You are on page 1of 2

BÀI TẬP DỰ ÁN LỚP 12

Họ và tên: Vũ Đức Anh


Lớp 12 Anh

Câu 1: Toàn cầu hóa là gì? Nêu biểu hiện của toàn cầu hóa. Việt Nam cần làm gì để thích
ứng trước xu thế toàn cầu hóa? (4,0 điểm)

Câu 2: Vì sao nói thời cơ trong cách mạng tháng Tám là cơ hội “ngàn năm có một” để nhân
dân Việt Nam giành chính quyền? Theo em mỗi học sinh cần làm gì để có thể tận dụng
được những cơ hội thuận lợi mà cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tạo ra cho mỗi quốc
gia, dân tộc? (6,0 điểm)

Trả lời :

Câu 1:

- Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác
động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc
trên thế giới.

- Biểu hiện của toàn cầu hóa:


+ Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mai quốc tế.
+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
+ Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

- Để thích ứng với xu hướng toàn cầu hóa hiện tại, Việt Nam cần :
+ Hiểu rõ toàn cầu hóa là một thời cơ lịch sử, to lớn đối với các nước đang phát triển
như Việt Nam, đồng thời tạo ra những thách thức to lớn.
+ Đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát huy tinh thần chủ động trong hội
nhập quốc tế, đồng thời bảo đảm độc lập tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa, dân tộc (“Hòa nhập nhưng
không hòa tan”) và bảo vệ môi trường.
+ Thực hiện tốt các chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác, phát triển
và đa dạng hóa quan hệ với các nước khác.
+ Chú trọng đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học-
công nghệ, giáo dục-đào tạo và các lĩnh vực quan trọng khác.
Câu 2:

- Thời cơ trong cách mạng tháng Tám (8-1945) là cơ hội “ngàn năm có một” để nhân
dân Việt Nam vùng dậy giành chính quyền vì:

 Về những nguyên nhân chủ quan:


+ Đến tháng 8-1945, Đảng ta đã có những sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối đấu
tranh, cách mạng đúng đắn dựa trên cơ sở lí luận Mác-Lênin trong suốt 15 năm.
+ Toàn Đảng, toàn dân ta đều kiên quyết, nhất trí, đồng lòng, không sợ hi sinh,
gian khổ, quyết tâm giành độc lập, tự do.
+ Các lực lượng vũ trang, chính trị, căn cứ địa cách mạng đều được dàn xếp,
chuẩn bị chu đáo.

 Về những nguyên nhân khách quan:


+ Hoàn cảnh : Ở giai đoạn kết thúc của CTTG2, quân Đồng minh đã tiến công
mạnh mẽ vào quân đội Nhật Bản ở Châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời Nhật
Bản phải hứng chịu hai quả bom nguyên tử của Mĩ vào 9-8-1945. Vào ngày 15-8-
1945, Nhật Bản đã tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Quân Nhật ở
Đông Dương suy yếu, rệu rã. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang.

=> Thời cơ “ngàn năm có một” cho nhân dân ta tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa.

+ Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến
chống phát xít, nhất là trước phát xít Đức và Nhật Bản đã cổ vũ tinh thần, củng cố
niềm tin cho nhân dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Để có thể tận dụng được những cơ hội thuận lợi mà cuộc cách mạng khoa học – công
nghệ tạo ra cho mỗi quốc gia, mỗi học sinh cần:
+ Tích cực học hỏi, rèn luyện, nâng cao trình độ, kiến thức, hiểu biết sâu rộng để dễ
dàng đón nhận, tiếp nhận các thành tựu quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học –
công nghệ, góp phần phát triển xã hội, đất nước.

+ Khi thời cơ đến, cần khôn ngoan, kịp thời nắm bắt thời cơ, tránh việc bỏ lỡ cơ hội
và tụt hậu so với các quốc gia phát triển trong lĩnh vực khoa học-công nghệ.

You might also like