You are on page 1of 8

(1) cách mạng mới có thể phát triển nhanh chóng, đỡ những tổn thất do thiếu

trí thức và hiệu quả của mọi công việc mới được nâng cao không ngừng;
để đạt được những thắng lợi cuối cùng là xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

3. Chủ trương xây dựng đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước ta hiện nay:
Bước vào thời kỳ đổi mới, để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập quốc tế, Đảng ta với nền tảng lý luận là Chủ nghĩa Mác-Lênin, mà
trực tiếp là quan điểm của V. I. Lênin về trí thức, kết hợp với tư tưởng Hồ Chí
Minh đã rất coi trọng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khối liên
minh công nông và đội ngũ trí thức.
Của Lênin:
Của Hồ Chí Minh: khối liên minh công nhân-nông dân, lao động trí óc
Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/11/2023, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XIII về Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của
đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong
giai đoạn mới đã nhấn mạnh quan điểm: “Đội ngũ trí thức [...] là lực lượng có
vai trò quan trọng trong liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng; có trách nhiệm tiên phong, tạo ra sản phẩm tinh thần, vật
chất chất lượng cao cho xã hội, là nguồn lực đặc biệt trong phát triển kinh tế tri
thức, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; là nhân tố quan trọng trong nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng tầm trí tuệ và sức mạnh
dân tộc, đóng góp to lớn cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

4. Tình hình chung trong việc phát triển đội ngũ trí thức VN trong sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước hiện nay:
4.1. Những kết quả đạt được
- Đội ngũ trí thức Việt Nam có bước phát triển cả về số lượng và chất
lượng; là lực lượng đi đầu trong nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, ứng dụng
khoa học, công nghệ, hội nhập quốc tế; được quan tâm đào tạo, bồi
dưỡng, đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất, tạo môi trường làm việc thuận
lợi.
Ví dụ:
+ Theo báo điện tử VTV - Đài Truyền hình Việt Nam ngày
26/8/2023 đã diễn ra Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023 và triển
khai các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024 khối giáo dục đại
học
(https://vtv.vn/giao-duc/xay-dung-van-hoa-chat-luong-trong-giao-
duc-dai-hoc-20230827003510417.htm)
● Đội ngũ giảng viên gia tăng về số lượng và chất lượng, năm
2023 có 118 cán bộ, giảng viên được đào tạo trong nước (đạt
37%), 130 đi đào tạo nước ngoài (đạt 64%).
● Số lượng các cơ sở giáo dục đại học được kiểm định ngày
càng tăng. Tính đến tháng 8/2023, có 261 cơ sở đào tạo hoàn
thành đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn trong nước; 194 cơ sở
đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn trong nước; 9 cơ sở
đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn nước ngoài.
● Theo công bố tại website research.com về kết quả xếp hạng
các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công
bố khoa học theo 24 lĩnh vực, Việt Nam có 10 nhà khoa học
có tên trong bảng xếp hạng trong 6 lĩnh vực. Điều này phản
ánh sự tiến bộ, nỗ lực và hội nhập không ngừng của các nhà
khoa học Việt Nam, những lĩnh vực mà Việt Nam được ghi
nhận trên bản đồ khoa học của thế giới.
- Nhiều công trình, sản phẩm khoa học, công nghệ, văn hoá, tác phẩm văn
học, nghệ thuật có giá trị cao của đội ngũ trí thức góp phần quan trọng
cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Ví dụ:
+ Lễ trao giải Vinfuture với chủ đề “Chung sức toàn cầu” tổ chức
vào ngày 20/12/2023 tại nhà hát Hồ Gươm Hà Nội với mục đích
vinh danh những công trình khoa học có sáng kiến đột phá, có tác
động sâu rộng đến tương lai nhân loại; năm nay lần đầu tiên nhà
khoa học Việt Nam được vinh danh, GS. Võ Tòng Xuân và GS.
Gurdev Singh Khush (người Mỹ gốc Ấn) được vinh danh Giải Đặc
biệt VinFuture 2023 dành cho Nhà khoa học đến từ các nước đang
phát triển vì những đóng góp quan trọng trong việc phát minh và
phổ biến giống lúa kháng bệnh, góp phần đảm bảo an ninh lương
thực.
+ Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: Hiện nay, quá trình công
nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích
cực, nông nghiệp phát triển toàn diện hơn theo hướng khai thác lợi
thế của một nền nông nghiệp nhiệt đới, ứng dụng khoa học và công
nghệ, mức độ cơ giới hóa được nâng lên, xây dựng nông thôn mới
có nhiều tiến bộ... bởi có một sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ
trí thức trong việc nâng cao quá trình sản xuất, tăng năng suất lao
động, tìm và phát minh ra nhiều công thức rút ngắn thời gian lưu
thông hàng hóa, tìm ra nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp
với điều kiện kinh tế - xã hội, khí hậu, thổ nhưỡng, đất đai và trình
độ dân cư của từng vùng... từ đó nâng cao đời sống cho người dân,
đảm bảo an sinh xã hội nhất là với người dân ở vùng dân tộc, miền
núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của đất nước.
-> Một số nhà khoa học như TS. Nguyễn Khánh Quắc –
Trường Nông Lâm Thái Nguyên đã có nhiều nghiên cứu có
giá trị ứng dụng thực tiễn về lợn lai kinh tế, chăn nuôi gà
thả vườn cùng những dự án xây dựng các mô hình ứng
dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã
hội ở khu vực nông thôn, miền núi…=> Năm 2020, TS.
Nguyễn Khánh Quắc đã vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí
Minh về khoa học công nghệ. GS.TS. Lê Huy Hàm, nguyên
Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam. Ông và
các đồng nghiệp đã nghiên cứu, hoàn thiện và chuyển giao
rộng rãi vào sản xuất quy trình tiến bộ nhân giống chuối,
mía, các cây lâm nghiệp nuôi cấy mô; Quy trình tạo mô
sẹo phôi hóa ở cây sắn phục vụ cho chuyển gen ở cây sắn, là
đồng tác giả của 19 giống cây trồng mới gồm lúa, mía, nho,
dứa, cam, dừa… PGS.TS. Phạm Anh Tuấn, Viện trưởng
Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch có
nhiều công trình mang tính ứng dụng, trong đó có công nghệ
sấy cói nguyên liệu và bảo quản lạnh sản phẩm cói đạt
tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản... => Năm 2022, GS.TS.
Lê Huy Hàm và PGS.TS. Phạm Anh Tuấn được Bộ Khoa
học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam tôn vinh trong "Nhà khoa học của Nhà nông".

+ Lĩnh vực công nghệ - thông tin: trí thức có vai trò trong hoạch
định, thực thi chính sách phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin,
đưa thông tin - truyền thông trở thành một trong những ngành
"tiên phong, mở đường" cho quá trình đổi mới.
-> Năm 1993, công nghệ thông tin lần đầu tiên được chính
thức ưu tiên phát triển ở Việt Nam và đến nay nó đã khẳng
định vai trò, ảnh hưởng đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội.
-> Việt Nam là một trong số các quốc gia tiếp cận sớm với
Internet nhờ có tầm nhìn dài hạn của một số ít nhà khoa học,
nhà quản lý hiểu biết về lĩnh vực này như GS. Đặng Hữu,
GS. Phan Đình Diệu, TS. Mai Liêm Trực, kỹ sư Trần Bá
Thái, GS. Bạch Hưng Khang…
-> Việc lựa chọn một số ngành trọng điểm, then chốt để ưu
tiên, đột phá như phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin,
internet trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội giúp
Việt Nam tận dụng được sức mạnh của công nghệ để tham
gia sâu rộng vào mạng lưới toàn cầu, tạo ra sự nhảy vọt
mạnh mẽ trong phát triển.
-> Với sự tìm tòi, sáng tạo, trong những năm gần đây đội
ngũ trí thức đã đưa và đẩy mạnh chuyển đổi số ở nhiều lĩnh
vực phát triển ở Việt Nam. Chính phủ số bằng cách áp dụng
công nghệ mới gồm: Dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật
(IoT), điện toán đám mây (Cloud)… đã góp phần thay đổi
phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn
hóa doanh nghiệp, văn hóa quản lý tại các cơ quan, tổ chức
từ trung ương đến địa phương.
+ Lĩnh vực văn hóa: Trí thức văn nghệ sĩ là những chủ thể sáng tạo,
là tài sản văn hóa đặc biệt. Họ là chủ nhân của những tác phẩm văn
hóa-những yếu tố cơ sở cấu thành nên một nền văn hóa. Điều ấy
hoàn toàn đúng với thực tế nước ta. Ngoài văn học dân gian thì các
tác phẩm văn hóa bác học như bài thơ "Thần" (tương truyền của Lý
Thường Kiệt), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn), "Bình Ngô đại
cáo" (Nguyễn Trãi), "Truyện Kiều" (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân
Hương, Hồ Chí Minh... đã góp phần làm nên nền văn hóa Việt
Nam giàu có, đậm đà bản sắc.
-> Thế giới cuối thế kỷ 21 là thế kỷ của văn hóa cũng là một cách
đề cao “tài sản văn hóa” là các trí thức văn nghệ sĩ. Họ không chỉ
truyền đạt tri thức khoa học xã hội-nhân văn mà còn bồi dưỡng cái
thiện, cái đẹp, tình yêu thương, làm phong phú thêm đời sống tinh
thần cho con người. Nhất là ở thời đại ngày nay khoa học phát triển
như vũ bão, công nghệ có thể làm thay, làm giỏi hơn con người,
giáo dục thế giới đang kêu gọi phải chú ý sâu sắc việc giáo dục tinh
thần, tâm hồn để “làm cân bằng” đời sống đang có nguy cơ bị
“máy móc hóa”, “số hóa”. Chỉ văn học, nghệ thuật mới có thể làm
được điều đó. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng
định “Văn hóa còn thì dân tộc còn” cũng là một cách gián tiếp đề
cao vai trò cực kỳ quan trọng của các chủ thể sáng tạo văn hóa.
- Các tổ chức của trí thức được củng cố, kiện toàn, đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động, nâng cao vai trò đại diện cho quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của trí thức; công tác tuyên truyền, vận động được tăng
cường, tạo sự đồng thuận của trí thức đối với đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là cầu nối quan trọng giữa
Đảng, Nhà nước với đội ngũ trí thức.

VD: Theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng
5,3 triệu người Việt Nam sinh sống, làm việc tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ,
với hơn 500.000 doanh nhân, trí thức có trình độ cao, luôn tích cực tham gia
"hiến kế" cho Ðảng, Nhà nước trong nhiều vấn đề quan trọng. Theo số liệu của
Ngân hàng Thế giới (WB), lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2021 ước
tính ở mức hơn 18 tỷ USD, tổng lượng kiều hối có thể tăng 4,4% trong năm
2022 và được dự báo tăng 3,6% đến 4,5% trong năm tiếp theo.
(https://nhandan.vn/cong-dong-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-dong-gop-xay-
dung-dat-nuoc-post735383.html, đăng ngày 18/01/2023, truy cập vào ngày
26/12/2023)
4.2. Những hạn chế và khuyết điểm
- Một số nội dung của Nghị quyết chậm được thể chế; chính sách, pháp
luật chưa hoàn thiện, đồng bộ; thiếu cơ chế, chính sách đột phá trong
đầu tư, huy động nguồn lực, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, trọng dụng, tôn
vinh trí thức, nhất là bộ phận trí thức tinh hoa, các nhà khoa học, nhà văn
hoá lớn.

- Cơ cấu, số lượng, chất lượng đội ngũ trí thức chưa hợp lý, thiếu hụt
chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực quan trọng; chưa tạo được môi
trường thuận lợi động viên trí thức chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa
học, công nghệ, truyền thụ kiến thức, tư vấn, phản biện xã hội; việc xây
dựng đội ngũ trí thức chưa gắn với mục tiêu, nhiệm vụ của từng ngành,
địa phương.

- Một số cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu chưa quan tâm đúng
mức đến phát triển đội ngũ trí thức. Chưa xây dựng được Chiến lược
quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

4.3. Những nhiệm vụ và giải pháp


Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội
ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai
đoạn mới đã đề ra nhiệm vụ & giải pháp cần thực hiện sắp tới, với 5 nội dung
chính là:
1. Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ trí
thức

2. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức,
trọng dụng nhân tài

3. Tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính
sách đối với đội ngũ trí thức

4. Tăng cường nguồn lực xây dựng đội ngũ trí thức chủ động, tích cực hội nhập
quốc tế

5. Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức; đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động các hội trí thức

You might also like