You are on page 1of 3

Câu 1: Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển “thần kỳ”

của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỷ XX?

Câu 2: Tại sao trong khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ
hai Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới?

Câu 3: Trình bày hoàn cảnh hình thành liên hợp quốc ? Nhiệm vụ,
vai trò của Liên hợp quốc là gì? Nước ta gia nhập Liên hợp quốc vào
năm nào?

Câu 4: Xu thế chung của thế giới hiện nay là gì? Vì sao nói hoà
bình, ổn định, hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với
các dân tộc?

Câu 5. Nêu những thành tựu chính của cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật lần hai và tác động của nó đối với cuộc sống của con người?
GỢI Ý
Câu 1
Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản
- Nguyên nhân khách quan
+ Điều kiện quốc tế có nhiều thuận lợi
+ Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất
+ Lợi dụng vốn đầu tư của nước ngoài
+ Ít chi tiêu cho quân sự
- Nguyên nhân chủ quan
+ Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước có hiệu quả
+ Vai trò quan trọng của nhà nước đề ra các chiến lược phát triển kinh tế
vĩ mô, biết sử dụng, tận dung hợp lý các nguồn vay, vốn đầu tư nước
ngoài..
+ Truyền thống văn hóa lâu đời
+ Con người Nhật Bản có ý chí vươn lên cần cù, chịu khó, ham học hỏi,
có trách nhiệm, biết tiết kiệm, lo xa...

* Bài học cho Việt Nam:


- Cần nắm bắt và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học kĩ
thuật.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư
- Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước
- Chú trọng đào tạo con người

Câu 2
Nguyên nhân
+ lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ
+ Mĩ áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật để tang năng xuất lao động
+ Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản lung đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh
tranh lớn và có hiệu quả trong và ngoài nước
+ Chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế mĩ phát triển
+ Mĩ là nước khởi sướng đầu tiên cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại của thế giới.
+ Việc áp dụng thành công những thành tựu này cho phép Mĩ nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành
sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất

Câu 3
* Hoàn cảnh thành lập Liên hợp quốc:
- Tại hội nghị I- an- ta (2- 1945) các đại biểu đã nhất trí thành lập một tổ
chức quốc tế mới là Liên hợp quốc.
- Từ 24-4 đến 26-6-1945 đại biểu 50 nước họp ở Mĩ thông qua hiến
chương Liên hợp quốc và thành lập tổ chức Liên hợp quốc
* Nhiệm vụ:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng
độc lập chủ quyền của các dân tộc.
- Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo
* Vai trò:
- Giữ hòa bình, an ninh quốc tế
- Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng
tộc.
- Giúp đỡ các nước nghèo phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật
nhất là đối với các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.

Câu 4
* Xu thế chung của thế giới hiện nay:
- Từ 1945 đến 1991, thế giới chịu sự chi phối của trật từ thế giới hai cực
I-an-ta
- Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Từ 1991 đến nay, trật tự thế
giới mới đang hình thành thế giới đa cực, nhiều trung tâm.

- Dưới tác động CM-KHKT các nước có chiến lược phát triển lấy kinh
tế làm trọng tâm.
- Nhiều khu vực vẫn xảy ra xung đột quận sự, nội chiến giữa các phe
phái
* Hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách
thức đối với các dân tộc
+ Thời cơ: Vì nó mở ra những quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các dân
tộc hội nhập, tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ, đầu tư nước nước
ngoài, canh tranh, vị thế quốc tế được nâng cao.

+ Thách thức: Vì nếu không theo kịp sự phát triển của thời đại sẽ bị tụt
hậu hoặc dễ bị hoà đồng, hoà tan khi hoà nhập. Phải bình đẳng, phải đối
đầu với canh tranh

Câu 5.
* Thành tựu
- Một là: Trong lĩnh vực khoa học cơ bản:….
- Hai là: Những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới, …….
- Ba là: con người đã tìm ra những nguồn năng lượng mới ….
- Bốn là: sáng chế các vật liệu mới. ….
- Năm là: cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp ….
Sáu là: + Những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc, trong
lĩnh vực chinh phục vũ trụ.
* Tác động
- Tích cực:
+ Cách mạng khoa học-kĩ thuật đó mang lại những tiến bộ phi
thường, những thành tựu kỳ diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của con người.
+ Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa
từng thấy về năng xuất lao động.
+ Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư
lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong
các ngành dịch vụ tăng dần.
+ Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau
thời kỳ công nghiệp hoá, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hoá
làm cơ sở.
+ Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ
thuật...ngày càng quốc tế hoỏ cao.
- Tiêu cực:
+ Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức
tàn phá và huỷ diệt sự sống.
+ Nạn ô nhiễm môi trường: ô nhiễm khí quyển, đại dương,
sông hồ...
+ Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao
thông gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội...

You might also like