You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH




BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


ĐỀ TÀI:
Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Vận dụng nguyên
tắc thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vào việc tìm hiểu quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay
LỚP DT01 --- NHÓM 12 --- HK 213
NGÀY NỘP 22/07/2022
Giảng viên hướng dẫn: TS. An Thị Ngọc Trinh
Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số
Võ Thành Quang 2112107
Lê Trung Quốc 2114571
Phạm Minh Sang 2114642
Nguyễn Hoàng Sơn 2112196
Trương Trí Tâm 2110523
Lê Quan Thái 1752493

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................3
1. Tính cấp thiết của quá trính hội nhập kinh tế quốc tế.....................3
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................3
4. Kết cấu đề tài........................................................................................3
II. PHẦN NỘI DUNG......................................................................................4
Chương 1: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI
NHẬN THỨC..................................................................................................4
1.1 Nhận thức, nguyên tắc cơ bản của nhận thức:...................................4
1.1.1 Khái niệm nhận thức:.......................................................................4
1.1.2 Nguyên tắc cơ bản của nhận thức: gồm 4 nhận thức cơ bản............4
1.2 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:........................5
1.2.1. Khái niệm thực tiễn:........................................................................5
1.2.2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:..........................................5
Chương 2. VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỰC TIỄN LÀ TIÊU CHUẨN
CHÂN LÝ VÀO VIỆC TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..........................................................6
2.1 Khái quát về hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam............................6
2.2 Sự cần thiết của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam......6
2.3 Đánh giá thực trạng việc tìm hiểu quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế ở Việt Nam...............................................................................................7
2.3.1 Những hạn chế nhất định trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế ở Việt Nam hiện nay...................................................................8
2.3.2 Những giải pháp khắc phục những hạn chế trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay....................................10
III. KẾT LUẬN.............................................................................................12
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của quá trính hội nhập kinh tế quốc tế
Lý luận thực tiễn đặc biệt là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và vấn đề
cải tạo và phát triển trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện
nay mang về cho đất nước một tầm cao mới và thúc đẩy quá trình phát triển.
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có
nguồn góc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ
giữa con người với con người. Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của
kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị
trường khu vực và quốc tế. Đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình
hội nhập quốc tế. Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát
triển cao của hợp tác quốc tế. Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác
quốc tế khác đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Các quốc gia tham gia quá trình
này cơ bản vì lợi ích cho đất nước, vi sự phồn vinh của dân tộc mình. Mặc
khác, các quốc gia thực hiện hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới
tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng

2. Mục đích nghiên cứu


Cho đến nay, đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế được triển khai trên 3 lĩnh vực
chính gồm: Hội nhập trong lĩnh vực kinh tế (hội nhập kinh tế quốc tế), hội nhập
trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực
văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác. Tuy
nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập
trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế. Chính
vì lí do đề tài này mang rất nhiều điều mới mẻ và có thể sẽ mở ra một tầm cao
mới cho đất nước nên đề tài này chúng em rất thích thú tìm hiểu về thực tiễn là
tiêu chuẩn của chân lí quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam chúng
ta hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp phân tích - tổng hợp.
4. Kết cấu đề tài
- Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương,
12 tiểu tiết. ở chương 1 chúng em tìm hiểu về thực tiễn và vai trò của thực
tiễn đối với nhận thức, tiếp đến chương 2 chúng em vận dụng sau khi tham
khảo các tài liệu tìm hiểu về thực tiễn là chân lý của quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam
II. PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN
THỨC
1.1 Nhận thức, nguyên tắc cơ bản của nhận thức:
1.1.1 Khái niệm nhận thức:
- Là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc
con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan.

1.1.2 Nguyên tắc cơ bản của nhận thức: gồm 4 nhận thức cơ bản
 Một là, thừa nhận thế giới duy vật tồn tại khách quan, ở ngoài con người, độc lập
đối với cảm giác, tư duy và ý thức con người - Hiện thực khách quan là đối tượng
của nhận thức.
 Hai là, thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con gười. Về nguyên tắc không
có cái gì là không thể biết. Dứt khoát là không có và không thể có đồi tượng nào
mà con người không thể biết được, chỉ có những cái hiện nay con người chưa biết,
nhưng trong tương lai dưới sự phát triển của khoa học và thực tiễn, con người sẽ
biết được. Với khẳng định trên đây, lý luận nhận thức macxít khẳng định sức mạnh
cua con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.
 Ba là, là một quá trình biện chứng, tích cực, sáng tạo. Quá trình nhận thức diễn ra
theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu
tượng đến thực tiễn. Đó cũng là quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất,
từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.
 Bốn là, cơ sở chủ yêu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn. Thực tiễn còn là
mục đích của nhân tức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức. Nhận thức
là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng, năng động sáng tạo thế giới
khách quan trên cơ sơ lịch sử - xã hội.
1.2 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
1.2.1. Khái niệm thực tiễn:
- Là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người
nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

- 3 hình thức cơ bản của thực tiễn: hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động chính trị xã
hội và thực nghiệm khoa học.

1.2.2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
 Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức.
 Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
 Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Chương 2. VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỰC TIỄN LÀ TIÊU CHUẨN CHÂN
LÝ VÀO VIỆC TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Khái quát về hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
- Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình giao lưu hợp tác, gắn liền nền kinh tế quốc
gia này với quốc gia khác hoặc tổ chức kinh tế khu vực hội nhập với toàn cầu.
- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam:
 Đầu tiên, Việt Nam phải nối lại quan hệ với những nước lớn như Trung
Quốc, Hoa Kỳ. Vào 7/2000, Việt Nam ký hiệp định Thương mại Việt
Nam-Hoa Kỳ. Năm 1991, chính phủ Australia bãi bỏ lệnh cấm vận buôn
bán với Việt Nam. Năm 1992, Việt Nam-Hàn Quốc thiết lập quan hệ
ngoại giao cấp đại sứ và Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam.
 Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN và đã
tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
 Tháng 3 năm 1996, Việt Nam là thành viên sáng lập Diễn đàn hợp tác Á-
Âu (ASEM).
 Cuối năm 1998 Việt Nam được công nhận chính thức là thành viên của
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
 Ngày 11/1/2007 sau 11 năm đàm phán thì Việt Nam đã chính thức trở
thành thành viên của WTO..
 Tháng 10/2015 Việt Nam hoàn tất đàm phán để ký kết Hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình Dương vào tháng 02/2016.

2.2 Sự cần thiết của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
- Thứ nhất, trong lịch sử thế giới đã xảy ra các quộc khủng hoảng lớn, sâu rộng
hơn cả là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997, kinh tế các nước phát
triển không đều và ngày càng suy thoái.
- Thứ hai, trên thế giới hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ - một
trong những điều kiện để góp phần cho nền kinh tế của quốc gia đi lên trên thế
giới đang phát triển không ngừng.
- Thứ ba, ngày nay các nền kinh tế của các quốc gia gắn bó hữu cơ và tùy thuộc
vào nhau cho nên xu thế toàn cầu hóa kinh tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ cũng
như ành hưởng đến cuộc sống tất cả dân tộc trên thế giới..
- Thứ tư, Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung cũng đều đang
đứng trước các vấn nạn toàn cầu liên quan đến kinh tế mà không một quốc gia
riêng lẻ có thể tự giải quyết được.

2.3 Đánh giá thực trạng việc tìm hiểu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt
Nam
2.3.1 Những kết quả đạt được trong việc tìm hiểu quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế ở Việt Nam

- Mặc dù hệ thống chính trị đi theo con đường chủ nghĩa tuy nhiên hoạt động
kinh tế với chính sách hợp lý, mềm dẻo. Nhờ đó chúng ta đã đạt được nhiều
thành tựu:
 Thứ nhất, đẩy lùi được sự cô lập và cấm vận của các nước đế quốc.
 Thứ hai, không đi theo lối mòn của Liên Xô cũng như thoát ra khỏi sự
suy thoái của nền kinh tế khu vực để nền kinh tế nước ta vẫn còn duy trì
và không ngừng phát triển đến ngày nay.
 Thứ ba, trong gần 20 năm đổi mới thì nền tăng trưởng kinh tế nước ta
tăng trường khá nhanh và toàn diện, năm sau cao hơn năm trước như
mức tăng GDP năm 2002; 2003; 2004 lần lượt là 7,0%; 7,2%; 7,7%.
 Thứ tư, chúng ta đã và đang tiếp thu các công nghệ khoa học kỹ thuật
tiên tiến của thế giới để tăng cường năng suất cho các ngành kinh tế.
 Thứ năm, thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân phát triển cách linh hoạt
góp phần cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công
nghiêp và dịch vụ.
 Thứ sáu, việc hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát
triển , góp phần không nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề trong xã hội
cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
2.3.1 Những hạn chế nhất định trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay

 Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần làm bộc lộ
những yếu kém cơ bản của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế và chất
lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện về căn bản. Tăng
trưởng thời gian qua phần nhiều dựa vào các yếu tố như tín
dụng, lao động rẻ mà thiếu sự đóng góp đáng kể của việc gia
tăng năng suất lao động hay hàm lượng tri thức, công nghệ.
 Thứ hai, đầu tư nước ngoài không mang lại hiệu quả cao
cho nền kinh tế nội địa. Xem xét trên góc độ toàn cảnh bức
màn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không khó để nhận
thấy phần “lượng” của FDI đạt tới con số đáng tự hào,
nhưng Việt Nam không nhận được nhiều lợi ích thực chất,
lâu dài. Điều này xuất phát từ sự tập trung FDI bất cân đối
về mặt ngành nghề, lĩnh vực đầu tư; và về mặt địa lý đầu tư.
Cụ thể:
Áp dụng “chân lý” rằng Hội nhập kinh tế là cây cầu chuyển giao
công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam
học tập quốc gia phát triển về tổ chức và quản lý, chúng ta đều đống
ý rằng cần thúc đẩy hơn nữa nguồn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên,
“thực tiễn” quá trình hội nhập cho thấy, dự án công nghệ cao từ
những nền kinh tế phát triển như Mỹ, Châu Âu… vào Việt Nam là
còn ít. Đồng thời số doanh nghiệp thành lập các Trung tâm nghiên
cứu và phát triển (R&D) còn chưa đáng kể. Cụ thể, số lượng dự án
có công nghệ hiện đại, công nghệ nguồn từ Mỹ và Châu Âu chỉ
chiếm 5%, công nghệ trung bình chiếm 80%, công nghệ lạc hậu
chiếm 15%.
Bên cạnh đó, hiện cơ cấu FDI theo vùng và địa phương còn mất cân
đối. Các Nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư dự án FDI chủ yếu
tại các vùng có điều kiện thuận lợi như vùng Đông Nam Bộ, đồng
bằng sông Hồng và một số tỉnh, thành phố lớn có trình độ phát triển
kinh tế-xã hội cao. Trong khi, Việt Nam đương nhiên cần đẩy mạnh
đầu tư, thu hẹp chênh lệch tập trung kinh tế tại các địa phương kém
phát triển hơn. Tất yếu, nhiều doanh nghiệp FDI chưa đem lại lợi ích
thực chất, chưa đóng góp vào ngân sách Nhà nước tương xứng với
quy mô dự án cũng như những ưu đãi được hưởng mà doanh nghiệp
FDI đó được hưởng.
 Thứ ba, sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và
sản phẩm của Việt Nam vẫn còn yếu so với các nước, kể cả
các nước trong khu vực. Các ngành kinh tế, các doanh
nghiệp mang tính mũi nhọn, có khả năng vươn ra chiếm lĩnh
thị trường khu vực và thế giới chưa nhiều, một số sản phẩm
đã bắt đầu gặp khó khăn trong cạnh tranh, tốc độ tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm.
 Thứ tư, việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa tuy đã có những chuyển biến tích cực
nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, đôi khi lúng
túng trong việc xác định hướng đi. Các thị trường bất động
sản, tài chính, lao động, khoa học - công nghệ tuy đã hình
thành và phát triển nhưng vẫn cần có sự cải thiện.
 Thứ năm, đã xuất hiện các điểm “cổ chai” về thể chế, cơ
sở hạ tầng, nguồn nhân lực... gây cản trở cho quá trình phát
triển. Trong đó, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng là các nội
dung đặc biệt quan trọng, cần lưu tâm để có thể vượt qua
thách thức, nắm bắt cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế.
 Thứ sáu, công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế chưa được triển
khai đồng bộ trên phạm vi cả nước. Một phần nguyên nhân
xuất phát từ chênh lệch dân trí, chênh lệch trong khả năng
nắm bắt và tiếp cận thông tin về các FTA thế hệ mới giữa
các doanh nghiệp trong một địa phương, cũng như giữa các
địa phương với nhau. Vì vậy, nhiều nơi còn băn khoăn trong
vận dụng quy định pháp luật và chính sách về hội nhập, từ
đó khó có thể thực hiện quá trình hội nhập, liên doanh và
hợp tác với thị trường quốc tế. Việc tiến hành FDI tại các
doanh nghiệp vừa và nhỏ hay tại các địa phương kém phát
triển về kinh tế, dân sinh gặp phải trở ngại đầu tiên là về
nhận thức: sự thiếu thông hiểu về quy chế, quy định FDI
của các chủ doanh nghiệp và tâm lý bài ngoại, khó hòa nhập
với môi trường đa sắc tộc của nhân dân địa phương,…

2.3.2 Những giải pháp khắc phục những hạn chế trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay

 Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư nước ngoài nhưng thu hút
những đầu tư về “chất”. Nguồn vốn FDI tiếp tục lưu chuyển
trên phạm vi toàn cầu và đóng vai trò quan trọng đối với các
nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Chúng ta đang
trong thời  kỳ chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, từng
bước chuyển sang nền kinh tế tri thức, rất cần thu hút vốn đầu
tư nước ngoài nhưng phải rất chú trọng đến chất lượng các dự
án đầu tư. Việt Nam phải trải “thảm đỏ” cho những nhà đầu
tư về đào tạo kĩ thuật cao và sẵn sàng chuyển giao công nghệ;
thêm vào đó là thẩm định kỹ lưỡng năng lực của nhà đầu tư.
Tránh tình trạng trú trọng về số lượng FDI, vì lợi ích trước
mắt, lợi “cá nhân, nhóm” mà coi nhẹ bỏ qua lợi ích thực chất,
lâu dài đối với kinh tế nội địa.Các nhà lãnh đạo các cấp, các
nhà hoạch định chính sách phải chủ động lựa chọn và quản lý
FDI. Không đánh đổi độc lập, tự chủ, môi trường, xã hội... chỉ
vì thu hút đầu tư. Ví dụ, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã từng
từ chối hai dự án lớn có thể gây ô nhiễm môi trường là dự án
xây dựng nhà máy thép liên doanh của Đài Loan và Nhật Bản,
dự án xây dựng nhà máy bột giấy của Nhật Bản với tổng vốn
đầu tư của 2 dự án này khoảng 2,5 tỷ đô.
 Thứ hai, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và hoàn thiện
hành lang pháp lý, đồng bộ pháp luật quốc gia và cam kết
quốc tế cả về nội dung và tiến độ.
Về nội dung: Mạnh dạn cắt bỏ những rào cản, “giấy phép con”,
“điều kiện kinh doanh” không phù hợp với thực tiễn hội nhập kinh
tế, nhằm bảo đảm lợi ích cho các nhà đầu tư. Phải đặt chiến lược
đầu tư trọng điểm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
của quốc gia nói chung và địa phương nói riêng, kiểm soát và điều
tiết mức độ tập trung đầu tư giữa các ngành và giữa các vùng lãnh
thổ, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.
Về tiến độ: Việc cải cách thể chế của Việt Nam trong bối cảnh gia
nhập các FTA thế hệ mới không chỉ dừng lại ở nội dung mà còn là
tiến độ. Những cam kết mang tính quy tắc, bắt buộc đều phải thực
hiện ngay khi FTA có hiệu lực hoặc trong một thời hạn rất ngắn
sau đó. Điều này đòi hỏi sự bảo đảm cả về mặt năng lực và nguồn
lực thực thi đối với Việt Nam. Cải cách thể chế hành chính nhà
nước vì thế cần sự nỗ lực mang tính đột phá, nhanh chóng, quyết
liệt và hệ thống mới có thể giải quyết được một khối lượng công
việc lớn, phức tạp trong một khoảng thời gian hạn hẹp.
 Thứ ba, nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước trong công
tác tuyên truyền chính sách và pháp luật về hội nhập quốc tế
nhằm thực tế hóa tư tưởng hội nhập và quy định pháp luật
đi sâu vào nhận thức của Nhân dân. Cần nhân rộng, ưu tiên
và tạo điều kiện hơn nữa trong việc tổ chức các buổi hội
thảo, khóa học, tuyên tuyền các nội dung liên quan cho các
start-up, các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thương nhân
mong muốn tham gia vào FDI. Ví dụ: Trung tâm Hỗ trợ
Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa, Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng với Trung tâm Trọng tài
Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức nhiều khóa đào tạo trực
tuyến hữu ích trong khuôn khổ Đề án “Đẩy mạnh hợp tác
thương mại đầu tư song phương giữa Việt Nam với các
nước đối tác chiến lược, quan trọng” trong thời gian vừa
qua.

III. KẾT LUẬN


Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích
của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của quá
trình nhận thức chân lý: Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở (điểm xuất phát) của nhận
thức; Thực tiễn là động lực của nhận thức; Thực tiễn là tiêu chuẩn tiêu chuẩn
của chân lý. Để hiểu hơn về các ý trên thì việc phân tích về quá trình hội nhập
quốc tế của nước ta càng thấy rõ thế nào là thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với
nhận thức. Chặng đường gần 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam từ
1986 đến nay là một quá trình đồng hành đầy thử thách, khó khăn. Những thành
công đạt được có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề và động lực để Việt Nam bước vào
giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn: Thứ
nhất, hội nhập quốc tế góp phần phá thế bao vây, cấm vận, nâng cao vị thế Việt
Nam trên trường quốc tế; Thứ hai, hội nhập quốc tế mở ra một không gian phát
triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, tranh thủ được môi trường quốc tế thuận lợi để
tập trung phát triển kinh tế - xã hội; Thứ ba, thông qua hội nhập với các nước trong
khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã tiếp thu được khoa học, công nghệ mới và
cách quản lý tiên tiến trên nhiều lĩnh vực, qua đó góp phần tăng năng suất lao động,
nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

You might also like