You are on page 1of 9

1

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC PHỔ THÔNG


1. Những vấn đề toàn cầu về giáo dục phổ thông hiện nay (Đặc điểm xã hội hiện
đại, chiến lược phát triển giáo dục của UNESCO)
a) Đặc điểm xã hội hiện đại.
Ngày nay, thế giới đang sống trong nền văn minh hậu công nghiệp với cuộc cách mạng
khoa học- công nghệ, sự bùng nổ thông tin, xu thế hội nhập quốc tế và nền kinh tế tri
thức đã đặt ra những yêu cầu mới và xu thế phát triển mới đối với giáo dục.
 Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ
Khoa học và công nghệ đã phát triển nhanh chóng trong nửa cuối thế kỷ XX, đặc biệt là
trong lĩnh vực sinh học, năng lượng, vật liệu và thông tin. Sự tiến bộ này đã ảnh hưởng
sâu rộng đến mỗi người, tổ chức và quốc gia, thay đổi cách chúng ta học, làm việc và giải
trí, cũng như quan hệ cá nhân - nhà nước, thương mại quốc tế và quân sự. Điều này đỏi
hỏi gd phải có sự thay đổi để có thể thích nghi và kịp đáp ứng yêu cầu của môi trường
kinh tế - xã hội mới.
 Xu thế toàn cầu hóa
TCH là hệ quả tất yếu của sự phát triển khoa học - công nghệ. Nó là động lực cho sự phát
triển và thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trên nhiều lv : kte, ctri, vh…Bên cạnh đó tạo
đk cho các qg chung tay cùng giải quyết các vấn đề toàn cầu như chiến tranh, ô nhiễm,
thất nghiệp và dịch bệnh. Việc xd mô hình nhân cách ng công dân toàn cầu là mục tiêu
của giáo dục hiện nay.

Vấn đề văn hóa trong toàn cầu hóa là vấn đề hết sức phức tạp,đón nhận nó vô đk thì sẽ bị
hòa tan,chống lại xu thế đó sẽ bị tụt hậu. Giao lưu văn hóa giúp các nền văn hoá có đk
tiếp thu tinh hoa vh của nhân loại để pt nền vh của dt mình . Giáo dục cần đào tạo những
con người biết giữ gìn bản sắc cá nhân, bản sắc văn hoá dân tộc trên cơ sở tiếp thu những
tinh hoa văn hóa nhân loại.

Trên con đường hội nhập và phát triển, giáo dục ở Việt Nam đặt mục tiêu phát triển năng
lực cho thế hệ trẻ : năng lực tự khẳng định và tự lập, năng lực hợp tác, năng lực thích
ứng, năng lực sáng tạo để đưa đất nước hội nhập tốt với thế giới trên nhiều lĩnh vực.

 Phát triển nền kinh tế tri thức

Nền kinh tế tri thức có một số đặc trưng cơ bản, đó là:


- Tri thức trở thành nhân tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển, là nguồn lực hàng
đầu tạo ra sự tăng trưởng, quan trọng hơn cả vốn, tài nguyên, đất dai.
- Trong kết cấu giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thì hàm lượng tri thức chiếm tỉ trọng
cao, giá trị các yếu tố vật chất (máy móc, vật tư, nguyên liệu) ngày càng giảm. Chính vì
vậy, quyền sở hữu đối với tri thức trở thành quan trọng nhất.
- Trong quá trình lao động của từng người và toàn bộ lực lượng xã hội, hàm lượng lao
động cơ bắp giảm đi vô cùng nhiều, hàm lượng hao phí lao động trí óc tăng lên vô cùng
lớn.
2

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch từ sản xuất vật chất sang hoạt động dịch vụ, xử lí
thông tin là chủ đạo.
- Công nghệ đổi mới nhanh, vòng đời công nghệ ngắn (luôn khuyến khích những sáng
kiến). Giữa sản xuất và tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ (các mặt hàng sản xuất theo nhu
cầu khách hàng). Quá trình tin học hoả các khâu sản xuất, dịch vụ, quản lí.
 Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức, cần đổi mới mục tiêu, nội
dung và phương pháp giáo dục để đào tạo người lao động thích ứng với tri thức và công
nghệ. Yêu cầu hiện nay là tổ chức lại hệ thống giáo dục phù hợp với cuộc sống và sản
xuất hiện đại.
b) Chiến lược phát triển giáo dục Unesco
UNESCO đã chủ trương đẩy mạnh phát triển giáo dục khi bước vào thế kỉ XXI, với chiến
lược bao gồm 21 điểm và tư tưởng chính của nó như sau:
- Giáo dục thường xuyên là điểm chủ đạo của mọi chính sách giáo dục; hướng
tới nền giáo dục suốt đời, giáo dục bằng mọi cách, xây dựng một xã hội học
tập. Giáo dục phải làm cho mỗi người trở thành người dạy và người kiến tạo
nên sự tiến bộ văn hoá của bản thân mình.
- Giáo dục không chỉ dạy để cho có học vấn mà phải thực hành, thực nghiệm để
có tay nghề, để vào đời có thể lao động được ngay, không bỡ ngỡ.
- Phát triển giáo dục gắn liền với phát triển kinh tế xã hội. đặc biệt chú ý đến
giáo dục hướng nghiệp để giúp người học lập thân, lập nghiệp.
- Giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường phải là mục tiêu lớn trong chiến lược
giáo dục.
- Giáo viên được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn là những chuyên
gia truyền đạt kiến thức. Việc giảng dạy phải phù hợp với người học chứ
không phải là sự áp đặt máy móc buộc người học phải tuân theo.

Uỷ ban quốc tế về giáo dục cho thế kỷ XXI, thành lập bởi UNESCO năm 1991, tập trung
giảii đáp rất nhiều vđ quan trọng về gd: loại hình giáo dục phù hợp với tương lai, vai trò
mới của giáo dục trong tăng trưởng kinh tế, xu thế phát triển giáo dục trong xã hội hiện
đại, đánh giá nền giáo dục theo các điều kiện khác nhau, nghiên cứu về người học và
người dạy, đồng thời đưa ra sáu nguyên tắc cơ bản cho các nhà quản lí giáo dục và các
lực lượng giáo dục.:

- Giáo dục là quyền cơ bản của con người và cũng là giá trị chung nhất của nhân loại
- Giáo dục chính quy và không chính quy đều phải phục vụ xã hội, giáo dục là công cụ để
sáng tạo, tăng tiến và phổ biến tri thức khoa học, đưa tri thức khoa học đến với mọi
người.
- Các chính sách giáo dục phải chú ý phối hợp hài hoà cả ba mục đích là: công bằng,
thích hợp và chất lượng.
- Muốn tiến hành cải cách giáo dục cần phải xem xét kĩ lưỡng và hiểu biết sâu sắc về thực
tiễn, chính sách và các điều kiện cũng như những yêu cầu của từng vùng.
3

- Cần phải có cách tiếp cận phát triển giáo dục thích hợp với từng vùng, vì mỗi vùng có
sự khác nhau về kinh tế, xã hội và văn hoá. Tuy nhiên các cách tiếp cận đó cần phải chú ý
đến các giá trị chung, các mối quan tâm của cộng đồng quốc tế (quyền con người, sự
khoan dung, hiểu biết lẫn nhau, dân chủ, trách nhiệm, bản sắc dân tộc, môi trưởng, chia
sẻ tri thức, giảm đói nghèo, dân số, sức khỏe).
- Giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả mọi người.
• Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong thế giới hiện đại: là chìa khoá mở cánh cửa tới
một thế giới tốt đẹp hơn, thúc đẩy tiềm năng con người, là đòn bẩy mạnh mẽ cho tương
lai và điều kiện cơ bản để thực hiện nhân quyền, hợp tác, dân chủ, bình đẳng và tôn trọng
lẫn nhau.
2. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Các mục tiêu, định hướng nội dung,
phương pháp và đánh giá kết quả giáo dục)
2.1. Mục tiêu
- Giúp học sinh làm chủ đc kt , biết vd kthuc, kĩ năng đã học vào cs , có định
hướng nghề nghệp phù hợp ; biết xd và pt hài hòa các mqh xh ; có cá tính,
nhân cách , đs tinh thần phong phú từ đó có đc cs ý nghĩa , đóng góp tích cực
cho sự pt đnc và nl. hướng đến hình thành cho hs 5 phẩm chất và 10 năng lực.
ĐC cụ thể ở từng cấp học như sau( MT chương trình gd pt mới đc xác định rõ
ở từng cấp học như sau)
- Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những
yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần,
phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gđ,
cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiếp trong htap và SH
- Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất,
năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản
thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; hình thành phương pháp học tập,
hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng để tiếp tục học lên trung học phổ
thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
- Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển
những phẩm chất, năng lực của người lao động, ý thức và nhân cách công dân;
khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân; khả năng
thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công
nghiệp mới.
2.2. Định hướng nội dung

Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ
bản (1-9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (10-12)

Giai đoạn giáo dục cơ bản

* Cấp tiểu học


4

- Nội dung giáo dục

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Giáo dục
thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm; Ngoại ngữ 1 , Tin
học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3);
Lịch sử và Địa lí, khoa học (ở lớp 4, lớp 5); 11

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2).

- Thời lượng giáo dục

Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày không quá 7 tiết; mỗi tiết 35 phút. Cơ sở
giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục
theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạọ

* Cấp trung học cơ sở

- Nội dung giáo dục

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: toán ,Ngữ văn;ngoại ngữ 1,sử, địa,cd
Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ
thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương. 9

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

- Thời lượng giáo dục

Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.
Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày
theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp

 Nội dung giáo dục

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục
thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội
dung giáo dục của địa phương. 5

Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn:

– Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật.

– Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lí, Hoá học, Sinh học.
5

– Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ
thuật). Học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1
môn học.

Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, sử, địa, Toán, lý, hóa, sinh, Giáo dục
kinh tế và pháp luật , Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề học tập tạo
thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp
học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã
học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.

Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng
dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10,
11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện
vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học
tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều
kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

 Thời lượng giáo dục ( giống thcs)

Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.
Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2
buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

2.3. Định hướng về phương pháp giáo dục

Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích
cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn,
tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học
sinh tham gia,qua đó tự phát hiện năng lực, phát huy tiềm năng, rèn luyện thói quen
và khả năng tự học, áp dụng kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.

Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hđ luyện
tập và hoạt động thực hành với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin
học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số.

Các hoạt động học tập được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua
một số hình thức chủ yếu: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng
vai, dự án nghiên cứu; tham quan, cắm trại,…
6

Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập,
làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh
được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.
2.4. Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục
- Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị
về yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động
học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triển chương trình, bảo đảm
sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong
chương trình tổng thể và chương trình môn học. Phạm vi đánh giá bao gồm toàn bộ các
môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn
bắt buộc. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
- Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua
đánh giá thường xuyên, định kỳ. Kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá
kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập.
- Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả
đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và
của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.
- Việc đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức. Việc đánh giá trên diện rộng ở cấp
quốc gia, cấp địa phương do tổ chức khảo thí cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương tổ chức
- Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng
cấp học, không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia
đình học sinh và xã hội
- Nghiên cứu từng bước áp dụng các thành tựu của khoa học đo lường, đánh giá trong
giáo dục và kinh nghiệm quốc tế vào việc nâng cao chất lượng đánh giá kết quả giáo dục,
xếp loại học sinhvà sử dụng kết quả đánh giá trên diện rộng làm công cụ kiểm soát chất
lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục.

3. Chương trình hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm hướng nghiệp (Quan điểm
xây dựng, vị trí, mục tiêu, mạch nội dung, phương thức, hình thức hoạt động)

 Đặc điểm
Hoạt động trải nghiệm là phần quan trọng và bắt buộc trong giáo dục từ cấp tiểu học đến
cấp trung học. Được hướng dẫn và thiết kế bởi nhà giáo dục, hoạt động này tạo cơ hội
7

cho học sinh thực hành kiến thức từ các môn học trong các tình huống thực tế. Đây giúp
chuyển đổi kinh nghiệm thành tri thức mới và kỹ năng sáng tạo, phục vụ cho việc thích
ứng với cuộc sống và nghề nghiệp tương lai. Nó cũng đóng góp vào việc phát triển phẩm
chất và năng lực cho học sinh, được chia thành giai đoạn cơ bản và định hướng nghề
nghiệp.
– Giai đoạn giáo dục cơ bản:
Ở cấp tiểu học, Hoạt động trải nghiệm tập trung vào khám phá bản thân, rèn luyện kỹ
năng, và xây dựng quan hệ với bạn bè, gia đình cùng với việc tìm hiểu về một số nghề
nghiệp phù hợp với lứa tuổi. Trong khi đó, ở cấp trung học cơ sở, hoạt động này hướng
đến hoạt động xã hội, tự nhiên và hướng nghiệp, song vẫn tiếp tục phát triển phẩm chất
và năng lực cá nhân của học sinh.
– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp:
Ở cấp trung học phổ thông tập trung hơn vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm
phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp. Thông qua các hoạt động hướng nghiệp, học
sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan tới nghề
nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất năng
lực thích ứng với nghề nghiệp tương lai.
 Mục tiêu
- Mục tiêu chung: nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, bao gồm
năng lực thích ứng cuộc sống, thiết kế tổ chức hoạt động, và định hướng nghề
nghiệp. Đồng thời, chúng giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung
quanh, phát triển đời sống tâm hồn, cũng như tạo lòng yêu quê hương và ý thức
về bản sắc dân tộc, góp phần giữ gìn và phát triển giá trị tốt đẹp của con người
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Mục tiêu cấp tiểu học: hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc
sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh
ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình
thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và
hình thành được năng lực giải quyết vấn đề.
- Mục tiêu cấp trung học cơ sở: giúp học sinh củng cố thói quen tích cực và
nền nếp trong học tập, phát triển hành vi giao tiếp và ứng xử có văn hoá. Chú
trọng vào phát triển trách nhiệm cá nhân, bao gồm trách nhiệm đối với bản
thân, gia đình, và cộng đồng. Nó hình thành giá trị cá nhân theo chuẩn mực xã
hội, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, khuyến khích sự tổ chức công việc
khoa học, và tạo động lực cho học sinh hiểu biết và hứng thú với các lĩnh vực
nghề nghiệp. Hơn nữa, hoạt động này giúp học sinh lập kế hoạch học tập và
rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi hoàn thành giai đoạn giáo
dục cơ bản.
- Mục tiêu cấp trung học phổ thông: giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng
lực từ giai đoạn cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Sau giai đoạn giáo dục
định hướng nghề nghiệp, học sinh có khả năng thích ứng với môi trường sống
và học tập đa dạng, tổ chức cuộc sống và công việc, quản lý bản thân. Họ cũng
phát triển hứng thú nghề nghiệp, đưa ra quyết định chọn nghề, và xây dựng kế
8

hoạch rèn luyện phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp, từ đó trở thành công dân có
ích trong xã hội.
 Nội dung
Hoạt động trải nghiệm và trải nghiệm, hướng nghiệp bao gồm các nội dung sau:
- Hoạt động hướng vào bản thân, bao gồm: Hoạt động khám phá bản thân và
hoạt động rèn luyện bản thân.
- Hoạt động hướng đến xã hội, bao gồm: Hoạt động chăm sóc gia đình, hoạt
động xây dựng nhà trường và hoạt động xây dựng cộng đồng
- Hoạt động hướng đến tự nhiên, bao gồm: Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh
quan thiên nhiên, hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường.
- Hoạt động hướng nghiệp, bao gồm: Hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp, Hoạt
động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp,
Hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định
hướng nghề nghiệp
 Mỗi hoạt động trên đặt ra những yêu cầu cần đạt khác nhau ở mỗi cấp học
và mỗi khối lớp.
 Phương thức tổ chức
a) Định hướng chung
Khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua trải nghiệm tích cực.
Nó tạo điều kiện cho học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế, phát triển kỹ năng
giải quyết vấn đề và hình thành ý tưởng mới từ trải nghiệm. Bên cạnh đó, văn bản
cũng nhấn mạnh việc khuyến khích học sinh suy nghĩ sâu hơn về trải nghiệm để
xây dựng kiến thức mới, sử dụng nhiều phương pháp giáo dục linh hoạt và sáng
tạo để phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
b) Một số phương thức chủ yếu:
- Phương thức Khám phá: tổ chức hoạt động giúp học sinh trải nghiệm thực tế
và tự nhiên, khám phá điều mới, và bảo dưỡng cảm xúc tích cực và tình yêu
quê hương. Phương pháp này bao gồm các hoạt động như tham quan, cắm trại
và thực địa.
- Phương thức Thể nghiệm, tương tác: cách tổ chức hoạt động để học sinh có cơ
hội giao lưu, thể hiện ý tưởng qua diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò
chơi và các phương thức tương tự.
- Phương thức Cống hiến: tổ chức hoạt động giúp học sinh góp phần vào xã hội
thông qua tình nguyện, lao động cộng đồng và các phương thức tương tự.
- Phương thức Nghiên cứu: tổ chức hoạt động cho học sinh tham gia nghiên cứu
các đề tài khoa học dựa trên trải nghiệm thực tế, để đề xuất giải pháp khoa học.
Phương thức này bao gồm khảo sát, điều tra, và làm các dự án nghiên cứu về
công nghệ, nghệ thuật và các hoạt động tương tự.
 Loại hình hoạt động
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức trong và
ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc
quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt
lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ; với sự tham gia, phối
9

hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên
chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học, cán bộ tư vấn tâm lí học đường, cán bộ Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cán
bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, cán bộ quản lí nhà trường, cha
mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
 Đánh giá kết quả
Đánh giá kết quả giáo dục trong Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Mục đích đánh giá là thu thập thông tin chính xác về mức độ đáp ứng yêu cầu
chương trình và tiến bộ của học sinh. Kết quả đánh giá được sử dụng để hướng
dẫn học sinh cải thiện bản thân và cũng là căn cứ quan trọng để điều chỉnh chương
trình giáo dục trong trường.
- Nội dung đánh giá tập trung vào biểu hiện của phẩm chất và năng lực, bao gồm
khả năng thích ứng với cuộc sống, thiết kế và tổ chức hoạt động, cũng như khả
năng định hướng nghề nghiệp. Đánh giá chủ yếu dựa trên hoạt động theo chủ đề,
hoạt động hướng nghiệp, tham gia hoạt động tập thể và sản phẩm của học sinh.
- Đánh giá về Sinh hoạt dưới cờ và Sinh hoạt lớp tập trung vào đóng góp của học
sinh trong hoạt động nhóm, thời gian tham gia và hiệu quả hoạt động nhóm. Đồng
thời, đánh giá cũng xem xét động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm và tính
tích cực của học sinh trong các hoạt động này.
- Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học
sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá của cộng đồng; giáo viên chủ
nhiệm lớp chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá.
- Đánh giá dựa trên thông tin thu thập từ quan sát của giáo viên, ý kiến tự đánh giá
của học sinh, đánh giá đồng đẳng trong lớp, ý kiến của phụ huynh và cộng đồng.
Các thông tin cụ thể như số giờ tham gia hoạt động, loại hoạt động (tập thể, trải
nghiệm, xã hội, hướng nghiệp, lao động...) cùng với sản phẩm hoàn thành được
ghi chép trong hồ sơ hoạt động.
-
Kết quả đánh giá cho mỗi học sinh dựa trên tổng hợp đánh giá thường xuyên và
định kỳ về phẩm chất và năng lực, có thể phân loại thành các mức xếp loại khác
nhau. Kết quả này được ghi vào hồ sơ học tập của học sinh, tương đương như
một môn học.
4. Thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm hướng nghiệp với chủ đề tự
chọn

You might also like