You are on page 1of 2

3.3.

Vai trò và nhiệm vụ của sinh viên trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế Việt
Nam

Sinh viên là lực lượng kế tục, phát huy nguồn trí tuệ nước nhà, là nguồn lực chủ yếu trong
thời đại kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, đóng vai trò then chốt trong công cuộc đổi mới và
phát triển kinh tế Việt Nam. 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, tổ chức
Đoàn thanh niên Cộng sản  Hồ Chí Minh và lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam đã trưởng thành
và lớn mạnh không ngừng, trở thành lực lượng có khả năng cách mạng to lớn, xung kích đi đầu
trong mọi nhiệm vụ khó khăn, gian khổ nhất. Đảng ta khẳng định:’’ Sự nghiệp đổi mới có thành
công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay
không, phần lớn phụ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh
niên’’...Thực tiễn đã khẳng định thanh niên đang giữ vị trí quan trọng trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội đặc biệt là lĩnh vực kinh tế và có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng
phát triển đất nước hiện nay.

Với vai trò to lớn như vậy, sinh viên trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế cần có
những nhiệm vụ rõ ràng để phát huy hết thế mạnh và khả năng của bản thân. Thứ nhất, sinh viên
hay thế hệ trẻ cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ học tập đúng đắn, học tập để
mai sau xây dựng đất nước, hiểu được học tập tốt là yêu nước. Tuổi trẻ Việt Nam nói chung và
sinh viên Việt Nam nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nguồn nhân lực chất
lượng cao, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để thích ứng với những bước phát triển mới trong khoa
học và công nghệ. Chính vì vậy, thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước phải không
ngừng học tập, sáng tạo, tiếp thu các công nghệ mới để trang bị một nền tảng tốt, giàu kiến thức,
vững kỹ năng để tiếp nối các thế hệ cha anh trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức. Thứ hai, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối
sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối
sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc. Đây sẽ là
một động lực quan trọng để phát huy giá trị truyền thống của dân tộc, phát huy giá trị tốt đẹp của
con người Việt Nam nói chung và tuổi trẻ Việt Nam nói riêng để đóng góp vào sự phồn thịnh của
đất nước.Thứ ba, biết trau dồi các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát triển của
công nghệ, phát triển bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội. Trong quá trình phát triển
đất nước Việt Nam, ta không nên mù quáng phủ nhận tất cả những sản phẩm Chủ nghĩa Tư bản đã
tạo ra mà phải chắt lọc, kế thừa những thành tựu phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước.
Trong đó, sinh viên với bản chất năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, nhanh nhạy là đối tượng lý
tưởng để tiếp thu các công nghệ mới, tham gia giao lưu, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong quá
trình hội nhập phải luôn tỉnh táo để không đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc, phải dung hòa
được nếp sống hiện đại với những giá trị truyền thống. Nhiệm vụ học tập khoa học, công nghệ và
hội nhập quốc tế đòi hỏi lớp sinh viên hiện nay phải nhanh chóng trang bị cho mình năng lực hội
nhập, như bản lĩnh, kiến thức, trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng, tác phong công nghiệp, hiểu
biết văn hóa dân tộc, đất nước mình, đồng thời phải hiểu biết tình kinh tế, chính trị, xã hội và văn
hóa thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ đó, mỗi sinh viên phải phát huy tinh thần tự học tập, tự rèn
luyện.

You might also like