ghi nhận một cách
sâu sắc.
Nửa cuôì thế kỷ XIX, khi triều đình nhà Nguyễn hèn
nhát, một mặt liên tiếp cắt đất dâng cho thực dân Pháp xâm
lược, mặt khác lại ra lệnh cho nhân dân các địa phương phải
bãi binh, ngừng chiến đấu. Trong bối cảnh đó, danh tưống
Trương Công Định đã khảng khái tuyên bố: Triều đình hoà
nghị thì cứ hoà nghị, việc của Định thì Định cứ làm, Định
không nõ ngồi nhìn giang sđn chìm đắm. Và ông kiên quyết
lãnh đạo nhân dân tiếp tục kháng chiến.

Điểm qua một sô' trường hỢp cụ thể của các vị hiền nhân Việt
Nam - những người đưỢc giáo dục, đào tạo khá kỹ lưỡng về đạo
làm người, trong việc xử lý mối quan hệ giữa "trung", "hiếu" vối "ái
quốc", một mặt có thể khẳng

20
định: yêu nước là một trong những phẩm chất hàng đầu của
con ngưòi Việt Nam, mặt khác cũng có thể chứng minh rằng,
nền giáo dục phong kiến Việt Nam dù chịu ảnh hưởng khá
nặng nề của Nho giáo nhưng vẫn tạo ra được những lớp
ngưòi biết vượt qua những quan niệm chật hẹp về ’’trung",
"hiếu” của Nho giáo, biết hướng tới quyền lợi chung của cả
dân tộc, đem hết tài năng, sức lực để xây dựng và bảo vệ đất
nước, đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên quyền lợi của gia
đình, dòng họ.

Giáo dục nhân nghĩa, thương dân, coi trọng dân:

Nội dung kiến thức về nhân nghĩa mà hệ thống giáo dục


dưói chế độ phong kiến Việt Nam trang bị cho con ngưòi là
sự kết hỢp những tư tưởng, quan điểm "nhân nghĩa" của
Nho giáo vói tư tưỏng "từ bi, bác ái" của Phật giáo và lôì sông
nhân nghĩa, biết ơn ông bà, cha mẹ, kính trên nhưòng dưới,
yêu làng xóm, quê hương của nhân dân ta.
Nhân là lòng thương ngưòi, là tình cảm trung hậu vói vạn
vật, là lòng mong muôn cho vạn vật bao giò cũng có cái khoái
lạc sinh sống ở trên đòi.
Nghĩa là điểu mà con ngưòi phải làm trong bâ"t cứ hoàn
cảnh nào không vụ lợi.
Ồng cha ta cho rằng, có lòng nhân nghĩa mối hỢp quần
với nhau, coi nhau như anh em, xem cả đoàn thể như một
ngưòi, .cả VÛ trụ như nhâ^t thể. Đã như một ngưòi thì hễ có
chỗ nào đau là cả ngưòi thấy khó chịu. Ngưòi bất nhân, bâ^t
nghĩa thì chẳng khác gì ngưòi mắc bệnh tê, thân thể

21
đau ở đâu cũng không hay biết. Người không có nhân nghĩa
thì ai đau khổ thế nào, bị tai nạn ra sao cũng dửng dưng,
không hề có cảm động chút nào.
Là một dân tộc giàu lòng nhân nghĩa, luôn đề cao và hành
động theo tinh thần "kiến nghĩa bất vi vô dõng dã"; "giữa
đường thấy việc bất bình chẳng tha"; "một miếng khi đói bằng
một gói khi no"..., nên việc giáo dục, bồi dưỡng con người biết
làm việc nghĩa, hướng tới điều nhân là vấn để luôn được cha
ông ta coi trọng trong chương trình giáo dục, đào tạo, phát
triển con người trong suô"t mấy chục thế kỷ qua.

Một trong những nội dung chủ yếu và chiếm vỊ trí quan
trọng trong tư tưởng giáo dục, đào tạo con người của cha ông
ta đó là giáo dục tình thương yêu đồng loại, thương yêu nhân
dân, những "dân đen", "con đỏ". Trong cách nhìn của cha ông
về nhân cách con người, cái nổi bật đầu tiên chưa phải là tài
năng mà là đạo đức, thái độ với đồng bào. Đạo đức của con
người được biểu hiện qua nhiều khía cạnh, hành vi cụ thể,
nhưng trước hết và là cái quan trọng bậc nhất đó là thái độ và
hành vi với đồng loại, với những ngưòi cùng mẹ Âu Cơ sinh
ra. Nói thương dân, thương đồng bào mà chỉ dừng lại ở khẩu
đàm thì chưa đủ, thậm c h í còn vô nghĩa, Cái chính là phải biết
hiện thực hóa lòng yêu thương nhân dân bằng những việc làm
cụ thể trong thực tiễn. Cha ông ta đã rất có lý khi cho rằng, cần
phải kiểm chứng, đánh giá con người qua hành dộng

22
thực tiễn của họ. Một người chỉ được coi sông có đạo lý khi
việc làm của người đó giúp ích cho nưốc, cho dân, biết coi
trọng nhân dân, luôn ra sức phấn đấu đem lại cho nhân dân
một cuộc sống ngày càng no đủ.
Lịch sử Việt Nam đã ghi lại vô vàn những tấm gường về
lòng yêu nước thương dân của những bậc "vua sáng", "tôi
hiền", "sĩ tốt", như Lê Hoàn, Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt,
Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông,
Nguyễn Du, Quang Trung, Phan Bội Châu... Họ là những
người luôn quan tâm đến cuộc sông của nhân dân, chú trọng
thực thi các chính sách "thân dân", "khoan thư sức dân", nhằm
tạo lập cho nhân dân một cuộc sông ngày càng tôt đẹp để
"khắp thôn cùng xóm vắng không còn tiếng oán sầu". Để kiểm
chứng, đánh giá thái độ, quan điểm, lòng yêu thương nhân
dân của các vỊ quan lại, cha ông ta đã thực thi nhiều chính
sách, biện pháp rất cụ thể. Ví dụ, Lê Thánh Tông, vị vua anh
minh của dân tộc, trong thời gian trị vì của mình đã định lệ ba
năm khảo hạch các vị quan lại - những kẻ "chăn dân" thay
triều đình - một lần, vói ba tiêu chí:

Có đưỢc nhân dân yêu mến không?


Có lòng yêu nhân dân không?
Trong hạt có dân trôn đi nơi khác không?

Nếw vị quan nào lưòi biếng, yếu hèn, đê tiện, không


quan tâm đến đời sông nhân dân, ăn hối lộ, ức hiếp nhân

23
dân thì bị xử phạt nặng, những ai đưỢc dân yêu mến sẽ trọng
thưởng’.

Giáo dục đức dũng, sống ngay thẳng, trong sạch, tôn trọng lẽ
phải:

Sông trong sạch, ngay thẳng, dám đưđng đầu chông lại
cái sai, bảo vệ cái đúng là phẩm chất quan trọng của những
con người mà cha ông ta mong muốn đào tạo, Đây cũng là yêu
cầu, tiêu chuẩn đặt ra của xã hội, của thể chế chính trị đối với
hệ thông giáo dục trong chế độ phong kiến Việt Nam. Không
thể có một xã hội "thái bình, thịnh trị" nếu trong xã hội đó
những ngưòi cầm quyển, những người "chăn dân" chọn
những kẻ bất tài, vô đạo đức, tham lam, xu nịnh, nhu nhưỢc...
Vì vậy, trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, các triều
đại đều coi trọng sự trong sạch, trung thực, ngay, thẳng của
tầng lớp quan lại và có nhiều biện pháp để kiểm tra, giám sát,
cổ xuý cho sự liêm khiết của những "phụ mẫu chi dân". Để
làm đưỢc "tôi hiển" trưốc hết phải sống trong sạch, không
tham lam, vơ vét, nhũng nhiễu nhân dân. Trong bối cảnh chế
độ phong kiến, khi tầng lớp tham gia bộ máy thông trị nắm
trong tay nhiều quyền lực thì giữ được sự thanh liêm không
phải dễ. Tầm cao, sự hơn người của ngưòi "tôi hiền", "sĩ tốt" là

1. Xem Nguyễn Đăng Tiến (Chủ biên): Lịch sử giáo dục Việt Nam
(trước Cách mạng tháng 8-1945), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1996, tr. 63-64.

24
tự mình biết vượt qua những cám dỗ đòi thưòng đó để sống
trong sạch, chính trực. Hơn thế nữa, bản thân sự trong sáng
trong đòi sông cá nhân, cho phép ngưòi ta dám nói lên sự
thật, dám đâu tranh cho cái đúng, cái thiện, chông lại cái sai,
cái xấu xa vôn tồn tại phổ biến trong chế độ phong kiến.

Lịch sử Việt Nam còn ghi lại những hình ảnh tiêu biểu
của các bậc hiền tài nổi tiếng cương trực, có tiết tháo, không
khuất phục trước cưòng quyền, dám lên tiếng can ngăn, phản
đôl sự tàn ác của những kẻ cầm quyền, những thói hư tật xấu
trong xã hội, dũng cảm bảo vệ sự công bằng và lẽ phải như:
Tô Hiến Thành, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Đào Duy Từ... Các vỊ đó là sản phẩm tiêu biểu của
một nển giáo dục luôn coi trọng và đề cao việc bồi dưõng đức
dũng, lôi sông ngay thẳng, liêm chính, trung thực của dân tộc
Việt Nam.

Giáo dục trí dục, đề cao tinh thần hiếu học:

Đây là một trong những nội dung quan trọng của tư


tưởng giáo dục, đào tạo, phát triển con ngưòi của dân tộc Việt
Nam.
Cha ông ta cho rằng, con ngưòi muôn đạt tối những đức
tính cao đẹp, muốn hiểu thấu đáo đạo lý làm người thì cần
phải học, bởi "nhân bất học bât tri lý". Những đức tíilh đó là
Nhân, Trí, Tín, Trực, Dũng, Cương, song nếu không học để
hiểu rõ lẽ phải trái thì kết quả đạt được sẽ có thể ngược lại.
Theo quan điểm của cha ông ta, "nhân" mà

25
không học thành ngu; "trí" mà không học thành phóng đãng;
"tín" mà không học thành hẹp hòi, cố chấp; "trực" mà không
học thành ngang ngạnh; "dũng" và "cương" mà không học
thành loạn. Vì vậy, việc giáo dục kiến thức về mọi mặt, nâng
cao sự hiểu biết cho mọi người để họ nhận thức được lẽ phải,
trái, hiểu thấu đạo làm ngưòi là vấn đề vô cùng quan trọng để
con người nhận thức đúng đắn, hành động tích cực, phấn đấu
hết sức mình cho sự phồn vinh của đất nưốc và hạnh phúc của
nhân dân.
Hiếu học là truyền thống lâu đời của nhân dân ta. Truyền
thông đó được cha ông ta hết sức coi trọng. Vì vậy, trong nội
dung giáo dục đạo làm người, cha ông ta rất chú
ý giáo dục, bồi dưỡng lòng hiếu học, tinh thần vượt mọi khó
khăn để học tập của con người Việt Nam. Nhằm động viên,
khuyến khích mọi người hăng hái học tập, cha ông ta đã sáng
tạo ra nhiều hình thức biểu dương, cổ VÛ như: Vào những
ngày sóc, vọng hàng tháng (mùng 1 và ngày rằm) trường Quốc
Tử Giám và các trường học ở huyện, tỉnh thường tổ chức các
cuộc khảo khoá, bình văn. Những bài văn hay của các nho sĩ
được đem đọc và bình luận, khen chê. Điểu này có tác dụng to
lón cổ vũ học trò, sĩ tử say mê, cố gắng học tập, đồng thòi lôi
cuốn mọi người hăng hái tham gia học tập, rèn luyện văn
chương, võ nghệ.
Các hình thức nêu danh, yết bảng các sĩ tử thi đỗ, việc
khắc tên vào bảng vàng, bia đá, việc tổ chức lễ vinh quy bái tổ
cho các ông nghè về làng cùng với sự ban thưởng ân tứ của
vua đã cổ vũ lón lao cho việc học.

26
Giáo dục nền nếp, trật tự, kỷ cương, gia phong:

“Chính danh định phận” là một trong những tư tưởng


quan trọng của học thuyết Nho giáo và đây cũng là cơ sở của
nội dung giáo dục trật tự, kỷ cương, gia phong cho con ngưòi
của giai cấp phong kiến Việt Nam. Danh phận đã định rõ
người nào có vị thế của người đó, trên ra trên, dưới ra dưới,
theo trật tự phân minh, "vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con
ra con", đó là nguyên tắc, là tôn ti trật tự trong mỗi gia đình
cũng như ngoài xã hội. Vì vậy, giáo dục tôn ti, trật tự, kỷ
cương, gia phong là nội dung quan trọng mà ông cha ta rất
quan tâm khi xây dựng những nhận thức về đạo lý làm người
cho các thế hệ người Việt Nam. Điều này có tác dụng không
nhỏ trong việc giữ gìn sự ổn định của xã hội, làng xóm, gia
đình.
Thứ ha, trong quá trình thực thi việc đào tạo, phát triển
con người, cha ông ta đã sử dụng một hệ thống phương pháp
giáo dục, đào tạo khá phong phú. Qua các tài liệu sử học và
giáo dục học đã đưỢc công bô', chúng ta có thể khái quát lại
một sô’ nội dung chủ yếu trong phương pháp giáo dục, đào
tạo con người dưới chế độ phong kiến Việt Nam. Điều này
được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:

Vê phương pháp trí dục:

+ Tliực hiện việc kết hỢp học tập với độc lập suy nghĩ.
"Học mà không nghĩ thì mò tôi, chẳng hiểu gì, nghĩ mà không
học thì khó nhọc mất công không" {Luận ngữ).
+ Dạy học dùng cách ví von, hỏi han, hướng dẫn, khêu

27
gỢi, mở mang để ngưòi học tìm ra chân lý, giáo dục cho
người học không chịu ảnh hưởng của dư luận mà tự mình suy
xét rút ra kết luận.
+ Dạy học tuỳ theo đối tượng. Tuỳ trình độ môn sinh, dạy
mỗi ngưồi một khác, không đồng loạt. Do vậy, dù ở
trình độ nào, học trò cũng có thể tiếp thu đưỢc.
+ Học đi đôi với thực hành. Con người phải giữ tâm
trung chính, việc làm thành thực, để sự biết và việc làm
hỢp làm một. Đó là trí mà hành, hành mà trí. Học phải
chuyên tâm trí, không hòi hợt. Học điều thiện đè thực hầnh
chứ không chỉ nói ra miệng, ở nhà trường cũ, hành ỏ đây chủ
yếu là về đạo đức, tư cách.
+ Hiếu học, lạc học: Ngưòi đi học phải có chí, chí đã lập
thì phải kiên định, không thấy khó mà sỢ, không thấy lâu mà
nản. Phải bồi dưỡng ỹ chí, niềm tin, lòng say mê, tinh thần
ham học, yêu thích học tập cho con người theo tinh thần mà
Không Tử dạy: "Biết mà học không bằng thích mà học, thích
mà học không bằng vui say mà học"
{Luận ngữ - Ung giã).

Về phương pháp đức dục:

Các phương pháp trí dục trên thường bao gồm cả đức
dục. Song, đi sâu vào việc giáo dục đức dục, ông cha ta còn
chú trọng đến nhiều phương pháp khác như:
+ Tự tu dưỡng, học tập theo con đường khắc kỷ, đó là:
- Thường xuyên tự biện luận với mình về tri thức và
hành vi đạo đức, dựa trên chuẩn mực của các sách kinh

28
điển, của xã hội, từ đó ngày càng tiếp cận không chỉ với
những nguyên lý của học thuyết mà còn với hiện thực đòi
sông xã hội.
- Tự kiểm điểm khi chỉ có riêng mình để thử thách về
mình và sự thành ý, chính tâm. Rèn luyện không để sự
tức giận, sỢ hãi, vui mừng lân át khiến cho không nhận ra lẽ phải
Irái.
- Tự đòi hỏi mình với yêu cầu ngày càng cao, mỗi khi gặp
thâ^t bại bao giò cũng tìm nguyên nhân tự bản thân chứ
không tìm lý do khách quan (Tiên trách kỷ, hậu trách nhân).
+ Ngưòi học phải quan sát ngưòi để xét mình, chú trọng
học gương tốt của thánh hiền, của ngưòi xưa để rút ra bài học
cho bản thân.
+ Chọn bạn tôt để cùng nhau học tập. ông cha ta đã dạy
lớp lâp con cháu rằng: bạn vối ngưòi trung chính thì sẽ học
được điều hay, bạn với kẻ gian tà thì sẽ nhiễm điều dở. Bởi
thế phải "chọn bạn mà chơi".
+ Đề cao sự làm gương của ngưòi thầy. Muôn vậy, ngưòi
thầy cũng phải luôn luôn tu dưỡng, học hỏi để có tri thức
uyên bác. Thầy biết mưòi chỉ để dạy một.

Kết hợp chặt chẽ đức dục với trí dục:

Trẻ cắp sách đến trưòng là tiếp thu chữ nghĩa của thánh
hiền. Bỏi vậy việc học được coi là điều rất quan trọng, Xin học
cho con, cha mẹ phải lễ gia tiên ở nhà, chọn ngày lành tháng
tôt sửa lễ đến nhà thầy xin học. Thầy đồ trưốc klii nhận học trò
mói, lại phải cáo gia tiên và đức

29
Khổng Tử, có khi lễ tại văn chỉ làng. Sau buổi lễ khai tâm, đứa
trẻ từ nay phải sông và học tập theo nền nếp. Một thời gian
dài, trước khi học chữ, đứa trẻ phải học cách khoanh tay chào
hỏi, cách đi đứng, nói năng lễ độ đối với thầy với bạn, với cha
mẹ, ông bà, anh chị ở nhà, với mọi người trong làng xóm. Đi
học phải có thái độ chăm chỉ, cần mẫn, bài học phải thuộc, bài
làm phải đủ. Lười biếng là bị phạt bằng đòn roi, quỳ ở góc nhà
hoặc chui qua háng của trưởng tràng. Lại phải hết sức coi
trọng sách vở, chữ nghĩa của thánh hiền. Nhặt được tờ giấy có
chữ phải đốt đi...
Khi đã trở thành một nho sĩ, phải chú ý từ cách ăn mặc
quần áo, khăn, giầy, đi đứng khoan thai, nói năng lễ độ, cư xử
nho nhã, đúng mực. Vậy là phải học lễ rồi mối học văn. Đức và
trí kết hỢp chặt chẽ, tri và hành đi đôi với nhau. Quá trình tu
dưỡng, học tập đó có sự giám sát của thầy, của bạn, của hội
đồng môn ở trường, có sự chỉ bảo của cha mẹ, ông bà, anh chị,
của họ tộc, của gia pháp, gia phong, ở nhà, ở làng xã thì có
hương ước, hội tư văn, và có dư luận khen chê của xã hội. Có
thể nói, việc giáo dục, đào tạo, phát triển con ngưòi dưới chế
độ phong kiến Việt Nam bước đầu cũng đã có sự kết hỢp của
gia đình, nhà trường và xã hội.

Gạt bỏ những mặt hạn chế, khiếm khuyết, tiêu cực, nhìn
nhận và đánh giá một cách khách quan, có thể nói, nội dung
và phương pháp giáo dục, đào tạo, phát triển con ngưồi của
cha ông ta đã góp phần vô cùng quan trọng đào tạo ra biết bao
người con ưu tú, những "hiền tài", có đóng

30
góp hết sức to lốn vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát
triển đất nưốc của dân tộc Việt Nam trong suốt hơn một ngàn
năm qua.

2. Hổ Chí Minh kê thừa những giá trị tư tưỏng giáo


dục. đào tạo, phát triển con người của lịch sử dãn tộc ta
Sinh trưởng trong một gia đình Nho học (ông ngoại là
thầy dạy chữ Hán, bố là một vị đại khoa), ở một vùng quê nổi
'iếng với truyền thống hiếu học, cần cù, bản thân Hồ Chí
Minh đã có nhiều năm đèn sách dưới sự dạy dỗ của các ạ túc
nho uyên thâm nhưng sông gần gũi với đời sông thưcng nhật
của người dân thôn quê. Hơn nữa, với tư chất thôr.g minh,
tinh thần ham học, đặc biệt là sự yêu thích môr. văn học và
lịch sử dân tộc đã giúp cho Hồ Chí Minh hiểi; biết sâu sắc
truyền thông lịch sử của đất nước và con ngưái nói chung
cũng như những tư tưởng, lý luận, nội dunỉ giáo dục, đào
tạo, phát triển con ngưòi của cha ông ta n3i riêng. Trên cơ sở
hiểu biết sâu sắc những giá trị tốt đẹp trong tư tưởng giáo
dục, đào tạo, phát triển con ngưòi của dân tộc Việt Nam cũng
như những hạn chế, khiếm khu/ết của nó, Hồ Chí Minh đã
tiếp thu, kế thừa tư tưởng đó trên tinh thần "cái gì cũ mà xấu,
thì phải bỏ. Cái gì cũ mà íhông xấu, nhưng phiền phức thì
phải sửa đổi lại cho hợplý. Cái gì cũ tốt, thì phải phát triển
thêm"\

] . Hổ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 t.5,
tr. 94,

31
Nhìn một cách tổng quát, Hồ Chí Minh đã kế thừa những
giá trị của tư tưởng giáo dục, đào tạo, phát triển con ngưòi của
dân tộc Việt Nam ỏ những điểm chủ yếu sau:

Một là, k ế thừa một sô khái niệm, phạm trù.

Chúng ta biết rằng, nền giáo dục đào tạo Việt Nam trước
đây đã sử dụng một hệ thông khái niệm, phạm trù khá phong
phú, phần lớn có nguồn gốc từ Nho giáo như; Nhân, Nghĩa,
Trí, Dũng, Liêm, Chính, cần, Kiệm, Trung, Hiếu, Tài, Đức...

Có thể nói, trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, phát triển con
người, Nho giáo có ưu thế hơn các tôn giáo khác
ở chỗ nó có một hệ thông phạm trù khá chặt chẽ và hoàn
chỉnh vói nội dung rất phong phú, chuyển tải được nhiều vấn
đề thuộc về triết lý nhân sinh, về đạo lý và tri thức để làm
ngưòi. Trong lịch sử, dân tộc ta đã từng mưỢn chữ Hán làm
chữ viết của mình, mưỢn một số khái niệm phạm trù của văn
hóa Hán, nhất là của Nho giáo để chuyển tải, biểu đạt những
tư tưởng, quan điểm, nhận thức của mình. Nhưng tổ tiên
chúng ta đã biết phiên âm chữ viết phải vay mượn ấy bằng âm
Hán Việt và đã phát âm chữ Hán không giống người Hán,
diễn đạt nội dung của khái niệm đó cũng không hoàn toàn
giông nghĩa nguyên thuỷ của nó. Trải qua quá trình lịch sử
lâu đòi, những âm Hán Việt đã trở thành ngôn ngữ đại chúng
của toàn dân tộc và trong phạm vi tiếng nói thì các từ ngữ ấy
ngày càng trở nên thông dụng. Trong lịch sử, tổ tiên

32
chúng ta cùng đã có sự nỗ lực để sáng tạo ra chữ viết cho
riêng mình, đó là chữ Nôm. Với chữ Nôm, các khái niệm vốn
được vay mượn từ chữ Hán đã đưỢc Việt hóa một bước cả ở
tiếng nói lẫn chữ viết.
Nói như vậy là để thấy rằng, trong quá trình kế thừa
những khái niệm của Nho giáo, hệ thông giáo dục, đào tạo
Việt Nam, nhất là ở các trường dân lập, khi sử dụng các khái
niệm của Nho giáo cũng đã có sự "Việt Nam hóa" một bước
nội hàm của các khái niệm đó, phục vụ cho việc đào tạo, phát
triển con người trên đất nước Việt Nam vô"n có điều kiện
kinh tế, chính trị, xã hội không tương đồng vối Trung Hoa.
Tuy nhiên, khi trình bày những điều kiện trên, không thể
phủ nhận ảnh hưởng của các yếu tô" tích cực của Nho giáo đốì
với nội dung cũng như cách biểu đạt và hệ thông khái niệm,
phạm trù của nền giáo dục, đào tạo Việt Nam hớn một ngàn
năm qua. Trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta, điều này
là rất cần thiết nhằm làm phong phú thêm ngôn ngữ của dân
tộc Việt Nam, đồng thòi cũng giúp ích nhiều cho sự nghiệp
giáo dục, đào tạo, phát triển con người của nhân dân ta trong
suô"t chiều dài lịch sử.

Đối với Hồ Chí Minh, những khái niệm, phạm trù của
văn hóa Hán, nhất là của Nho giáo mà cha ông ta tiếp thu và
vận dụng vào việc giáo dục, đào tạo, phát triển con người có
hiệu quả, có tác động tích cực đến sự hình thành và phát tnển
nhân cách của người Việt Nam trong lịch sử

33
đã được Người kế thừa một cách sáng tạo. Hơn nữa, theo
Giáo sư Trần Văn Giàu:
"Cụ Hồ Chí Minh là một người hiểu biết Nho giáo rất sâu,
rất rộng nữa. Nhưng Cụ không phải là một nhà Nho
mà là một người biết rõ những nhưỢc điểm, những sai lầm
nữa của Nho giáo mà tránh, lại thấm nhuần mấy ưu điểm của
nó mà ứng dụng theo lợi ích của cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã nhiều trăm năm chịu ảnh
hưởng của Nho giáo"'.
Vì vậy, việc Hồ Chí Minh sử dụng một số khái niệm,
phạm trù mà hệ thống giáo dục Việt Nam kế thừa từ văn hoá
Trung Hoa, từ Nho giáo là có chủ đích, trên cơ sở hiểu biết sâu
sắc không chỉ tư tưởng, nội dung giáo dục, đào tạo, phát triển
con người của dân tộc Việt Nam mà còn trên sự hiểu biết sâu
rộng những mặt tích cực của Nho giáo trong sự nghiệp "trồng
người".
Trong tư tưỏng phát triển con người toàn diện của Hồ Chí
Minh, chúng ta thấy Người rất hay sử dụng các khái niệm
như: cần, Kiệm, Liêm, Chính, khi để cập đến phẩm chất của
con ngưòi Việt Nam trong thòi đậi mói, nhất là đốì vói cán bộ,
đảng viên. Hồ Chí Minh cho rằng, cũng như tròi có bốh mùa,
xuân, hạ, thu, đông; đất có bổn phưdng, đông, tây, nam, bắc;
con người có bôn đức cơ bẩn là cần,

1. Trần Văn Giàu: S ự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh,


Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 36.

34
kiệra, liêm, chính, "thiếu một đức không thành người"; "tự
mình phải cần, kiệm, liêm, chính", đốì vối cán bộ, đảng viên
Kgưòi yêu cầu "Ai cũng thực hành bốh chữ cần, kiệm, liêm,
chính"; "đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính";
"phải thi đua thực hành cần, kiệm, liêm, chính"; "cô" gắng làm
đúng bốn chữ cần, Kiệm, Liêm, Chính"; "mở một chiến dịch
giáo dục lại tinh thần nhân dân bàng cách thực hiện: CẦN, k i
ệm,liêm , CHÍNH". Có thể nói, tần sô'xuất hiện của các khái
niệm: cần, Kiệm, Liêm, Chính trong tư tưởng phát triển con
người toàn diện là nhiều nhất trong các khái niệm, phạm trù
mà Hồ Chí Minh kê thừa từ tư tưởng giáo dục, đào tạo, phát
triển con người của cha ông ta.

Trí, Tín, Nhân, Dũng, Liêm cũng là những khái niệm mà


Hồ Chí Minh hay dùng, nhất là khi nói về phẩm chất, năng
lực của người quân nhân cách mạng, của người làm tưống
"Tưống giỏi (đủ cả: trí, nhân, dũng, nghiêm) thì nước mạnh";
"nhiệm vụ của người tưống là Phải: trí, dũng, nhân, tín, liêm,
trung"; "Quân sự giỏi song nếu không có đạo đức cách mạng
thì khó thành công. Muôn có đạo đức cách mạng phải có 5
điều sau đây: Trí - Tín - Nhân - Dũng - Liêm"'...

Khái niệm trung, hiếu đã được Hồ Chí Minh sử dụng rất


nhiều để giáo dục các thê hệ cách mạng Việt Nam. Từ tác
phẩm Đường cách mệnh, cuô"n sách giáo khoa cách

1. Hồ Chí Minh; Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 223.

35
mạng đầu tiên (1927) cho đến Di chúc thiêng liêng (1969),
Người luôn nhắc nhỏ mỗi ngưòi Việt Nam, mỗi chiến sĩ cách
mạng cũng như cán bộ, đảng viên phải "Trung với nước, hiếu
với dân'’-, "Quân đội ta trung vối Đảng, hiếu với dân”; "đôi với
Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân,
phải kính trọng lễ phép"; "Trọn đời trung thành với sự nghiệp
cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp"; "Ngưèi kiên
quyết cách mạng nhất lại là người đa tình, chí hiếu nhất";
"Phải hiểu chữ hiếu của cách mạng"; "Chữ tình, chữ hiếu, cũng
phải hiểu một cách rộng”; “phải luôn luôn nâng cao chí khí
cách mạng, “trung với nước, hiếu với dân””...

Yêu nưóc. thương dân là những khái niệm, phạm trù hết
sức quan trọng trong nội dung giáo dục, đào tạo, phát triển
con người của dân tộc Việt Nam. Nó luôn đưỢc sử dụng để
giáo dục nhân cách, đạo đức, ý chí, tình cảm cho các thê hệ
người Việt Nam trong lịch sử.
Các khái niệm này củng giữ vỊ trí hàng đầu trong tư
tưởng phát triển con ngưòi toàn diện của Hồ Chí Minh. Vì
vậy, nó thường xuyên xuất hiện trong các bài nói, bài viết của
Người, khi thì trong những bài báo sục sôi căm giận tô' cáo tội
ác man rỢ của bọn thực dân, phong kiến; khi thì ở những lòi
kêu gọi hừng hực khí thế cách mạng như: Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền (1945), Toàn quốc kháng chiến (1946),
chông Mỹ, cứu nước (1966) hay trên những diễn đàn quan
trọng: Lễ tuyên ngôn độc lập (9-1945). Đại hội toàn quốc lần
thứ II của Đảng (2-1951), Đại hội toàn

36
quốc lần thứ III của Đảng (9'1960) hoặc sâu lắng, súc tích
trong Dí chúc thiêng liêng (1969).
Ngay từ những bài báo. trang viết đầu tiên trong cuộc đòi
cách mạng vẻ vang của mình, Hồ Chí Minh đã đề cập đến
khái niệm vêu nước, thương dân và khẳng định "chính là chủ
nghĩa yêu nước" đã thúc giục Người ra đi tìm đưòng cứu
nưốc, cứu dân, tìm đến chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ
nghĩa cộng sản.
Trong Đại hội toàn quôc lần thứ II của Đảng (2-1951). Hồ
Chí Minh lại khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nưốc. Đó là một truyền thông quý báu của ta”. Cho nên "Phát
triền tinh thần yêu nước" là rất quan trọng để "làm cho tinh
thần yêu nước của tất thảy mọi ngưòi đều được thực hành vào
công việc yêu nước"\
Từ đó, Hồ Chí Minh cho rằng, khi giáo dục, đào tạo, phát
triển con ngưòi, chúng ta cần phải làm cho mọi người đặc biệt
là thế hệ trẻ hiểu sâu sắc nội dung của khái niệm yêu nưóc,
thương dân, cô^ gắng phân đấ^u, rèn luyện, bồi dưỡng để làm
cho "lòng yêu nước" trong mỗi con người "ngày một nồng
nàn" nhưng củng cần phải tránh tư tưỏng cực đoan "chỉ biết
yêu trọng nưốc mình mà khinh ghét nưóc ngưòi".

Cần phải thấy rằng, trong quá trình sử dụng một sổ^ khái
niệm, phạm trù của Nho giáo, của nền giáo dục, đào tạo, phát
triển con ngưòi Việt Nam trước đây, Hồ Chí Minh

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t,6. tr. 172.

37
đã loại bỏ những mặt hạn chế trong nội hàm các khái niệm đó,
đưa thêm vào những nội dung mới, mang tính cách mạng,
nhằm cải biến một cách căn bản các khái niệm, phạm trù cũ,
phục vụ có hiệu quả sự nghiệp đào tạo các chiến sĩ cách mạng,
đào tạo những con người mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Điều
này có ý nghĩa thực tiễn to lớn, giúp cho mỗi người Việt Nam
(vô'n đã quen với các khái niệm, thuật ngữ của Nho giáo) có
thể lĩnh hội, nắm bắt, tiếp thu tư tưởng lý luận, đường lốì,
phương pháp cách mạng, tri thức văn hóa, khoa học, kỹ
thuật... để không ngừng hoàn thiện và nâng cao phẩm chất,
năng lực về mọi mặt của bản thân, góp phần hình thành và
phát triển con ngưòi toàn diện ỏ Việt Nam.

Hai là, k ế thừa những mặt tích cực trong nội dung giáo dục
đạo lý làm người của cha ông.

Trong nền giáo dục truyền thống, cha ông ta rất quan tâm
giáo dục triết lý nhân sinh, đạo lý làm người cho các thành
viên cộng đồng. Nội dung chủ yếu của nó là giáo dục con
người sốhg có lý tưởng, bản lĩnh, có ý chí vươn lên để tự hoàn
thiện mình vể mọi mặt, đem hết tài đức của mình xây dựng
một xã hội “thái bình, thịnh trị”, “vua sáng, tôi hiền”; là yêu
nước, thương dân, sông nhân nghĩa, thuỷ chung; là đề cao đạo
đức, tình đoàn kết trong quan hệ xã hội, quan hệ giữa người
vói ngưòi... Mặc dù không tránh khỏi những hạn chế, khiếm
khuyết nhưng triết lý và nội dung giáo dục, đào tạo, phát triển
con người của

38
cha òng ta đã góp phần quan trọng tạo ra những thế hệ ngưòi
Việt Nam "Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó khong
thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”\ "trai thòi trung
hiếu làm đầu; gái thòi tiết hạnh làm câu răn mình"; kiên
cưòng, bất khuất, cần cù, thông minh, sáng tạo... cũng như
không ít những ngưòi "hiền tài" - ngu\ên khí của quổc gia,
những vị anh hùng dân tộc "văn võ song toàn". Họ đã có
những đóng góp hết sức to lớn cho sự trường tồn và phát
triển không ngừng của dân tộc Việt Narr., làm rạng danh dân
tộc, vẻ vang giông nòi. Đó là niềrr. tự hào lốn của nhân dân
ta. Hồ Chí Minh viết: ''Chung ta có quyền tự hào vì những
trang lịch sử vẻ vang thòi đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng
Đạo, Lê Lợi, Quaag Trung, V.V.. Chúng ta phải ghi nhớ công
lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vỊ ấy là tiêu biểu của
một dân tộc £nh hùng"^. Sự đánh giá đó của Hồ Chí Minh,
trên một
ý nfhĩa nào đó cũng là sự khẳng định những giá trị, nhữig
thành công trong việc giáo dục đạo lý làm người của :ha ông
ta.
L,à người đưỢc giáo dục kỹ lưỡng về đạo lý làm ngưtii,
hiểu biết sâu sắc những giá trị tô"t đẹp ấy trong trujen thông
văn hóa dân tộc cũng như trong tư tưởng giác dục, đào tạo,
pliáL triển con người của cha ông, Hồ
Chí Minh cho rằng, cần phải kế thừa một cách sáng tạo

], 2. Hồ Chí Minh; Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 184, 171-172.

39
những giá trị đó vào sự nghiệp xây dựng và phát triển con
ngưòi cho cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng phát triển con
người toàn diện của mình, vấn đê giáo dục đạo lý làm người
được Hồ Chí Minh rất quan tâm.
Theo Hồ Chí Minh, con người dù bất kỳ ở đâu cũng phải
sống có đạo lý. Đối với dân tộc Việt Nam, vấn đề này càng có
ý nghĩa quan trọng. Cha ông ta cho rằng, nếu con ngưòi thiếu
nhân cách, sông không có đạo lý thì dù tài giỏi đến đâu cũng
không giúp ích đưỢc cho cộng đồng, xã hội, thậm chí còn gây
ra những tác hại cho đất nưốc, cho nhân dân và tất nhiên sẽ bị
xã hội lên án, từ bỏ. Vì vậy, giáo dục đạo lý làm người được
gia đình, trường học và xã hội rất coi trọng.

Cuộc cách mạng mà nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh


đạo của Đảng Cộng sản là vì con người, nhằm đem lại cuộc
sông ấm no, hạnh phúc cho đông đảo quần chúng, tạo ra
những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển mọi mặt của con
người Việt Nam. Cho nên, những người tham gia sự nghiệp
vẻ vang đó trưốc hết phải là những người sông có đạo lý.

Theo Hồ Chí Minh, đạo lý sông của người cách mạng "là
vấn để ở đòi và làm người, ở đòi và làm người là phải thương
nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, bị áp bức"; là
phải làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, có học hành; đem tài
dân, sức dân, làm lợi cho dân; mình ăn no mặc ấm, cũng cần
làm cho tất cả mọi ngưòi được ăn no, mặc ấm, là sông với
nhau có tình có nghĩa. “Nếu thuộc bao

40
nhiêu sách mà sông không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu
chủ nghĩa Mác - Lênin được"\ sao là sông có đạo lý... Sự kê
thừa những giá Irị tôt đẹp này còn đưỢc thể hiện
trong thực tiễn giáo dục. đào tạo, phát triển con ngưòi của
Hồ Chí Minh. Hai mươi ba điều trong cuôn sách giáo khoa
Đường cách mệnh đều đề cập đến đạo lý làm ngưòi, dạy đạo lý
sông cho các chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Đến thăm Trưòng
Nguyễn Ái Quốc Trung ương - nơi đào tạo cán bộ cào cấp của
Đảng và Nhà nước, một trong những dòng đầu tiên mà Ngưòi
ghi vào sổ vàng truyền thông của trưòng là "Học để lầm
ngươi" trước khi làm cán bộ. Trong
nhiều bức thư gửi học sinh, thầy cô giáo, cán bộ quản lý
ngành giáo dục, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở phải chú
ý giáo dục đạo đức, ý thức, trách nhiệm công dân, đạo lý làm
ngưòi, coi đó là phẩm chât quan trọng đầu tiên của con ngưòi
mới xã hội chủ nghĩa và là tiền đề cơ bản để phát triển các
phẩm chất, náng lực khác của con ngưòi.
Hơn ai hết, Hồ Chí Minh ý thức sâu sắc rằng con ngưòi
nếu không có một triết lý nhân sinh đúng đắn, một quan
điểm sông tích cực. sẽ sa vào lốì sông tuỳ tiện, thực dụng,
thấp hèn, dễ biến thành những vật cản trên con đưòng phát
triển của cộng đồng, xã hội. Do đó, giáo dục, bồi dưỡng đạo lý
làm ngưòi cho cán bộ. đảng viên và nhân dân, cho tầng lớp trẻ
là vấn để đưỢc Hồ Chí Minh hết sức coi trọng.

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 554.

41
Điều này một mặt cho thấy sự hiểu biết sâu sắc quá trình
phát triển nhân cách con người của Hồ Chí Minh, mặt khác
cũng phản ánh đậm nét việc Người kế thừa, tiếp thu và nâng
cao những giá trị nhân văn trong truyền thống văn hóa dân tộc
mà cha ông ta đã đưa vào trong nội dung tư tưởng giáo dục,
đào tạo, phát triển con người của dân tộc Việt Nam trong hàng
ngàn năm qua.

Ba là, k ế thừa một sô' điểm tích cực trong phương pháp giáo
dục, đào tạo, phát triển con người của dân tộc Việt Nam .

Trong lịch sử, cha ông ta đã sử dụng một hệ thống


phương pháp giáo dục, đào tạo, phát triển con người khá
phong phú. Mặc dù còn có nhiều hạn chế, song hệ thông
phương pháp ấy cũng có những mặt tích cực góp phần không
nhỏ vào việc đào tạo cho dân tộc Việt Nam biết bao người con
ưu tú, có đủ đạo đức, tài năng đưa nhân dân ta vượt qua mọi
thử thách hiểm ngh^o trên con đưòng phát triển của mình.
Chính vì vậy, trong quá trình kế thừa những giá trị tốt đẹp
của tư tưởng giáo dục, đào tạo, phát triển con người của cha
ông, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo
những mặt tích cực của các phương pháp ấy vào thực tiễn đào
tạo, phát triển con ngưòi cho cách mạng Việt Nam.

Những yếu tô', những mặt tích cực mà Hồ Chí Minh đánh
giá cao và kế thừa trong phương pháp giáo dục, đào tạo, phát
triển con người của cha ông đó là:
- Sự kết hỢp chặt chẽ giữa giáo dục đức dục với trí dục.

42
- Kết hỢp giữa tri và hành.
- Động viên, khuyến khích tinh thần tự giác vươn lên của
mỗi con người.
Trong tư tưởng phát triển con người toàn diện của Hồ
Chí Minh, các phương pháp này được vận dụng nhuần
nhuyễn và rất sáng tạo.
Kết hỢp chặt chẽ giữa giáo dục đạo đức cách mạng, lý tưởng,
quan điểm sống với tri thức khoa học - kỹ thuật, khoa học xã hội
và nhãn ưăn cho con người Việt Nam để không ngừng nâng cao
phẩm chất và năng lực về mọi mặt của họ là phương pháp mà
Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng và thường xuyên sử dụng.
Theo Hồ Chí Minh, có làm tốt điều đó chúng ta mới có thể tạo
ra được những con ngưòi mới đức tài vẹn toàn cho cách mạng.
Trong tư tưởng phát triển con người toàn diện của Hồ Chí
Minh, đạo đức và tài năng, lý trí và tình cảm, là những yếu tô'
không thể tách ròi trong nhân cách của cách mạng, nó phải
đưỢc kết hỢp chặt chẽ với nhau. Muôn vậy, khi tiến hành giáo
dục, đào tạo, phát triển con người phải kết hỢp chặt chẽ giữa
hai mặt đó, phải quan tâm đến giáo dục cả tri thức đạo đức và
tri thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật để nâng cao phẩm chất,
năng lực cho mỗi cá nhân. Đó là điều luôn luôn đưỢc Hồ Chí
Minh quan tâm, bởi theo

Người có tài phải có đức, có tài mà không có đức là người vô


dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Có tài mà
không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi
nhưng lại để thụt két thì chẳng những

43
không làm được gì ích cho xã hội, mà còn có hại cho xã
hội. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm
hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người. Vì
vậy, kết hỢp chặt chẽ giữa giáo dục đức dục với trí dục là phương
pháp hết sức quan trọng để đào tạo cho cách mạng những con người
"vừa hồng, vừa chuyên" nhằm kế
tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và
nhân dân ta. Đó là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh mà
Người nêu ra trong tư tưởng phát triển con
người toàn diện của mình.
"Tri và hành" phải đưỢc kết hỢp chặt chẽ với nhau là một
quan điểm rất đáng chú ý trong phương pháp đào tạo, phát
triển con người của nền giáo dục truyền thống Việt Nam. Mặc
dù trong thực tê vấn đề này chưa được hệ thống giáo dục, đào
tạo trước đây ở nước ta làm tốt, các kinh nghiệm khi thực hiện
phưđng pháp này để lại cho hậu thế cũng còn ít, song tinh
thần tiến bộ, ý nghĩa tích cực của nó trong việc xây dựng, hoàn
thiện và phát triển nhân cách con người là điều đáng ghi nhận
và cần phải tiếp thu. Khi xây dựng phương pháp giáo dục, đào
tạo, phát triển con người, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm kế
thừa, nâng cao và hiện thực hóa những giá trị của nó vào thực
tiễn "trồng người" ở nước ta. Trong tư tưởng phát triển con
người toàn diện của mình, khi đề cập đến phưdng pháp giáo
dục, đào tạo, Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh đến phương
pháp này với tinh thần; Kết hỢp học với hành, lý luận phải
gắn với thực tế,

44
học tập kết hợp với ]ao động sản xuất. Hồ Chí Minh viết: "Lý
luận cô"t để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng để đem
loè thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Vì vậy, chúng ta phải
gắ n g học, đồng thời học thì phải hành''^\
"lao động tri óc mà không lao động chân tay, chỉ lý luận mà không
biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa... trong lúc học lý luận
cũng phải kết hợp với thực
hành và tất cả... đều phải: lý luận kết hỢp với thực hành, học
tập kết hỢp với lao động"^; theo Hồ Chí Minh, nếu thực hiện
tốt phương pháp kết hỢp chặt chẽ giữa
"tri và hành"; giữa nhận thức vối hoạt động thực tiễn,
làm cho mọi ngưòi biết lây việc phục vụ sự nghiệp cách
mạng của Đảng và dân tộc làm mục đích tôi cao cho việc
học tập, nâng cao trình độ mọi mặt của mình thì sẽ là
biện pháp hữu hiệu thúc đẩy sự ra đòi, phát triển của con ngưòi
toàn diện ở nước ta.
Động viên tinh thần hiếu học, cần học là phương pháp
mà cha ông ta ưa dùng. Trải qua chiều dài lịch sử nó đã tỏ
rõ giá trị to lón trong việc thúc đẩy con người tự giác vươn
lên vế mọi mặt để hoàn thiện và nâng cao phẩm chât,
nàng lực bản thân, góp phần tạo ra những thế hệ ngưòi có những
đóng góp tích cực cho sự trưòng tồn và phát triển không ngừng của
dân tộc Việt Nam.
Nếu như trước đây, cha ông ta có những hình thức

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5. tr. 235.


2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9. tr. 173.

45
động viên có kết quả tinh thần ham học cho con ngưòi như:
nêu danh, yết bảng các sĩ tử thi đỗ; khắc tên vào bảng vàng,
bia đá; tổ chức lễ vinh quy bái tổ một cách trịnh trọng; ban
thưởng yến tiệc, mũ áo, ruộng đất, tưốc lộc... thì sinh thời Hồ
Chí Minh, căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nưốc lúc này
cũng có những hình thức khen thưởng xứng đáng những
người chăm học, học giỏi: tặng giấy khen, bằng khen; danh
hiệu học sinh giỏi, danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ, người tôt
việc tôt; gửi ra nước ngoài tiếp tục đào tạo; ưu tiên tuyển chọn
vào biên chế; nâng lương trước thời hạn; đề bạt vào những
cương vị lãnh đạo phù hợp...

Những biện pháp cụ thể, thiết thực đó đã góp phần to lớn


cổ vũ tinh thần học tập của đông đảo các tầng lốp nhân dân,
nhất là thế hệ trẻ, hình thành nên những phong trào thi đua
sôi nổi trong ngành giáo dục như "dạy tôt, học tốt"; "tiếng
trống Bắc Lý"; những tấm gương tiêu biểu về tinh thần vượt
mọi khó khăn để học tập như Nguyễn Ngọc Ký, Hoa Xuân
Tứ... những đội tuyển học sinh giỏi Văn, Toán, Vật lý... giành
được những giải cao trong các kỳ thi quốíc tế đã làm rạng rõ
dân tộc Việt Nam. Điểu này đáp ứng đưỢc một phần mong ước
thiết tha của
Hồ Chí Minh trong bức thư Người gửi các em học sinh nhân
ngày khai trường đầu tiên của nưốc Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa (9-1945) "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay
không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh
vai vối các cưòng quốc năm châu

46
được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập
của các em"‘.

II- Tư TƯỞNGPHÁT TRIỂNCONNGƯỜI


TOÀNDIỆN CỦACHỦNGHĨAMÁC-
LÊNIN■TlỂNĐỂ LÝ LUẬNcơ BẢN CHOSự
HÌNHTHÀNHTư TƯỞNGHổ CHÍ MINH VỀ
PHÁT TRIỂNCONNGƯỜI TOÀNDIỆN

1. Tưtưỏng phát triển con người toàn diện của chủ


nghĩa Mác • Lênin
Con người phát triển toàn diện là ưốc mơ cháy bỏng của
nhân loại từ khi họ ý thức được vai trò chủ thể của mình
trong quan hệ với tự nhiên, nhằm nhân sức mạnh của con
ngưòi lên một tầm cao mới, phục vụ có hiệu quả hơn cho công
cuộc khai thác, chế ngự, làm giàu, làm đẹp tự nhiên.

Do trình độ phát triển của xã hội, của lực lượng sản xuất,
do điều kiện kinh tế, chính trị ở mỗi thời kỳ khác nhau, nên
nội hàm và ngoại diên của khái niệm con ngưòi phát triển
toàn diện cũng khác nhau. Xu hướng chung là: Nội hàm của
khái niệm con ngưòi phát triển toàn diện ngày càng phong
phú hơn với nhiều chất mối, phù hỢp yêu cầu đật ra của thực
tiễn xã hội cũng như những tri thức về đức, trí, thể, mỹ mà
loài người đã tích luỹ được trong quá trình nhận thức và cải
tạo thế giôi, phát triển bản thân.

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t,4, tr. 33.

47
Xã hội phát triển càng cao thì khái niệm con ngưòi toàn diện
càng đưỢc mở rộng và bể sung đầy đủ hơn. Nhiều mặt, nhiều
khía cạnh ở giai đoạn trước chưa có (hoặc chưa đưỢc đặt ra)
thì ở giai đoạn sau đã xuất hiện như là những thành tố không
thể thiếu đưỢc trong chỉnh thể của sự phát triển con ngưòi,
giúp con người phát triển một cách hài hòa. cân đối và toàn
diện hơn.
Khảo sát và nghiên cứu vấn đề con ngưòi phát triển toàn
diện trong lịch sử nhân loại cho phép chúng ta hiểu sâu hơn
những căn cứ cũng như tính nhân văn cao cả của quan điểm
phát triển con người toàn diện mà các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lênin đã nêu lên.
Thực tế cho thấy, trong xã hội có đôi kháng giai cấp, có áp
bức bóc lột, về mặt lý luận, việc đào tạo những con ngưòi phát
triển mọi mặt đã được nêu ra như là một yếu tố^ không thể
thiếu cho sự phát triển của xã hội, cho việc duy trì ách thông
trị của giai cấp bóc lột cũng như là mục tiêu của các cá nhân.
Do sự phân công lao động ngày càng ngặt nghèo, do mục đích
khai thác triệt để sức lực của người lao động nhằm thu lợi
nhuận tối đa của giai cấp bóc lột, đặc biệt là trong xã hội tư
bản chủ nghĩa, cho nên con ngưòi đã bị "tha hóa" đến cùng
cực, quá trình phát triển của con ngưòi do bị chế ước bơi điều
kiện của lao động bóc lột bị "phiến diện hóa" hết sức sâu sắc.
Điều này dẫn đến những hậu quả nặng nề cho xã hội và cho
sự phát triển lành mạnh của mỗi con ngưòi, nhất là đôi với
giai cấp cần lao. Mẩu ngưòi phát triển

48
toàn diện đưỢc đặt ra không phải cho mọi thành viên xã hội
nói chung mà chỉ dành cho một thiểu sô' người lắm tiền,
nhiều của. Cái phi nhân văn trong sự phát triển con người
dưới chế độ áp bức bóc lột là ở chỗ: sự phát triển tự do và toàn
diện của ngưòi này tước đoạt sự phát triển tự do và toàn diện
của người khác, buộc những người khác trở thành nô lệ về
mọi mặt cho một cá nhân hay một thiểu số bóc lột.

Sự vận động và phát triển của xã hội cũng như khả năng
tự vưdn lên để hoàn thiện, nâng cao phẩm chất, năng lực của
bản thân con ngưòi là không cùng. Những gì phản tiến bộ,
phản nhân vàn trong quá trình phát triển con người sẽ bị lịch
sử đào thải, những gì tích cực, tiến bộ sẽ đưỢc nhân loại ghi
nhận và kế thừa, nhằm góp phần khắc phục những thiếu sót,
sai lầm và hạn chê của lý luận về phát triển con người toàn
diện đã xuâ"t hiện trong các xã hội có đỐì kháng giai cấp -
những xã hội chà đạp thô bạo nhân phẩm con ngưòi, làm thui
chột khả năng phát triển mọi mặt của con người, coi 'con
người chỉ là những "công cụ biết nói", những "chiếc đinh ốc",
là "bộ phận của dây chuyền sản xuất" mà thôi.

Giới hạn lịch sử về lý luận và thực tiễn của vấn đề phát


triển con ngưòi toàn diện trong các xã hội có áp bức, bóc lột đã
được khắc phục bởi sự xuất hiện chủ nghĩa Mác - Lênin. Vồi
tư cách là học thuyết về giải phóng và phát triển con người,
chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa ra những quan điểm hết sức
đúng đắn để phát triển con người một

49
cách toàn diện, hài hòa, cân đốì, nhằm đưa con người "từ
vương quốc tất .yếu sang vương quốc tự do".
Trước hết, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã chỉ ra
được bản chất xã hội của con ngưòi. Đó là phát hiện mang tính
chất lịch sử và có ý nghĩa đột phá để có thể nhận thức đúng
đắn về bản chất con người. Hơn nữa, nó cũng chỉ ra quy luật
hình thành, phát triển nhân cách của con ngưòi và đây cũng là
tiêu chí căn bản để phân biệt con người vối các động vật khác.

Trong Luận cương về Phoiơbắc, Mác đã nêu lên luận điểm


nổi tiếng: "Bản chất con người không phải là cái gì trừu tưỢng
vô"n có của nó. Trong tính thực hiện, bản chất con người là
tổng hòa các quan hệ xã hội"’. Việc nhận thức đúng đắn bản
chất của con người là điều kiện hết sức quan trọng để chủ
nghĩa Mác - Lênin đề ra lý luận và phương pháp khoa học
nhằm phát triển con ngưòi một cách toàn diện, mang lại cho
con người những năng lực mói để con người thực sự trỏ thành
chủ nhân chính trong mọi quá trình phát triển xã hội.

Theo Mác, việc hình thành bản chất con người bao giò
cũng thông qua quá trình xã hội hóa, tiếp thu kinh nghiệm
văn hóa vật chất và tinh thần của loài người, thông qua giao
tiếp, giáo dục, đào tạo, lao động mà hình thành.

1. c. Mác và Ph. Ảngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1995, t. 3, tr. 11.

50
Lịch sử loài ngưòi đã trải qua các hình thái kinh tê - xã hội
khác nhau mà mỗi hình thái đều có những mối quan hệ đặc
trưng chi phối nhận thức và hành động của con người. Con
người vừa câ't tiếng chào đời đã phải gia nhập ngay vào
những môl quan hệ xã hội đó một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp. Mỗi ngưòi dù muốn hay không cũng sẽ trở thành "cái giá
mang những mốì quan hệ đó". Các quan hệ xã hội đã tạo
thành hoàn cảnh sống của con ngưòi, tác động sâu sắc đến quá
trình phát triển bản thân mỗi một con người cũng như của cả
động đồng. Chủ
nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ ra rằng, tồn tại xã hội quyết
định ý thức xã hội, tồn tại cá nhân quyết định ý thức cá nhân.
Điều này có ý nghĩa là thừa nhận hoàn cảnh, điều kiện sông,
là nguồn gốc trực tiếp của tư tưởng, của tri
thức, kinh nghiệm và tâm lý con ngưòi, là động cđ hoạt
động của con ngưòi. Bởi nếu không xuất phát từ hệ thống
những quan hệ xã hội nhất định thì không hiểu được bản chất
của con người ở một thòi đại, một giai cấp, một dân tộc. Hơn
nữa, thông qua việc nghiên cứu và nắm bắt bản chất cá nhân
của một xã hội, ngưòi ta có thể hiểu được bản chất của những
môi quan hệ xã hội đang giữ vai trò chủ đạo.

Vì vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhận
thức đúng đắn bản chất của con người là điều kiện hết sức
quan trọng để đề ra lý luận và phương pháp khoa học nhằm
phát triển con người một cách toàn diện, mang lại cho con
người những phẩm chất, năng lực mới để con

51
người làm chủ ngày càng tốt hơn các quá trình phát triển xã
hội.
Một điểu cần lưu ý là, trong khi nhấn mạnh mặt xã hội
của con ngưòi, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác không hê phủ
nhận hoặc xem nhẹ mặt tự nhiên, mặt sinh vật của con người.
Các ông khẳng định, vấn đề con người chỉ được giải đáp một
cách đầy đủ, đúng đắn nhất khi chúng ta xuất phát từ quan
niệm về sự thôVig nhất biện chứng giữa hai nhân tô' tự nhiên
và xã hội trong con người để hình thành nên một thực thể
sinh vật - xã hội mang tính châ"t vẹn toàn, trong đó cái xã hội
là cái quy định, chi phôi cái sinh vật, còn cái sinh vật là tiền
đề, điều kiện cho sự phát triển của cái xã hội.

Thực tiễn cho thấy, con ngưòi không thể xuất hiện nếu
không có mặt sinh vật. Xét theo thời gian, cái sinh vật là cái có
trước để hình thành nên cái xã hội. Mác viết, cũng như sự tồn
tại của con ngưòi là kết quả của một quá trình trưốc đó mà
cuộc sông hữu cơ đã đi qua - chỉ đến một giai đoạn nào đó của
quá trình này, con người mối trở thành người. Bởi vậy, nó là
điểu kiện, tiền để cần thiết và rất quan trọng cho sự hình
thành và phát triển xã hội. Mặt sinh vật trong con người là
những quá trình và quy luật sinh lý xảy ra giống như ở một
số sinh vật có tổ chức cơ thể tiến hoá cao. Chẳng hạn, quy luật
trao đổi chất, quy luật biến dị - di truyền... Quá trình tồn tại
và phát triển của nhân loại đã chứng minh; Những người bị
rối loạn cơ chế di truyền hay hệ thần kinh bị tổn thương - tức
là phát

52
triển không bình thưòng về mặt sinh vật sẽ không phát triển
bình thường vể mặt xã hội. Do đó, theo Mác, để con ngưòi
phát triển một cách toàn diện, hài hoà, cân đôi không thể xem
nhẹ mặt thể lực, sức khoẻ của con ngưòi.
Sự xuất hiện của triết học Mác - Lênin đã làm sáng tỏ
vâ^n để trên một cách khoa học. Lần đầu tiên trong lịch sử tư
tưởng nhân loại, mốì quan hệ giữa cái sinh vật và cái xã hội đã
đưỢc các nhà duy vật biện chứng giải quyết một cách thấu
đáo. đúng đắn, trong đó các ông khẳng định; Cái xã hội đóng
vai trò quyết định thể hiện ở chỗ, một mặt, nó hạn chế cái sinh
vật, "lọc bỏ" dần cái sinh vật, làm cho cái sinh vật có tính xã
hội. không còn là cái sinh vật thuần tuý; mặt khác, nó tạo ra
một không gian rộng lớn làm cho cái sinh vật phát triển hơn.
theo hướng nhân văn.
Có thể nói, những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lẽnin
về bản chất xã hội của con ngưòi, về mối quan hệ biện chứng
giữa cái sinh vật và cái xã hội trong con ngưòi đã bác bỏ hoàn
toàn những nhận định của các nhà tư tưởng thù nghịch vối
chủ nghĩa Mác - Lênin rằng, chủ ng:hĩa Mác không chú ý đến
tính tự nhiên của con ngưòi, đồng thòi đặt cơ sở khoa học mới
cho việc đào tạo và phát triển con ngưòi một cách toàn diện,
hài hoà, cân đối, để con ngưòi có đủ năng lực làm chủ tự
nhiên, làm chủ xà hộà, làm chủ quá trình phát triển của mỗi cá
nhân, trên cơ sở đó thúc đẩy cả cộng đồng cùng phát triển.

Sự phát triển đầy đủ, toàn diện các phẩm chât, năng lự(C
của con ngưòi là mong muốn đã xuất hiện từ rất sớm

53
trong tâm thức và tư tưởng nhân loại. Nhưng do điều kiện
thấp kém về trình độ phát triển của xã hội, của lực lượng sản
xuất và nhất là do sống trong chế độ áp bức, bóc lột của giai cấp
chủ nô, giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp tư sản nên khát
vọng đó của con người đã không thực hiện được. Cùng với sự
ra đòi của chủ nghĩa Mác- Lênin, mô hình về xã hội tương lai -
xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa giàu tính nhân
ván cũng xuất hiện. Điều này đã được Mác và Angghen xác
định một cách rõ ràng trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản:
Thay cho xã hội tư bản cũ, với những giai cấp và đốì kháng
giai cấp của nó, xuất hiện một liên hỢp mới, trong đó sự phát
triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do
của tất cả mọi ngưòi.

Đó là bản chất tốt đẹp, là mục đích cao cả của xã hội mới,
biểu hiện tính vượt trội vê mặt nhân văn của hình thái kinh tế
- xã hội cộng sản chủ nghĩa trong tiến trình phát triển của
nhân loại.
Trên cơ sở phân tích quy luật phát triển của xã hội mói,
Mác đã vạch ra tính tất yếu của xã hội tương lai - xã hội xã hội
chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là phải hình thành nên
những con ngưòi phát triển toàn diện và ông coi đó là nấc
thang tất yếu, là kết quả hiển nhiên của sự nghiệp giải phóng
và phát triển con người do giai cấp công nhân khởi xướng và
lãnh đạo. Sự nghiệp cao cả này nhằm khắc phục triệt để tình
trạng phát triển què quặt, phiến diện của con người do chịu
tác động của tha hoá lao động

54
trong chủ nghĩa tư bản. "Quy luật" phi nhân tính này đã chà
đạp thô bạo nhân cách con người thể hiện ở chỗ sự thống trị
tuyệt đối của lao động vật hoá đối vối lao động sông; ở sự gạt
bỏ người sản xuất trực tiếp ra khỏi việc kiểm soát các điều
kiện, tư liệu và sản phẩm của người lao động; ở chỗ kết quả
lao động của con ngưồi biến thành lực lượng đốì lập với con
ngưòi thống trị lại con ngưòi và thù địch với con ngưòi.

Phân tích toàn diện bản chất và nội dung của xã hội tư
bản chủ nghĩa, Mác đã chỉ ra hàng loạt những tác hại của quy
luật tha hoá lao động đôl với sự phát triển hài hoà, cân đối
của ngưòi công nhân, người lao động. Theo Mác: Lao động
càng phát triển lên thành lao động xã hội và do đó trở thành
nguồn gốc của cải và của văn hoá thì sự nghèo khổ và cảnh
sống vất vưởng lại càng phát triển
ở phía ngưòi lao động, còn của cải và văn hoá lại càng phát
triển ở phía không lao động. Chính sự bóc lột khôn cùng sức
lực ngưòi công nhân, của người lao động của giai cấp tư sản
là nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho đại đa sô" nhân dân bị
khiếm khuyết trong quá trình phát triển các khả năng, năng
lực của bản thân họ. Vì vậy, muốn cho con ngưòi phát triển
một cách toàn diện thì cần thiết phải xoá bỏ những căn
nguyên kìm hãm sự phát triển mọi mặt của con người, những
mốì quan hệ xã hội làm mất tính người, tạo ra những điều
kiện cần thiết cho con ngưòi được tự do phát triển các năng
lực của bản thân. Đó là một trong những tư tưởng cơ bản của
học

55
thuyết về giải phóng và phát triển con người của chủ nghĩa
Mác - Lênin.
Theo quan điểm của những người sáng lập chủ nghĩa
Mác - Lênin, con người phát triển toàn diện là con người phát
triển đầy đủ, tối đa năng lực sẵn có trên tất cả các mặt: Đạo
đức, trí tuệ, thể lực, tình cảm, năng lực nhận thức và hành
động, óc thẩm mỹ và khả năng cảm thụ cái đẹp, hiểu biết được
các hiện tưỢng tự nhiên, xã hội diễn ra xung quanh, đồng thời
có thể sáng tạo ra những cái mới theo năng lực của họ có lợi
cho sự phát triển của cá nhân và cả cộng đồng. Lênin cho rằng,
đó là "những con người phát triển về mọi mặt, đưỢc chuẩn bị
về mọi mặt và biết làm mọi việc"\ Vì vậy, con ngưòi phát triển
toàn diện trưốc hết là sự phát triển không ngừng của các mặt
hỢp thành nhân cách của nó, tạo nên một chỉnh thể sinh động
của con người, làm cho con ngưòi có sự phát triển vể chất
trong nhận thức và hành động thực tiễn của mình. Sự phát
triển mọi mặt của con người không mâu thuẫn với sự phát
triển thiên hướng, phát triển năng khiếu chuyên biệt, mà trái
lại, chính sự phát triển các mặt là điểu kiện, là nền tảng cho
các năng lực chuyên biệt phát triển tô"t hơn, hoàn thiện hơn.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng cho
rằng con người của xã hội tương lai phải là người biết

1. Dẫn theo Hà Nhật Thăng - Đào Thanh Âm: Lịch sử giáo dục
thếgiới, ìixh. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr. 209.

56
kết lỢp tôt giữa lao động chân tay với lao động trí óc và than
gia vào các hoạt động xã hội khác một cách tích cực và C ) hiệu
quả. Angghen đã dự đoán: một ngày kia sẽ khôrg còn ngưòi
lao động và kiến trúc sư chuyên nghiệp nữa. một ngưòi vừa
lấy tư cách là kiến trúc sư mà chỉ dẫn nửa giò, cũng sẽ đẩy xe
cút kít một đôi lúc cho đến khi ngưci ta cần đến sự hoạt động
về kiến trúc sư của mình.
Con ngưòi của tương lai - con ngưòi phát triển toàn diện
không phải là con người thụ động, chỉ biết hưởng thụ sản
phẩm xã hội, hưởng thụ những thành tựu của văn lioá, nghệ
thuật mà còn biết sáng tạo ra các giá trị vật châ^t và tinh thần
mới, công hiến một cách tự ngu}ện và nhiệt thành cho xã hội,
góp sức của mình cho sự phồn vinh của đất nước, cho sự phát
triển của mọi ngưci. Họ sông, lao động và tham gia hoạt động
xã hội vối iư cách là chủ thể tiếp thụ, chiếm lĩnh toàn bộ tri
thức của loài ngưòi để hoàn thiện, làm phong phú cuộc sông
cá nhân, trên cơ sở đó phát triển toàn diện bản thân mình,
góp phần tích cực vào công cuộc cải biến tự nhiêa và xã hội vì
quyền lợi của tất cả mọi ngưòi. Mác luôn luôn quan tâm và
đề cao tính mục đích, sự nàng động trong hoạt động của con
ngưòi, Vấn đề này về sau cũng được Lênin nhấn mạnh, đó là
ý thức, tinh thần và nănp lực làm chủ của con ngưòi xôviết
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bên cạnh việc vạch ra bản chất xã hội của con ngưòi, luận
chứng một cách khoa học tính tât yếu cần có những con
ngưòi phát triển toàn diện để xây dựng xã hội mới - xã

57
hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, đồng thòi với việc
nêu lên những đặc trưng, phẩm chất chủ yếu của con người
phát triển toàn diện, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác còn chỉ
ra những nguyên tắc, phương pháp, điều kiện để đào tạo, giáo
dục những con người phát triển về mọi mặt cho xã hội mới. Đó
là sự kết hợp hỢp lý giữa giáo dục đạo đức, thể dục, trí dục và
lao động sản xuất, là sự kết hỢp giữa lao động sản xuất với
thực hiện giáo dục kỹ thuật tổng hỢp, giữa học tập lý luận,
kiến thức chung với hoạt động thực tiễn. Trong hàng loạt tác
phẩm như; Phê phán cương lĩnh Gôta, Tư bản, Tinh cảnh gm i cấp
công nhân Anh, Vai trò của lao động trong quá trình chuyển biến
từ vượn thành người, Bàn về hỢp tác, Nhiệm vụ của Đoàn Thanh

niên, về văn hoá và cách mạng văn hoá... Mác, Ảngghen, Lênin
đã phân tích sâu sắc vai trò của lao động hợp lý, của giáo dục
lao động trong việc đào tạo, phát triển những con người toàn
diện. Mác viết: "Lao động kết hỢp vối hoạt động trí dục, thể
dục, đó không những là phương pháp làm tăng thêm sức sản
xuất xã hội mà còn là phương pháp duy nhất và độc nhất để
đào tạo những con ngưòi phát triển toàn diện"^

Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ángghen cũng khẳng


định một cách chắc chắn rằng, phương thức sản xuất cũ nhất
định sẽ bị lật đổ hoàn toàn và kèm theo nó

1. Dẫn theo Hà Nhật Thăng - Đào Thanh Âm; Lịch sử giáo dục
thếgiới, Sđd, tr. 192.

58
là sự phân công lao động cũ củng phải biên đổi. Thay cho nó
là kiểu tổ chức sản xuất, trong đó, một mặt không một cá nhân
nào lại có thể trút sang cho người khác cái phần lao động sản
xuất của mình, vốn là điều kiện tự nhiên của sự sông còn loài
người, mặt khác, ở xã hội mới, lao động sản xuất không còn là
một thủ đoạn để nô dịch, trái lại, là phương tiện để giải phóng
và phát triển con người, bằng cách đưa lại cho mỗi người cái
khả năng phát triển và vận dụng được toàn bộ các năng khiếu
thể lực, trí lực của mình vào hoạt động sống. Trong tổ chức
sản xuất của xã hội mới, lao động từ chỗ là gánh nặng trước
đây thì nay trỏ thành một sự vui thú, mang tính tự nguyện, tự
giác, góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Tư tưởng này
về sau tiếp tục được Lênin khẳng định, Ngưòi cho rằng trong
xã hội mới: "Lao động theo thói quen, lao động vì lợi ích
chung, lao động như một nhu cầu của cơ thể khoẻ mạnh”'.

Cùng với giáo dục lao động sản xuất, để tạo nên những
con ngưòi phát triển mọi mặt, các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin còn cho rằng phải trang bị cho con người những
tri thức chung, những kỹ năng để tổ chức và tiến hành hoạt
động lao động sản xuất cũng như tham gia các hoạt động xã
hội khác. Vì vậy, phải tiến hành giáo dục bách khoa, giáo dục
kỹ thuật tổng hỢp. Lênin viết:

1. Dẫn theo Hà Nhật Thăng - Đào Thanh Âm: Lịch sử giáo dục
thếgiới, Sđd, tr. 212.

59
"Chương trình của chúng ta: giáo dục kỹ thuật tổng hợp + tiến
tối từng bưốc giáo dục con người toàn diện"'. Theo Mác, xã hội
tương lai có điều kiện để thực hiện tô"t điểu đó.
Xã hội ngày càng phát triển, lực lượng sản xuất không
ngừng đổi mới và nâng cao. Điều này đòi hỏi con người phải
có tri thức ngày càng cao về mọi mặt để làm chủ quá trình sản
xuất xã hội, làm chủ cuộc sống của bản thân và đóng góp tích
cực cho sự phát triển của cộng đồng. Vì vậy, con người phát
triển toàn diện phải là những người có kiến thức phong phú
về tự nhiên, xã hội và nhân văn, đáp ứng đưỢc yêu cầu ngày
càng cao của xã hội. Do đó, Mác, Ảngghen, Lênin chủ trương
phải trang bị cho con người, đặc biệt là thê hệ trẻ những tri
thức khoa học hiện đại vì khoa học là lực lượng thúc đẩy cách
mạng trong lịch sử và tương lai tri thức xã hội sẽ trở thành lực
lượng lực lượng sản xuất trực tiếp. Từ đó các ông cho rằng,
phải giáo dục, tạo điều kiện để mọi người được học tập, tiếp
cận với các ngành khoa học như vật lý, toán học, hoá học, sinh
học, thiên văn học, cơ học, lịch sử, địa lý, văn học, dân tộc học,
triết học, kinh tế học, ngoại ngữ...

Đi sâu vào vấn đề giáo dục, đào tạo đế phát triển mọi mặt
nhân cách con ngưòi, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa
học cũng hết sức quan tâm đến giáo dục, bồi dưỡng đạo đức
cho con ngưòi. Theo các ông, không có đạo

1. Dẫn theo Song Thành: Hồ Chí Minh ■nhà văn hoá kiệt xuất,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 218.

60
đức chung chung, trừu tượng, đạo đức bao giờ cũng nảy sinh
trên mảnh đât hiện thực, góp phần giải quyết những vấn đề
của cuộc sông đang đặt ra. Trong xã hội có đôl kháng giai cấp,
đạo đức bao giò cũng mang tính giai cấp. Các ông đã phân tích
sâu sắc tính chất tiên tiến của đạo đức vô sản. Đó là đạo đức
đưỢc thiết lập trên cơ sở phương thức sản xuất hiện đại và của
những con ngưòi mang tính cách mạng triệt để, đó là đạo đức
mới, thấm đậm tính nhân văn, nhân ái sâu sắc "vì con ngưòi, vì
cuộc sống tôt đẹp của con ngưòi". Tiêu chuẩn của đạo đức mới
là kiên quyết đấu tranh chông áp bức nô dịch, đày đoạ con
ngưòi, xoá bỏ mọi chế độ ngưòi bóc lột ngưòi, tham gia lao
động tự giác, tích cực vì lợi ích chung của quần chúng cần lao
trên thê giới. Đạo đức vô sản cũng đòi hỏi mỗi cá nhân có cuộc
sông riêng trong sáng. Hiểu theo quan điểm của Mác,
Ảngghen, Lênin... đạo đức không phải chỉ là hình thành ở con
ngưòi những chuẩn mực quan hệ ứng xử như là đức hạnh, mà
đó còn là lập trường tư tưởng, ý thức giai cấp, là nhân sinh
quan và thế giới quan khoa học. Cho nên, sự phát triển toàn
diện, hài hoà, cân đôi của con người đòi hỏi ở họ phải có đạo
đức, lý tưởng, quan niệm sông đúng đắn, để góp phần tạo lập
nên quan hệ xã hội mới tôt đẹp: Sự phát triển tự do của mỗi
ngưòi là điều kiện để phát Iriển tự do của mọi ngưòi và cũng
để xoá bỏ quan hệ xã hội trong xã hội cũ ngưòi vối ngưòi là
chó sói "hoặc anh cướp đoạt của người khác, hoặc ngưòi khác
cướp đoạt của anh. Hoặc anh làm thuê

61
cho người khác, hoặc ngưòi khác làm thuê cho anh. Hoặc anh
là chủ nô, hoặc anh là nô lệ"\
Cùng với giáo dục về trí lực, đức dục, Mác, Ãngghen,
Lênin còn nhấn mạnh sự cần thiết phải trang bị cho con ngưòi
những tri thức thẩm mỹ và tiến hành giáo dục thể chất cho
mọi người. Con ngưòi phát triển toàn diện phải là người biết
rung động và cảm thụ cái đẹp, cái cao cả, có quan điểm thẩm
mỹ đúng đắn và có. khả năng sáng tạo ra cái đẹp. Mỹ học
mácxít quan niệm giáo dục thẩm mỹ là giáo dục cái đẹp cho
con người, nhằm tạo lập nên quan hệ tô"t đẹp giữa con người
với nhau, giữa con ngưòi với tự nhiên cũng như giữa cá nhân
với cộng đồng. Vì vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -
Lênin cho rằng, để có những con người phát triển toàn diện thì
ngay từ lúc trẻ họ phải được trang bị kiến thức về hội hoạ, âm
nhạc, điêu khắc, thi ca...

Mác, Ăngghen, Lênin đánh giá cao vai trò của thể lực, sức
khoẻ con người, coi đây là nội dung quan trọng của con người
phát triển toàn diện. Từ đó, các ông rất coi trọng việc giáo dục
thể chất và huấn luyện quân sự, bởi chính điều này sẽ góp
phần tích cực thúc đẩy sự hoàn thiện trí tuệ, tâm hồn, nhân
cách con ngưòi, làm cho con người có đủ khả năng tham gia
một cách tích cực vào quá trình sản xuất và hoạt động xã hội.
Sức khoẻ và thể lực tô't không

1. Dẫn theo Hà Nhật Thăng - Đào Thanh Âm: Lịch sử giáo dục
thếgiới, Sđd, tr. 211.

62
những làm cho con người vui tươi hạnh phúc trong đòi sôVig
cá nhân, mà còn giúp con người nâng cao hiệu suất hoạt động
thực tiễn. Có một thể lực dồi dào thì năng lực nhận thức và
hành động của con người cũng được nâng cao, con người sẽ
đóng góp được nhiều hơn cho sự phát triển của xã hội.

Một thân thể cường tráng, một lý tưởng quan niệm sống
đúng đắn, tích cực, một khối lượng tri thức phong phú về mọi
m ặt..., đó là hình mẫu phổ biến của con người trong tương lai
mà các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học mong muốn
và từng bước trở thành hiện thực trong xã hội mới, xã hội xã
hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác cho rằng, những điều kiện vật chất và tinh
thần cao của xã hội mới là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển
của con người toàn diện. Việc xuất hiện và phát triển không
ngừng của những con người này trong xã hội xã hội chủ nghĩa
và cộng sản chủ nghĩa không chỉ phản ánh môl quan hệ tốt
đẹp giữa ngưòi với người trong cộng đồng xã hội mà còn là
điều kiện để thúc đẩy phát triển tự do và toàn diện của các cá
nhân, ở đây, chúng ta thấy rằng; trong xã hội mới, sự phát
triển toàn diện của cá nhân này không nhằm tưóc đoạt sự
phát triển đầy đủ, toàn diện của các cá nhân khác, không
nhằm đi tối sự áp bức, bóc lột người khác như trong xã hội có
đôì kháng giai câ'p, mà ngưỢc lại là đế tạo điều kiện cho các
cá nhân và cả cộng đồng cùng phát triển. Đó là đặc điểm nổi
bật thể

63
hiện tính nhân văn sâu sắc của xã hội xã hội chủ nghĩa và
cộng sản chủ nghĩa.
Với tư cách là học thuyết tổng kết quá khứ, giải thích và
cải tạo hiện tại, chuẩn bị và hướng dẫn tương lai, chủ nghĩa
Mác - Lênin đã vạch ra những quy luật tất yếu của quá trình
vận động và phát triển của lịch sử nhân loại nói chung cũng
như tiến trình phát triển của con ngưòi nói riêng. Thông qua
đó, chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra những con đưòng,
phương hướng cơ bản để xây dựng xã hội mói và phát triển
cơn người cho xã hội tương lai - xã hội xã hội chủ nghĩa và
cộng sản chủ nghĩa. Bằng những luận chứng khoa học, các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: con
người phát triển toàn diện là đỉnh cao trong quá trình phát
triển của con ngiiòi, là bưốc đi tất yếu của nhân loại để giải
phóng con người một cách triệt để nhất, đem lại cho con
người sức mạnh và quyền năng mới, xứng đáng là người chủ
chân chính trên trái đất này. Tuy nhiên, các ông cũng lưu ý
quá trình hình thành của con người phát triển toàn diện
không phải một sớm một chiều mà diễn ra lâu dài "chỉ đạt tới
sau bao năm lâu dài nữa"* và là kết quả tác động tổng hỢp của
nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Bởi vậy, khi
xây dựng và phát triển con người toàn diện cần phải tính đến
điều kiện lịch sử cụ thể ỏ mỗi nước, yêu cầu đặt ra của

1. Dẫn theo Hà Nhật Thăng - Đào Thanh Âm: Lịch sử giáo dục
thếgiới, Sđd, tr. 770.

64
cách mạng ở từng thời kỳ đế có những bước đi thích hỢp.
Làm đưỢc như vậy, sự nghiệp đào tạo, phát triển nguồn lực
con người cho chê độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa
mới có thể từng bước trở thành hiện thực sinh động trong
thực tiễn cách mạng mỗi nước cũng như trên phạm vi toàn thế
giói.
Thực hiện tư tưởng trên của Mác, Ãngghen và Lênin,
Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan
tâm đến vấn đề giáo dục, đào tạo những con người phát triển
về mọi mặt, coi đó là một bộ phận trọng yếu của sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Lý luận của chủ nghĩa Mác nói chung mà trực tiếp là lý
luận về phát triển con người toàn diện nói riêng có ảnh hưởng
rất to lớn đối với việc hình thành tư tưởng phát triển con
người toàn diện của Hồ Chí Minh. Có thể nói, đây là nhân tố
cơ bản có ý nghĩa quyết định nâng tư tưởng phát triển con
người toàn diện của Hồ Chí Minh lên ngang tầm thòi đại, làm
cho nó có tính cách mạng và khoa học sâu sắc, đồng thòi góp
phần to lớn vào quá trình đào tạo, phát triển cho dân tộc và
cách mạng Việt Nam những thế hệ người vừa hồng thắm vừa
chuyêíi sâu, đủ năng lực "xây dựng một nước Việt Nam hòa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới"’, đưa dân tộc ta
từng bước "sánh vai với các cường quốc năm châu".

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.l2, tr. 500.

65
2. Hồ Chí Minh tiếp thu tưtưỏng phát triển con người
toàn diện của chủ nghĩa Mác • Lênin
Tư tưởng phát triển con người toàn diện của chủ nghĩa
Mác - Lênin tác động, ảnh hưởng và trở thành cơ sở để Hồ Chí
Minh nhìn nhận con ngưồi trên những phương diện chủ yếu
sau:

Một là, quan niệm về nguồn gốc và bản chất con người củng n
h ư quá trinh hình thành, phát triển của nó.

Chúng ta biết rằng, Hồ Chí Minh là một người phương


Đông, trước khi tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã có
khoảng 10 năm học tập kinh sách Nho giáo, tiếp thu những
quan điểm của Nho gia về tính người, bản tính con người.
Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn tiếp cận quan điểm của Phật giáo,
Đạo giáo, quan niệm của cha ông ta về con ngưòi và bản chất
của nó. Nếu không được soi sáng bỏi những quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin thì chưa hẳn Người đã vượt qua được
"ngưõng phương Đông", ngưỡng "Nho giáo" trong việc nhìn
nhận nguồn gốc và bản chất con người, do đó, khó tránh khỏi
sự duy tâm chủ quan trong khi nhìn nhận bản chất con ngưòi
cũng như quá trình hình thành, phát triển của nó. Việc tiếp
thu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con ngưòi và
phát triển con ngưòi toàn diện đã giúp Hồ Chí Minh có cơ sở
khoa học trong việc xem xét vấn đề quan trọng này để xây
dựng nên tư tưởng nhân văn đặc sắc của mình. Dưới ánh sáng
của những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật

66
lịch sử, Hồ Chí Minh đã xem bản chất con người trong quá
trình vận động và phát triển của nó, trong những mối quan hệ
hiện thực, sinh động và rất cụ thể. Điều này cho phép Người
nắm bắt đưỢc quy luật hình thành và phát triển nhân cách
của con ngưòi Việt Nam, từ đó đề ra những phương hướng
đúng đắn, có hiệu quả để đào tạo, phát triển con người toàn
diện cho dân tộc và cách mạng Việt Nam.

Hai là, quan niệm về con người toàn diện.

Trên cơ sở phân tích quy luật khách quan của sự vận


động và phát triển lịch sử cũng như sự phát triển các phẩm
chất, năng lực của con người trong xã hội tương lai, Mác và
Ángghen đã phác hoạ ra những đặc điểm cơ bản của con
người toàn diện trong xã hội đó. Các ông cũng nêu lên ý kiến
vể các giai đoạn phát triển con người toàn diện căn cứ vào
trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi thời kỳ lịch sử.

Lênin sau khi lãnh đạo thắng lợi cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa năm 1917 ở nước Nga Xôviết, thực hiện sự giải
phóng về mặt chính trị - xã hội cho con người, mở ra trong
thực tế những điều kiện để thực thi việc đào tạo và phát triển
con người toàn diện của Mác và Ảngghen. Vận dụng sáng tạo
quan điểm của Mác và Ảngghen vê xây dựng con người toàn
diện trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, Lênin
đã nêu lên lý luận vê quá trình giáo dục, đào tạo, phát triển
con người trong

67
thòi kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Ngưòi nhấn
mạnh cả hai mặt; lý tưởng, đạo đức, nhiệt tình cách mạng và
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sáng tạo. Con người
toàn diện đã từ lý luận từng bưốc trở thành hiện thực trong xã
hội mới. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan của lịch sử nên
đến khi Lênin từ trần (1924), mẫu người toàn diện vẫn dừrig
lại ở những nét chung.

Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển sáng tạo quan điểm


của Mác, Ảngghen, Lênin vào thực tê giáo dục, đào tạo, phát
triển con người ở Việt Nam - một nước vốn là thuộc địa, nửa
phong kiến, kinh tế kém phát triển, dân trí thấp bằng việc
định ra những mô thức về phẩm chất, năng lực của con người
toàn diện Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển của đất
nước. Hơn thế nữa, Người còn vạch ra những phẩm chất, năng
lực cần có của mỗi giới, mỗi lứa tuổi để định hưống cụ thể cho
quá trình xây dựng và phát triển con người toàn diện ở Việt
Nam. Quá trình thực hiện việc giáo dục, đào tạo, phát triển
con người toàn diện ở Việt Nam là quá trình Người vận dụng
quan điểm của chủ nghĩa Mác về các giai đoạn phát triển con
người toàn diện để giải quyết đúng đắn, khoa học môi quan
hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể, giữa "điểm" và "diện",
giữa những phẩm chất, năng lực của con người toàn diện nói
chung, Nói cách khác, xuất phát từ thực tiễn

68
Việt Nam, con ngưòi toàn diện của Mác, Àngghen, I^ênin đã
được Hồ Chí Minh hiện thực hoá hết sức thành công trong
điều kiện của một nưốc lạc hậu, kém phát triển, cơ sở kinh tê
- xã hội cho sự ra đòi và phát triển của con ngưòi toàn diện
còn rất thấp. Đó là sáng tạo lớn, vừa thể hiện sự hiểu biết sâu
sắc của Hồ Chí Minh về tư tưởng phát triển con ngưòi toàn
diện của chủ nghĩa Mác ' Lênin, vừa nói lên năng lực tuyệt
vòi của Ngưòi trong việc kế thừa, vận dụng tư tưởng, quan
điểm đó vào thực tiễn Việt Nam. Đây cũng là đóng góp của
Hồ Chí Minh vào lý luận phát triển con ngưòi toàn diện của
chủ nghĩa Mác - Lênin.

Ba lày các quan niệm về nội dung, phương thức đào tạo, phát
triển con người toàn diện mà Mác, Angghen, Lênin đã nêu ra.

Để đào tạo và phát triển con ngưòi toàn diện, Mác và


Ảngghen cho rằng cần phải đặc biệt quan tâm tới giáo dục trí
tuệ, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, tổ chức giáo dục lao
động và giáo dục đạo đức.
Xuấ^t phát từ những dự báo về sự phát triển của xã hội
trong tương lai cũng như vai trò của con ngưòi trong xã hội
đó, các ông cho rằng giáo dục trí tuệ, giáo dục kỹ thuật tổng
hỢp cho con người là yếu tô^ chủ yếu nhất để nâng cao năng
suất lao động xà hội. Còn thể lực chẳng những giúp người lao
động tương lai có khả năng thích nghi với các

69
trạng thái lao động kỹ thuật mà sức khoẻ còn làm cho con
người cảm nhận đầy đủ cuộc sông hạnh phúc mà chủ nghĩa
cộng sản sẽ đem lại.
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, đất
nước Xôviết đứng trước những khó khăn, thử thách rất nặng
nề, quyết liệt đòi hỏi phải có những con ngưòi có bản lĩnh
chính trị vững vàng, tinh thần cách mạng cao, yêu nưốc, yêu
chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng lao động và chiến đấu quên mình
để giữ vững và phát triển những thành quả của cách mạng.
Trong bối cảnh đó, ngoài những nội dung giáo dục về trí dục,
thể dục, mỹ dục..., Lênin đặc biệt nhấn mạnh cần phải tăng
cường giáo dục đạo đức cách mạng, coi đây là nội dung hàng
đầu trong việc giáo dục, đào tạo, phát triển con người cho chế
độ mói. Lênin viết: Cần đào tạo những con người có lập trường
vững vàng, có bản lĩnh chính trị kiên định, có lòng yêu nước
xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng bảo vệ Nhà nưóc Xôviết.

Thực tế cho thấy, những nội dung giáo dục mà Lênin đề ra


đã có tác dụng rất to lớn trong việc đào tạo cho đất nước Xôviết
những con ngưồi mâi mà đặc điểm nổi bật nhất ở họ là tinh
thần cách mạng đặc biệt cao, quên mình lao động và chiên đấu
vì cách mạng, vì Tổ quô"c xã hội chủ nghĩa, đưỢc kết hỢp chặt
chẽ vối những tri thức khoa học, kỹ năng lao động, trình độ
quản lý ngày càng được nâng cao. Nhờ vậy, những thành quả

70
của Cách mạng Tháng Mưòi đưỢc củng cô và không ngừng
phát triển, bất chấp sự chống phá điên cuồng của thù trong
giặc ngoài.
Vận dụng sáng tạo quan điểm của những người sáng lập
ra chủ nghĩa xã hội khoa học về nội dung giáo dục, đào tạo,
phát triển con người toàn diện trong chế độ mói, Hồ Chí
Minh đã để ra một chương trình giáo dục rất thiết thực, có
hiệu quả nhằm từng bước xây dựng và phát triển những con
người toàn diện cho dân tộc và cách mạng Việt Nam. Nội
dung giáo dục này đưỢc Người trình bày qua rất nhiều tác
phẩm từ Đường cách m ệnh (1927) đến T h ư gửi các học sinh
nhân ngày khai trường đầu tiên
ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945); T h ư gửi Hội nghị
giáo dục toàn quốc (tháng 7-1948); Bài Nói chuyện tại buổi lễ
khai mạc Trường đại học N hân dân Việt Nam
(1-1955); Thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi
đồng (10-1955); Thư gửi các cán hộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân
viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới - bức thư
cuô"i cùng mà Người gửi cho ngành giáo dục trước khi đi xa
(10-1968); Di chúc (1969)... Có thể nói, căn cứ vào yêu cầu,
nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, vào trình độ phát triển của
nền giáo dục thê giỏi, cũng như sự trưỏng thành của con
người Việt Nam trong quá trình tiến hành cách mạng giải
phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã để
xuất và thực thi một chương trình giáo dục,

71
đào tạo mà nội dung của nó được thiết k ế phù hỢp với
từng giai đoạn phát triển của đất nước và con người Việt Nam.
Nội dung giáo dục này luôn được điều chỉnh, bổ
sung, mỏ rộng và ngày càng đưỢc nâng cao nhằm đáp
ứng yêu cầu về chất lượng nguồn lực con người, phục vụ cho
sự phát triển không ngừng của cách mạng Việt Nam. Quán
triệt quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -
Lênin về con người toàn diện, Hồ Chí Minh đã nêu lên những
nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo sự nghiệp giáo dục, đào tạo, phát
triểrrcon người toàn diện ở Việt Nam là: kết hỢp hợp lý giữa
giáo dục đạo đức, thể dục, trí
dục với lao động sản xuất, kết hỢp hỢp lý nội dung giáo
dục toàn diện vối giáo dục chuyên sâu, chuyên ngành;
k ết hỢp học tập lý luận, lý thuyết vói tham gia hoạt động thực tiễn,
hoạt động xã hội; giáo dục nhà trưòng kết hỢp
chặt chẽ với giáo dục gia đình và xã hội; học đi đôi với hành,
lý luận gắn vối thực tế... Ngưòi cho rằng, nội dung giáo dục,
đào tạo, phát triển con người toàn diện có thể
thay đổi cho phù hỢp với yêu cầu thực tiễn, song những
nguyên tắc này cần phải được giữ vững và vận dụng sáng tạo
trong quá trình đào tạo, phát triển con ngưòi toàn diện ỏ nưốc
ta.
Trong những năm qua, thực hiện những tư tưởng, quan
điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục, đào tạo, phát triển con
ngưồi toàn diện, nhân dân ta đã thu được những kết quả rất
đáng phấn khởi trong lĩnh vực trọng yếu này.

72
Con người toàn diện Việt Nam từng bước được hình thành và
đã có những đóng góp to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp giải
phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới đất nưốc
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

73
CHUÔNG II
NỘI DUNG ca BẢN
CỦATưTUửNGHỔCHÌ MINH VẾ
PHÁTTRIỂN CON NGUỬI TOÀN DIỆN

I- QUANNIỆMCỦAHổ CHÍ MINH


VỀ PHÁT TRIỂN CONNGƯỜI TOÀNDIỆN
Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con
người toàn diện, Hồ Chí Minh nhìn nhận, tiếp cận con người
toàn diện Việt Nam trên các mặt chủ yếu cấu thành nên phẩm
chất, năng lực của nó, đó là; Thể lực, trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức.
Điều này thể hiện qua nhiều bài nói, bài viết của Người như:
Đời sống mới (3-1947); và nhất là trong bài Gửi các em học sinh
trên báo N hăn dân ngày 24-10-1955. Trong bức thư này, Hồ
Chí Minh đã đứng trên quan niệm Đức, Trí, Thể, Mỹ, để nhìn
nhận con người
toàn diện và đặt ra yêu cầu phải rèn luyện, giáo dục, đào
tạo, phát triển con ngưòi theo những tiêu chí đó. Ngưòi viết :
"Đối với các em, việc giáo dục gồm có:
- T h ể dục: để làm cho thân thể mạnh khoẻ, đồng thời cần
giữ gìn vệ sinh riêng và vệ sinh chung.

74
- Trí dục: ôn lại những điểu đã học, học thêm những tri
thức mới.
- Mỹ dục. để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.
- Đức dục: là yêu Tổ quôc, yêu nhân dân, yêu lao động,
yêu khoa học, yêu trọng của công (5 cái yêu)”\
Tư tưởng này được Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định
trong Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11,
Quôc hội khoá I nưốc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1959).
Ngưòi viết: "Nhà nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh
niên về đức dục, trí dục và thể dục"^.
Như vậy, có thể nói con ngưòi toàn diện trong quan niệm
của Hồ Chí Minh hiện ra như một thực thể vẹn toàn mà trong
nó sự mạnh khoẻ về mặt thể chất, sự phong phú về mặt trí tuệ
(tri thức cũ và mới), sự hiểu biết sâu sắc về cái hay cái đẹp, cái
tôt, cái cao cả... cũng như những phẩm chất đạo đức trong
sáng, cao đẹp là những điểm cơ bản và chủ yếu nhất.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chỉ rõ, con người Việt
Nam được sự dìu dắt, giáo dục, đào tạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam và Hồ Chí Minh đã trở thành vếu tố quyết định, là
động lực thực sự cho sự phát triển của cách mạng trong suôt
mấy chục năm qua. Hdn thế nữa, đôi với Hồ Chí Minh, con
ngưòi không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu cao cả nhất, là
cái đích hướng tới của

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.74.


2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.593.

75
cách mạng Việt Nam. Chúng ta làm cách mạng là để giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng và phát triển con
người, nâng vị thế của con ngưòi lên một tầm cao mới, xứng
đáng là chủ thể của mọi quá trình phát triển trong xã hội mới
xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, phát triển con người về mọi mặt để
không ngừng nâng cao trình độ, phẩm chất, năng lực của
ngưòi chiến sĩ cách mạng, của công nhân, nông dân, trí thức
và các tầng lớp nhân dân là tư tưởng rất quan trọng, mang ý
nghĩa nhân văn sâu sắc của Hồ Chí Minh.

Quan điểm phát triển con người toàn diện của Hồ Chí
Minh đưỢc trình bày một cách trực tiếp và gián tiếp qua rất
nhiều tác phẩm, cũng như qua những hành động cụ thể trong
hoạt động thực tiễn của Người. Đặc biệt, tư tưởng đó được Hồ
Chí Minh nêu lên một cách trực tiếp ở ba văn kiện rất quan
trọng đó là trong T hư gửi các học sinh nhân ngày khai trường
đầu tiên của chế độ mới (tháng 9-1945); trong bức thư cuối
cùng mà Người viết cho ngành giáo dục nước ta (10-1968) và
trong Di chúc thiêng liêng của Người để lại cho toàn Đảng,
toàn dân trước lúc vào cõi vĩnh hằng.

ở bức thư nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chí Minh chỉ rõ; Phải thực hiện
một nên giáo dục "làm phát triển hoàn toàn những năng lực
sẵn có của các em"'.

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 32.

76
Trong bức thư gửi ngành giáo dục ngày 15-10-1968,
Ngưòi khẳng định; "Trên nền ìkng giáo dục chính trị và lănh
đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và
chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách
mạng nước ta đề ra và trong một thòi gian không xa, đạt tói
đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật"^ .
Còn trong Di chúc thiêng liêng, Hồ Chí Minh khẳng định
cần phải "đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng
chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên""^.
Nhận thức về tư tưởng giáo dục đào tạo, phát triển con
ngưòi toàn diện của Hồ Chí Minh, Giáo sư Đỗ Huy viết:
"Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
nền văn hoá giáo dục cách mạng trong khi đã thiết lập lại thòi
gian thanh, thiếu niên ngồi trên ghế nhà trường tiểu học,
trung học và đại học, đồng thòi cải cách liên tục nội dung đào
tạo trong trường học. Trong hệ thông mới, quan điểm giáo
dục kỹ thuật tổng hỢp đưỢc tiến hành. Ngoài việc giáo dục tri
thức khoa học, nhà trường theo tư tưởng văn hoá giáo dục Hồ
Chí Minh phải giáo dục đạo đức, giáo dục thể châ^t, giáo dục
lao động, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục chính trị"^.

Các thành tựu nghiên cứu đã chứng minh: Mỗi một

1, 2. Hồ Chí Minh; Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 403, 510.


3. Đỗ Huy: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền
văn hoá mới ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 93.

77
con người khi sinh ra đều có những khả năng, năng lực nhất
định nhưng nó thường tồn tại dưói dạng tiềm năng. Để biến
điều đó thành hiện thực cần phải có những điều kiện cần
thiết về tự nhiên (dinh dưỡng) và xã hội (chăm sóc, giáo dục,
đào tạo...)- Thực tế cho thấy, có những đứa trẻ sinh ra có
nhiều tố chất tự nhiên tốt, thể hiện một sự nổi trội về năng
khiếu trên nhiều lĩnh vực, song, do điểu kiện thiếu thôn về
vật chất và thiếu sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, đào tạo
nên những năng khiếu đó bị thui chột, không phát triển được.
Ngược lại, có những ngưòi lúc sinh ra chỉ là đứa trẻ bình
thường về mọi mặt, nhưng lại được chăm sóc, nuôi dạy một
cách đúng đắn, nên các năng lực tiềm ẩn trước đây đưỢc khơi
dậy và phát triển tốt. Trong lịch sử nhân loại cũng như lịch sử
Việt Nam, không thiếu những người hiền tài mà thuở nhỏ họ
đã biểu lộ rõ những khả năng, năng khiếu của mình, đưỢc
gia đình và xã hội chăm sóc nuôi dưỡng, dạy dỗ, đào tạo đúng
đắn nên những năng khiếu đó đã phát triển thành tài năng.
Họ đã có những đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nưốc
cũng như cho nhân loại.

Như vậy, các yếu tô" xã hội có tác động vô cùng to lớn
đến sự phát triển toàn diện các phẩm chất, năng lực của con
người. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, sự tác động này diễn ra
một cách có ý thức, có chủ đích rõ ràng. Điều đó được thể
hiện một cách nhất quán qua hệ thống đào tạo, giáo dục từ
tiểu học cho đến đại học ở nưâc ta trong hdn sáu thập kỷ qua.
Theo Hồ Chí Minh, cái đích của sự

78
nghiệp xây dựng con ngưòi mới xã hội chủ nghĩa là phải tạo
ra những người phát triển vê mọi mặt. Ngưòi viết: "Làm cách
mạng là phải biết toàn diện, việc gì cũng phải biết làm - biết
bắn súng thì khi súng hỏng cũng phải biết sửa chữa"'. Để đạt
mục tiêu cao cả đó, khi tiến hành việc giáo dục, đào tạo "phải
chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ
nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất"^. Hơn ai hết,
Hồ Chí Minh hiểu rằng, con ngưòi đó không tự nhiên xuất
hiện mà là sản phẩm của những hoạt động có ý thức, có chủ
đích của chế độ mới xã hội chủ nghĩa.

Với quan niệm và cách nhìn nhận con ngưòi toàn diện
như là một thể thông nhất, sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu
tô”, các mặt thể lực, trí tuệ, trình độ thẩm mỹ, đạo đức cách
mạng..., Hồ Chí Minh cho rằng phát triển con người toàn diện
trước hết phải tập trung phát triển tất cả các bộ phận cấu
thành nên chỉnh thể đó.

1. Phát trien về thê lực, sức khoẻ


Như chúng ta đã biết, Hồ Chí Minh tiếp cận con người
theo tinh thần mácxít, xem xét con người vừa là một thực thể
tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội, trong sự thông nhất giữa
yếu tố tự nhiên và xã hội. Vi vậy, theo Người, thể lực, sức
khoẻ là mặt rất quan trọng trong đòi sông mỗi

1. Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh, ký hiệu H. 25 - C5.


2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.io, tr. 190.

79
cá nhân và cả cộng đồng. Phát triển con người toàn diện cần
phải quan tâm nhiều đến thể lực, sức khoẻ.
Thể lực là mặt quan trọng trong đời sông của mỗi một con
người và của cả cộng đồng, nó ảnh .hưởng to lớn đến sự tồn tại
và phát triển của con người. Từ xưa tối nay nhân loại luôn
mong ưóc có một thân thể cường tráng, khoẻ mạnh và luôn
dành phần lớn công sức, trí tuệ, của cải cho việc bảo vệ và phát
triển thể lực, chông các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ cho con
người.
Cuộc chiến đấu của nhân loại chống lại "lão, bệnh, tử" đã
diễn ra từ hàng chục ngàn năm nay và vẫn tiếp tục không
ngừng, nhằm đem lại cho con người một sức khoẻ dồi dào,
một trí tuệ minh mẫn, thực hiện mong ước từ ngàn xưa: một
tinh thần khoẻ mạnh trong một thân thể khoẻ mạnh.

Trong chủ trương phát triển con ngưòi toàn diện cho chê
độ mới, ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm đến
vấn đề thể lực, sức khoẻ, bởi theo Người "Giữ gìn dân chủ,
xây dựng nước nhà, gầy đòi sống mối, việc gì cũng cần có sức
khoẻ làm mới thành công"*. Người quan niệm sức khoẻ là sự
lành mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Năm 1946, Người viết:
"khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ"^.

Điều này về cơ bản hoàn toàn thông nhất vối định

1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 212.

80
nghĩa sức khoẻ mà tể chức Y tế thế giới (WHO) nêu ra 30 nám
sau đó (1978) trong tuyên ngôn Anma Ata:
"Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về tâm hồn, về thể xác,
về xã hội, chứ không phải đơn thuần là không bệnh tật hoặc
không bị chân thương"^
Để có một sức khoẻ tôt, ngoài yếu tố^ di truyền mang tính
bẩm sinh thì vấn đề hết sức quan trọng là chế độ dinh dưỡng,
chăm sóc, bảo vệ, vệ sinh môi trưòng, khám và chữa bệnh cho
nhân dân, cũng như sự luyện tập thể dục, thể thao của mỗi
ngưòi và cả cộng đồng. Ngưòi chỉ rõ môi quan hệ kháng khít
giữa sức khoẻ của mỗi ngưòi dân với sức khoẻ của cả dân tộc,
do đó, nâng cao sức khoẻ của cá nhân là góp phần tăng thêm
sức khoẻ của toàn xã hội. Hồ Chí Minh viết "Mỗi một ngưòi
dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một ngưòi dân khoẻ
mạnh tức là cả nưốc khoẻ mạnh. Vậy nên luyện tập thể dục,
bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một ngưòi yêu nước"^.

Trong điều kiện Việt Nam, để phát triển mặt thể lực của
con ngưòi, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải thực hiện những
biện pháp chủ yếu sau;

Một là, phải cải thiện ưà không ngừng năng cao đời sống vật
chất cho các tầng lớp nhân dân,

Đây là vấn đề ró ý nghĩạ quyết định đến sự phát

1. Đỗ Nguyên Phương; Một sô vấn đề xảy dựng ngành y tế phát triển


ở Việt Nam, Nxb. Y học, Hà Nội, 1998, tr. 161.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 212.

81
triển của thể lực, sức khoẻ của con ngưòi Việt Nam. bởi nó
liên quan đến sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân cũng
như cả cộng đồng. Vì vậy, để phát triển con người về thể lực,
Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến đời sông vật chất, đến chế
độ ăn uống của con người, vì đây là nguồn cung cấp năng
lượng chủ yếu cho sự tồn tại và phát triển của con người.
Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng và lãnh đạo đất
nước, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm chăm lo đồi sông vật
chất của các tầng lớp nhân dân. Nếu như trước khi giành,
được chính quyền, mục tiêu cao nhất của cách mạng nưốc ta là
độc lập dân tộc, "quyền lợi giải phóng dân tộc cao hơn hết
thảy" thì sau khi giành chính quyền, mục tiêu ăn, mặc, ở, học
hành, diệt giặc đói, giặc dốt, những vấn đề liên quan trực tiếp
đến sức khoẻ của côn người được Hồ Chí Minh rất quan tâm,
coi đó là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền cách mạng.
Ngưồi chỉ thị: "Chúng ta phải thực hiện ngay: Làm cho dân có
ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân
có học hành"'. Khi miền Bắc được giải phóng (1954) và bưốc
vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh nhấn
mạnh sự cần thiết phải "nâng cao dần mức sống của nhân dân,
trưốc hết là của công nhân, bộ đội và công chức, đồng thời
giảm nhẹ dần sự đóng góp của nông dân"^.

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 152.


2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 8, tr. 48.

82
Trong điều kiện phải tập trung cao độ nhân tài vật lực cho
việc xây dựng kinh tế ở miền Bắc và đấu tranh vũ trang thông
nhất nước nhà, Hồ Chí Minh vẫn hết sức quan tâm đến đời
sống vật chất, đến ăn, mặc, ở, đi lại của nhân dân. Tại Hội
nghị Bộ Chính trị ngày 30-7-1962, Hồ Chí Minh đặt vấn đề "ta
phải tính cách nào, nếu cần có thể giảm bớt một phần xây
dựng để giải quyết vấn đề ăn mặc của nhân dân được tốt hơn
nữa, đừng để cho tình hình đời sống căng thẳng quá"’.

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra ác liệt
trên cả hai miền, cả nưốc dồn sức "tất cả để đánh thắng giặc
Mỹ xâm lược", trong bôi cảnh đó, Người vẫn dành sự quan
tâm to lớn đến việc chăm lo đời sống của các tầng lớp nhân
dân. Người chỉ rõ; "Chúng ta phải hết sức chăm lo đến đời
sông của nhân dân, nhất là đời sống của các cháu, của các gia
đình thương binh, liệt sĩ, đòi sống của nhân dân ở những
vùng bị địch bắn phá nhiều... những gia đình thu nhập và
thấp đông con"^.

Trong bản Di chúc thiêng liêng gửi lại cho toàn Đảng,
toàn dân trước lúc đi xa, vấn đề cải thiện và nâng cao đòi
sôVig của nhân dân vẫn được Hồ Chí Minh hết sức quan tâm.
Người căn dặn; "Đẩng cần phái có kê hoạch thật tốt

1. Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1996, t.8. tr. 271.
2, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 573.

83
để phát triển kinh tê và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao
đời sống của nhân dân"\ Sự quan tâm của Hồ Chí Minh đến
đòi sống vật chất của nhân dân, của con người Việt Nam
không chỉ bằng lòi nói, bằng các chỉ thị mà còn bằng những
việc làm rất cụ thể hàng ngày. Hầu hết các cuộc đi thăm nông
dân, công nhân, bộ đội, học sinh... Hồ Chí Minh đều đến kiểm
tra bũEa ăn của họ để nắm đưỢc chế độ dinh dưỡng hàng
ngày của dân cư, trên cơ sở đó mà có chính sách, biện pháp
phù hợp để không ngừng nâng cao đòi sông vật chất cho các
tầng lớp nhân dân - điều kiện cơ bản để đảm bảo cho sự phát
triển của thể lực con người.

Có thể nói, hiếm có một vị lãnh đạo nào trên thế giới lại
có sự quan tâm sát sao và cụ thể đến việc chăm sóc, nuôi
dưỡng con người như Hồ Chí Minh.

Hai là, tăng cường vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc y tế, luyện
tập thể dục, thể thao.

Cùng với việc cải thiện và không ngừng nâng cao đòi
sông vật chất, tinh thần của con ngưòi, thì vệ sinh phòng
bệnh, chăm sóc y tế là một điều kiện vô cùng quan trọng để
phát triển thể lực, sức khoẻ cho con ngưòi toàn diện. Vì vậy,
sinh thòi Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến vấn đề này. Theo
Ngưòi, để làm tốt công tác bảo vệ và phát triển sức khoẻ của
nhân dân cần phải giải quyết cho được hai

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 511

84
vấn đề cơ bản đó là vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc, cứu
chữa ngưòi bệnh một cách chu đáo. có hiệu quả.
Với phương châm "Phòng bệnh hơn trị bệnh", Hồ Chí
Minh luôn luôn nhắc nhở các tầng lớp nhân dân, các cấp, các
ngành một mặt, phải giữ gìn môi trường sông sạch sẽ như
trồng cây xanh, lap các ao tù, nước đọng, tiêu diệt ruồi muỗi
và các côn trùng gây ra các bệnh dịch: "Phải kết hỢp việc tiêu
diệt ruồi muỗi với những công tác vệ sinh khác như diệt
chuột, quét dọn nhà cửa, đưòng sá, lấp các vũng nước bẩn"^;
"phải ra sức tiêu diệt những kẻ địch độc ác là ruồi, muỗi, để
tiêu diệt bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân"^; mặt khác,
phải thực hiện "án sạch, uô"ng sạch, mặc sạch, ở sạch thì sức
mới khoẻ" \ Người viết; "Muôn giữ gìn sức khoẻ thì phải ăn
sạch, uông sạch, mặc sạch, ở sạch thì mới có sức khoẻ"\ Theo
Ngưòi, đây là những việc rất quan trọng không chỉ nhằm "bảo
vệ sức khoẻ của nhân dân" mà còn "có ý nghĩa chính trị nữa,
có quan hệ đến kinh tế và văn hoá". Vì vậy, Hồ Chí Minh cho
rằng cần phải gây dựng một phong trào, vệ sinh phòng bệnh
rộng khắp và bền bỉ phải phát động quần chúng, dựa vào lực
lượng của quần chúng thì mối có thể giải quyết tôt vân đề vệ
sinh, phòng bệnh, bảo vệ và phát triển thể lực, sức khoẻ của
nhân dân.

Cùng vối thực hiện vệ sinh phòng bệnh một cách tích

1, 2. Hồ Chí Minh: Toan tập, Sđd, t. 9, tr. 191, 190.


3, 4. Hồ Chí Minh; Toàn tập, Sđd, t. 10. tr. 322, 335.

85
cực, chủ động, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh phải kịp thời
cứu chữa và chăm sóc chu đáo về y tế đối vài người bệnh.
Ngưồi cho rằng, để chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ của con
người, ngoài việc dùng thuốc, người thầy thuốc "còn phải
nâng đõ tinh thần những người ốm yếu"'. Hơn nữa, theo Hồ
Chí Minh, ngành y tế muốn chăm sóc ngày càng tốt hơn sức
khoẻ của nhân dân, một mặt phải tìm mọi cách "chế tạo được
một thứ thuốc mới có hiệu quả hoặc nghĩ ra cách gì mối làm
cho việc y tế tiến bộ mau chóng"^ mặt khác, mỗi bác sĩ, nhân
viên trong ngành phải thương yêu người bệnh "lương y phải
kiêm từ mẫu"^
Trong tư tưởng phát triển con ngưòi về mặt thể lực, sức
khoẻ, Hồ Chí Minh hết sức chú trọng việc luyện tập thể dục,
thể thao, Ngưòi coi đây là biện pháp có tác dụng to lốn để
nâng cao thể lực, bảo vệ và phát triển sức khoẻ con người,
nhất là trong điều kiện Việt Nam. Vì vậy, ngay sau khi nước
nhà vừa giành độc lập, Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn
dân tập thể dục. Chỉ rõ mối quan hệ giữa luyện tập thể dục,
thể thao với sức khoẻ con người, Hồ Chí Minh viết; "Muốn
giữ sức khoẻ thì nên thường xuyên tập thể dục, thể thao"“*;
Phải rèn luyện thân thể cho khoẻ mạnh. Khoẻ mạnh thì mới
có đủ sức để tham gia một cách dẻo dai bền bỉ những việc ích
quốc lợi dân. Từ đó, Hồ Chí Minh cho rằng: '’chúng ta nên
phát triển phong trào thể

1, 2, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 395, 396, 395.


4. Hồ Chí Minh; Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 116.

86
dục, thể thao cho rộng khắp"' và Người coi việc rèn luyện
thân thể, "luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của
mỗi một ngưòi yêu nước". Bản thân Hồ Chí Minh là một tấm
gương sáng về tập luyện thể dục, thể thao.
Như vậy, phát triển con người về mặt thể lực là vấn đề
mà Hồ Chí Minh hết sức quan tâm nhằm tạo ra nền tảng cho
sự phát triển các mặt khác của con ngưòi toàn diện.
Con người là một thực thể mà trong đó có sự thông nhất
chặt chẽ giữa cái sinh vật và cái xã hội. Phẩm chất, năng lực
con người có được là kết quả của sự kết hỢp giữa yếu tô' di
truyền và yếu tố xã hội. Thực tế cho thấy, tài nàng, năng lực,
lý tưởng cách mạng, tri thức chuyên môn giỏi... muốn biến
thành hiện thực bao giờ cũng phải thông qua hoạt động thực
tiễn của con người. Hoạt động của con người muốn có kết quả
tốt không chỉ phụ thuộc vào lý tưởng, quan niệm sống, tri
thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, tay nghề mà còn phụ thuộc
vào trạng thái thể lực, sức khoẻ của con người. Một sự yếu
kém về thể lực thì dù tài cao, đức cả đến mấy cũng khó có
điều kiện giúp ích được nhiều cho đồng loại, thậm chí, nhiều
khi sức khoẻ ốm yếu, thể lực suy kiệt của cá nhân còn là gánh
nặng đối vối gia đình và xã hội. Nhìn nhận vấn đề như vậy
mới thấy tư tưởng phát triển con ngưòi về mặt thể lực của Hồ
Chí Minh không chỉ có ý nghĩa quan trọng vối mỗi cá nhân
mà còn có ý nghĩa xã hội to lớn "mỗi một

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 116.

87
ngưòi dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một ngưòi dân
mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ"'; "Dân cường thì quốc
thịnh".
Có thể nói, trong sô" các vĩ nhân đưỢc Liên hđp quốic liệt
vào hàng danh nhân thế giới, Hồ Chí Minh là một trong
những người đề cập nhiều nhất đến vấn đề thể lực, bảo vệ và
phát triển sức khoẻ của nhân dân. Cách đề cập này có sức lan
toả rộng lớn nhờ ở ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, nhò ở tấm
gương tự rèn luyện để nâng cao thể lực và sức khoẻ của bản
thân Hồ Chí Minh.

2. Phát triển về trí tuệ


Trí tuệ và hoạt động trí tuệ là phẩm chất chỉ riêng có
ở con người. Đây là mặt căn bản, chi phối mọi nhận thức và
hành động của con ngưòi, biểu hiện một cách rõ rệt nhất
"trình độ ngưòi" trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân.

Trí tuệ con ngưòi có được chủ yếu là nhò những nỗ lực
của xã hội và cá nhân trong việc chuyển giao, tiếp nhận các lý
luận, tri thức, kinh nghiệm... của các thê hệ đi trưốc để lại và
sự nghiên cứu, tổng kết từ thực tiễn công cuộc cải tạo tự
nhiên, cải tạo xã hội đang diễn ra. Xã hội càng phát triển thì
khối lượng kiến thức mà con người cần đến rất lớn, do đó, để
tiếp thu, đổi mdi và nâng cao không ngừng kiến thức khoa
học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 212.

88
xã hội và nhân văn của bản thân, con người cần phải có một
trình độ văn hoá. trình độ nhận thức ngày càng cao. Trong
dòng chảy vô tận của đời sông hiện thực, cái trường tồn ngày
càng tỏ rõ vai trò quyết định của nó đốì với sự phát triển của
lịch sử, đó là tri thức, là trí tuệ con ngưòi. Các nhà tương lai
học dự báo trong thế kỷ XXI không phải tiền bạc mà là trí tuệ
sẽ có quyền lực tuyệt đôl. Sự đổi ngôi này mang tính tât yếu
và làm cho nguồn lực con ngưòi trở thành động lực chủ yếu
cho sự phát triển rất cao về mọi mặt của loài ngưòi trong thế
kỷ XXI.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản chỉ có thể thành công nếu các chủ thể của nó biết tiếp thu,
vận dụng đúng đắn. có hiệu quả những thành tựu về văn hoá,
khoa học - công nghệ của nhân loại. Hơn thế nữa họ còn phải
biết sáng tạo và phát triển các tri thức mới nhằm giải quyết
những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn vận động của sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Từ rất sốm,
Hồ Chí Minh đã xác định: "Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa
học, chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận"^
"Muôn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học
thức, cần phải học văn hoá, chính trị, kỹ thuật, cần phải học
lý luận Mác - Lênin kết hớp với đấu tranh và công tác hàng
ngày... Học đi đôi với hành"^

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr. 131.


2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.io. tr. 306.

89
Công cuộc sáng tạo ra xã hội mối ở Việt Nam cũng không
nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, ngay từ khi miền Bắc đi lên
chủ nghĩa xã hội, trong điều kiện chiến tranh, Hồ Chí Minh
vẫn luôn đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để phát triển mặt
trí tuệ cho con ngưòi Việt Nam để họ có đủ kiến thức về mặt
khoa học - kỹ thuật, khoa học xã hội - nhân văn, về trình độ
chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Đó là bước chuẩn bị hết
sức có ý nghĩa cho sự phát triển lâu dài của đất nưóc cũng như
cho việc hình thành và phát triển một cách toàn diện phẩm
chất của con người Việt Nam.

Để phát triển mặt trí tuệ của con ngưòi toàn diện Việt
Nam, Hồ Chí Minh chủ trương trước hết phải chú trọng giáo
dục lý tưởng cách mạng.
Khác vói động'vật, nét nổi bật trong hoạt động của con
ngưòi bao giờ cũng là những hoạt động có ý thức, chịu sự chi
phối của lý tưởng, quan điểm sống nhất định. Khi con người
có lý tưỏng đúng đắn, tiến bộ soi đưòng thì hoạt động của họ
thường hướng vào phục vụ cho lợi ích của cộng đồng, cho sự
phát triển chung của xã hội. NgưỢc lại, nếu cuộc sống con
ngưòi không được dẫn dắt bởi một lý tưởng khoa học, giàu
tính nhân văn thì con người khó có thể đem hết sức mình để
cống hiến cho đất nước, cho nhân loại, thậm chí có thể có
những hành vi đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân,
cản trở sự phát triển của lịch sử.
Sự nghiệp cách mạng mà nhân dân ta tiến hành dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản là sự nghiệp khó khăn,

90
gian khổ, đòi hỏi ở mỗi ngưòi sự œng hiến, hy sinh to lón.
Nếu không được trang bị lý tưởng cách mạng vững vàng,
không có một lập trường chính trị đúng đắn, không có ý chí
cách mạng kiên cường, tinh thần xả thân vì độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội thì cách mạng nước ta không thể đi tới thành
công. Vì vậy, trong quá trình cách mạng Việt Nam, Hồ Chí
Minh hết sức coi trọng việc giáo dục chính trị, bồi dưỡng lý
tưởng cách mạng cho con người Việt Nam. Theo Hồ Chí
Minh, trong thời đại ngày nay, nếu con người không có định
hướng chính trị đúng đắn, không dược trang bị rriột lý tưởng
cách mạng tiên tiến thì "như người nhắm mắt mà đi"; "như đi
ban đêm không có đèn, không có gậy, dễ vấp té"; "như người
không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam" và nhất định
không thể hăng hái đấu tranh cho nhân dân, cho cách mạng.

Hồ Chí Minh cho rằng, lý tưởng chính trị của mỗi người
Việt Nam trong thòi đại ngày nay là độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội "phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho
chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nưốc ta và trên
toàn thế giởi"*.
Lý tưỏng này là định hướng chính trị xuyên suốt, soi sáng
cho nhận thức và hành động của mọi người Việt Nam yêu
nước. Nó có ý nghĩa quyết định trong việc quy tụ, tập hỢp,
đoàn kết các tầng lốp nhân dân đấu tranh cho nền độc lập dân
tộc và xây dựng xã hội mới xã hội xã hội chủ

1. Hồ Chí Minh; Toàn tập, Sđd, t . ll, tr. 372.

91
nghĩa. Theo Hồ Ghí Minh, để lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội thực sự thấm sâu vào trái tim, khôi óc, trở thành
kim chỉ nam định hướng cho nhận thức và hành động của mỗi
người Việt Nam, cần phải tiến hành sâu rộng việc giáo dục
chủ nghĩa Mác - Lênin, bồi dưỡng và nâng cao tinh thần yêu
nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho các tầng lớp nhân dân.

Đốĩ với Hồ Chí Minh, suốt cả cuộc đồi hoạt động cách
mạng của mình, Người luôn luôn khẳng định chủ nghĩa Mác -
Lênin là "phát minh vĩ đại nhất" trong các phát minh của nhân
loại suô"t mấy trăm năm trở lại đây; là "chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất"; là "kim chỉ nam"; "mặt
tròi soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuôì cùng, đi
tói chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản". Vì vậy, Hồ Chí
Minh cho rằng phải dạy chủ nghĩa Mác - Lênin cho mọi
ngưòi ; phải tổ chức học tập có hệ thông chủ nghĩa Mác -
Lênin, chịu khó học tập lý luận Mác - Lênin; phải nâng cao
giác ngộ chính trị cho các tầng lổp nhân dân. Đó là biện pháp
quan trọng và rất có ý nghĩa để giữ vững, củng cố và nâng cao
lý tưởng cách mạng, lập trưòng giai cấp công nhân cho cán bộ,
đảng viên và quần chúng. Đây là yếu tô" cơ bản để con ngưòi
Việt Nam nắm bắt được quy luật vận động của lịch sử, vững
tin vào tương lai của đất nước, của nhân loại, của con người
dưới chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Từ đó,
đem hết sức mình công hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang
của Đảng và của dân tộc Việt Nam.

92
Giáo dục, bồi dưỡng tinh thần yêu nước là vấn để vô cùng
quan trọng để củng Qố và phát triển lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội cho con ngưòi Việt Nam. Hồ Chí Minh
cho rằng "yêu nưốc cũng như các thứ của quý" là truv^ền
thông quý báu của dán tộc ta. Truyền thông đó có sức mạnh to
lớn. đã từng "nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước",
là "động lực" cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước của
dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh viết: "Lòng yêu nước và sự
đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn. không
ai thắng nổi"\ Do đó, bồi dưỡng và nâng cao tinh thần yêu
nước là một nội dung quan trọng trong giáo dục chính trị, xây
dựng lý tưởng cách mạng cho con ngưòi Việt Nam mà sinh
thòi Hồ Chí Minh hết sức quan tâm. Theo Ngưòi, cách dạy trẻ,
cần làm cho chúng biết yêu Tồ quốc, thương đồng bào; cốt
nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi, quyết
không chịu làm nô lệ".

Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng lưu ý, bồi dưỡng và nâng


cao lòng yêu nùâc phải trên lập trưòng quan điểm của giai
câ"p công nhân. Đó là "tinh thần yêu nước chân chính khác
hẳn với tinh thần "vỊ quốc" của bọn đế quôc phản động. Nó là
một bộ phận của tinh thần quôc tế"^.
Cùng với việc tàng cưòng bồi dưỡng và nâng cao giác ngộ
chính trị và lý tưởng cách mạng, vấn đề giáo dục kiến

1. Hồ Chí Minh: Toán tập, Sđd, t.6, tr. 281.


2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 172.

93
thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn,
kỹ năng nghề nghiệp... để phát triển trí lực của con ngưòi
toàn diện Việt Nam cũng được Hồ Chí Minh hết sức coi trọng.
Người viết: "Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư
tường tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng
văn hoá và chuyên môn... trong một thòi gian không xa, đạt tới
đỉnh những cao của khoa học và kỹ thuật"'.
Chúng ta biết rằng, chính sách thông trị phản động mà
thực dân Pháp thực hiện trong hơn 80 năm đô hộ nưốc ta đã
để lại những hậu quả nặng nề và tai hại cho sự phát triển mọi
mặt của con người Việt Nam nói chung và mặt trí tuệ nói
riêng. Vì vậy, xoá nạn mù chữ, chống dô't. bồi dưỡng và nâng
cao kiến thức về mọi mặt cho con người Việt Nam được Hồ
Chí Minh hết sức quan tâm. Điểu này thể hiện rõ qua những
bài báo đầu tiên mà Ngưòi đã viết, những lớp huấn luyện mà
người tổ chức và giảng dạy từ những năm hai mươi cho đến
trưốc Cách mạng Tháng Tám - 1945 cũng như về sau này.

Sau khi giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ánh
sáng thời đại, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, Hồ Chí
Minh đã khẳng định nhiệm vụ của mình là phải đem ánh
sáng chân lý đó đến vâi nhân dân Việt Nam, phải thực hiện
giáo dục, huấn luyện để nâng cao hiểu biết của mỗi người
Việt Nam, phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngưòi
viết: "Đốì với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.l2, tr. 403.

94
về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn
kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đâ'u tranh giành tự do, độc
lập"'.
Trong tác phẩm Đường cách mệnh xuất bản năm 1927, tập
hợp những bài giảng của Hồ Chí Minh cho các lốp huấn
luyện các chiến sĩ yêu nưốc Việt Nam, Người nhắc lại lòi dạy
của Lênin; "Không có lý luận Cách mệnh, thì sẽ không có
Cách mệnh vận động"^ và nêu rõ mục đích của cuốn sách là
nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức của mọi ngưòi về con
đường cách mạng Việt Nam để đoàn kết đứng lên làm cách
mạng: "Sách này chỉ ao ước cho đồng bào xem rồi nghĩ lại,
nghĩ rồi tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm
Cách mệnh"®.
Từ khi giành được chính quyển, Hồ Chí Minh đã thực
hiện một sự nghiệp mở mang dân trí, chống giặc dốt một cách
rộng lốn chưa từng có trong lịch sử nước ta và thu được
những kết quả hết sức tốt đẹp, mặc dù sự nghiệp ấy được tiến
hành trong điều kiện chiến tranh. Ngay sau ngày tuyên bô"
vói thê giới về nền độc lập của Việt Nam, trong phiên họp đầu
tiên của Chính phủ. Hồ Chí Minh đã xác định chống "giặc
dốt" là nhiệm vụ trọng tâm thứ hai và việc "giáo dục lại nhân
dân chúng ta" từng bị chủ nghĩa thực dân "dùng mọi thủ đoạn
hủ hoá.,, bằng những thói xấu...

1. HỒ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.l, tr. 192.


2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1998, t .l, tr. 15, 18.

95
trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động...",
"bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH'" là nhiệm
vụ thứ tư trong sáu nhiệm vụ cấp bách nhâ’t của đâ’t nưốc lúc
này. Thực hiện chiến lược xoá nạn mù chữ, nâng cao trình độ
học vấn của nhân dân, Hồ Chí Minh và Chính phủ đã chủ
trương đẩy mạnh phong trào "Bình dân học vụ" và "Đòi sống
mới". Phong trào này đã lôi cuốn được cả dân tộc vào mặt trận
diệt giặc dốt, xoá bỏ hủ tục, nâng cao dân trí, phát triển trí lực
của con người Việt Nam trong thòi kỳ mối " xứng đáng vối
nưóc Việt Nam độc lập".
Khi miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ mới của
cách mạng đặt ra cho mỗi người Việt Nam thật nặng nề nhưng
cũng hết sức vẻ vang; Sáng tạo ra xã hội mới trong những điều
kiện chưa có tiền lệ trong lịch sử (vừa tiến hành giải phóng
dân tộc, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điểu kiện chống
chiến tranh phá hoại ác liệt của kẻ thù). Điều này đòi hỏi ở
con người Việt Nam một năng lực trí tuệ mới, một sự hiểu
biết ngày càng cao những tri thức vể khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội, khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, chuyên môn
nghề nghiệp cũng như trình độ văn hoá. Theo Hồ Chí Minh:
"Cách mạng xã hội chủ nghĩa gắn liền vói sự phát triển khoa
học và kỹ thuật, với sự phát triển văn hoá của nhân dân"^. Vì
vậy, từ khi miền Bắc bước vào thòi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 9.


2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr. 586.

96
hội, bên cạnh việc chăm lo phát triển khoa học, kỹ thuật,
trang bị máy móc, công cụ lao động ngày càng hiện đại cho
nền kinh tế quôc dân. Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc
biệt đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ học vấn,
kiến thức vãn hoá, khoa học, kỹ thuật cho con ngưòi Việt
Nam. Theo Hồ Chí Minh, con ngưòi cần phải có một trình độ
học vấn, kiến thức văn hoá nhất định mối có thể tiếp thu được
khoa học, công nghệ, mối sử dụng có hiệu quả máy móc, kỹ
thuật ngày càng hiện đại. Ngưòi chỉ rõ: "Nếu không học tập
văn hoá, không có trình độ văn hoá thì không học tập được kỹ
thuật, không học tập được kỹ thuật thì không theo kịp đưỢc
nhu cầu kinh tế nưốc nhà"\ Văn hoá là nền tảng của trí tuệ con
ngưòi, là cơ sở để phát triển con ngưòi về mọi mặt. Vì vậy,
muôn phát triển con ngưòi vể trí tuệ phải chú trọng nâng cao
trình độ học vấn, kiến thức văn hoá cho mỗi ngưòi và toàn xã
hội. Đây là điều kiện tiên quyết để con ngưòi tiếp cận, nắm
bắt những thành tựu văn hoá, văn minh của nhân loại phục
vụ cho sự phát triển trí tuệ của bản thân cũng như đóng góp
cho sự phát triển của xã hội. Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng,
mỗi ngưồi Việt Nam phải không ngừng nâng cao trình độ ván
hoá, tiếp thu ngày càng nhiều hơn, tôt hơn tri thức văn hoá
của nhân loại. Điều này không chỉ có ý nghĩa đốì với sự hoàn
thiện và phát triển trí tuệ con người Việt Nam mà còn là yếu
tổ’ cơ bản bảo đảm cho sự thắng lợi của sự

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr. 221.

97
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ và phát triển đất
nước của nhân dân ta. Hồ Chí Minh khẳng định: "Trình độ
văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh
công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao
trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc cần thiết để
xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc
lập, dân chủ và giàu mạnh"'.
Trong nội dung quan điểm phát triển con người về trí tuệ
của Hồ Chí Minh có phép biện chứng giữa cái phổ cập vối cái
nâng cao.
Khi bước vào xây dựng xã hội mối, di sản mà nền vàn hoá
giáo dục của chủ nghĩa thực dân phong kiến để lại là hơn 90%
dân sô' nưốc ta không biết chữ. Phần lớn nông dân sôVig ở
làng quê đểu không biết đọc, biết viết, không
hiểu biết đưỢc những tri thức khoa học đơn giản, phổ
thông, không có quan hệ với sự tiến bộ bên ngoài, cả một
biển ngưồi "nhà quê" sông dưâi ngọn đèn dầu, có nơi không
có dầu thắp, ban đêm họ đốt lá làm đèn hoặc lấy ánh trăng để
soi sáng. Hàng chục triệu con ngưòi đưỢc cách mạng giải phóng
nhưng vẫn sống trong tình trạng u mê, dân trí quá thấp.
Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh đã đặt vấn để phổ cập giáo
dục, nâng cao dân trí một cách mạnh mẽ, quyết liệt: "Chính
phủ đã ra hạn trong một năm, tất cả mọi ngưòi Việt Nam đều
phải biết chữ quốc ngữ... Mọi người Việt Nam phải hiểu biết
quyền lợi của

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr. 281 - 282.

98
mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể
tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trưốc hết phải
biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ"’.
Xoá nạn mù chữ là công việc đầu tiên của phổ cập giáo
dục, phát triển trí tuệ trong chiến lược xây dựng con người
mới ở Việt Nam của Hồ Chí Minh. Người đã phát động một
phong trào rộng lớn khắp cả nưốc để tiêu diệt giặc dô't. Hồ
Chí Minh cho rằng: "Một dân tộc dô't là một dân tộc yếu";
"Dốt thì dại, dại thì hèn. Vì không chịu dại, không chịu hèn,
cho nên thanh toán nạn mù ch ữ là một trong những việc cấp
bách và quan trọng của nhân dân"^ và "muôn giải thoát nạn
mù chữ cho sô" đông nhân dân mà đại đa sô" là nông dân thì
phong trào bình dân học vụ phải là phong trào quần chúng,
phải đi sát quần chúng, bàn bạc vối quần chúng, áp dụng
những hình thức, phương pháp thích hỢp với sinh hoạt của
quần chúng"^.

Phong trào bình dân học vụ do Hồ Chí Minh khởi xướng


được thiết chế thành một cđ quan chỉ đạo là Nha bình dân
học vụ. Dưới sự chỉ đạo của Nha bình dân học vụ, công tác
bình dân dạy học toàn dân không cần trường lớp diễn ra ỏ
khắp nơi; học tại nhà dân, học sau giờ lao động, học ở nơi
nghỉ ngơi ngoài cánh đồng, trong cơ quan, xưởng máy và trên
thao trường, Tất cả các lứa tuổi đều

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 36.


2, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr. 64, 2Ọ5.

99
"đèn dầu cắp* sách đến trưòng", ngưòi biết chữ nhiều dạy
người biết chữ ít, ngưòi biết chữ ít dạy cho ngưòi chưa biết
chữ. Công tác sư phạm tự lực cánh sinh, vừa lao động, vừa
đánh giặc, vừa học.
Phong trào bình dân học vụ theo tư tưởng Hồ Chí Minh
đưỢc dấy lên khắp chợ, cùng quê, mưòng bản, làng xã, thành thị.
Các ngọn đèn dầu đưỢc thắp sáng trên mọi vùng của Tổ quốc,
trong các lớp học "i tò". Không khí học tập, thi đua học tập như
một ngày hội cách mạng.
Trong quan điểm Hồ Chí Minh phát triển con ngưòi về trí
tuệ, phong trào phổ cập giáo dục là một quá trình nâng cao
trình độ dân trí về mọi mặt. Đây là một phong trào vừa rộng,
vừa sâu phải tiến hành lâu dài để duy trì và nâng cao trình độ
văn hoá chung của xã hội. Phong trào này tiến hành sâu rộng
cùng vối cuộc kháng chiến chông chủ nghĩa thực dân Pháp và
tiếp tục trên toàn miền Bắc sau nám 1954.

Cùng với phong trào bình dân học vụ, Hồ Chí Minh đã ký
các đạo luật về giáo dục trình độ văn hoá phổ thông. Hồ Chí
Minh nói rằng: "Về bình dân học vụ, nhò sự hy sinh cô" gắng
của nam nữ giáo viên, đã có kết quả rất tốt đẹp. Bây giò, số’
đông đồng bào đã biết đọc biết viết thì chúng ta phải có một
chương trình để nâng cao thêm trình độ vàn hoá phổ thông của
đồng bào"\

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 462.

100
"Từ ngày nhân dân ta nắm chính quyền đến nay, 13 triệu
nam nữ đổng bào đã được học. dã biết chữ.
Đó là một thắng lợi vẻ vang, to lốn.
Nhưng chúng ta phải cố gắng nữa, phải làm thế nào cho
trong một thòi gian gần đây, tất cả đồng bào Việt Nam từ 8 tuổi
trỏ lên đều biết đọc biết viết"\
Trong quan điểm phát triển con ngưòi về trí tuệ của Hồ
Chí Minh, phổ cập là để nâng cao và nâng cao để cho xã hội
càng ngày càng văn minh, tiến bộ. Hồ Chí Minh nói: "Chúng
ta phải học nhiều, phải cô" gắng học. Nếu không chịu khó học
thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội
càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo.
Mình mà không chịu học thì lạc hậu"^.
Trong tư tưởng phát triển con ngưòi toàn diện của Hồ
Chí Minh, con người là một bộ phận của xã hội, tri thức của
con người có được nâng cao xã hội mới phát triển được.
Ngược lại, xã hội tiến lên lại đòi hỏi năng lực con ngưòi phải
được nâng cao để đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội. Hồ
Chí Minh cho rằng;
"Tình hình ửiế giới và trong nưóc luôn luôn biến đổi,
công việc của chúng ta nhiều và mối, kỹ thuật của thế/giới
ngày càng tiến bộ, nhưng sự hiểu biết của chúng ta có hạn.
Muôn tiên bộ kịp sự biên đoí vô cùng tận, thì chúng

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 147.


2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr. 554.

101

You might also like