You are on page 1of 21

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

KHOA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

MẬT Bản số: …

BÀI GIẢNG

Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh


Bài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau
Đối tượng: Học viên đào tạo dài hạn bậc Đại học
Năm học: 2020 - 2021

Thượng tá, GVC, TS Đàm Thế Vinh

HÀ NỘI, THÁNG 01 NĂM 2021


HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
KHOA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

PHÊ DUYỆT
Ngày ……... tháng ……. năm 2021
CHỦ NHIỆM KHOA

Đại tá, GVC, PGS.TS Trần Văn Riễn

BÀI GIẢNG
Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau
Đối tượng: Học viên đào tạo dài hạn bậc Đại học
Năm học: 2020 - 2021

HÀ NỘI, THÁNG 01 NĂM 2021


MỞ ĐẦU
Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một nội dung quan
trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Quán triệt tư tưởng đó của Người, Đảng ta
trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng đã luôn quan tâm đến việc đào tạo, bồi
dưỡng thế hệ trẻ. Đặc biệt, trong giai đoạn cách mạng hiện nay, chăm lo bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa chiến lược
nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.

I- Tài liệu nghiên cứu:


1. Tổng cục chính trị - Quân đội nhân dân Việt Nam, Giáo trình tư tưởng
Hồ Chí Minh về quân sự, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008.
2. Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB
CTQG, Hà Nội 2013.
3. Đề cương chi tiết bài giảng Môn học của Bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh
(trên website của Học viện).
II- Tài liệu tham khảo:
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập (15 tập, CD-ROM), NXB CTQG, Hà Nội, 2011.
2. Trần Thị Thắm và Nguyễn Văn Dương, Bác Hồ với thế hệ trẻ Việt Nam,
NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2009.
3. Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bác Hồ với thế hệ trẻ – Bác
Hồ với những mầm non đất nước, NXB Văn học, Hà Nội, 2016.
4. Đỗ Hoàng Linh - Nguyễn Văn Dương - Vũ Thị Kim Yến, Bác Hồ với
thanh, thiếu niên và nhi đồng, NXB Vă n họ c, Hà Nộ i, 2015.
5. Phan Tuyết, Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam theo di chúc Bác
Hồ, NXB Dân Trí, Hà Nội, 1999.
6. Đảng CSVN, Văn kiện đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ XI, XII, Nxb
CTQG, Hà Nội, 2011, 2016.
7. Các bài viết và website liên quan:
a. Các bài viết:
- Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Thị Mai (2019), Bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau - tư tưởng mang tầm chiến lược trong “Di chúc” của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường
link http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/ho-
chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/tu-tuong-nhan-van-ho-chi-minh-ban-
chat-va-nhung-dac-trung-tong-quat-2532.
- Hoàng Văn Vân - Nguyễn Phượng Toản (2011), Tư tưởng Hồ Chí Minh
về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Tạp chí Xây dựng Đảng
(Bản điện tử), đường link
http://www.xaydungdang.org.vn/Home/tutuonghochiminh/2011/3845/Tu-tuong-
Ho-Chi-Minh-ve-cham-lo-boi-duong-the-he.aspx
- Nguyễn Thế Anh (2019), Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, Tạp chí Quản lý Nhà nước (Bản điện
tử), đường link https://www.quanlynhanuoc.vn/2019/08/07/tham-nhuan-tu-
tuong-cua-chu-tich-ho-chi-minh-ve-giao-duc-boi-duong-thanh-nien/
- Vũ Tiến Tiệp (2019), Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống
văn hóa cho thế hệ trẻ theo Di chúc của Bác, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam, đường link http://hochiminh.vn/tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/nghien-
cuu-tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/giao-duc-ly-tuong-cach-mang-dao-duc-loi-
song-van-hoa-cho-the-he-tre-theo-di-chuc-cua-bac-2053
- Nguyễn Bảo Minh (2019), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thiếu
niên, nhi đồng, Trang web Bảo tàng Hồ Chí Minh, đường link
https://baotanghochiminh.vn/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-giao-duc-thieu-nien-nhi-
dong.htm
b. Website liên quan: http://www.dangcongsan.vn;
http://tapchicongsan.org.vn;
http://tapchiquocphongtoandan.org.vn;
9. Băng hình: Hồ Chí Minh chân dung một con người (lưu tại Tủ tư liệu Bộ
môn Tư tưởng Hồ Chí Minh).
10. Băng hình: Hồ Chí Minh – Một hành trình (lưu tại Tủ tư liệu Bộ môn
Tư tưởng Hồ Chí Minh)

Phần I

CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHĂM LO


BỒI DƯỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU
1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc về chăm lo bồi dưỡng thế hệ tương lai
- Chăm lo bồi dưỡng thế hệ tương lai là vấn đề tất yếu, mang tính quy luật
trong sự phát triển của dân tộc
Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam là lịch sử của sự kế tục nhau liên
tiếp giữa các thế hệ “tre già, măng mọc”. Thế hệ đi trước đấu tranh và lao động
cho những thế hệ đi sau, thế hệ đi sau kế thừa, phát huy sự nghiệp của thế hệ đi
trước, làm cho đất nước phát triển không ngừng. Ông cha ta có câu: “Con hơn
cha là nhà có phúc”, để nói về mối quan hệ giữa các thế hệ, trực tiếp là hai thế
hệ liền kề, từ đó tiến hành bồi dưỡng, giáo dục và bàn giao thế hệ một cách tốt
nhất.
- Chăm lo bồi dưỡng những giá trị tốt đẹp của dân tộc, lấy đạo đức làm cơ
sở phát triển tài năng thế hệ tương lai
Trong chiều dài lịch sử dân tộc, ông cha ta luôn coi trọng giáo dục lòng yêu
nước, yêu lao động, tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn kết, tư tưởng nhân
văn, nhân đạo... cho thế hệ tương lai. Đặc biệt, các triều đại phong kiến Việt
Nam rất quan tâm đến việc học tập của thế hệ trẻ. Chính vì vậy, hiếu học đã trở
thành một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Khi đề cập tới truyền
thống này, Hồ Chí Minh khẳng định: “Người An Nam rất hiếu học. Trong các
tầng lớp xã hội, người sĩ phu chiếm địa vị hàng đầu”1.
Để hình thành tư tưởng của mình về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau, Hồ Chí Minh đã tiếp thu truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc. Người khẳng
định: “Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo”. Dân
ta vì trọng đạo làm người mà tôn sư và coi trọng giáo dục. Học với mục đích trở
thành người, trở thành tài, với phương châm truyền thống là “tiên học lễ, hậu
học văn” và “cần khổ học”.
2. Tinh hoa văn hoá của nhân loại về bồi dưỡng thế hệ tương lai
Sinh ra trong một gia đình hiếu học, trong quá trình buôn ba tìm đường cứu
nước, Hồ Chí Minh đã không ngừng học hỏi để tiếp thu tinh hoa văn hoá của
phương Đông, phương Tây, làm giàu trí tuệ của mình và hình thành tư tưởng về
giáo dục bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Đến với văn hoá phương Đông, ngay từ khi còn nhỏ, Hồ Chí Minh tiếp thu
những tri thức của nền giáo dục phương Đông và không ngừng bù đắp những tri
thức ấy cho mình. Đó là những tư tưởng giáo dục mang tính chất tiến bộ của
Nho giáo như: Dạy con người sống trong sạch liêm khiết, sẵn sàng xả thân vì
nghiệp lớn, say mê học tập (nhân bất học, bất trí lý), lấy giáo dục và tự rèn luyện
là yếu tố cơ bản để trưởng thành, phát triển trong xã hội. Người còn kế thừa,
phát triển tư tưởng “trồng người” của Quản Trọng, vì vậy trong bài nói chuyện
với cán bộ giáo dục ngày 13-09-1958, Người khẳng định: “Vì lợi ích mười năm
thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” 2. Tiếp thu những tư
tưởng tiến bộ, những hạt nhân hợp lý của nền giáo dục phương Đông, Người
thường nhắc lại câu nói của Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy không biết
mỏi”3.
Đến với văn hoá phương Tây, Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những
giá trị văn minh tiến bộ và nền giáo dục phương Tây như: đề cao sự tự do, bình
đẳng, bác ái; khẳng định những giá trị cao quý của con người; coi trọng việc
giáo dục và đào tạo. Khi tiếp thu nền giáo dục phương Tây, Người đã chỉ ra mối
quan hệ chặt chẽ, biện chứng giữa học và hành, giữa lý luận và thực tiễn.
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.423.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.528
3
Sđd, tập 6, tr.46
Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tích cực, những tư tưởng
tiến bộ của tinh hoa văn hoá phương Đông, phương Tây, đồng thời Người đấu
tranh loại bỏ những mặt hạn chế của nó để hình thành tư tưởng của mình về bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Cũng vì lẽ đó, Người khẳng định: “chỉ có
những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu
của thời đại trước để lại”4.
3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giáo dục, bồi dưỡng thế hệ
tương lai
Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh tiếp thu và vận dụng sáng tạo
quan điểm của các nhà kinh điển về việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ trong
cách mạng vô sản. Chủ nghĩa Mác - Lênin là yếu tố quyết định bản chất nội
dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau.
Theo C.Mác, thắng lợi của cuộc đấu tranh thúc đẩy sự phát triển xã hội loài
người trong thời đại mới hoàn toàn phụ thuộc vào việc bồi dưỡng, giáo dục thế
hệ công nhân đang lớn. Ông cho rằng: Bộ phận giác ngộ nhất của giai cấp công
nhân nhận thức rất rõ ràng tương lai của họ và do đó tương lai của cả loài người
hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn. Ph.Ăngghen
khi bàn về vai trò của thanh niên cũng chỉ ra: Chúng ta là Đảng của tương lai,
mà tương lai thuộc về thanh niên.
Trên cơ sở tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã khẳng định vai
trò của thế hệ trẻ trong cách mạng vô sản và yêu cầu các đồng chí bônsêvích:
Không nên cho rằng thanh niên là một tổ chức xã hội thông thường mà phải coi
họ là những người trực tiếp giúp sức cho Đảng. V.I.Lênin đặc biệt quan tâm tới
việc bồi dưỡng, giáo dục thế hệ thanh niên, Người nói: Thế hệ trẻ không học thì
không trở thành người cộng sản được.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về giáo
dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ vào điều kiện thực tiễn cách mạng Việt Nam. Người
luôn gắn trách nhiệm của thế hệ trẻ với nhiệm vụ của dân tộc, của cách mạng.
Trên cơ sở ấy, Người khẳng định: “Muốn thức tỉnh một dân tộc trước hết phải
thức tỉnh thanh niên”, và “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có
những con người xã hội chủ nghĩa”5.
4. Tình hình thế hệ trẻ Việt Nam dưới chính sách của thực dân
Sau khi đặt xong ách đô hộ ở Việt Nam, thực dân Pháp đã thi hành chính
sách “ngu dân” để dễ bề cai trị, nhất là đối với thanh niên, thế hệ tương lai của
đất nước. Chúng đầu độc thanh niên bằng rượu, thuốc phiện, lối sống thực
dụng, thực hiện thuốc phiện, rượu nhiều hơn sách, “nhà tù nhiều hơn trường
học”.

4
Sđd, tập 6, tr.46
5
Sđd, tập 10, tr.310.
Hồ Chí Minh đã lên án gay gắt kiểu giáo dục thực dân phong kiến, kiểu
giáo dục nhồi sọ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ trẻ Việt Nam.
Người nói: “Trong mấy mươi năm nô lệ, đế quốc và phong kiến đã dùng giáo
dục nô lệ để nhồi sọ thanh niên ta, làm cho thanh niên ta hư hỏng” 6. Vì vậy,
Người chủ trương khi cách mạng thành công sẽ tẩy sạch việc giáo dục mang tính
chất kinh viện, giáo điều, học lấy bằng, lấy cấp, loại bỏ thứ giáo dục xa rời thực
tiễn, xa rời cuộc sống lao động và đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân,
cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam. Người cho rằng, phải xây dựng một nền
giáo dục mới, “một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”. Người nói: “Trước hết
phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại, như:
thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân,
học lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ”7.
5. Thực tiễn việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau của
Hồ Chí Minh
Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng và
thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam.
Người đã nhìn thấy những phẩm chất tốt đẹp của thanh niên, cũng như vai trò
rất quan trọng và rất cần thiết của họ đối với tương lai của đất nước. Người dùng
những lời lẽ tha thiết để kêu gọi thanh niên: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại,
Người sẽ chết mất, nếu đám Thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh”8.
Không chỉ dừng lại ở những bài nói, bài viết mà Hồ Chí Minh còn trực
tiếp lãnh đạo và tổ chức việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam. Năm
1925, để chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng, Người đã bắt tay vào việc giác ngộ,
tập hợp thanh niên yêu nước trong tổ chức “Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên”, đào tạo ra những cán bộ trẻ làm nòng cốt cho cách mạng Việt Nam sau
này.
Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử
dân tộc. Trên cơ sở đánh giá đúng đắn và tin tưởng vào thế hệ trẻ trong giai đoạn
cách mạng mới, Hồ Chí Minh nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời
khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội... Các cháu phải xung
phong thực hành đời sống mới ... để trở nên công dân mới, xứng đáng với nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”91.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp xâm
lược, Hồ Chí Minh đã đặt niềm tin vào sức mạnh của thanh niên đối với sự
nghiệp giải phóng dân tộc. Người cho rằng, xây dựng nền giáo dục phải gắn với
nhiệm vụ của đất nước, gắn liền với nhiệm vụ của cuộc kháng chiến giành độc
lập dân tộc. Người nói: “Chúng ta cần phải có một nền giáo dục kháng chiến và

6
Sdd, tập 7, tr.454
7
Sdd , tập 8, tr.80
8
Sdd , tập 2, tr.133
9
Sđd , tập 4, tr.167
?
Sđd , tập 10, tr.488
kiến quốc,... phải đào tạo cán bộ mới và giúp đỡ cán bộ cũ theo tôn chỉ kháng
chiến và kiến quốc”10.
Khi đế quốc Mỹ xâm lược nước ta và điên cuồng mở rộng chiến tranh trên
phạm vi cả nước, Hồ Chí Minh lại càng khẳng định vai trò rất quan trọng và rất
cần thiết của thế hệ trẻ, quan tâm hơn hết đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau. Đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ
Chí Minh cho rằng thế hệ trẻ Việt Nam là lực lượng xung kích, quyết định sự
phát triển trên mặt trận kinh tế, văn hoá xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Người nói:
“Thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá,
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”11.
Như vậy, trong mỗi giai đoạn lịch sử, ở bất cứ nhiệm vụ nào của cách
mạng, Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm chăm lo giáo dục bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau. Nhờ đó đã góp phần làm cho thế hệ trẻ Việt Nam khẳng định
vai trò quyết định đến sự phát triển trong hiện tại, cũng như trong tương lai của
dân tộc.

Phần II
NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHĂM LO
BỒI DƯỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU

1. Vai trò, mục đích của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau theo tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Vai trò của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
Hồ Chí Minh viết: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc
làm rất quan trọng và rất cần thiết” 12. Hai cụm từ “rất quan trọng” và “rất cần
thiết” được đặt ở liền nhau, với ý nghĩa như nhau, để khẳng định vai trò to lớn
của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng,
cũng như quá trình phát triển của dân tộc. Sở dĩ xác định như vậy, vì theo
Người bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau tức là chăm lo đến tương lai
của dân tộc. Nước nhà thịnh hay suy, dân tộc có trường tồn và phát triển được
hay không đều phụ thuộc vào thế hệ trẻ, cũng như việc bồi dưỡng, giáo dục họ.
Người khẳng định: “thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy,
nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”13.
Từ quan niệm đúng đắn trên, Hồ Chí Minh cho rằng Đảng, Nhà nước, mọi
tổ chức xã hội, các thế hệ đi trước và mỗi gia đình cần phải nhận thức sâu sắc về
vai trò và tầm quan trọng của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ, phải làm hết
trách nhiệm đối với công việc “quan trọng” và lâu dài này. Đồng thời, Người
10
Sđd , tập 4, tr.167
11
Sđd , tập 10, tr.488
12
Sđd , tập 12, tr.510
13
HCM, 2011, t.5, tr.216
cũng chỉ ra nhiệm vụ của thế hệ trẻ là noi gương thế hệ đi trước, thường xuyên
học tập, rèn luyện phấn đấu để không những đáp ứng với yêu cầu của cách
mạng, mà phải vượt lên những gì thế hệ đi trước mong muốn. Người nói:
“Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải
rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, và phải làm việc để chuẩn bị cái
tương lai đó”14.
b. Mục đích của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
Hồ Chí Minh chỉ ra mục đích việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau là đào tạo ra những cán bộ cho Đảng và những chủ nhân tương lai của
đất nước. Như vậy, mục tiêu của nền giáo dục cách mạng cũng là đào tạo thế hệ
trẻ trở thành những công dân có ích là những con người phát triển toàn diện để
làm chủ đất nước trong tương lai. Người cho rằng: “Trường học của chúng ta là
trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công
dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà”. Về mọi mặt,
trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến”15.
Theo Hồ Chí Minh, mục đích việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau còn là đào tạo ra những cán bộ, những chiến sĩ cách mạng kiên
cường trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta để xứng đáng là người đầy tớ trung thành, tận tuỵ của nhân
dân. Người chỉ rõ: “Các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo
cán bộ cho dân tộc. Vậy giáo dục cần nhằm vào mục đích là thật thà phụng sự
nhân dân”16.
Quan niệm “trồng người” của Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện rõ mục đích
của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, mà đó còn là định
hướng hành động cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trở thành chân lý tất
yếu của cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp “trồng người” là cả một quá trình khó
khăn, lâu dài suốt cuộc đời mỗi con người. Để đạt được mục đích “trồng người”,
phải tiến hành một cách rất cẩn thận và công phu, như Hồ Chí Minh đã từng
khái quát:
“Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công”.
2. Nội dung giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo tư
tưởng Hồ Chí Minh
a. Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau một cách toàn diện,
trong đó chú trọng đạo đức và tài năng

14
HCM, 2011, t.5, tr.216
15
HCM, 2011, t.10, tr.185
16
HCM, 2011, tập 7, tr.400
Muốn đưa sự nghiệp cách mạng phát triển, muốn xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng đối với thế hệ trẻ: “Đảng cần
phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người
thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên” 17. Đề cập đến
tính toàn diện của nội dung giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau,
Người xác định: “trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo
đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản
xuất”18. Tính toàn diện trong bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ thể hiện cụ thể ở
những nội dung:
- Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, trước hết là phải giáo
dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng.
Chăm lo giáo dục bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên sẽ giúp
cho thanh niên tránh được những sai lầm, có lập trường tư tưởng vững vàng,
không thoả mãn, kiêu căng khi thuận lợi, không sợ sệt, nản chí khi gặp khó
khăn, có nghị lực vươn lên hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Theo Người, nếu thanh niên sống có lý tưởng cao đẹp, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, thì gặp khó khăn gian khổ đến đâu, họ cũng không từ bỏ con đường
đã chọn, con đường đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân,
suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp của Đảng. Người dịch câu của Mạnh
Tử để nói về phẩm chất của người cách mạng mà thế hệ trẻ cần phấn đấu vươn
tới:
“Giầu sang không quyến rũ
Nghèo khó chẳng chuyển lay
Uy vũ không khuất phục”.
Để có lý tưởng cách mạng cao đẹp, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải giáo
dục truyền thống yêu nước và tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam, được
hình thành, phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Ngay
tại lớp huấn luyện cho đội ngũ cán bộ là thanh niên ở thời kỳ tiền khởi nghĩa, Hồ
Chí Minh đã soạn thảo ra bài “Sử nước ta”, để giáo dục mọi người.
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Lý tưởng cách mạng của thế hệ trẻ còn được biểu hiện ở việc nắm vững và
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong từng nhiệm vụ ở mỗi hoàn
cảnh cụ thể. Hồ Chí Minh nói: “Có học tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố
được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao hiểu biết về trình độ
chính trị, mới làm được tốt công tác Đảng giao phó cho mình” 19. Vì vậy, phải
giáo dục cho thanh niên hiểu được bản chất cách mạng và khoa học của chủ
nghĩa Mác - Lênin, làm cho thế giới quan, nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác -
17
Sđd, tập 12, tr.510
18
Sđd, tập 10, tr.190.
19
Sđd, tập 9, tr.292
Lênin trở thành hệ tư tưởng chỉ đạo toàn bộ hoạt động thực tiễn của thanh niên.
Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục truyền thống yêu nước với lý luận tiên phong để
hình thành dũng khí cách mạng, tinh thần độc lập, sáng tạo cho thanh niên. Hồ
Chí Minh căn dặn: “Thanh niên phải chuẩn bị làm người chủ nước nhà. Muốn
thế phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hoá, trước hết phải rèn luyện và
thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa”20.
- Giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ cách mạng đời sau
Trong các nội dung bồi dưỡng, giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau, Hồ
Chí Minh rất coi trọng giáo dục đạo đức cách mạng. Người cho rằng, đạo đức là
cái gốc, cái nền tảng của thế hệ trẻ, trên cơ sở có đạo đức cách mạng thì trí tuệ
và tài năng mới được phát huy một cách đầy đủ nhất. Năm 1964, Người nói:
“dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng.
Đó là cái gốc, rất là quan trọng”21.
Có đạo đức cách mạng khi gặp khó khăn, gian khổ thế hệ trẻ không lùi
bước, vẫn trung thành với sự nghiệp của Đảng, có đức tính giản dị, khiêm tốn,
không kèn cựa, không quan liêu, kiêu ngạo, hủ hoá. Những phẩm chất ấy cần
được chú trọng giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện cho thế hệ trẻ trong mọi giai đoạn
cách mạng để họ thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí
Minh khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người thấm
nhuần đạo đức xã hội chủ nghĩa”22.
Nội dung giáo dục đạo đức cách mạng đối với thế hệ trẻ được Hồ Chí Minh
đề cập một cách toàn diện, sâu sắc, phản ánh rõ mối quan hệ giữa thế hệ trẻ với
Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Người nói: “thanh niên luôn luôn rèn luyện đạo
đức cách mạng. Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt trong mấy điểm:
- Trung thành: trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc,
với Đảng, với giai cấp.
- Dũng cảm: Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện: “đâu cần thanh niên
có, việc gì khó có thanh niên làm”, “gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi
người”.
- Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự
phụ”23.
Đồng thời với việc làm trên đây, cần phải đẩy mạnh đấu tranh chống lại
thói hư tật xấu, tư tưởng cá nhân chủ nghĩa. Người gọi đó là “giặc nội xâm”,
kiên quyết đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân nhưng không được “giày xéo”
lên lợi ích cá nhân, lợi ích chính đáng của thanh niên, cũng như của những
người lao động khác; và Người khẳng định: “Lợi ích của chủ nghĩa xã hội không
tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”.

20
HCM, 201, tập 12, tr.19
21
HCM, 2011, tập 14, tr.400
22
HCM, 2011, tập 13, tr. 293
23
HCM, 2011, tập 13, tr.471.
- Giáo dục, bồi dưỡng về trình độ học vấn và năng lực hoạt động thực tiễn
cho thế hệ cách mạng đời sau
Đạo đức cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn là hai nội dung không
thể thiếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau. Muốn có năng lực trong hoạt động thực tiễn thì trước hết phải bồi dưỡng và
nâng cao trình độ văn hoá cho thế hệ trẻ, Người nói: “Dốt nát cũng là kẻ địch.
Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm”24.
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, thế hệ trẻ lại càng cần phải nâng cao trí
tuệ, có kiến thức toàn diện, sâu sắc trên mọi lĩnh vực. Trình độ học vấn sẽ giúp
thế hệ trẻ tiếp thu được tri thức mới, những kiến thức khoa học kỹ thuật để vận
dụng trong quá trình xây dựng đất nước. Người cho rằng: Không có tri thức thì
không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trình độ học vấn là điều kiện để phát huy
dân chủ, nâng cao ý thức và năng lực làm chủ đất nước của thanh niên. Người
nói: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của
mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước
nhà”25.
Chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, phải đi liền với quan tâm
đến nâng cao năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn của thế hệ trẻ. Theo Người,
nếu không có năng lực trong công việc thì cũng như “ông bụt” ngồi trong chùa,
không giúp ích gì được cho ai. Thế hệ trẻ muốn làm tốt công việc của mình phải
“hiểu biết”, “thành thạo”, “làm việc gì học việc ấy”. Hồ Chí Minh yêu cầu phải
đưa thanh niên vào hoạt động thực tiễn, rèn luyện và bồi dưỡng cho họ, thực
hiện phương châm lý luận gắn liền với thực tiễn: “Lý luận cũng như cái tên
(hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn,
hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên”26.
- Thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho thế
hệ cách mạng đời sau.
Hồ Chí Minh cho rằng, thế hệ cách mạng đời sau là lực lượng quyết định
đến sự phát triển của dân tộc nhưng không nên chỉ đòi hỏi phải quan tâm đến
đời sống vật chất, tinh thần, những lợi ích chính đáng của họ. Có như vậy, họ
mới phát triển một cách toàn diện về “đức, trí, thể, mỹ”, mới phát huy được hết
khả năng sáng tạo của mình trong học tập và công tác.
Đối với những thanh niên làm nhiệm vụ trong quân đội, Hồ Chí Minh yêu
cầu phải quản lý bộ đội tốt, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần tốt trong mọi
hoàn cảnh. Trong bài nói chuyện tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh
niên lao động Việt Nam, ngày 2-11-1956, Người dạy: “Đoàn phải liên hệ rộng
rãi và chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên. Phải quan tâm đến đời sống, công tác
và học tập của thanh niên”27.

24
HCM, 2011, tập 5, tr.469
25
HCM, 2011, tập 4, tr.40
26
Sđd, tập 5, tr.235
27
Sđd, tập 8, tr.263
Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của thế hệ trẻ để tạo điều kiện
thuận lợi cho họ phát triển, trưởng thành, hoạt động có chất lượng, hiệu quả. Vì
vậy, Người luôn luôn yêu cầu Chính phủ phải giáo dục thanh niên cả về thể dục,
trí dục và đức dục.
b. Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau một cách toàn diện
nhưng phải vận dụng phù hợp với mỗi đối tượng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
có nội dung sâu sắc, toàn diện. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn cách mạng, mỗi
nhiệm vụ, đối tượng, lứa tuổi... theo Người cần có nội dung và phương pháp
giáo dục bồi dưỡng cho phù hợp để cho chất lượng được bảo đảm, có trọng tâm,
trọng điểm, sát thực tiễn đối tượng.
Người cũng cho rằng, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên là những thế hệ kế
tiếp nhau, có độ tuổi khác nhau. Vì vậy, phải có nội dung bồi dưỡng, giáo dục
riêng phù hợp với lứa tuổi của các em. Nội dung phải nhằm vào tình yêu Tổ
quốc, yêu đồng bào, yêu lao động, chăm ngoan học giỏi, nắm chắc những kiến
thức cơ bản để phục vụ quá trình học tập, xây dựng đất nước sau này. Trong thư
gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng ngày 31-10-1955, Người
chỉ rõ: “mỗi một cấp giáo dục cần phải nhận rõ trách nhiệm của mình trong lúc
này:
Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn,
thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần
nào không cần thiết cho đời sống thực tế.
Tiểu học thì cần giáo dục cho các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân
dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng và
vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuân khổ của người lớn. Phải đặc biệt chú ý giữ
gìn sức khoẻ của các cháu”28.
Thanh niên là lớp người kế thừa và tiếp tục sự nghiệp cách mạng của các
thế hệ đi trước, thanh niên có trách nhiệm dìu dắt thiếu niên và nhi đồng. Hồ Chí
Minh chỉ ra: “thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già,
đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu
nhi đồng”29.
3. Phương châm, phương pháp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau theo tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Phương châm giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau của
Hồ Chí Minh
- Học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với xã hội
Học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với xã hội là phương châm quan
trọng nhất, định hướng cho tất cả các nội dung khác trong tư tưởng Hồ Chí Minh
28
Sđd, tập 8, tr. 80.
29
Sđd, tập 10, tr. 488
về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Đây là sự khác biệt căn bản
so với kiểu giáo dục dưới chế độ thực dân phong kiến.
Giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ theo phương châm học đi đôi với hành thực
chất là nhằm giải quyết mối quan hệ gắn bó, không tách rời nhau giữa lý luận và
thực tiễn. học và “hành” là con đường tất yếu để hình thành, phát triển nhân
cách, năng lực mọi mặt của thế hệ trẻ. Tháng 9-1945, trong thư gửi các học sinh,
Người viết: “Các em lớn chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy,
nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc
để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ
nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước.”30.
Giáo dục gắn liền với xã hội, nghĩa là nền giáo dục đó phải gắn với nhiệm
vụ đất nước trong từng giai đoạn lịch sử; sự nghiệp giáo dục ấy phải nhằm thực
hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước,
đem lại cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc cho nhân dân. Trong thư gửi cán bộ
giáo dục, học sinh, sinh viên các trường và các lớp bổ túc văn hoá ngày 31-8-
1960, Người căn dặn: “giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và
Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân”31.
Với phương châm đó, khi đề cập đến việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin
cho thanh niên, Hồ Chí Minh cho rằng không chỉ tính là đọc được bao nhiêu
sách, mà điều cốt yếu là phải nắm vững những tư tưởng chính của chủ nghĩa
Mác - Lênin để vận dụng vào hoạt động thực tiễn hòng đem lại kết quả cao nhất.
Người nói: “hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin tức là cách mạng phân công việc gì,
làm chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo
ra những người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia,
nhưng nhiệm vụ của mình được giao quét nhà lại để cho nhà đầy rác”32.
Hồ Chí Minh còn cho rằng, hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là trong cuộc sống
hàng ngày phải thông cảm, tôn trọng, thương yêu lẫn nhau, quan hệ với nhau có
tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình nghĩa thì không
phải là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin33.
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - xã hội - gia đình để giáo dục, bồi
dưỡng thế hệ cách mạng đời sau
Muốn thực hiện việc bồi dưỡng, giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau một
cách tốt nhất, theo Hồ Chí Minh, phải kết hợp chặt chẽ giữa ba yếu tố nhà
trường, xã hội và gia đình. Nếu thực hiện không đồng bộ, hoặc thiếu một trong
ba yếu tố, thì kết quả sẽ không đạt được mục tiêu, yêu cầu giáo dục đặt ra. Ngày
31-10-1955, khi miền Bắc được giải phóng, Hồ Chí Minh yêu cầu mọi gia đình
và các bậc cha mẹ: “tôi cũng mong các gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường,
giúp nhà trường giáo dục và khuyến khích con em chăm chỉ học tập, sinh hoạt

30
HCM, 2011, tập 4, tr.35
31
Sđd, tập 10, tr.190
32
Sđd , tập 12, tr.554
33
Sđd, tập 12, tr. 664
lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân dân” 34. Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh
là người đầu tiên đưa ra công thức giáo dục này. Giai đoạn cách mạng hiện nay
Đảng ta cũng đang thực hiện phương châm của Người là phối hợp giữa nhà
trường, gia đình và xã hội để giáo dục thanh, thiếu niên và nhi đồng.
Nói về mối quan hệ tác động giữa ba yếu tố, nhà trường, gia đình và xã hội
trong nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh cho rằng: Giáo dục
trong trường chỉ là một phần, cần có giáo dục ngoài xã hội, trong gia đình để
giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Đối với ngoài xã hội, các đoàn thể, nhất
là Đoàn Thanh niên có vai trò quan trọng trong việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ
trẻ: “trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc
giáo dục thanh niên”35.
- Thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc tạo ra môi trường dân chủ,
bình đẳng trong bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Có bình đẳng trong giáo dục thì
các vấn đề mới được đem ra thảo luận một cách dân chủ để mọi người cùng tìm
ra chân lý, giúp thế hệ trẻ hiểu nội dung một cách đúng đắn và sâu sắc. Người
dạy: “trong trường cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau
thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt, thì hỏi,
bàn cho thông suốt”36. Dân chủ và bình đẳng trong giáo dục thế hệ trẻ nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trong chế độ ta, nó khác về bản chất
so với kiểu dạy học “gõ đầu trẻ” dưới chế độ thực dân phong kiến. Để có dân
chủ, bình đẳng thì thầy giáo phải xứng đáng với danh hiệu người thầy, “phải thật
thà yêu nghề”, có đạo đức cách mạng, “có trí khí cao thượng”, thương yêu học
trò như con em ruột thịt của mình. Học trò phải kính trọng, nghe theo những lời
dạy bảo của thầy giáo, chịu khó rèn luyện và học tập. Dân chủ và bình đẳng giữa
thầy và trò không phải là quan hệ theo kiểu “cá đối bằng đầu”. Người nói: “Dân
chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải là “cá đối bằng
đầu”37.
Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ cần phải phát huy dân chủ, nêu cao trách
nhiệm của mọi người, các ngành, các cấp, nhất là ngành giáo dục, tham gia một
cách tích cực nhất cho sự nghiệp đào tạo ra những chủ nhân tương lai của đất
nước. Hồ Chí Minh nói: “giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát
huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt,... giữa thầy với
thầy, giữa thầy với trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà
trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó”38.
b. Phương pháp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

34
HCM, 2011, tập 10, tr.186
35
Sđd, tập 7, tr.456
36
Sđd , tập 7, tr.456
37
Sđd , tập 7, tr.456
38
Sđd , tập 12, tr.403
Từ nội dung bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, trên cơ sở các
phương châm giáo dục cơ bản, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những phương pháp đúng
đắn để bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ, làm cho họ có khả năng hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao trong tương lai.
- Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau phải thực hiện "Uốn
cây từ lúc còn non"
Giáo dục thế hệ trẻ không phải là tuỳ tiện, thiếu tính khoa học, mà đó là
công việc rất công phu, trải qua nhiều giai đoạn, nhưng trước hết phải thực hiện
đúng quan điểm: “Uốn cây từ lúc còn non”. Vì theo Người, uốn cây từ lúc còn
non là việc làm đương nhiên, vô cùng quan trọng để hình thành suy nghĩ, hành
động đúng đắn cho con người khi còn ở độ tuổi chập chững. Người nói: Hôm
nay các em là thiếu niên, nhi đồng, ít lâu sau các em là thanh niên, là công dân,
là cán bộ.
"Uốn cây từ lúc còn non", không chỉ là công việc của các bậc cha mẹ, mà
đó còn là trách nhiệm của nhà trường, của toàn xã hội để thực hiện nghiêm túc
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chăm lo
giáo dục thế hệ trẻ. Qua đó, hình thành một thế hệ mới sống có lý tưởng cách
mạng, có nhận thức chính trị sâu sắc, có tình yêu quê hương đất nước, có kiến
thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, năng động và sáng tạo trong lao động sản xuất,
xứng đáng là lớp người kế tục sự nghiệp trong tương lai.
"Uốn cây từ lúc còn non", phải kết hợp chặt chẽ giữa vui chơi với học tập
và lao động, qua đó mà giáo dục các em. Hồ Chí Minh cho rằng, nên giữ tính
vui vẻ hồn nhiên của các em, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn.
Người nói : "Nhiều thư các cháu gửi cho Bác Hồ, viết như người lớn viết; đó là
một “triệu trứng già sớm nên tránh”39. Dạy thế hệ trẻ nên căn cứ vào điều kiện,
hoàn cảnh, lứa tuổi để hướng dẫn các em từng bước, từ việc dễ đến việc khó, từ
việc nhỏ đến việc lớn. Người căn dặn: Việc gì cũng phải từ nhỏ dần đến to, từ dễ
dần đến khó, từ thấp đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành hẳn hoi, hơn
là một chương trình to tát mà không làm được.
- Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau phải thực hiện phương
pháp nêu gương
Bồi dưỡng, giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau có nhiều phương pháp,
trong đó phương pháp nêu gương là một phương pháp hữu hiệu nhất. Trong
nhiều bài nói, bài viết về vận dụng phương pháp nêu gương để chăm lo bồi
dưỡng thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh khẳng định: Lấy gương người tốt, việc tốt hàng
ngày giáo dục lẫn nhau là cách tốt nhất để xây dựng tổ chức, xây dựng con
người mới và xây dựng cuộc sống mới.
Thế hệ trẻ có nhiều điểm mạnh, nhưng cũng có những hạn chế như: chưa
từng trải, còn thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống và công tác, chưa có nhận thức
đầy đủ và chưa hoàn chỉnh về nhân cách. Nhưng thế hệ đó cũng luôn mong
39
Sđd, tập 5, tr. 712.
muốn vươn đến cái mới, cái tốt đẹp hơn. Vì vậy, cần phải tạo ra môi trường
sống, giao tiếp trong sạch, lành mạnh để hình thành đầy đủ nhân cách của các
em. Trong gia đình, ở nơi học tập, công tác, những người lớn tuổi phải là những
tấm gương sáng để thế hệ trẻ học tập.
Hồ Chí Minh luôn yêu cầu đội ngũ giáo viên phải là lực lượng cốt cán của
sự nghiệp giáo dục, từng cá nhân cũng như tập thể các nhà giáo dục phải là kiểu
mẫu mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc40.
Thanh niên muốn tu dưỡng và rèn luyện trở thành người có ích cho đất
nước, thì phải học tập và noi theo những tấm gương sáng của các thế hệ đi trước,
ở tất cả các lĩnh vực, cả trong học tập, lao động sản xuất và trong chiến đấu.
Trong bài nói chuyện với sinh viên tại Trường Đại học nhân dân, Người căn
dặn: “trường này là trường đại học nhân dân, các cháu học với các thầy giáo,
đồng thời phải học nhân dân. Trong bộ đội ta, trong dân công và những ngành
hoạt động khác, có nhiều thanh niên gương mẫu41.
- Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau phải thông qua các
phong trào thi đua
Bồi dưỡng, giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau, theo Hồ Chí Minh, phải
thông qua các phong trào thi đua, sẽ góp phần tạo nên không khí sôi nổi, phấn
khởi vươn lên khẳng định mình của lớp trẻ trong học tập, công tác và lao động
sản xuất.
Đối với các nhà trường, Người đòi hỏi phải có các phong trào thi đua nhằm
vào dạy và học, tạo ra động lực cho học tập và rèn luyện.
Với phương châm người nhỏ làm việc nhỏ, các cháu nhi đồng cũng cần
phải được đưa vào các phong trào thi đua trong học tập, rèn luyện để giúp cho
các cháu sau này trở thành những chủ nhân có ích cho đất nước. Người khuyên:
“các cháu nên thi đua, thi đua học tập, thi đua trong mọi việc để trở nên những
nhi đồng có tổ chức, có kỷ luật, có sáng kiến, có lực lượng”42 .
Người yêu cầu các ngành, các cấp, các địa phương phải luôn luôn phát
động các phong trào thi đua trong thanh niên. Không chỉ nêu ra về mặt lý luận,
mà trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt, Người đã phát động các
phong trào thi đua sôi nổi trong thanh niên như: “thanh niên 3 sẵn sàng”, “tay
cầy tay súng”, “Tay búa tay súng”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu
một người”, “Hậu phương thi đua với tiền phương”...

Phần III
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHĂM LO BỒI DƯỠNG THẾ
HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU VÀO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI HIỆN NAY

40
Sđd, tập 6, tr.40
41
Sđd, tập 7, tr.456
42
Sđd, tập 7, tr.561
1. Nâng cao nhận thức về giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ trong tình
hình mới
Thực tiễn cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã khẳng định vai
trò quan trọng của thế hệ trẻ.
Ngày nay, Đảng và nhân dân ta đang thực hiện công cuộc đổi mới đồng bộ,
toàn diện và triệt để trên tất cả các lĩnh vực. Đất nước bước vào thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá tuy có nhiều thuận lợi, nhưng cũng còn có
những khó khăn, thử thách, những nguy cơ không thể xem thường. Đặc biệt
“tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội
và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ” 43. Trong bối cảnh ấy, Đảng ta đã
khẳng định vai trò to lớn của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, đồng thời chỉ ra phát triển giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền
tảng và động lực của sự nghiệp phát triển đất nước.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta phải tuyên truyền sâu rộng
trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về vai trò của thế hệ trẻ, cũng như tầm
quan trọng của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Cần “coi
trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước
giàu mạnh… trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của
thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại”44. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và sự
quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Đảng
phải đề ra đường lối đúng đắn, hoạch định những chiến lược cơ bản lâu dài
nhằm giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học
công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão, xu thế toàn cầu hoá đang đặt ra
đối với mỗi quốc gia dân tộc. Các ngành, các cấp và mọi địa phương phải tạo
môi trường thuận lợi để thế hệ trẻ có điều kiện học tập, phát huy hết tài năng
cống hiến cho đất nước.
Thông qua tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm cho mọi người, gia
đình và cho các tổ chức xã hội trong việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Đồng
thời, thường xuyên chăm lo xây dựng củng cố các tổ chức: Đoàn thanh niên,
Hội Liên hiệp thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong, làm cho các tổ chức này
phát huy hết vai trò của mình, thực sự là các trường học cộng sản để giáo dục,
rèn luyện, bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Chú trọng hơn giáo dục đạo
đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần
yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách
nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ”45.

43
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nôi
2006, tr.173
44
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nôi
2006, tr.207
45
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc
gia - Sự thật, Hà Nội, tr.136.
2. Không ngừng đổi mới, hoàn thiện nội dung, phương pháp bồi
dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ trong tình hình hiện nay
Thế hệ trẻ là lực lượng trẻ, khoẻ, có kiến thức và trình độ học vấn, tiếp thu
nhanh những tri thức mới của thời đại, có nhiều ước mơ hoài bão trong cuộc
sống. Nếu biết tổ chức và phát huy những ưu điểm trên, thế hệ trẻ sẽ là lực
lượng xung kích, có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển tương lai của nước
nhà; đồng thời, giúp thế hệ trẻ ngăn ngừa được những hạn chế lệch lạc như: dễ
bị ảnh hưởng lối sống thực dụng, hưởng thụ, đua đòi, coi thường kỷ cương, phép
nước, mắc vào những tệ nạn xã hội, không bắt nhịp được sự phát triển của xã
hội. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội
đang đẩy mạnh “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ để chống phá cách mạng
Việt Nam. Đối tượng trọng điểm mà chúng nhằm đến là thế hệ trẻ, tương lai của
nước nhà. Vì vậy, Đảng phải thường xuyên đổi mới chương trình, nội dung,
phương pháp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ, phát huy khả năng sáng tạo và độc
lập suy nghĩ của họ, trong dạy học, cần tập trung đổi mới nâng cao chất lượng
giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư tưởng
trong thế hệ trẻ Việt Nam. Chú trọng giáo dục truyền thống dân tộc, truyền
thống đấu tranh cách mạng của Đảng, làm cho thế hệ trẻ ý thức đầy đủ và biết
kết hợp chặt chẽ giữa yêu nước với yêu chế độ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh việc
rèn luyện đạo đức cách mạng, ý thức công dân, hướng cho thế hệ trẻ sống và
làm việc theo pháp luật. Không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, tạo điều kiện
cho mọi người trẻ nắm bắt được những tri thức mới để vận dụng và trong hoạt
động thực tiễn, góp phần vào thắng lợi chung của đất nước.
Cùng với đổi mới về nội dung, chúng ta cần đổi mới về hình thức, phương
pháp bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Đặc biệt, phải chú trọng phát huy vai trò
của các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động văn hoá trong bồi
dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, nhất là vai
trò của ngành giáo dục và các đoàn thể trong giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ hiện
nay. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và gia
đình, phát động các phong trào thi đua, gương người tốt việc tốt để giáo dục thể
hệ trẻ .
Van kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ
về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự
hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh
thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội; xây dựng môi trường, điều kiện
học tập, lao động, giải trí, rèn luyện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hòa
cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ.”46
3. Quân đội với nhiệm vụ chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ

46
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc
gia - Sự thật, Hà Nội, tr.168.
Suốt chặng đường xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, quân đội luôn là
“trường học” lớn cho các thế hệ thanh niên rèn luyện, học tập trở thành “Bộ đội
Cụ Hồ”. Những thế hệ thanh niên ấy đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh
vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhiều người trong số họ đã hy sinh anh
dũng vì hạnh phúc của nhân dân, nhiều người được vinh dự đứng trong hàng
ngũ của Đảng, nêu tấm gương sáng để lớp trẻ ngày nay noi theo. Những thành
công đã cho thấy quân đội ta, ngay từ khi ra đời, đã luôn luôn chăm lo bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Ngày nay, nhiệm vụ của quân đội có sự phát triển mới. Vì vậy, quán triệt và
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau là yêu cầu khách quan và đòi hỏi phải được thực hiện tốt ở các đơn vị
trong toàn quân. Để thực hiện yêu cầu đó, phải thường xuyên chăm lo xây dựng
tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, ngăn ngừa và hạn chế những biểu hiện vi
phạm kỷ luật, giáo dục thế hệ trẻ có ý chí vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tạo điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ trong quân
đội được học tập, rèn luyện, nắm vững tri thức quân sự, chuyên môn nghiệp vụ,
làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật, góp phần cùng đơn vị hoàn thành suất sắc mọi
nhiệm vụ được giao.
Công tác vận động thanh niên là nội dung quan trọng của công tác đảng,
công tác chính trị. Muốn vận động được đông đảo thanh niên tham gia có chất
lượng và hiệu quả vào các mặt hoạt động, đòi hỏi các cấp uỷ, người chính trị
viên, người chỉ huy phải thấu hiểu thanh niên, đánh giá đúng thanh niên, luôn
quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của thanh niên. Trong thư gửi Hội
nghị chính trị viên (3-1948), Hồ Chí Minh đã dặn: “chính trị viên phải săn sóc
luôn luôn đến sinh hoạt vật chất của họ: ăn, mặc, ở, nghỉ, tập luyện, công tác,
sức chiến đấu. Về mặt tinh thần phải săn sóc để nâng cao kỷ luật, bài trừ hủ hoá,
phát triển văn hoá, và đường lối chính trị trong bộ đội”47.
Để quan tâm chăm lo đến thanh niên trong đơn vị, người chính trị viên phải
đặc biệt chú trọng việc củng cố và kiện toàn tổ chức Đoàn thanh niên trong đơn
vị đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, có cơ cấu hợp lý, hoạt động với hiệu
quả cao nhất. Hướng mọi hoạt động của đoàn viên, thanh niên vào thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị, tạo bầu không khí dân chủ, phấn khởi và
đoàn kết. Căn cứ vào đặc điểm của từng đơn vị, cần phải có những hình thức,
phương pháp giáo dục thanh niên phù hợp, vận dụng kết hợp những hình thức
chủ yếu như: diễn đàn, hội thảo, thi tìm hiểu, thi tài năng sáng tạo, tổ chức giao
lưu văn hoá văn nghệ...

KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau vô
cùng sâu sắc. Ðó là kết tinh trí tuệ và kinh nghiệm cuộc đời hoạt động cách
mạng của Người. Vận dụng sáng tạo tư tưởng của Bác Hồ về bồi dưỡng thế hệ
47
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr. 392.
cách mạng cho đời sau, thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, thế hệ trẻ trong Quân đội
nói riêng tiếp tục xây dựng lý tưởng, tu dưỡng đạo đức cách mạng, thường
xuyên học tập, tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt, trở thành lực lượng tích cực
nhất, đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng  nước ta ngày càng “giàu mạnh,
văn minh” như lời Bác Hồ hằng mong muốn.

HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU


1. Đồng chí nêu nội dung giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Đồng chí trình bày phương châm, phương pháp giáo dục thế hệ cách
mạng cho đời sau theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

Ngày ….. tháng …… năm 2021


NGƯỜI BIÊN SOẠN
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

Thượng tá, GVC, TS. Đàm Thế Vinh

You might also like