You are on page 1of 6

QUAN ÐIỂM CỦA ÐẢNG VỀ VĂN HÓA LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA…ỘI, LÀ MỤC TIÊU, ÐỘNG LỰC

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ÐẤT NƯỚC 22:08 24/04/2024

QUAN ÐIỂM CỦA ÐẢNG VỀ VĂN


HÓA LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA
XÃ HỘI, LÀ MỤC TIÊU, ÐỘNG LỰC
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ÐẤT NƯỚC
Quản trị 2023-06-02T09:19:29+07:00

Th.s Lê Bá Giang

GV Khoa Xây dựng Ðảng

Văn hóa là thuật ngữ được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày, đồng
thời văn hóa cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, mỗi
ngành khoa học lại tiếp cận văn hóa dưới các góc độ khác nhau, làm cho
văn hóa trở thành khái niêm đa nghĩa. Tính đa nghĩa của khái niệm văn hóa
làm nên sự phong phú của số lượng khái niệm này.

Hiện nay, có hàng trăm khái niệm khác nhau về văn hóa. Nhưng tựu chung
lại, nghĩa rộng nhất của văn hóa là toàn bộ tri thức, hiểu biết, quan niệm
của nhân loại về thế giới khách quan (bao gồm tự nhiên, xã hội và con
người). Theo nghĩa hẹp nhất, văn hóa là phong tục, hành vi, thói quen sinh
hoạt của cá nhân con người và cộng đồng. Văn hóa là bản sắc “mẫu gen”
gốc của dân tộc, là tiêu chí đặc thù phân biệt dân tộc này với các dân tộc
khác.

Trong tác phẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã viết: “Nhưng dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi đã nói đến
văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết
tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất
nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ (một con người có văn
hóa, một gia đình có văn hóa, một dân tộc có văn hóa; lối sống văn hóa,
https://truongchinhtri.tayninh.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-thuc-te/q…-xa-hoi-la-muc-tieu-dong-luc-phat-trien-ben-vung-dat-nuoc-427.html Trang 1 / 6
QUAN ÐIỂM CỦA ÐẢNG VỀ VĂN HÓA LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA…ỘI, LÀ MỤC TIÊU, ÐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ÐẤT NƯỚC 22:08 24/04/2024

nếp sống văn hóa, cách ứng xử có văn hóa …)

Văn hóa được xem là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần, sức mạnh
nội sinh của đất nước. Văn hóa là một trong bốn trụ cột chính của công
cuộc đổi mới đất nước. Vì vậy, Ðảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây
dựng, phát triển văn hóa con người Việt Nam. Quan điểm về xây dựng,
phát triển văn hóa, con người Việt Nam được thể hiện trong nhiều nghị
quyết quan trọng của Ðảng, trong đó đặc biệt là Nghị quyết số 33, Hội
nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI (9-6-2014),
với 5 quan điểm, trong đó quan điểm đầu tiên là: “Văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn
hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Quan điểm
này không chỉ xác định vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền
vững đất nước mà còn khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa với
kinh tế, chính trị và xã hội.

Thứ nhất, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội

Khái niệm “nền tảng tinh thần” được hiểu là không gian tinh thần của cộng
đồng, bầu không khí tinh thần, khí thế của đông đảo quần chúng nhân
dân và của cộng đồng dân tộc, hệ tư tưởng tình cảm, niềm tin, khát vọng
của con người, các quan niệm đạo lý, pháp lý đạt chuẩn mực chân, thiện,
mỹ …Nền tảng tinh thần bao gồm truyền thống văn hóa, bản sắc văn hóa
và lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Văn hóa chứa đựng đồng thời hai đặc tính ổn định và biến đổi. Tính ổn
định tạo nên truyền thống giúp cho những giá trị văn hóa mà con người
tích lũy không bị mất đi. Tính biến đổi tạo nên sự phát triển giúp cho văn
hóa thường xuyên đổi mới, phù hợp với sự biến đổi của môi trường tự
nhiên và xã hội. Nhờ đặc tính hai mặt này mà văn hóa trở thành nền tảng
tinh thần của cộng đồng dân tộc, là mục tiêu và động lực cho sự phát triển
và hơn thế nữa, là cơ sở cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam đã chứng minh vai trò đặc

https://truongchinhtri.tayninh.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-thuc-te/q…-xa-hoi-la-muc-tieu-dong-luc-phat-trien-ben-vung-dat-nuoc-427.html Trang 2 / 6
QUAN ÐIỂM CỦA ÐẢNG VỀ VĂN HÓA LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA…ỘI, LÀ MỤC TIÊU, ÐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ÐẤT NƯỚC 22:08 24/04/2024

biệt của văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần đã tạo nên sức mạnh kỳ
diệu giúp dân tộc ta sinh tồn và phát triển. Chẳng hạn như: Tinh thần và
khát vọng độc lập, tự chủ, tự cường, bảo vệ cương vực lãnh thổ của vương
triều Lý (Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt) hay hào khí Ðông
A chống giặc ngoại xâm, tinh thần “Sát thát” của vương triều Trần
(Hịch tướng sĩ – Trần Hưng Ðạo); tinh thần “đem đại nghĩa để thắng hung
tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, quyết chiến quyết thắng chống quân
Minh của nghĩa quân Lam Sơn (Ðại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi); ý chí
quyết tâm sắt đá, thần tốc, táo bạo bất ngờ trong chiến dịch đại phá quân
Thanh của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của anh hung áo vải Quang
Trung Nguyễn Huệ (Hịch đánh quân Thanh – Quang Trung); hệ giá trị tinh
thần cách mạng của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh được kết tinh
trong bản Tuyên ngôn độc lậpkhai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng
hòa ngày 2-9-1945.

Vai trò nền tảng tinh thần của văn hóa nước ta hiện nay được biểu hiện
qua sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam đang tác động to lớn đến sự nghiệp
đổi mới, phát triển đất nước. Dòng chảy văn hóa dân tộc(truyền thống và
hiện đại, hữu hình và vô hình) là cơ sở nền tảng về đạo đức và cảm xúc,
niềm tin và ước mơ, ý chí và khát vọng đang có tác dụng chi phối, điều
chỉnh hành động, hành vi xã hội của con người hiện nay. Ðây chính là cốt
cách, bản lĩnh, tâm hồn Việt Nam, là cội nguồn sức mạnh to lớn của dân
tộc ta trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước.

Thứ hai, văn hóa là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước

Trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (7-1998) khẳng định văn hóa là
mục tiêu, động lực phát triển kinh tế - xã hội, đến Nghị quyết Trung ương
9 khóa XI trên cơ sở kế thừa Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, đã khẳng
định: Văn hóa là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước, bởi vì
xét đến cùng phát triển bền vững dựa trên 3 trụ cột: kinh tế bền vững, xã
hội bền vững và môi trường bền vững; phải hướng đến tăng trưởng cao về
kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, đó

https://truongchinhtri.tayninh.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-thuc-te/q…-xa-hoi-la-muc-tieu-dong-luc-phat-trien-ben-vung-dat-nuoc-427.html Trang 3 / 6
QUAN ÐIỂM CỦA ÐẢNG VỀ VĂN HÓA LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA…ỘI, LÀ MỤC TIÊU, ÐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ÐẤT NƯỚC 22:08 24/04/2024

phải là hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

Bản chất của văn hóa là sáng tạo vươn lên các giá trị chân, thiện, mỹ cao
đẹp, tạo nên tinh thần nhân văn cho con người, đem hạnh phúc đến cho
mỗi người và toàn nhân loại. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nhằm mang lại cho con người có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc; có điều kiện phát triển toàn diện. Cho nên,
một nền văn hóa đạt trình độ cao (chân, thiện, mỹ) chính là mục tiêu của
sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Mục tiêu của sự phát triển bền vững đất nước, xét đến cùng đó phải là văn
hóa, là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, với bảo đảm sao
cho kết hợp hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa mức
sống cao và lối sống đẹp, không chỉ cho một ít người mà cho đại đa số,
không chỉ cho thế hệ hiện nay mà còn cho các thế hệ mai sau.

Khi coi văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bền vững đất nước cũng có
nghĩa là toàn bộ sự phát triển kinh tế - xã hội phải hướng tới phát triển con
người, phát triển xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của xã hội
theo tiêu chí phát triển mới HDI(Mức sống, tuổi thọ bình quân, trình độ học
vấn). Phải đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Là mục tiêu
của sự phát triển, văn hóa thể hiện trình độ được vun trồng ngày càng đầy
đủ, ngày càng toàn diện của con người về thể lực, trí tuệ và nhân cách để
mỗi người (và cả cộng đồng) được hưởng một cuộc sống ngày càng tiến
bộ, dân chủ, văn minh hơn. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh là định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng là mục tiêu
của văn hóa, nếu hiểu theo nghĩa rộng nhất của khái niệm này.

Trong những thế kỷ trước, để phát triển kinh tế người ta thường nhấn
mạnh đến việc khai thác các yếu tố lao động và đất đai, và nếu biết kết
hợp lao động và đất đai thì của cải sẽ sinh sôi nảy nở. Ngày nay, trong điều
kiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kỷ nguyên kinh tế số,
yếu tố quyết định cho sự phát triển chính là trí tuệ, tri thức, thông tin, là
sáng tạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra những giá trị vật chất và
https://truongchinhtri.tayninh.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-thuc-te/q…-xa-hoi-la-muc-tieu-dong-luc-phat-trien-ben-vung-dat-nuoc-427.html Trang 4 / 6
QUAN ÐIỂM CỦA ÐẢNG VỀ VĂN HÓA LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA…ỘI, LÀ MỤC TIÊU, ÐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ÐẤT NƯỚC 22:08 24/04/2024

tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các cá nhân và
cộng đồng.

Ðảng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, chính là coi trọng
nguồn lực văn hóa, động lực văn hóa của sự phát triển đất nước. Hệ thống
di sản văn hóa, các giá trị văn hóa là nguồn vốn văn hóa to lớn của sự phát
triển kinh tế - xã hội. Ðánh giá vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa
trong phát triển đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: Văn hóa
phải soi đường cho quốc dân đi. Khi mọi giá trị văn hóa (các giá trị chân,
thiện, mỹ) thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, thẩm thấu
vào tất cả các lĩnh vực và hoạt động sáng tạo của con người như: văn hóa
trong sản xuất và kinh doanh, văn hóa trong quản lý, văn hóa trong giao
tiếp, văn hóa trong lối sống, trong sinh hoạt gia đình, văn hóa trong đời
sống cá nhân và đời sống xã hội, văn hóa trong giao lưu và hợp tác quốc
tế … thì văn hóa sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển, trở thành động lực
của sự phát triển.

Thứ ba, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị và xã hội.

Bởi vì, văn hóa chứa đựng trong mọi hoạt động của con người, từ văn hóa
vật chất đến văn hóa tinh thần, từ văn hóa cá nhân đến văn hóa gia đình
và cộng đồng, từ văn hóa chính trị đến văn hóa giáo dục, văn hóa nghệ
thuật, văn hóa khoa học tới văn hóa tâm linh, phong tục, tập quán.

Mặt khác, giữa văn hóa với kinh tế, chính trị và xã hội có quan hệ mật thiết
với nhau, tác động lẫn nhau: Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn
hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát
triển. Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển
văn hóa; văn hóa và kinh tế là mối quan hệ giữa chỉnh thể và bộ phận, tức
văn hóa là cái chỉnh thể, là tổng hòa giá trị vật chất và giá trị tinh thần, kinh
tế chỉ là một trong đó mà thôi. Văn hóa không thể đứng ngoài, mà phải ở
trong kinh tế và chính trị. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc
đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng;
nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết
https://truongchinhtri.tayninh.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-thuc-te/q…-xa-hoi-la-muc-tieu-dong-luc-phat-trien-ben-vung-dat-nuoc-427.html Trang 5 / 6
QUAN ÐIỂM CỦA ÐẢNG VỀ VĂN HÓA LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA…ỘI, LÀ MỤC TIÊU, ÐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ÐẤT NƯỚC 22:08 24/04/2024

được và có đủ điều kiện phát triển được. Quan điểm của Nghị quyết Trung
ương 9 khóa XI đã kế thừa và phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn
hóa vào những năm 60 của thế kỷ XX: Trong sự nghiệp kiến thiết đất nước
có bốn lĩnh vực cần phải được coi trọng ngang nhau là kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội.

Ðể văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực
phát triển bền vững đất nước đòi hỏi mỗi người phải nhận thức sâu sắc về
tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa, khắc phục nhận thức coi văn hóa chỉ
có chức năng giải trí đơn thuần; phải chú trọng xây dựng văn hóa trong
kinh tế, chính trị, xem đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống
chính trị trong sạch, vững mạnh. Ðặc biệt quan tâm đến việc xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh từ trong gia đình, ra cộng đồng làng bản, khu
phố, đến trường học, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; chú trọng phát triển
công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa
cũng như tăng cường vai trò lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý của Nhà nước
đối với lĩnh vực văn hóa; tăng cường giao lưu, hội nhập quốc tế và văn hóa.

Cùng với kinh tế là nền tảng vật chất thì văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội. Văn hóa gắn liền với vận mệnh của quốc gia – dân tộc, văn hóa còn
thì dân tộc còn, văn hóa suy thì dân tộc suy và văn hóa mất thì dân tộc
diệt vong, cho nên văn hóa là sức mạnh nội sinh trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

https://truongchinhtri.tayninh.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-thuc-te/q…-xa-hoi-la-muc-tieu-dong-luc-phat-trien-ben-vung-dat-nuoc-427.html Trang 6 / 6

You might also like