You are on page 1of 2

Đội ngũ trí thức là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong

tiến trình
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng
kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
là một lực lượng trong khối liên minh. Xây dựng đội ngũ tri thức vững mạnh là
trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực
lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị.

THỰC TRẠNG
Đội ngũ trí thức từ Cách mạng Tháng Tám đến nay có lòng yêu nước nồng nàn, lòng
tự hào dân tộc, gắn bó với nhân dân lao động, gắn bó với sự nghiệp cách mạng do
Đảng lãnh đạo, có ý chí vươn lên nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn và hoàn thiện
nhân cách, ngày càng đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi mới của sự nghiệp phát triển đất
nước. Nhiều trí thức trẻ thể hiện tính năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh kinh tế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đề án khẳng định sự phát triển và những đóng góp quan trọng của đôi ngũ trí thức
trong sự nghiệp đổi mới đất nước:
Phát triển nhanh về số lượng và nâng lên về chất lượng; đã có những đóng góp to
lớn, quan trọng vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược, trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong sự nghiệp đổi mới, đội ngũ trí thức đã
góp phần trực tiếp cùng toàn dân đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tể - xã hội
kéo dài nhiều năm, từng bước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao chất lượng
cuộc sống của nhân dân. Đội ngũ trí thức đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng
những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, góp phần làm sáng tỏ con đường phát triển của đất nước; đào tạo
nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài; sáng tạo ra những công trình
có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật; từng bước nâng cao trình độ khoa học và công nghệ
của đất nước, vươn lên tiếp cận với trình độ của khu vực và thế giới, tạo ra nhiều sản
phầm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Đa
số trí thức Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc. Nhiều người đã về nước
làm việc, hoạt động có hiệu quả trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và
đào tạo, kinh tế, văn hoá, xã hội, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
Những mặt hạn chế của đội ngũ tri thức:
Số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất
nước. Cơ cấu đội ngũ trí thức còn những mặt bất hợp lý về ngành nghề, độ tuổi, giới
tính, phân bố trên các địa bàn. Bộ phận tinh hoa, hiền tài còn ít, chuyên gia đầu ngành
thiếu, đội ngũ kế cận hẫng hụt.
Trong khoa học tự nhiên, công nghệ, vẫn còn nhiều sự chậm trễ và bất cập. Số công
trình được công bố ở các tạp chí có uy tín trên thế giới, số sáng chế được đăng ký
quốc tế còn quá ít, còn khoảng cách xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế
giới.
Trình độ của đội ngũ trí thức trong nhiều cơ quan nghiên cứu, trường đại học tụt hậu
so với yêu cầu phát triển của đất nước và so với một số nước tiên tiến trong khu vực,
nhất là năng lực sáng tạo, khả năng thực hành và ứng dụng cũng như khả năng giao
tiếp bằng ngoại ngữ và sử dụng công nghệ thông tin.
Một bộ phận trí thức, kể cả những người có trình độ học vấn cao còn thiếu tự tin, còn
e ngại, sợ bị quy kết về quan điểm, né tránh những vấn đề có liên quan nhiều đến
chính trị. Một số giảm sút đạo đức nghề nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm và lòng tự
trọng, thiếu trung thực và tinh thần hợp tác...
GIẢI PHÁP:
Thứ nhất, hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí
thức. Đây là cái bức xúc nhất, là mong muốn nhất của đội ngũ trí thức, nhất là những trí
thức cao niên, những trí thức có trình độ cao. Ai cũng cần nhà, cần tiền, đó là con
người, nhưng trí thức đích thực thì cái cần nhất là môi trường sáng tạo, một môi trường
dân chủ, tự do sáng tạo vì mục tiêu, vì đại nghĩa của dân tộc. Mộtmôi  trường để trí thức
thể hiện được những ý tưởng mà mình ấp ủ.

Thứ hai, xây dựng, thực hiện chính sách trọng dụng, đãi  ngộ và tôn vinh trí thức
.
Thứ ba, tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức.
Thứ tư, đề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động
các hội của trí thức.

Thứ năm, nângcao chất lượng công tác lãnh đạo của Đảng đốivới đội ngũ trí thức.

You might also like