You are on page 1of 4

2.2.

Vai trò và ý nghĩa của con người trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước

2.2.1. Vai trò trong tiến trình cách mạng Việt Nam
Khi đất nước còn trong tình trạng kháng chiến khốc liệt nguy hiểm, được Nguyễn Ái
Quốc thức tỉnh, giác ngộ, thanh niên Việt Nam đã tin tưởng, cùng Đảng, cùng Nhân dân
cả nước làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám, giành độc lập dân tộc, khai sinh nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do. Với tinh thần
lưu giữ và phát huy truyền thống yêu nước, hết mình vì Tổ quốc của ông cha ta ngày
trước: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và những
phong trào cách mạng: “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”… con người Việt Nam với đủ
các vai trò từ thanh niên đến người dân nói chung cùng chung tay làm nên chiến công vĩ
đại: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.
Những việc làm và hoạt động được thể hiện rõ nhất ở các phong trào hành động cách
mạng, các chương trình hành động, tiêu biểu, như: “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm
theo lời Bác”; Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo”, với các hoạt động, như:
“Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”, “Góp đá xây Trường Sa”… Gần đây và dễ
thấy nhất, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát, cùng với cả hệ thống chính trị,
các cấp bộ Đoàn trong cả nước đã vào cuộc quyết liệt. Nhiều sáng kiến và thành phẩm cụ
thể để hỗ trợ trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19, như: xây dựng “Trạm rửa tay
dã chiến”, “Điểm rửa tay” từ vật dụng tái chế; dự án phát triển hệ thống cảnh báo sớm
Covid-19 toàn cầu; điểm cấp gạo ATM miễn phí… đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong
lòng thế hệ trẻ và Nhân dân cả nước; góp phần làm thay đổi thái độ và nhận thức của
thanh niên. Bên cạnh đó, phong trào “Xung kích phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ
quốc”, “Sáng tạo trẻ”, “Thanh niên chung tay xây dựng Nông thôn mới”… đã góp phần
cổ vũ đoàn viên thanh niên phát huy sáng kiến, tích cực nghiên cứu khoa học, tăng năng
suất lao động với nhiều mô hình, cách làm mới, hiệu quả. Xây dựng tiềm lực quốc phòng
– an ninh của từng địa phương, đơn vị. Các hoạt động xung kích, tình nguyện vì cuộc
sống cộng đồng, “Đền ơn đáp nghĩa”, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tiếp
tục mở rộng về quy mô, nội dung, hình thức, ngày càng đi vào chiều sâu…
Tuy nhiên, do một số tác động đi ngược lại với đóng góp chung của xã hội, hiện nay có
một bộ phận thanh niên lười biếng, ngại khó khăn, suy nghĩ ích kỉ và vì lợi ích bản thân;
chưa nhận thức sâu sắc, không có trách nhiệm và không có niềm tự hào dành cho đất
nước đã trải qua bao khó khăn gian khổ mới có được độc lập tự do, dưới sự lãnh đạo của
Đảng để có thể đem hết tài năng, trí tuệ, sức trẻ của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam - hằng ngày, hằng giờ trên các phương tiện thông tin truyền thông
vẫn còn rất nhiều thanh niên vi phạm pháp luật; thậm chí có một số thanh niên còn bị các
thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng mua chuộc, phát tán tài liệu, truyền tải sai sự
thật một cách công khai trên các trang mạng xã hội hoặc báo mạng, bêu rếu về Nhà nước
và Đảng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên một phần vừa do yếu tố khách quan là tác
động của xã hội, tiếp xúc với nhiều loại người và không biết chắt lọc thông tin, phần nữa
do yếu tố chủ quan từ gia đình. Sự lỏng lẻo, vô tâm đến từ công tác giáo dục giữa các
người gần gũi thân cận trong cuộc sống như gia đình, không quan tâm đến kiến thức
chung của thành viên trong nhà dẫn đến việc suy nghĩ lệch lạc. Trên hết chính là đến từ ý
thức suy nghĩ của cá nhân mỗi người, một số thanh niên dù còn trẻ nhưng sống thiếu
động lực vươn lên, không có chí cầu tiến mà chỉ biết sống không hoài bão, sống buông
thả, không có những mục tiêu, nhiệm vụ phấn đấu, khi gặp thất bại, khó khăn, trở ngại là
nản lòng, nhụt ý chí, hoặc dao động… Chính vì vậy, cách tốt nhất để phát huy vai trò của
thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là đến từ việc giáo dục không chỉ
kiến thức sách vở mà còn là giáo dục ý thức và tinh thần thế hệ trẻ, thanh niên ngày nay.
2.2.2. Ý nghĩa của con người trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, động lực to lớn để quyết định mọi thắng lợi trong
quãng đường cách mạng Việt Nam chính là yếu tố con người. Trong sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng đời sống xã hội mới, tiến lên xã hội
chủ nghĩa đều phải bắt đầu từ con người, từ việc phát huy nhân tố con người: “Có lực
lượng dân chúng việc to tát đến mấy cũng làm được. Không có, việc gì làm cũng không
xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà
những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra”; “Dễ trăm lần không dân
cũng chịu; khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Để dẫn đến được đời sống độc lập tự do,
góp phần cho cách mạng thành công là một quá trình gian khổ, điều cần thiết và quan
trọng nhất chính là phát huy tiềm năng của nhân tố con người nhằm tạo ra sức mạnh tổng
hợp cho khối đại đoàn kết dân tộc để cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ cách mạng. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã cùng Đảng, Chính phủ hoạch định chính sách phục vụ lợi ích của
dân tộc, tự do, ấm no hạnh phúc của nhân dân, bao quát các vấn đề của đời sống xã hội,
nhất là an sinh xã hội. Người nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, bởi “cán bộ
là gốc của công việc”.
Có một minh triết mà nội dung bao chứa rộng lớn về lý luận và thực tiễn nhằm cho ta
hiểu thêm được và xây dựng chế độ mới và giải phóng con người: “Muốn xây dựng chủ
nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng ta, ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh Cách mạng, minh triết đó
không chỉ đã trở thành phương châm hành động mà còn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của cách
mạng Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
cũng đã nhấn mạnh:“Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển
văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới;
phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi
trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí để phát triển bền vững; xây dựng
gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình
đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh”. Do đó, chúng ta thấy rằng, muốn xây dựng
một xã hội đương đại thì yếu tố con người luôn luôn đóng vai trò then chốt bởi vì những
con người tiêu biểu đại diện cho sự phát triển xã hội của nó. Lịch sử thường gọi nó là
“thời đại” và “con người của thời đại”.
Như lời Bác Hồ kính yêu đã căn dặn:“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích
trăm năm thì phải trồng người”, nếu không có sự chuẩn bị từ trước, không được đào tạo
kĩ càng, thì chính chúng ta đang tự đành mất đi một lực lượng lớn, một lực lượng kế cận
không chỉ đến từ công cuộc chiến đấu tay chân mà còn là nguồn chất xám cần thiết để
duy trì đất nước luôn phát triển, góp phần xây dựng xã hội nước nhà tiên tiến. Đặc biệt,
trong cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư hiện nay, máy móc đang tang tốc đuổi theo
con người, tất cả mọi thứ đều phát triển và thay đổi rất nhanh đòi hỏi chúng ta phải biết
tìm cách và học hỏi, trau dồi thêm để thích ứng được với thời đại. Thực tế hơn nữa,
chúng ta cũng phải thừa nhận rằng thời gian sẽ luôn trôi và không trừ một ai, trong tương
lai gần, thế hệ trẻ - những con người mới của xã hội chủ nghĩa này sẽ chính là những
người trực tiếp nắm trong tay mình vận mệnh của đất nước, đó chính là những người
cùng nhau chèo lái con thuyền Việt Nam không chỉ phát triển mà còn là vượt qua khó
khăn, bão tốc, vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa đã chọn. Vậy nên, lại càng
chắc chắn hơn trong việc thừa nhận rằng công tác xây dựng con người mới trong xã hội
chủ nghĩa hiện nay nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết cho đất nước, bởi vì
những hạt giống chỉ tốt thôi thì chưa đủ, chúng cần được ươm mầm, chăm non vun vén
một cách kỹ càng thì về sau mới là những cái cây cứng rắn, phát triển tốt để còn chống
chọi với thế giới khắc nghiệt. Trong giai đoạn từ nay đến khi kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân
số vàng”, đất nước chúng ta sẽ hướng tới những ngày lễ kỷ niệm lớn như 100 năm ngày
thành lập Đảng vào năm 2030, xa hơn nữa là 100 ngày thành lập nước vào năm 2045. Vì
vậy, để công cuộc đổi mới, con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại thêm phát
triển vững mạnh hơn nước, đạt được những thành quả như kỳ vọng, hay nói cách khác,
để những tiềm năng đang có của đất nước ta có cơ hội được tỏa sáng và rực rỡ được hay
không, có duy trì được sự vững mạnh như mong đợi hay không chính là nhờ chú trọng
vào công tác đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ từ bây giờ. Và trong tương lai, ngoài lần lượt
tiếp nối việc đào tạo thế hệ trẻ thì giáo dục nhân dân nói chung cũng chính là một biện
pháp duy trì sự phát triển, con người từ xưa đến nay luôn là yếu tố quan trọng dẫn đến sự
phát triển thành công và lâu dài của đất nước.

NGUỒN:
soyte.hanoi.gov.vn
vass.gov.vn
ubmttq.backan.gov.vn
dangcongsan.vn
qdnd.vn
truongchinhtrithanhhoa.gov.vn
quanlynhanuoc.vn

You might also like