You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH




BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


ĐỀ TÀI:
Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Vận dụng
nguyên tắc thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vào việc tìm hiểu quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay

LỚP DT01 --- NHÓM 12 --- HK 213


NGÀY NỘP 19/06/2022
Giảng viên hướng dẫn: TS. An Thị Ngọc Trinh

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số


Võ Thành Quang 2112107
Lê Trung Quốc 2114571
Phạm Minh Sang 2114642
Lê Quan Thái 1752493
Trương Chí Tâm 2110523
Nguyễn Hoàng Sơn 2112196

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 3
Tính cấp thiết của quá trính hội nhập kinh tế quốc tế ................................ 3
1. Đối Tượng và phạm vi ......................................................................... 4
2. Phương pháp ........................................................................................ 4
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 5
Chương 1: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI
NHẬN THỨC .................................................................................................. 5
1.1 Nhận thức, nguyên tắc cơ bản của nhận thức: ................................... 5
1.1.1 Khái niệm nhận thức: ....................................................................... 5
1.1.2 Nguyên tắc cơ bản của nhận thức: gồm 4 nhận thức cơ bản ........... 5
1.2 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: ....................... 6
1.2.1. Khái niệm thực tiễn: ........................................................................ 6
1.2.2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:.......................................... 6
Chương 2. VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỰC TIỄN LÀ TIÊU CHUẨN
CHÂN LÝ VÀO VIỆC TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................................... 6
2.1 Khái quát về hội nhập kinh tế ở Việt Nam ......................................... 6
2.2 Sự cần thiết của quá trình hội nhập kinh tế ở Việt Nam................... 6
2.3 Đánh giá thực trạng việc tìm hiểu quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế ở Việt Nam ............................................................................................... 7
2.3.1 Những kết quả đạt được trong việc tìm hiểu quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế ở Việt Nam................................................................................ 7
2.3.2 Những hạn chế nhất định trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở
Việt Nam hiện nay..................................................................................... 8
2.3.3 Những giải pháp khắc phục những hạn chế trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay ......................................................... 9
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 12
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của quá trính hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn
gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con
người với con người. Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển phải có
mối liên kết chặt chẽ với nhau. Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn
phát triển phải liên kết với các quốc gia khác. Trong một thế giới hiện đại, sự
phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường,
hình thành thị trường khu vực và quốc tế. Đây chính là động lực chủ yếu thúc
đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình
thức phát triển cao của hợp tác quốc tế. Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức
hợp tác quốc tế khác đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Các quốc gia tham gia quá
trình này cơ bản vì lợi ích cho đất nước, vi sự phồn vinh của dân tộc mình. Mặc
khác, các quốc gia thực hiện hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới
tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng. Cho đến nay, đối với Việt
Nam, hội nhập quốc tế được triển khai trên 3 lĩnh vực chính gồm: Hội nhập trong
lĩnh vực kinh tế (hội nhập kinh tế quốc tế), hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc
phòng, an ninh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục,
khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế
là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận
lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Đối Tượng và phạm vi
a. Đối tượng nghiên cứu là hội nhập kinh tế quốc tế ở trên cả ba lĩnh vực
quốc phòng-an ninh, chính trị, văn hóa-xã hội.
b. Phạm vi nghiên cứu: trên cả nước, các nước quốc tế
2. Phương pháp
- Có sự tham gia hưởng ứng của các doanh nghiệp và người dân
- Đẩy mạnh hoạt động thương mại đầu tư, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại
về thương mại, đầu tư quốc tế
- Nhận diện các động thái, xu hướng phát triển của thế giới
- Nắm bắt các cơ hội và nhận diện ra những thách thức của các FTA
- Thiết lập thị trường kinh tế đầy đủ minh bạch và hiện đại
- Tạo điều kiện phát huy hơn nửa vai trò địa phương doanh nghiệp
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN
THỨC
1.1 Nhận thức, nguyên tắc cơ bản của nhận thức:
1.1.1 Khái niệm nhận thức:
- Là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc
con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan.

1.1.2 Nguyên tắc cơ bản của nhận thức: gồm 4 nhận thức cơ bản
➢ Một là, thừa nhận thế giới duy vật tồn tại khách quan, ở ngoài con người, độc
lập đối với cảm giác, tư duy và ý thức con người - Hiện thực khách quan là đối
tượng của nhận thức.
➢ Hai là, thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con gười. Về nguyên tắc
không có cái gì là không thể biết. Dứt khoát là không có và không thể có đồi
tượng nào mà con người không thể biết được, chỉ có những cái hiện nay con
người chưa biết, nhưng trong tương lai dưới sự phát triển của khoa học và thực
tiễn, con người sẽ biết được. Với khẳng định trên đây, lý luận nhận thức macxít
khẳng định sức mạnh cua con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.
➢ Ba là, là một quá trình biện chứng, tích cực, sáng tạo. Quá trình nhận thức
diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó cũng là quá trình nhận thức đi từ hiện tượng
đến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.
➢ Bốn là, cơ sở chủ yêu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn. Thực tiễn
còn là mục đích của nhân tức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức.
Nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng, năng động
sáng tạo thế giới khách quan trên cơ sơ lịch sử - xã hội.
1.2 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
1.2.1. Khái niệm thực tiễn:
- Là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

- 3 hình thức cơ bản của thực tiễn: hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động chính
trị xã hội và thực nghiệm khoa học.

1.2.2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
✓ Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức.
✓ Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
✓ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

Chương 2. VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỰC TIỄN LÀ TIÊU CHUẨN CHÂN
LÝ VÀO VIỆC TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Khái quát về hội nhập kinh tế ở Việt Nam
− Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa nền kinh
tế quốc gia khác hay tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu
− Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá
trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới
− Hội nhập kinh tế quốc tế là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế
− Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế gồm:
o Hợp tác kinh tế song phương
o Hội nhập kinh tế khu vực

2.2 Sự cần thiết của quá trình hội nhập kinh tế ở Việt Nam
− Trong lịch sử trên thế giới đã xảy ra các cuộc khủng hoảng lớn, sâu rộng hơn
cả là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997, kinh tế các nước phát triển
không đều và ngày càng suy thoái
− Trên thế giới hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ-một trong
những điều kiện để góp phần cho nền kinh tế của quốc gia di lên trên thế giới
đang phát triển không ngừng
− Ngày nay các nền kinh tế của các quốc gia gắn bó hữu cơ và tùy thuộc vào nhau
cho nên xu thế toàn cầu hóa kinh tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ cũng như ảnh hưởng
đến cuộc sống tất cả các dân tộc trên thế giới
− Ngoài ra Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung cũng đều đang
đứng trước các vấn nạn toàn cầu liên quan đến kinh tế mà không một quốc gia
riêng lẻ có thể tự giải quyết được

2.3 Đánh giá thực trạng việc tìm hiểu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt
Nam
2.3.1 Những kết quả đạt được trong việc tìm hiểu quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế ở Việt Nam
− Mặc dù hệ thống chính trị đi theo con đường chủ nghĩa tuy nhiên hoạt động
kinh tế với chính sách hợp lý, mềm dẻo. Nhờ đó mà chúng ta đã đạt được nhiều
thành tựu:
o Đẩy lùi được sự cô lập và cấm vận của các nước đế quốc
o Không đi theo lối mòn của Liên Xô cũng như thoát ra khỏi sự suy thoái
của nền kinh tế khu vực để nền kinh tế nước ta vẫn còn duy trì và không
ngừng phát triển đến ngày nay
o Trong gần 20 năm đổi mới thì nền tăng trưởng kinh tế nước ta tăng trưởng
khá nhanh và toàn diện, năm sau cao hơn năm trước như mức tăng GDP
năm 2002; 2003; 2004 lần lượt là 7,0%; 7,2%; 7,7%
o Chúng ta đã và đang liên tục tiếp thu các công nghệ khoa học kĩ thuật tiên
tiến của thế giới để tăng cường năng suất cho các ngành kinh tế
o Thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân phát triển một cách linh hoạt góp phần
cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và
dịch vụ
o Ngoài ra việc hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát
triển, góp phần không nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề trong xã hội cũng
như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
2.3.2 Những hạn chế nhất định trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt
Nam hiện nay

• Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần làm bộc lộ những yếu kém cơ
bản của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải
thiện về căn bản. Tăng trưởng thời gian qua phần nhiều dựa vào các yếu tố như
tín dụng, lao động rẻ mà thiếu sự đóng góp đáng kể của việc gia tăng năng suất
lao động hay hàm lượng tri thức, công nghệ.
• Thứ hai, hiệu quả đầu tư chưa cao như mong muốn, chậm đổi mới chính sách
liên quan đến thu hút FDI. Việc thu hút các dự án FDI tăng về số lượng, nhưng
chất lượng chưa đảm bảo, công nghệ chưa tốt, đặc biệt công nghệ trong những
lĩnh vực Việt Nam cần đổi mới mô hình tăng trưởng. Ngân hàng Thế giới (WB)
nhận xét: “Vốn FDI gắn kết với kinh tế trong nước còn kém, kết nối trong nước
chủ yếu ở các lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp: hầu hết đầu vào (70- 80%) đều
phải nhập khẩu”. Nhận xét đó, dù rất đáng lưu tâm, nhưng chưa cho thấy sự bành
trướng của khu vực FDI trong nền kinh tế Việt Nam
• Thứ ba, sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm của Việt
Nam vẫn còn yếu so với các nước, kể cả các nước trong khu vực. Các ngành kinh
tế, các doanh nghiệp mang tính mũi nhọn, có khả năng vươn ra chiếm lĩnh thị
trường khu vực và thế giới chưa nhiều, một số sản phẩm đã bắt đầu gặp khó khăn
trong cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm.
• Thứ tư, việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tuy
đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ,
đôi khi lúng túng trong việc xác định hướng đi. Các thị trường bất động sản, tài
chính, lao động, khoa học - công nghệ tuy đã hình thành và phát triển nhưng vẫn
cần có sự cải thiện.
• Thứ năm, đã xuất hiện các điểm “cổ chai” về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn
nhân lực... gây cản trở cho quá trình phát triển. Trong đó, nguồn nhân lực và cơ
sở hạ tầng là các nội dung đặc biệt quan trọng, cần lưu tâm để có thể vượt qua
thách thức, nắm bắt cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế.
• Thứ sáu, một số địa phương lúng túng trong việc triển khai công tác hội nhập
kinh tế quốc tế. Vẫn tồn tại khoảng cách khá xa về năng lực và thiếu sự gắn kết,
hỗ trợ giữa khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Công tác thông tin truyền thông về hội nhập, năng lực giải
quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế còn hạn chế; chưa tận dụng được hết
các cơ hội do các hiệp định FTA mang lại.

2.3.3 Những giải pháp khắc phục những hạn chế trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay
• Một là, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân
về yêu cầu hội nhập quốc tế, về các cơ hội và thách thức, về mục tiêu, phương
hướng, nhiệm vụ trọng yếu của hội nhập quốc tế trong từng ngành, lĩnh vực để
thống nhất nhận thức và hành động, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình
hội nhập quốc tế của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, của
toàn dân, doanh nhân, doanh nghiệp, đội ngũ trí thức trong xã hội.

• Hai là, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về hội nhập quốc tế,
trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế một cách toàn diện, đồng bộ trên cơ sở phù
hợp với Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và chủ trương, đường lối đối ngoại
của Đảng; điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh các chính sách hội nhập quốc tế cho
phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước và các cam kết quốc tế.

• Ba là, chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia qua việc đẩy mạnh hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo ra
môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp,
người dân tham gia phát triển sản xuất kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng
đồng bộ, hiện đại; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao; tạo cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư
cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.v.v...

• Bốn là, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác
có tầm ảnh hưởng chiến lược quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của Việt
Nam, đưa các khuôn khổ quan hệ đã được xác lập đi vào thực chất có chiều sâu,
tạo sự đan xen gắn kết lợi ích giữa Việt Nam với các đối tác một cách bình đẳng.
Chủ động trong việc lựa chọn đối tác và xây dựng phương án đàm phán với từng
đối tác trên cơ sở cùng có lợi.

• Năm là, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động xây dựng các chương trình, kế
hoạch toàn diện và cụ thể trong việc thực hiện Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị
về hội nhập quốc tế trong bối cảnh thế giới cũng như trong nước đang có nhiều
thay đổi lớn. Tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm quản lý, chỉ đạo của
các cơ quan quản lý nhà nước và chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm.
Chú trọng hơn đến công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chủ trương,
chính sách hội nhập.

• Sáu là, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký thỏa thuận.
Xây dựng và triển khai chiến lược hội nhập trên mọi lĩnh vực theo kế hoạch tổng
thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích quốc gia và khả năng của đất nước.
Tích cực và trách nhiệm hơn trong việc tham gia các thể chế hội nhập toàn cầu.
Chủ động và tích cực tham gia các thể chế đa phương, góp phần xây dựng trật tự
chính trị, kinh tế thế giới theo hướng công bằng, dân chủ, bình đẳng, cùng có lợi.

• Bảy là, đẩy mạnh nâng cao năng lực thực thi hội nhập quốc tế qua việc kiện toàn,
củng cố và phát triển bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, hội nhập
quốc tế. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách, nguồn nhân
lực chất lượng cao có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tri thức, kỹ năng hội nhập,
nắm vững nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của công tác hội nhập trong
giai đoạn mới.
KẾT LUẬN
Thực tiến là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải biến thế giới khách quan.

- Thực tiễn là hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh thần
của con người đều là hoạt động thực tiễn.

- Là hoạt động có mục đích. Khác hoạt đông bản năng của động vật.

- Có tính lịch sử - xã hội: Là hoạt động của con người trong xã hội và trong những giai
đoạn lịch sử nhất định.

Thứ nhất: Thực tiễn là cơ sở, mục đích, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận
thức

+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:

thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. Mọi tri thức dù trực tiếp hay gián
tiếp đối với người này hay người kia, thế hệ nay hay thế hệ khác, ở trình độ kinh nghiệm
hay lý luận, xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn.

+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức:

kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa
thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.

Thứ hai: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

+ Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm
nghiệm chân lý. Thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý.

+ Tiêu chuẩn thực tiễn có cả tính tương đối vì thực tiễn không đứng nguyên một chỗ
mà luôn biến đổi và phát triển. Thực tiễn là một quá trình và được thực hiện bởi con
người nên không tránh khỏi có cả yếu tố chủ quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hội nhập kinh tế ở Việt Nam

You might also like