You are on page 1of 5

I.

Toàn cầu hóa và mối quan hệ với khu vực hóa

1.1. Toàn cầu hóa là gì? (what’s globalization?)

Toàn cầu hoá là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên kết trong quan
hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống xã hội (từ kinh
tế, chính trị, an ninh, văn hoá đến môi trường, v.v…) giữa các quốc gia, làm nổi bật
hàng loạt biến đổi có quan hệ lẫn nhau mà từ đó chúng có thể phát sinh một loạt điều
kiện mới.

1.2.Nó bắt đầu khi nào? (when did it begin?)

Toàn cầu hóa đã bắt đầu từ thế kỷ thứ XV, sau khi có những cuộc thám hiểm
hàng hải quy mô lớn.

Thời kỳ bắt đầu dùng vàng làm tiêu chuẩn của hệ thống tiền tệ (bản vị vàng)
và tự do hóa trong thế kỷ XIX là thời kỳ đầu của toàn cầu hóa.

1.3. Nguyên nhân dẫn đến việc toàn cầu hóa

 Sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu. Bất kì quốc gia nào nếu
không chịu liên kết, học hỏi thì sự thụt lùi lại phía sau là điều tất yếu. Toàn cầu
hóa diễn ra tại mỗi quốc gia, dân tộc xuất phát từ chính nhu cầu phát triển rộng
rãi, mang tính quốc tế của họ.

 Liên kết kinh tế thế giới ngày càng mở rộng: với sự xuất hiện nhiều tổ chức
liên kế kinh tế, tài chính trong khu vực và cả thế giới.

 Các công ty đa quốc gia xuất hiện nhiều và ngày càng phát triển. Chúng tác
động to lớn tới tình hình kinh tế tại nước đó. Đặc biệt, là sự hợp nhất các công
ty thành các tập đoàn lớn càng khẳng định tầm quan trọng của nó với nền kinh
tế đất nước.

 Những hệ quả mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ, kĩ thuật và giao thông
vận tải làm thay đổi bộ mặt của xã hội, tác động mạnh đến tâm lý người dân và
sự thâm nhập ngày một sâu của công nghệ trong đời sống con người.
 Các vấn đề mang tính toàn cầu như thiên tai. bệnh dịch, ô nhiễm môi trường…
cần sự liên kết giữa các quốc gia, khu vực mới giải quyết tốt được.

What are some examples of globalization? Một số ví dụ về toàn cầu hóa?

- Kinh tế: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF :Ví dụ, một quốc gia có thể tự do điều
chỉnh tỷ giá hối đoái của mình lên đến 10% theo cả hai hướng. Tuy
nhiên, những thay đổi lớn hơn cần có sự cho phép của IMF.
Ngân hàng thế giới : Chúng ta đã là thành viên của Ngân hàng Thế giới
(WB)

- Văn hóa: Ngày lễ Valentine trước kia phổ biến tại Bắc Mỹ và Châu Âu
nhưng ngày nay đã phổ biến gần như ở mọi quốc gia.
- Chính trị: Sự thành lập và tồn tại của Liên Hợp Quốc được gọi là một
trong những ví dụ kinh điển của toàn cầu hóa chính trị.

II. Đặc điểm, vai trò của toàn cầu hóa:

đặc điểm:

Toàn cầu hóa là sự kết nối về nhiều mặt (chính trị – kinh tế – xã hội- văn hóa) giữa
các quốc gia. Ta sẽ phân tích cụ thể từng khía cạnh:

- Kinh tế: cho phép các tập đoàn kinh tế lợi thế của mình để hợp tác phát triển trên các
quốc gia khác. Từ đó hạn chế được chi phí sản xuất, nhân công lao động , nguồn nhiên
liệu, khách hàng…

- Xã hội: liên kết dân cư giữa các vùng kinh tế khác nhau

- Chính trị: tạo ra nhiều tổ chức chính trị lớn hợp pháp bảo vệ quyền lợi cho các đơn vị
đầu tư và được vị được đầu tư.
- Pháp lý: thay đổi cách thức luật pháp quốc tế được tạo ra và thực thi

- Văn hóa: tạo ra sự giao lưu văn hóa, nghệ thuật, xu hướng nghệ thuật, cảm thụ nghệ
thuật của thế giới…
Vai trò của toàn cầu hóa

 Phát huy tối đa thế mạnh của các quốc gia khi liên kết với với những quốc gia khác
trên thế giới. Từ đó tìm ra điểm chung để phát triển đất nước.

 Mở rộng thị trường cạnh tranh thương mại của giới đầu tư

 Giải quyết vấn đề việc làm giữa các quốc gia. Những quốc gia thừa nhân lực lao động
sẽ có thêm công việc để làm và tăng mức thu nhập.

 Đời sống nhân dân được cải thiện ngày một tốt hơn

 Xây dựng văn hóa công đồng theo hướng tích cực mỗi ngày

 Tiết kiệm tài nguyên môi trường, sử dụng đúng lúc, đúng thời điểm và khai thác triệt
để các nguồn tài nguyên tránh lãng phí. Hơn nữa, tận dựng được các nguồn tài nguyên
vào nhiều mục đích khác nhau.

 Có thêm nhiều ngành nghề mới


3. Tác động của toàn cầu hóa

 Toàn cầu hóa kinh tế là khía cạnh quan trọng nhất của toàn cầu hóa; nó tác động sâu
sắc đến lĩnh vực chính trị. Những thay đổi về chính trị lại tác động về kinh tế và văn
hóa.

Và toàn cầu hoá có hai mặt tích cực và tiêu cực, thuận lợi và khó khăn, thời cơ và
thách thức.

3.1. Thuận lợi: Tham gia toàn cầu hoá chúng ta sẽ tranh thủ: vốn, công nghệ, thị
trường, kinh nghiệm quản lý. Đồng thời phát huy lợi thế của ta, thế mạnh của
ta.
3.2. Khó khăn: Toàn cầu hoá hiện nay do các nước tư bản chi phối – đây là cuộc
chơi không cân sức giữa các nước giàu và các nước nghèo, các nước giàu tìm
cách ép các nước nghèo.
3.3. Cơ hội: Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị
bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.
⁻ Đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển
kinh tế – xã hội.
⁻ Chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và
quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.
3.4. Thách thức: Bị áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm
hàng hoá.
⁻ Cần có vốn và có nguồn nhân lực kĩ thuật cao và làm chủ được các ngành kinh
tế mũi nhọn.
⁻ Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối
với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhận loại được xây dựng hàng chục
thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.
⁻ Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy
thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia.
⁻ Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy
thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia.

IV. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế

Xu thế toàn cầu hóa ở Việt Nam và thế giới hiện nay diễn ra theo 5 điểm như
sau:

Thương mại phát triển

 Thương mại có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao hơn so với tốc độ tăng
trưởng kinh tế

 Tổ chức Thương mại toàn cầu WTO được hình thành.

Đầu tư nước ngoài tăng nhanh


 Tổng giá trị đầu tư tăng nhanh cùng với đó là sự đầu tư ngày càng mở
rộng hơn vào lĩnh vực dịch vụ

Thị trường tài chính mở rộng

 Mạng lưới liên kết tài chính được hình thành

 Vai trò then chốt của các tổ chức tài chính toàn cầu như WB, IMF…

Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng

 Các công ty này hoạt động ở rất nhiều quốc gia và nắm giữ một khối
lượng tài sản lớn.

 Đối với quốc gia đó và cả thế giới, các công ty này có khả năng chi phối
và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.

You might also like