You are on page 1of 11

y67

Hưng Yên 2022


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Qúa trình toàn cầu hóa trên thế giới hiện nay ” là một
công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn: -Vũ
Thị La .Ngoài ra không có bất cứ sự sao chép của người khác. Đề tài, nội dung
báo cáo thực tập là sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học
tập tại trường ond. Các số liệu, kết quả trình bày trong báo cáo là hoàn toàn
trung thực, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà
trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra.
Phần 1: Mở đầu.
1.1 Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu:
Nhận thức được rõ toàn cầu hóa như 1 tất yếu khách quan, bởi đọng lực
bên trong nó là sự phát triển của lực lượng sản xuất mà lực lượng sản xuất thì
không ngừng phát triển và càng về sau thì càng phát triển nhanh hơn, mạnh
hơn. Do các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ dịch chuyển
tự do từ nước này sang nước khác nên sự phân công lao động ngày càng sâu
sắc và diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, hình thành nên các chuỗi giá trị toàn
cầu. Từ thực tế này, một loạt vấn đề mới đặt ra trong chính sách thương mại
và đầu tư. Trong đó có đối sạch của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trước xu thế
của thời đại, hoặc tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa hay đứng ngoài tiến
trình ấy. Tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, tiến cùng thời đại tuy thách
thức là rất lớn, nhưng cơ hội cũng rất nhiều. Không tham gia vào tiến trình ấy,
trở thành người ngoài cuộc sẽ bị phân biệt đối xử trong tiếp cận thị trường về
hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, sẽ rất khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là trong bối cảnh thế
giới đang diễn ra cuộc cách mạng kĩ thuật- công nghệ lần thứ 3; và từ đó, dẫn
đến làn sóng dịch chuyển cơ cấu kinh tế lần thứ 3. Mà sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở mỗi nước sẽ dẫn dến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các nước.
Điều quan trọng nữa là quốc gia nào không tham gia vào tiến trình này, quốc
gia đó không có địa vị bình đẳng trong việc bàn thảo và xây dựng định chế
của nền thương mại thế giới, không có điều kiện để đấu tranh bảo vệ quyền
lợi của mình.
1.2 Mục tiêu của chuyên đề nghiên cứu:
1.2.1 Về kiến thức:
-Biết được khái niệm, biểu hiện và hệ quả của toàn cầu hóa.
-Hiểu được toàn cầu hóa là xu thế khách quan không thể đảo ngược của
nền kinh tế- xã hội của thế giới hiện nay.
-Phân tích được cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
1.2.2 Về kỹ năng:
-Có khả năng tìm kiếm tư liệu, thu thập và xử lý thông tin, viết báo cáo
ngắn gọn về toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thới giới hiện nay.
-Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu
vực.
-Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường
quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực và thế giới.
-Phát huy tích cực học tập, có khả năng làm việc cá nhân và tập thể.
1.2.3 Về thái độ:
-Nhận thức được tầm quan trọng của công cuộc hội nhập thế giới và khu
vực là tất yếu ở nước ta hiện nay.
-Nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong xu thế toàn cầu hóa. Có
tinh thần đoàn kết, hữu nghị và học hỏi với bạn bè quốc tế. Mỗi sinh viên tự
tìm ra cơ hội và định hướng nghề nghiệp của bản thân trong xu thế toàn cầu
hóa.
1.2.4 Các năng lực hình thành:
-Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác giao tiếp sử dụng công
nghệ thông tin trong học tập.
-Năng lực của lịch sử và địa lí.
-Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: Tư duy xâu chuỗi các nội dung sự kiện
lịch sử; phân tích, đánh giá, nhận xét liên hệ thực tieexncasc nội dung kiến
thức; sử dụng số liệu thống kê, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh.
1.3 Đối tượng của chuyên đề nghiên cứu:
Phần 2: Quá trình toàn cầu hóa trên thế giới hiện nay
2.1 Khái quát chung về toàn cầu hóa:
2.1.1 Toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hóa chính là sự kết nối nền kinh tế trên khắp thế giới về các mảng như:
thương mại, đầu tư, lao động, ngân hàng, dịch vụ, con người… Nói như vậy có
lẽ vẫn khó hiểu và chưa thực sự rõ ràng về ván đề này. Các bạn có thể toàn cầu
hóa là việc chính phủ của một nước nào đó cho phép công dân của nước mình
được làm việc xuyên biên giới. Chỉ cần công dân đó đảm bảo thực hiện đúng
theo quy định mà các chính phủ các nước đã đề ra.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng có rất nhiều cách hiểu khác nhau vì khái niệm này
tương đối lớn. Ở mỗi một giai đoạn và thời kì chúng lại có sự chuyển dịch thay
đổi để phù hợp với tình hình chung của thế giới. Do đó ta nên hiểu chung toàn
cầu hóa là sự kết nối giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Theo các chuyên gia nghiên cứu kinh tế cho biết trước kia khi Liên Xô và phe
đối lập vẫn đang căng thẳng thì chưa hình thành sự kết nối xuyên quốc gia. Kể
từ khi chiến tranh lạnh kết thúc việc kết nối giữa các quốc gia mới bắt đầu được
xây dựng và đẩy mạnh.
2.1.2 Đặc điểm của toàn cầu hóa:

Kinh tế: cho phép các tập đoàn kinh tế lợi thế của mình để hợp tác phát triển trên
các quốc gia khác. Từ đó hạn chế được chi phí sản xuất, nhân công lao động ,
nguồn nhiên liệu, khách hàng…
Xã hội: liên kết dân cư giữa các vùng kinh tế khác nhau
Chính trị: tạo ra nhiều tổ chức chính trị lớn hợp pháp bảo vệ quyền lợi cho các
đơn vị đầu tư và được vị được đầu tư.
Pháp lý: thay đổi cách thức luật pháp quốc tế được tạo ra và thực thi
Văn hóa: tạo ra sự giao lưu văn hóa, nghệ thuật, xu hướng nghệ thuật, cảm thụ
nghệ thuật của thế giới…
2.1.3 Biểu hiện của toàn cầu hóa:
Có thể nhận biết toàn cầu hoá thông qua một số xu hướng, hầu hết các xu hướng
đó bắt đầu từ Chiến tran thế giới lần thứ hai. Trong số đó có lưu thông quốc tế
ngày càng tăng đối với hàng hoá, tiền tệ, thông tin và người; cùng với việc phát
triển các công nghệ, tổ chức, hệ thống luật lệ và cơ sở hạ tầng cho việc lưu
thông này. Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh sự tồn tại của một số
xu hướng.
-Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế
giới

-Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

-Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ
như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại

-Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hoá
phẩm như phim ảnh hay sách báo.

-Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn
đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí
hậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức sống ở các nước nghèo.

-Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu hướng
hướng đến đa dạng văn hoá, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoá thông
qua sự đồng hoá, lai tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá của văn hoá.

-Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các hiệp
ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC

-Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế

-Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép

-Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu

-Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế

-Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia

-Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF chuyên xử lý


các giao dịch quốc tế

-Gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d. luật bản quyền
Các rào cản đối với thương mại quốc tế đã giảm bớt tương đối kể từ Chiến tranh
thế giới lần thứ hai thông qua các hiệp ước như Hiệp ước chung về thuế quan và
mậu dịch (GATT). Các đề xuất của GATT cũng như WTO bao gồm:
-Thúc đẩy thương mại tự do

+Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các khu mậu dịch
tự do với thuế quan thấp hoặc không có

+Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản

+Giảm, bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương

-Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ

+Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia (nói chung là thắt chặt hơn)

+Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước (v.d. bằng sáng chế do Việt
Nam cấp có thể được Mỹ thừa nhận)
Có khá nhiều thảo luận mang tính học thuật nghiêm túc quanh việc xem toàn
cầu hoá là một hiện tượng có thật hay chỉ là một sự đồn đại. Mặc dù thuật ngữ
này đã trở nên phổ biến, nhiều học giả lý luận rằng các tính chất của hiện tượng
này đã từng được thấy ở một thời điểm trước đó trong lịch sử. Tuy vậy, nhiều
người cho rằng những dấu hiệu làm người ta tin là đang có tiến trình toàn cầu
hoá, bao gồm việc gia tăng thương mại quốc tế và vai trò ngày càng lớn của các
tập đoàn gia quốc gia, thực sự không rõ ràng như ta tưởng. Do vậy, nhiều học
giả thích dùng thuật ngữ "quốc tế hoá" hơn là "toàn cầu hoá". Để cho đơn giản,
vai trò của nhà nước và tầm quan trọng của các quốc gia lớn hơn nhiều trong
khái niệm quốc tế hoá, trong khi toàn cầu hoá lại loại trừ vai trò các nhà nước
quốc gia theo bản chất thực sự của nó. Chính vì vậy, các học giả này xem biên
giới quốc gia, trong một nghĩa rộng, còn lâu mới mất đi, do vậy tiến trình toàn
cầu hoá căn bản này vẫn chưa thể xảy ra, và có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra vì dựa
trên lịch sử thế giới người ta thấy rằng quốc tế hoá sẽ không bao giờ biến thành
toàn cầu hoá — chẳng hạn như trường hợp Liên hiệp châu Âu và NAFTA hiện
tại.
2.1.4 Tác động của toàn cầu hóa:
Khía cạnh kinh tế
Các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực (xem ảnh hưởng về khía cạnh chính
trị phía dưới), quyền lực này sẽ chuyển về tay các tổ chức đa
phương như WTO. Các tổ chức này sẽ mở rộng việc tự do đối với các giao dịch
thương mại, và thông qua các hiệp ước đa phương hạ thấp hoặc nâng cao hàng
rào thuế quan để điều chỉnh thương mại quốc tế. Mặt tích cực của thương mại tự
do là nó cho phép các nước đang phát triển tiếp cận với thị trường thế giới do đó
phát triển nền sản xuất của họ đến một quy mô vượt quá nhu cầu của thị trường
nội địa. Đồng thời thông qua việc nhập khẩu hàng hóa, công nghệ từ các nước
phát triển trình độ kỹ thuật của các nước đang phát triển tăng lên. Tuy nhiên tự
do thương mại cũng có những mặt trái của nó như các nước phát triển với trình
độ khoa học kỹ thuật cao có thể độc quyền sản xuất ra những mặt hàng công
nghệ cao như phần mềm, thiết bị điện tử, thuốc chữa bệnh do đó có thể bán với
giá cao để thu được lợi nhuận lợi nhuận siêu ngạch do độc quyền kỹ thuật mang
lại trong khi các nước đang phát triển sản xuất các loại hàng hóa đơn giản, ít
hàm lượng chất xám lại phải cạnh tranh với nhau do đó bán với giá rẻ, thu được
tỷ suất lợi nhuận rất thấp. Các nước đang phát triển không thể sử dụng hàng rào
thuế quan để bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ của mình trước sự tấn công
của các công ty đa quốc gia từ các nước phát triển.
Toàn cầu hóa cũng làm cho sự di chuyển lao động giữa các quốc gia diễn ra
nhiều và dễ dàng hơn, kéo theo hiện tượng lao động có trình độ cao di chuyển
khỏi các nước đang phát triển đến các nước phát triển. Hiện tượng này góp phần
gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển,
giữa từng khu vực riêng biệt trong một đất nước.
Toàn cầu hóa còn làm tăng mức độ tự do hóa tài chính của các quốc gia. Mặt
tích cực là các quốc gia đang phát triển dễ dàng nhận được vốn đầu tư hơn từ
các nước phát triển để phát triển kinh tế. Mặt trái của tự do hóa tài chính là các
nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu cơ trên thị trường tài chính của các quốc
gia đang phát triển để kiếm lời sau đó rút vốn ra khỏi các quốc gia này khiến nền
tài chính của các quốc gia này suy yếu do thất thoát ngoại tệ dẫn đến khủng
hoảng tài chính. Tự do hóa tài chính cũng có thể khiến lãi suất ngân hàng tăng
cao ảnh hưởng xấu đến đầu tư sản xuất làm một quốc gia tăng trưởng chậm lại.
Khía cạnh văn hoá, xã hội và ngôn ngữ
Toàn cầu hoá sẽ tạo ra những hiệu quả trái ngược ở mức độ cá nhân hay dân tộc,
mà kết cục thế nào đến nay cũng vẫn chưa ngã ngũ. Toàn cầu hoá sẽ tạo ra:
-Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn
hoá và văn minh khác nhau. Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về
thế giới và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các
nguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ
dàng hơn với giáo dục và văn hoá;

-Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng
chảy thương mại và văn hoá mạnh. Trên thực tế, thông tin tạo ra
chính kiến và vì thế một vài tập đoàn truyền thông lớn, chủ yếu là
phương Tây có thể tạo ra (và làm giả) thông tin đưa đến dân chúng. Sự
độc quyền trong lĩnh vực văn hoá và thông tin này được xem như một
sự " Mỹ hoá " thế giới.
Mỗi người nhìn toàn cầu hoá theo một kiểu khác nhau. Có hai xu hướng chính:

-nỗ lực che giấu những khác biệt về bản sắc, thay vì để lộ ra.

-cảm giác toàn cầu hoá sẽ mang lại sự tự do cá nhân, ngay cả khi điều
đó đi cùng với một sự đồng nhất hoá toàn cầu một cách tương đối.
Ở góc độ ngôn ngữ, chúng ta thấy khuynh hướng rõ ràng hướng tới đồng nhất
hoá việc dùng "tiếng Anh toàn cầu" ("globish", viết tắt của global English), một
thứ tiếng Anh nghèo nàn do những người không phải là người Anglo-
Saxon dùng khi họ ở nước ngoài.
Sự phổ cập của tiếng Anh toàn cầu gắn với việc mất đi quyền lực chính trị ở cấp
độ thế giới: thay vì một chính sách văn hoá quốc tế có sự phối hợp để có thể dẫn
đến việc chọn một thứ tiếng có quy luật rõ ràng và ngữ âm học rõ ràng, phần lớn
các nước đều chọn dạy tiếng Anh cho giới trẻ dựa trên lựa chọn của các nước
khác! Do sự bắt chước một cách máy móc và sự trơ ì chính trị, tiếng Anh đã trở
thành một ngôn ngữ của thế giới và được gọi là "tiếng Anh toàn cầu" ("globish")
vì các yếu tố cơ bản của tiếng Anh Oxford đã bị biến dạng về phát âm, ngữ
pháp, từ vựng. Đối với một số những người nói tiếng Anh, "tiếng Anh toàn cầu"
là kết quả của chủ nghĩa đế quốc về ngôn ngữ của nước họ. Vấn đề là liệu có thể
dễ dàng cho rằng các nỗ lực hướng đến việc dạy tiếng Anh thay vì giảng dạy các
thứ tiếng khác sẽ làm giảm chất lượng của các ngôn ngữ khác hay không
(như tiếng Pháp lai Anh - franglais).
Khía cạnh chính trị
Toàn cầu hóa làm cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn. Marx nhận xét "Với sự
phát triển của giai cấp tư sản, tự do buôn bán, thị trường thế giới, sự đồng đều
của sản xuất công nghiệp và những điều kiện sinh hoạt thích ứng với nền sản
xuất ấy thì những sự cách biệt dân tộc và những sự đối lập giữa nhân dân các
nước cũng ngày càng mất đi.[2]".
Toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân trên
thế giới và cũng như các cơ hội cho từng người. Tuy nhiên nó đặt ra vấn đề là
phải tìm ra một giải pháp thay thế cho hệ thống chính trị và hiến pháp hiện tại
dựa trên khái niệm nhà nước-quốc gia. Các thực thể này đã từng gây ra những
tác động tiêu cực trong suốt lịch sử do tính chất can thiệp mạnh bạo của nó. Ảnh
hưởng của chúng giảm dần do sự toàn cầu hoá, và không còn đủ tầm xử lý nhiều
thách thức mang tính toàn cầu ngày nay.
Từ đó nảy sinh thách thức cần thiết lập một toàn cầu hoá dân chủ thể chế nào
đó. Kiểu toàn cầu hoá này dựa trên khái niệm "công dân thế giới", bằng cách
kêu gọi mọi người sống trên hành tinh này tham gia vào quá trình quyết định
những việc liên quan đến họ, mà không thông qua một bức màn "quốc tế".
Các tổ chức phi chính phủ muốn thay vào khoảng trống này, tuy nhiên họ thiếu
tính hợp pháp và thường thể hiện các tư tưởng đảng phái quá nhiều để có thể đại
diện tất cả công dân trên thế giới.

2.1.4 Mặt tích cực của toàn cầu hóa:


Việc đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa hiện đại hóa cho phép các quốc gia có cơ
hội phát triển đất nước và con người. Từ đó tạo ra những giá trị cuộc sống mới.
Thay đổi đời sống nhận thức cũng như tưởng tượng của công dân nước mình
theo chiều hướng hiện đại.
Toàn cầu hóa mang đến sự công bằng trong cạnh tranh xã hội, đời sống con
người ngày càng được cải thiện rõ rệt. Quyền sống và quyền con người được ưu
tiên hàng đầu.
Các sáng kiến mới cho đời sống xã hội và kinh tế được mở rộng. Tạo môi
trường phát triển cho tri thức nhân loại. Là sự kết nối bền vững từ bên trong mỗi
công dân chưa không đơn thuần là những vỏ bọc bên ngoài.
2.1.5 Vai trò của toàn cầu hóa:

-Phát huy tối đa thế mạnh của các quốc gia khi liên kết với với những quốc gia
khác trên thế giới. Từ đó tìm ra điểm chung để phát triển đất nước.
-Mở rộng thị trường cạnh tranh thương mại của giới đầu tư
-Giải quyết vấn đề việc làm giữa các quốc gia. Những quốc gia thừa nhân lực
lao động sẽ có thêm công việc để làm và tăng mức thu nhập.
-Đời sống nhân dân được cải thiện ngày một tốt hơn
-Xây dựng văn hóa công đồng theo hướng tích cực mỗi ngày
-Tiết kiệm tài nguyên môi trường, sử dụng đúng lúc, đúng thời điểm và khai
thác triệt để các nguồn tài nguyên tránh lãng phí. Hơn nữa, tận dựng được các
nguồn tài nguyên vào nhiều mục đích khác nhau.
-Có thêm nhiều ngành nghề mới
2.2 Toàn cầu hóa trên thế giới hiện nay:

You might also like