You are on page 1of 5

LÊ nin nói về con người và vai trò của con người

Chủ tịch Hồ chí minh nói về con người và vai trò của con người

Quan điểm của Đảng ta

Thực tiễn: Nghị quyết trung ương 3 khóa 8 nói về cán bộ và công tác cán bộ

NGhị quyết trung ương 6 khóa 9 hoặc 10

Phải phát huy nhân tố con người trong tất cả lĩnh vực đời sống XH: Bác nói “ Cán bộ là cái gốc của Cách
Mạng nên phải chăm lo công tác Cách Mạng”

“ Cán bộ vừa hồng vừa chuyên”: Tiêu chuẩn cán bộ

Sử dụng cán Bộ:

ĐỐi với con người VN nói chung̣ : Tiêu chí: nhân hậu trong sinh hoạt đời thường, anh hung trong chiến
tranh bảo vệ tổ quốc

Chịu thương, vượt khó

Cống hiến về mục tiêu dân giàu nước mạnh

Ý1:Tại sao coi con người là trung tâm, là chủ thể?

+)

Ý 2: Muốn phát triển được phải coi giá trị văn hóa và con người VN là nền tảng chính nó là sức mạnh cho
sự PT bền vững

Liên hệ: Sinh viên phải học tập và phải tự nghiên cứu đường lối quan điểm của Đảng về con người và
phát huy sức con người VN

Tích cực tham gia các hđ xã hội trau dồi chuyên môn và lĩnh vực mình đang học tập

Từ việc học tập và tham gia dẫn đến hành động và định hướng của bản thân để xây dựng ĐN, xây dụng
công cuộc chủ người XH

Câu 1:Ví dụ cách mạng VN trước thành laaoj nước thì bị thực dân phong kiến đô hộ, người dân thì lầm
than, đất nước thì kiệt quệ về mặt kinh tế phụ thuộc vào Pháp và các nước để quốc. Văn hóa bị nô
dịch.VỀ mặt chính trị thì nguwofi dân không có quyền lợi gì, siu cao thuế nặng không có quyền bầu cử,
mất nước. NHưng sau khi thành lập nước, cách mạng t8 thành công ̣ ( đảo lại). Người dân được làm chủ,
kinh tế phát triển, cá nhân con nguwofi được phát huy: được học hành, được chăm lo, được cống hiến,
được tự do được làm chủ đất nước của mình từ trung ương đến địa phương

Câu 2: Cảm giác nhận biết sự vật hiện tượng, cảm nhận nó hình dung, chưa cụ thể.

Ví dụ: Sờ vào nước thì chúng ta mới biết dudwcowcj nước kanhj hay ấm
Trong tính yêu sự cảm nhận của 2 nguwofi mới chỉ ở mức đơn giả,

Câu 3:

Bình là người VN:

Câu 3:

Câu 4

 Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất cả  nhất của toàn nhân 
loại. Làn sóng văn minh thứ ba đang được loài người tới một kỉ nguyên mới,   mở
ra bao khả  năng để  họ  tìm ra những con đường tối  ưu đi tới tương lai.  
Trong bối cảnh đó sự  tan rã của hệ thống xã hội chủ  nghĩa càng làm cho các  tư
tưởng tự do tìm kiếm con đường khả  quan nhất cho sự  nghiệp phát triển 
con người Việt Nam càng dễ  đi đến phủ  nhận vai trò và khả  năng của chủ 
nghĩa Mác  Lênin
Trên cơ  sở  vận dụng khoa học và sáng tạo chủ  nghĩa Mác  Lênin về 
con người Phát triển con người - nhân tố quyết định sự phát triển xã hội, thể hiện
trong quan điểm của Đảng tại Đại hội XIII là sự minh chứng sâu sắc cho quan điểm
mang tính chiến lược: Tất cả do con người, tất cả vì con người, con người vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của sự phát triển
Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề con người, đặc biệt là vấn đề xây dựng
con người đáp ứng yêu cầu phát triển mới ở VN trong thời đại hiện nay nên em chọn đề
tài” Phát huy nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan
trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người VN là nền
tảng, sức mạnh hội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững”

Quan điểm của triết học MÁc-leenin về con người :......


Quan điểm của chủ tích hồ chí minh về phát triển con người:” vì
lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Con
người toàn diện là con người có cả Đức và Tài( vừa hồng vừa
chuyên) trong đó đức là gốc. Đức là đạo đức, nhưng đó không
phải là đạo đức thủ cựu, mà là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, đó
không phải là đạo đức về danh vọng cá nhân mà là vì lợi ích
chung của Đảng, của dân tộc của loài người.Yêu cầu cơ bản của
đạo đức là chung với nước, hiếu với dân, yêu thương con
người,cần,kiệm,liêm,chính , chí công vô tư.Tài hay chuyên là
năng lực của con người đáp ứng được các nhiệm vụ được giao,
được thể hiện qua việc không ngừng học tập nâng cao trình độ
văn hóa, khoa học kĩ thuật, lý luânh
Quan điểm của đảng ta về con người: Trong đường lối phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn có
những định hướng chuẩn giá trị cho việc xây dựng con người Việt Nam. Điều đó được phản ánh trong
việc Đảng ta luôn coi trọng, đẩy mạnh và đổi mới công tác giáo dục - đào tạo, coi “giáo dục là quốc sách
hàng đầu”. Đây là điều kiện để hình thành và phát triển các thế hệ con người Việt Nam khỏe về thể chất,
trong sáng về tâm hồn, có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu của, sự phát triển trong thời kì
hiện. Ngay từ những ngày đầu của sự nghiệp cách mạng, Đảng ta đã nhấn mạnh rằng: con người là vốn
quý nhất và muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa

Thực tiễn cho thấy, việc giải quyết vấn đề phát triển con người Việt Nam những năm qua được
đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực và đạt kết quả quan trọng. Quá trình cách mạng Việt
Nam chứng tỏ rằng trong những thời điểm lịch sử hiểm nghèo, những tình thế hết sức khó
khăn, con người Việt Nam đều rất sáng tạo, năng động và luôn tìm ra những lối thoát, những
đường hướng đi lên làm kinh ngạc cả bạn bè quốc tế. Lịch sử cũng chứng minh: thời kỳ nào
cách mạng biết phát huy mạnh mẽ nhân tố con người, tạo mọi điều kiện cho hoạt động sáng
tạo của con người thì con người Việt Nam luôn biết "chuyển bại thành thắng", chuyển từ tình
thế khó khăn thành lợi thế trong đó con người là động lực trung tâm. Do đó, Báo cáo tổng kết
một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Đảng Cộng sản Việt Nam
tiếp tục khẳng định: “Con người là vốn quý nhất, phát triển con người với tư cách vừa là động
lực, vừa là mục tiêu của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước; gắn vấn đề nhân tố con
người với tinh thần nhân văn nhằm tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện, sống trong
một xã hội công bằng và nhân ái, với những quan hệ xã hội lành mạnh. Con người và sự phát
triển con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội, mở rộng cơ hội,
nâng cao điều kiện cho con người phát triển”.

Hiện nay, việc xây dựng con người Việt Nam theo quan điểm của Đảng, là sự chuẩn bị tích
cực, chủ động nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
cho tương lai và triển vọng của đất nước trên con đường phát triển theo mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong
bối cảnh toàn cầu hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế không thể không dựa vào nhân
tố con người, vì vậy cần phải bồi dưỡng, phát triển con người Việt Nam nhằm nâng cao chất
lượng của nguồn nhân lực, nhân tố con người. Xây dựng con người Việt Nam chính là xây
dựng nhân cách của con người với nội dung toàn diện, từ bồi dưỡng và phát triển thể lực, năng
lực, trí tuệ với phương pháp tư duy khoa học sáng tạo. Xây dựng con người Việt Nam hướng
tới sự phát triển không chỉ chất lượng cá thể con người mà còn là sự phát triển của cả cộng
đồng dân tộc Việt Nam

“ coi con người là trung tâm, chủ thể,.......triển”:


Ý 1: Tại Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục cụ thể hóa Cương lĩnh phát triển đất
nước 2011, xét riêng về quan điểm con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong phát triển
kinh tế, Đại hội XII làm rõ hơn nữa nội dung về nhận thức về con người trong phát triển: Nhận
thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của phát triển bền vững và quản lý phát triển xã hội đối với
sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc; bảo
đảm hài hòa về lợi ích, về quan hệ xã hội, quan tâm thích đáng tới các tầng lớp, bộ phận yếu
thế trong xã hội, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu.

Tiếp thu ý kiến tại Đại hội Đảng lần thứ XII và phát triển thêm ở ĐHĐ lần
thứ XIII, Đảng yêu cầu xây dựng con người để đáp ứng như cầu phát triển
phải xây dựng một cách toàn diện nhất, phải trở thành một mục tiêu của
chiến lược phát triển. “Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc,
tuyên truyền về lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân
dân, nhất là thanh niên”, “ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối
sống, đẩy lùi tiêu cực tệ nạn xã hội”; “Từng bước vươn lên khắc phục hạn chế của
con người Việt Nam trong thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giá trị truyền
thống và giá trị hiện đại”…Về văn hóa, “Bảo vệ và phát huy giá trị tốt đẹp, bền
vững trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận
thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc của người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ”[13]…Như vậy, phát
huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam phải mang tính toàn diện, chú
trọng đến lớp trẻ, phải vừa “xây” cái tốt, cái mới, vừa “chống” cái xấu, cái lạc
hậu… Tinh thần mới của vấn đề nêu trên còn là, trước đây, chúng ta chỉ nhấn
mạnh nhiều đến những mặt mạnh của con người Việt Nam. Nhưng nay, cần phải
chỉ ra thêm những điểm yếu và việc khắc phục những điểm yếu này của con người
Việt Nam, mà trong thực tế, ngày càng tăng những biểu hiện đáng lo ngại, làm
méo mó cả tinh thần và thể xác của không ít người Việt Nam
Ý 2: Nhấn mạnh thêm về con người là động lực của sự phát triển, Văn kiện Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định con người và nền văn hóa Việt
Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng và tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy tinh thần yêu nước,
niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển, tài năng, phẩm chất của con người Việt
Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước. Đi đôi với
đường lối tiếp tục đổi mới phát triển kinh tế, Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh việc phát huy giá
trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam. Trong đó, Đại hội nêu bật chủ trương: Tập trung
nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực
con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Quan tâm
chăm lo công tác giáo dục, bồi dưỡng và bảo vệ trẻ em, thiếu niên, nhi đồng. Tăng cường giáo
dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã
hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên. Thực hiện những giải pháp đột phá nhằm
ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tiêu cực xã hội và các tệ nạn
xã hội. Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền thống văn hóa Việt Nam.
Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi
trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Từng bước
vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam; xây dựng con người Việt Nam thời
đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Có cơ chế, chính
sách, giải pháp để xây dựng môi trường văn hóa thật sự trong sạch, lành mạnh, cải thiện điều
kiện thụ hưởng văn hóa của nhân dân. Đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, giáo dục
thế hệ trẻ. Phát huy các nhân tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín ngưỡng. Phê phán
và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan. Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực
văn hóa trong lãnh đạo quản lý. Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa công sở lành mạnh,
dân chủ, đoàn kết, nhân văn; đẩy lùi bệnh quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, chủ nghĩa cơ hội và
thực dụng. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân và kinh doanh(15).

Liên hệ bản thân

You might also like