You are on page 1of 4

y67

Hưng Yên 2022


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Qúa trình toàn cầu hóa trên thế giới hiện nay ” là một
công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn: -Vũ
Thị La .Ngoài ra không có bất cứ sự sao chép của người khác. Đề tài, nội dung
báo cáo thực tập là sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học
tập tại trường ond. Các số liệu, kết quả trình bày trong báo cáo là hoàn toàn
trung thực, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà
trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra.
Phần 1: Mở đầu.
1.1 Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu:
Nhận thức được rõ toàn cầu hóa như 1 tất yếu khách quan, bởi đọng lực
bên trong nó là sự phát triển của lực lượng sản xuất mà lực lượng sản xuất thì
không ngừng phát triển và càng về sau thì càng phát triển nhanh hơn, mạnh
hơn. Do các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ dịch chuyển
tự do từ nước này sang nước khác nên sự phân công lao động ngày càng sâu
sắc và diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, hình thành nên các chuỗi giá trị toàn
cầu. Từ thực tế này, một loạt vấn đề mới đặt ra trong chính sách thương mại
và đầu tư. Trong đó có đối sạch của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trước xu thế
của thời đại, hoặc tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa hay đứng ngoài tiến
trình ấy. Tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, tiến cùng thời đại tuy thách
thức là rất lớn, nhưng cơ hội cũng rất nhiều. Không tham gia vào tiến trình ấy,
trở thành người ngoài cuộc sẽ bị phân biệt đối xử trong tiếp cận thị trường về
hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, sẽ rất khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là trong bối cảnh thế
giới đang diễn ra cuộc cách mạng kĩ thuật- công nghệ lần thứ 3; và từ đó, dẫn
đến làn sóng dịch chuyển cơ cấu kinh tế lần thứ 3. Mà sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở mỗi nước sẽ dẫn dến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các nước.
Điều quan trọng nữa là quốc gia nào không tham gia vào tiến trình này, quốc
gia đó không có địa vị bình đẳng trong việc bàn thảo và xây dựng định chế
của nền thương mại thế giới, không có điều kiện để đấu tranh bảo vệ quyền
lợi của mình.
1.2 Mục tiêu của chuyên đề nghiên cứu:
1.2.1 Về kiến thức:
-Biết được khái niệm, biểu hiện và hệ quả của toàn cầu hóa.
-Hiểu được toàn cầu hóa là xu thế khách quan không thể đảo ngược của
nền kinh tế- xã hội của thế giới hiện nay.
-Phân tích được cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
1.2.2 Về kỹ năng:
-Có khả năng tìm kiếm tư liệu, thu thập và xử lý thông tin, viết báo cáo
ngắn gọn về toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thới giới hiện nay.
-Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu
vực.
-Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường
quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực và thế giới.
-Phát huy tích cực học tập, có khả năng làm việc cá nhân và tập thể.
1.2.3 Về thái độ:
-Nhận thức được tầm quan trọng của công cuộc hội nhập thế giới và khu
vực là tất yếu ở nước ta hiện nay.
-Nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong xu thế toàn cầu hóa. Có
tinh thần đoàn kết, hữu nghị và học hỏi với bạn bè quốc tế. Mỗi sinh viên tự
tìm ra cơ hội và định hướng nghề nghiệp của bản thân trong xu thế toàn cầu
hóa.
1.2.4 Các năng lực hình thành:
-Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác giao tiếp sử dụng công
nghệ thông tin trong học tập.
-Năng lực của lịch sử và địa lí.
-Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: Tư duy xâu chuỗi các nội dung sự kiện
lịch sử; phân tích, đánh giá, nhận xét liên hệ thực tieexncasc nội dung kiến
thức; sử dụng số liệu thống kê, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh.
1.3 Đối tượng của chuyên đề nghiên cứu:

You might also like