You are on page 1of 1

Phương hướng 1: Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức đi hội nhập kinh tế, quốc tế mang

lại:
Thực chất là sự nhận thức quy luật vận động khách quan của lịch sử xã hội.
 Nhận thức được rằng: Hội nhập quốc tế là một thực tiễn khách quan, xu thế khách quan của
thời đại và không một quốc gia nào trên thế giới có thể quay lưng với hội nhập.
Ví dụ: Giai thoại cây đèn treo ngược cho thấy thời Nguyễn rất lạc hậu, chính sách bế quan tỏa cảng
của họ đã làm cho Quốc lực hao mòn, không bắt kịp sự phát triển công nghệ kĩ thuật thời đại, nhất là
khi thực dân Pháp trở lại vào những năm 1847,1848.
 Thấy rõ những mặt tích cực và tiêu cực của hội nhập kinh tế vì tác động của nó là đa chiều,
đa phương diện
1. Phải coi mặt thuận lợi, tích cực là cơ bản:
Đó là những tác động thúc đẩy của hội nhập kinh tế quốc tế tăng rưởng, tái cơ cấu kinh tế, tiếp cận
khoa học công nghệ, mở rộng thị trường...

Ví dụ: Chính sách ngoại giao của Việt Nam là chủ động, tích cực, hội nhập quốc tế đạt rất
nhiều thành công , đặc biệt với đường lối ngoại giao cây tre, Việt Nam trở thành một bộ phận
của nền kinh tế toàn cầu, với tổng kiêm ngạch xuất khẩu đạt gần 355,5 tỉ USD (2023).

2. đồng thời cũng phải thấy rõ những tác động mặt trái của hội nhập kinh tế:
những biến động khó lường trên thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường hàng hóa quốc tế và cả những
thách thức về chính trị, an ninh, văn hóa. Từ đó giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội
nhập quốc tế; thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả vì lợi ích quốc gia -
dân tộc.
3. Chủ thể tham gia hội nhập:
Nhà nước đi đầu, định hướng chiến lược, chủ trương lớn của Đảng, sự kế thừa, vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin tham gia sân chơi ở khu vực và toàn cầu. Doanh nghiệp và đội ngũ
doanh nhân sẽ là lực lượng nòng cốt, người dân sẽ được đặt vào vị trí trung tâm, do đó, hội nhập kinh
tế quốc tế phải được coi là sự nghiệp của toàn dân; doanh nhân, doanh nghiệp, đội ngũ trí thức.

You might also like