You are on page 1of 22

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

––––––––––

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:


LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐỀ TÀI: NHỮNG TIỀN ĐỀ KINH TẾ DẪN ĐẾN


SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Thùy Trang

Mã sinh viên : 2055290055

Lớp tín chỉ : KT02102_K40.1

Lớp hành chính : Kinh tế & Quản lý K40

Hà Nội, tháng 5 năm 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................2
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................2
2.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................3
3.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...............................................3
5. Kết cấu đề tài...............................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................4
CHƯƠNG I: NHỮNG TIỀN ĐỀ KINH TẾ DẪN TỚI SỰ RA ĐỜI CỦA
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN...........................................................................................4
1.1. Khái niệm chủ nghĩa tư bản....................................................................4
1.2. Vai trò của chủ nghĩa tư bản..................................................................4
1.3. Tiền đề kinh tế dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.......................5
1.3.1. Sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa.............................5
1.3.2. Ảnh hưởng của những phát kiến địa lý............................................7
1.3.3. Tích lũy tư sản nguyên thủy............................................................10
1.3.4. Phát triển kỹ thuật trong thế kỷ XV – XVI......................................12
CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT
NAM........................................................................................................................13
2.1. Tổng quan về nền kinh tế nước Anh.........................................................13
2.2. Tổng quan nền kinh tế Bồ Đào Nha..........................................................13
2.3. Tiếp thu những thành tựu của chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam hiện nay...............................................................................14
2.3.1. Chủ nghĩa tư bản không phải là điểm dừng cuối cùng của lịch sử
nhân loại.........................................................................................................14
2.3.2. Kế thừa một cách khoa học, chọn lọc, một số thành tựu văn minh
nhân loại đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản để phát triển đất nước.......15
KẾT LUẬN............................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................18
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Học thuyết về hình thái kinh tế xã hội của C.Mác chỉ rõ, kết cấu kinh tế của
xã hội tư bản chủ nghĩa ra đời từ trong kết cấu kinh tế của xã hội phong kiến.
Sự giải thể của xã hội phong kiến làm cho những yếu tố của xã hội tư bản được
giải phóng. Vì vậy có thể nói chủ nghĩa tư bản nảy mầm trong lòng chế độ
phong kiến, tận dụng những điều kiện phát triển trong thời kỳ này để trở thành
một phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Trong quá trình ra đời và phát triển, chủ nghĩa tư bản đã thực hiện được sự
phát triển về phân công lao động, hợp tác lao động, tập trung hoá và liên hiệp
hoá sản xuất. Kết quả là biến nhiều quá trình kinh tế riêng lẻ thành quá trình
kinh tế thống nhất hữu cơ với nhau. Cho đến ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu
vẫn nhận định rằng chủ nghĩa tư bản là một nấc thang trong tiến trình phát triển
của lịch sử nhân loại. C.Mác cũng đánh giá: “Chủ nghĩa tư bản là xấu xa so với
chủ nghĩa cộng sản, nhưng nó là một hình thái kinh tế, xã hội tiến bộ nhất so
với những hình thái kinh tế, xã hội đã có trong lịch sử.”

Vì vậy, để củng cố thêm nhận thức về chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của nó,
em xin lựa chọn đề tài “Những tiền đề kinh tế dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa
tư bản” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần Lịch sử kinh tế quốc dân.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những tiền đề kinh tế dẫn đến sự ra đời của chủ
nghĩa tư bản

2.2. Phạm vi nghiên cứu


- Về thời gian: khoảng cuối thế kỷ XVI đến nay

4
- Về không gian: trên toàn thế giới

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài làm rõ các tiền đề kinh tế dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, liên
hệ thực tiễn với tình hình kinh tế của Vương quốc Anh, từ đó rút ra bài học cho
Việt Nam trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


– Làm rõ cơ sở lý luận về chủ nghĩa tư bản
– Liên hệ thực tiễn đến Vương quốc Anh
– Rút ra bài học cho Việt Nam

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


Đề tài lấy chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận. Dựa vào
những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu phù hợp để làm rõ đối đượng nghiên cứu như là: phương
pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân kỳ lịch sử

5. Kết cấu đề tài


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2
chương 5 tiết

5
NỘI DUNG

CHƯƠNG I: NHỮNG TIỀN ĐỀ KINH TẾ DẪN TỚI


SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1.1. Khái niệm chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội, trong đó hầu
hết tài sản, bao gồm cả những tài sản được sử dụng để sản xuất, thuộc sở hữu tư
nhân. Chủ nghĩa tư bản khác với chế độ phong kiến – hệ thống kinh tế có trước nó
– ở chỗ lao động được thực hiện bằng cách mua, bán và trao đổi tiền công, chứ
không phải được cung cấp trực tiếp bởi các cửa hàng tạp hóa hoặc theo lệnh của
các nhà lãnh Chúa. Điểm khác biệt cơ bản giữa nó và chủ nghĩa xã hội là ở chỗ
trong chủ nghĩa xã hội, hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu xã hội (sở hữu toàn dân
và sở hữu tập thể). Trong chủ nghĩa tư bản, cơ chế giá cả được sử dụng như một hệ
thống báo hiệu để phân bổ các nguồn lực cho các mục đích sử dụng khác nhau.
Các hình thức khác nhau của chủ nghĩa tư bản được đặc trưng bởi mức độ sử dụng
cơ chế giá cả, mức độ cạnh tranh của thị trường và mức độ can thiệp của chính
phủ.

1.2. Vai trò của chủ nghĩa tư bản


Chủ nghĩa tư bản ra đời là bước phát triển tất yếu, bước tiến so với chế độ
phong kiến, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Trong quá trình phát triển
chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những nhân tố mới, có vai trò tích cực nhất định đối với
sản xuất. Đó là:

Đầu tiên, vào thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản sản xuất ra một lượng lớn hàng
hóa, nhiều hơn tất cả các chế độ trước đó cộng lại. Nó tạo ra sự biến đổi cơ cấu của
xã hội có giai cấp và sự phát triển của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

6
Hai là thực hiện xã hội hóa sản xuất. Trong xã hội tư bản, quá trình xã hội
hoá sản xuất đã có một bước tiến dài, đạt trình độ rất cao, ngày càng phát triển cả
bề rộng và bề sâu.

Ba là phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động xã hội.
Dưới tác động của các quy luật kinh tế cơ chế thị trường như quy luật giá trị thặng
dư, quy luật cạnh tranh, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột và làm giàu nhanh
chóng. Quá trình đó đã tác động mạnh mẽ, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển,
sử dụng khoa học – kỹ thuật để tiến bộ sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội,
thúc đẩy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.

Bốn là, chuyển sản xuất nhỏ lẻ thành sản xuất quy mô lớn hiện đại. Quá
trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển
nhanh chóng từ sản xuất thủ công lên sản xuất cơ khí lớn đến tự động hoá, tin học
hoá và công nghệ hiện đại như hiện nay. Đó là quá trình tạo ra công cụ lao động
mới, cơ cấu kinh tế mới, cơ chế quản lý mới… Như vậy chủ nghĩa tư bản đã
chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại.

1.3. Tiền đề kinh tế dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
Tính đến nay, chủ nghĩa tư bản đã có lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển gần
500 năm. Có 5 nhân tố được xem là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
1.3.1. Sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa
Kinh tế hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của người khác thông qua trao đổi mua bán trên thị trường
Kinh tế hàng hóa ra đời và tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội gắn liền
với hai điều kiện tiền đề: có sự phân công lao động xã hội và có sở hữu tư nhân
hoặc các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất
Thứ nhất, phân công lao động xã hội

7
Phân công lao động xã hội chính là điền kiện cần cho sản xuất hàng hóa ra đời,
nó thể hiện trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội. Đó là sự phân
chia lao động xã hội thành các ngành, nghề, lĩnh vực khác nhau, tạo sự chuyên
môn hóa lao động, dẫn đến sự chuyên môn hóa sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm
được trao đổi trên thị trường.
Phân công lao động xã hội không chỉ dựa trên những ưu thế về điều kiện tự
nhiên, khoa học kĩ thuật, năng khiếu, sở trường của từng cá nhân, mà còn có những
lợi thế về mặt xã hội như phong tục, tập quán, truyền thống ăn ở,… của từng địa
phương.
Vai trò cốt lõi của phân công lao động là làm cho việc trao đổi sản phẩm trên
thị trường trở thành tất yếu bởi vì khi có phân công lao động xã hội thì mỗi người,
mỗi cơ sở chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định nên họ phải trao
đổi hàng hóa với nhau để đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Ngoài ra, phân công lao
động xã hội còn làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên, do đó ngày càng có
nhiều sản phẩm thặng dư.
Thứ hai, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất

Bên cạnh điều kiện cần là sự phân công lao động xã hội, thì cần phải có điều
kiện đủ, đó là phải có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản
xuất

Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất được hiểu là
những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau. Sự
tách biệt này là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định, rằng người sản xuất
tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động, tức là sản phẩm làm ra thuộc
quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế hoặc do họ chi phối. Trong điều kiện ấy
người này muốn tiêu dùng sản phẩm cùa người khác phải thông qua việc mua –
bán hàng hóa, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa. Giống như C.

8
Mac đã nhận định “Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và
không phụ thuộc vào nhau mới có thể đối diện với nhau như là những hàng hóa”

Sản xuất hàng hóa ra đời đã làm cho quy luật giá trị phát huy tác dụng, phân
hóa những người sản xuất hàng hóa có lợi thế về tư liệu sản xuất, có mức hao phí
lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Những người này
khi bán hàng hóa theo giá trị sẽ thu được nhiều lãi, từ đó giàu lên, mua sắm thêm
tư liệu sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh, thậm chí thuê thêm lao động để tăng
năng suất, từ đó trở thành ông chủ nắm quyền.

Tóm lại, sự phát triển của kinh tế hàng hóa là tiền đề sản sinh ra chủ nghĩa tư
bản, còn việc ra đời của chủ nghĩa tư bản lại đặt nền móng cho việc phát triển
nhanh và mạnh hơn của kinh tế hàng hóa, đủ để thay thế địa vị thống trị của kinh tế
tự nhiên.

1.3.2. Ảnh hưởng của những phát kiến địa lý


1.3.2.1. Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lý
Việc trao đổi buôn bán giữa châu Âu và châu Á đã diễn ra từ khoảng thế kỷ
X đến thế kỷ XIII bằng đường bộ từ Nam Âu qua Trung Á sang Trung Quốc và Ấn
Độ tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, từ giữa thế kỷ XIII, con đường tơ lụa từ châu
Âu sang châu Á đã bị người Mông Cổ ngăn chặn bằng việc xâm chiếm phần lớn
các vùng đất mà con đường này đi qua. Cho đến thế kỷ XV, ở hầu hết các nước
Tây Âu các nguồn thu từ nông nghiệp và thủ công nghiệp đã không đủ chi trả các
chi phí xa xỉ của triều đình phong kiến. Tình trạng ngân khố trống rỗng và vay nợ
tầng lớp thương nhân là nguyên nhân hình thành “cơn khát vàng” của các triều
đình phong kiến. Lúc này, ở Châu Âu bắt đầu bước vào phong trào Văn hoá phục
hưng (vào các thế kỷ XIV, XV, XVI) nền kinh tế, văn hoá các nước Tây Âu phát
triển nhanh, mạnh, họ đã đóng được những con tàu lớn và nhu cầu về nguyên liệu,
thị trường đã thúc đẩy họ tìm cách mở các con đường biển để đi đến châu Á tiếp
tục việc giao thương.
9
1.3.2.2. Những cuộc phát kiến lớn
Một số phát kiến địa lý ảnh hưởng lớn đến sự ra đời của các nước tư bản chủ
nghĩa như sau:

Một là, tháng 8 năm 1486, Bartholomew Dias tìm ra mũi Hảo vọng.
Bartholomew Dias là người Châu Âu đầu tiên đi thuyền quanh mũi Hảo Vọng
cũng thấy rằng Ấn Độ có thể tiếp cận đượp bằng cách đi thuyền quanh bờ biển
lục địa do đó giao thương với Châu Á và Ấn Độ đã được thực hiện dẽ dàng hơn
đáng kể vì khách du lịch sẽ không còn phải đi qua trung đông nữa. Do đó đã có
sự gia tăng thương mại ở các quốc gia Đại Tây Dương và sự suy giảm ở các
nước Trung Đông và Địa Trung Hải.

Hai là, từ 8/7/1497 đến 18/9/1499 Vasco Da Gama tìm ra con đường tới Ấn
Độ. Ông là người đầu tiên đi thành công từ Châu Âu đến Ấn Độ vào năm 1498.
Đây là 1 bước quan trọng đối với Châu Âu vì nó đã tạo ra một tuyến đường
biển từ Châu Âu cho phép giao thương với Viễn Đông.

Ba là, từ 3/8/1492 đến 15/3/1493, Christophe Colomb tìm ra Châu Mỹ. Ông
là một nhà thám hiểm được cho là gốc Ý. Sau nhiều nỗ lực không thành công
trong việc tìm kiếm sự bảo trợ, ông đã khám phá khả năng một lối đi về phía
Tây đến Đông Ấn cho Tây Ban Nha. Do tính toán sai về chu vi của thế giới,
Colomb không tính đến khả năng xảy ra một loạt các lục địa khác dưới Châu
Âu và Châu Á. Colomb đã phát hiện ra vùng Caribe vào năm 1942 ông giới
thiệu thương mại Tây Ban Nha với Châu Mỹ cho phép trao đổi văn hóa và
thương mại hàng hóa.

Bốn là, từ 9/1519 đến 6/9/1522, Magellan tìm ra con đường vòng quanh thế
giới lần đầu tiên. Fernão de Magalhães là một nhà thám hiểm người Bồ Đào
Nha đi tàu trong một chuyến thám hiểm Tây Ban Nha và là người đầu tiên đi
tàu trên Thái Bình Dương và quanh Nam Mỹ. Ông đã cố gắng đi vòng quanh

10
thế giới nhưng qua đời ở Philipin mặc dù vậy phi hành đoàn của ông vẫn hoàn
thành chuyến đi.

1.3.2.3. Ảnh hưởng của các cuộc phát kiến địa lý lớn đối với kinh tế xã hội thế
giới
Đầu tiên, phát kiến địa lý đã mở rộng thị trường và siết chặt sự liên kết giữa nền
kinh tế các nước

Những lục địa mới phát triển là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho hàng hóa ở
châu Âu, đồng thời cũng là những nơi cung cấp các nông sản phẩm, đa dạng làm
nguyên liệu cho ngành công nghiệp ở châu Âu phát triển. Ngày càng nhiều các
nông sản phẩm được nhập vào châu Âu, trong đó có cả những nông sản mà trước
kia chưa từng biết đến như: cà phê, chè, thuốc lá,... Phương pháp thương nghiệp
quốc tế cũng thay đổi theo, cụ thể nhiều nước thành lập các tổ chức thương nghiệp
độc quyền, chuyên bán một thứ hàng ở một thị trường nhất định. Trung tâm buôn
bán chuyển từ Địa Trung Hải lên phía Bắc Âu. Nghiệp vụ thương nghiệp quốc tế
thay đổi: thương nhân không cần mang trực tiếp một số lượng hàng lớn đến chỗ
buôn bán mà chỉ cần mang hàng mẫu sau đó kí hợp đồng, chuyển hàng, nhận hàng
và trả tiền. Các hình thức tín dụng, kế toán thương mại quốc tế… trở thành công cụ
phổ biến trong mọi hình thức buôn bán ở thời kỳ này.

Hai là, các cuộc phát kiến địa lý đã thúc đẩy xâm lược thuộc địa từ đó chế độ
thuộc địa hình thành

Những vùng đất mới được khai phá đã trở thành những vùng thuộc địa của các
nước đế quốc. Đó là những nơi để các nước đế quốc khai thác triệt để tài nguyên,
vắt kiệt sức lao động của người dân bản địa và phải trao đồi hàng hóa không bình
đẳng. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những đế quốc thuộc địa đầu tiên của thế
giới, tiếp theo là Anh, Pháp, Hà Lan.

Ba là, tạo cuộc cách mạng giá cả ở châu Âu


11
Từ những lục địa mới, vàng và bạc bị cướp đoạt đưa về châu Âu tăng nhanh,
khối lượng vàng từ 590.000 kg đã tăng lên 1.192.000 kg, bạc từ 7 triệu kg tăng lên
21,4 triệu kg. Phương tiện thanh toán bằng kim loại quý tăng lên, trong khi đó số
lượng hàng hóa sản xuất ra không thay đổi tương ửng. Vì vậy mà giá cả tăng vọt,
trung bình 3 lần. Nhờ đó thương nhân, chủ các công trường thủ công có dịp làm
giàu và tích lũy vốn. Ngược lại, một bộ phận lớn nông dân và thợ thủ công bị bần
cùng hóa, một bộ phận quý tộc cũng rơi vào tình trạng phá sản nguyên nhân là do
nguồn thu từ địa tô không đủ đáp ứng nguồn chi xa xỉ hàng ngày, nên họ phải vay
nợ của thương nhân, của những người giàu có. Số nợ ngày càng nhiều cùng với
việc không có khả năng trả nợ dẫn tới tình trạng phá sản, họ buộc phải đi làm thuê
để sinh sống.

Cuộc cách mạng giá cả ở châu Âu đã tác động mạnh đến sự phân hóa xã hội,
làm tan rã cơ sở kinh tế của chế độ phong kiến, thúc đẩy sự hình thành quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa.

1.3.3. Tích lũy tư sản nguyên thủy


Sau cuộc hành trình vượt biển, phát hiện các vùng đất mới, thời đại tích lũy
nguyên thủy tư bản hay còn được gọi là tích lũy nguyên thủy đã được mở ra. Để
chủ nghĩa tư bản ra đời phải hội tụ đủ hai yếu tố đó là người lao động bị tước hết tư
liệu sản xuất và nguồn vốn ngày càng tập trung vào một số ít người. Những yếu tố
đó nếu chỉ chờ tác động tự phát của quy luật kinh tế thì rất chậm chạp. Trong lịch
sử, giai cấp tư sản khi mới ra đời đã dùng mọi thủ đoạn bạo lực dã man và tàn bạo
nhằm thúc đẩy sự ra đời nhanh chóng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Một khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành, tích lũy tư bản nói
chung không chỉ là việc chuyển đổi giá trị thặng dư thành tư bản và mở rộng quy
mô tư bản, mà còn mở rộng và tái sản xuất mối quan hệ giữa giai cấp tư bản và
người lao động sao cho phù hợp với quy luật kinh tế hàng hóa. Quá trình này đã

12
tạo ra một quy mô xã hội hoàn toàn mới, một bên là nhà tư bản có tư liệu sản xuất
tập trung, một bên là giai cấp vô sản không có gì khác ngoài sức lao động.

Tóm lại đó là một quá trình lịch sử dùng bạo lực để phá vỡ mối liên kết cộng
đồng giữa người sản xuất và tư liệu sản xuất, tước đoạt tư liệu sản xuất, cưỡng ép
người lao động trở thành người làm thuê, đồng thời tích lũy tiền của vào trong tay
các nhà tư bản. Vì vậy, tích lũy tư bản trong lịch sử như vậy được gọi là tích lũy tư
bản sơ khai để phân biệt với tích lũy chung sau khi hình thành nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa.

Các cuộc phát kiến địa lý đã đem về cho châu Âu và giai cấp tư sản nguồn
lớn các hương liệu, gia vị, vàng bạc, hàng hoá. Đó là những nguồn vốn đầu tiên
cho quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ. Vì thế, quý tộc và thương nhân châu Âu
không ngừng ra sức bóc lột của cải, tài nguyên vàng bạc của các nước châu Phi và
châu Á.

Ngoài ra, việc buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa các khu vực, đặc biệt là
buôn bán nô lệ da đen đã đem lại lợi nhuận kếch xù cho nhà tư sản. Các thủ đoạn
cướp biển, dùng sức mạnh quân sự đe doạ để mua được hàng hoá với giá rẽ mạt
sau đó đem bán với giá cao cũng mang lại lợi nhuận rất lớn.

Không những thế, bọn địa chủ quý tộc còn dùng bạo lực để tước đoạt ruộng
đất của nông dân, biến ruộng đất thành đồng cỏ chăn nuôi cừu, lấy lông bán làm
len dạ. Từ đó xuất hiện hiện tượng “cừu ăn thịt người” ở Anh, người nông dân mất
đất, mất nhà thất cơ lỡ vận, lưu lạc, tha phương cầu thực. Quốc vương nước Anh
ban hành sắc lệnh cấm người lang bạt, buộc phải trở về quê cũ bán sức lao động
với giá rẻ mạt trong các bãi chăn thả cừu

Như vậy, quá trình tích luỹ vốn ban đầu là quá trình tập trung vốn vào tay một
số ít người, đồng thời cũng là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của nhân dân lao

13
động, chủ yếu là nông dân, biến họ thành những người làm thuê. Công cuộc tích
luỹ tư bản nguyên thuỷ được tiến hành bằng lối phá hoại tàn nhẫn, bạo lực.

Tuy nhiên, quá trình tích luỹ nguyên thuỷ của mỗi nước diễn ra trong những
thời điểm khác nhau với những điểm riêng biệt, nhưng điển hình nhất là ở Vương
quốc Anh. Bọn địa chủ quý tộc ở Anh dùng những biện pháp như đuổi nông dân
khỏi ruộng đất của họ, xâm chiếm thuộc địa ở châu Mĩ, buôn bán nô lệ và cướp
biển, thực hiện chế độ bảo hộ công nghiệp, độc quyền ngoại thương ... Bằng những
biện pháp đó, đến cuối thế kỉ XVI, tư bản Anh đã tích luỹ được một số vốn lớn và
tạo ra một nguồn lao động làm thuê khá lớn.

1.3.4. Phát triển kỹ thuật trong thế kỷ XV – XVI


Có rất nhiều tiến bộ kĩ thuật mới đặc biệt là về năng lượng và luyện kim vào
thế kỉ XV – XVI. Thế kỉ XV có hai phát kiến trong lĩnh vực năng lượng là sử dụng
sức gió và sức nước trong nhiều ngành sản xuất như xay bột, khai thác than, luyện
kim . . . Việc sử dụng nguồn động lực mạnh hơn trong luyện kim đã giữ được
nhiệt độ cao liên tục cho phép luyện được những mẻ kim loại lỏng đúc ra những
cộng cụ mà người ta mong muốn. Nhu cầu về kim loại tăng lên đòi hỏi phải thay
đổi phương pháp chế biến để tạo ra kim loại có chất lượng cao hơn. Người ta đã
bắt đầu dùng những loại búa đơn giản, máy bào, gọt, mài thô sơ để chế biến kim
loại . . . Số lượng kim loại tăng lên, dẫn đến công cụ kim loại dàn được thay đổi,
thay thế một số hoạt động trong sản xuất. Nhờ việc áp dụng các kỹ thuật mới đã
hình thành kiểu tổ chức sản xuất mới Công trường thủ công tư bản chủ nghĩa, đó là
hình thức quá độ từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn thống trị ở Châu Âu từ giữa thế
kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII. Thị trường mở rộng, vốn và lao động ngày càng tăng,
cơ sở kĩ thuật được cải tiến đã tạo điều kiện cho các công trường thủ công tư bản
mọc lên ngày càng nhiều.

14
Như vậy, lực lượng sản xuất đã phát triển khá cao trong lòng xã hội phong
kiến, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cũ trở nên sâu sắc
hơn. Từ thế kỉ XVI trở đi, nhu cầu khách quan phải xoá bỏ chế độ phong kiến và
thiết lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu ngày càng chín muồi.

CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO


VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về nền kinh tế nước Anh
Kinh tế Vương quốc Anh là một nền kinh tế thị trường xã hội và định hướng
thị trường phát triển cao. Tính theo tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa (GDP) thì
Anh là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới (năm 2021 đạt 3,108 nghìn tỷ USD)
và lớn thứ 9 nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), xếp thứ 21 về GDP bình
quân đầu người (năm 2021 đạt 46.200 USD). Tổng GDP của Vương quốc Anh đã
chiếm tới 3,3% tổng GDP thế giới. Luân Đôn là thành phố dẫn đầu Châu Âu về thu
nhập bình quân đầu người. Đơn vị tiền tệ của Vương quốc Anh là Bảng Anh, đây
là nguồn tiền tệ dự trữ lớn thứ tư thế giới chỉ sau Đô la Mỹ, Euro và Yên Nhật, và
cũng là một trong 10 loại tiền tệ có giá trị cao nhất trên thế giới.

Năm 2019, Vương quốc Anh là nước xuất khẩu và nhập khẩu lớn thứ năm
trên thế giới. Đồng thời quốc gia này cũng là nước thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài lớn thứ ba và đầu tư FDI ra nước ngoài lớn thứ năm. Năm 2020, hoạt động
thương mại giữa Vương quốc Anh với 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu
Âu chiếm 49% tổng kim ngạch xuất khẩu và 52% tổng kim ngạch nhập khẩu của
nước này.

2.2. Tổng quan nền kinh tế Bồ Đào Nha


Bồ Đào Nha là một quốc gia phát triển nằm ở phía Tây Nam châu Âu, đồng
thời là thành viên thuộc khối Liên minh EU và khối Schengen. Theo Global
Competitiveness Index của Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá thì nền kinh tế Bồ
15
Đào Nha xếp thứ 46 trong tổng số 138 nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới
năm 2016-2017. Còn theo tờ Economist Intelligence Unit, mức sống của quốc gia
này xếp thứ 19 thế giới.

Phần lớn hoạt động thương mại quốc tế của Bồ Đào Nha là với các nước
trong Liên minh châu Âu khi chiếm tới 72,8% tổng kim ngạch xuất khẩu và 76,5%
tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này trong năm 2015. Các nhóm khu vực khác
là đối tác thương mại quan trọng của Bồ Đào Nha là NAFTA (6,3% kim ngạch
xuất khẩu và 2% kim ngạch nhập khẩu), PALOP (5,7% kim ngạch xuất khẩu và
2,5% kim ngạch nhập khẩu), Maghreb (3,7% kim ngạch xuất khẩu và 1,3% kim
ngạch nhập khẩu) và Mercosur (1,4% kim ngạch xuất khẩu và 2,5% kim ngạch
nhập khẩu)

Theo báo cáo của Eurostat, quý 1/2017, chỉ số phát triển kinh tế của Bồ Đào
Nha tăng thêm 2,7-2,8% trong tổng chỉ số phát triển kinh tế chung. GDP thực tế
cũng tăng 2,7% năm 2017 so với 1,5% năm 2016. Con số này cao hơn chỉ số trung
bình toàn khu vực Châu Âu 1,7%, và hơn 2% đối với các nước trong khối Liên
minh Châu Âu (EU).

Sự tăng trưởng này được các chuyên gia kinh tế Bồ Đào Nha đánh giá là
mạnh mẽ nhất kể từ năm 2000. Nhờ vậy, quốc gia này được xếp ở vị trí thứ 6 trong
bảng xếp hạng các nước có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất toàn khu vực châu Âu.

Thu nhập bình quân đầu người của Bồ Đào Nha cũng được xếp thứ 19 thế
giới, theo đánh giá của tờ Economist Intelligence Unit. Năm 2017, thu nhập bình
quân quốc gia này đạt khoảng 20.000 USD/người.

16
2.3. Tiếp thu những thành tựu của chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam hiện nay
2.3.1. Chủ nghĩa tư bản không phải là điểm dừng cuối cùng của lịch sử nhân
loại
Chúng ta thừa nhận rằng chưa bao giờ chủ nghĩa tư bản có tính toàn cầu như
ngày nay và nó cũng đã đạt được những thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực
giải phóng và phát triển sức sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, chủ nghĩa
tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cố hữu của nó. Năm 2008
– 2009, chúng ta chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu
từ Mỹ, nhanh chóng lan sang các trung tâm tư bản khác. Và hôm nay, chúng ta lại
chứng kiến một cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả y tế, xã hội, chính trị và kinh tế,
diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid–19. điều chỉnh và hình thành nhiều chế
độ phúc lợi nâng cao hơn trước. Các nhà nước và chính phủ tư sản phương Tây đã
bơm một lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các khu
liên hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng và thị trường chứng khoán, nhưng
không thành công. quyền, đã dẫn đến nền dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng
không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền thống
trị thì Quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Người dân – yếu tố thiết yếu nhất của
nền dân chủ – là trung tâm của những thách thức này.

Như vậy, tất yếu, với bản chất và những mâu thuẫn nội tại vốn có, hiện hữu,
trong lòng chủ nghĩa tư bản đang ủ chứa những giới hạn mà tự bản thân phương
thức sản xuất này không thể khắc phục được, việc nhân loại tiến lên trình độ phát
triển mới, thay thế chủ nghĩa tư bản là tất yếu khách quan. Trong quá trình đó, sự
phát triển của Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn phù hợp với tất yếu
khách quan như vậy. Lẽ dĩ nhiên, việc phát triển của chúng ta, trên cơ sở nội lực là
quyết định, việc kế thừa những thành tựu văn minh nhân loại đã đạt được là cần
thiết.

17
2.3.2. Kế thừa một cách khoa học, chọn lọc, một số thành tựu văn minh nhân
loại đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản để phát triển đất nước
Sự phát triển của Việt Nam theo định hướng chủ nghĩa xã hội hoàn toàn đáp
ứng được nhu cầu khách quan này. Nói bỏ qua hệ thống tư bản chủ nghĩa là bỏ qua
hệ thống tư bản chủ nghĩa áp bức, bất công và bóc lột; bỏ qua những thói hư tật
xấu, những hệ thống chính trị và thể chế không tương thích với hệ thống xã hội chủ
nghĩa, chứ không phải bỏ qua tất cả những thành tựu và giá trị văn minh mà con
người đã đạt được trong quá khứ. Tất nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải
có chọn lọc trên quan điểm phát triển khoa học.

Thật vậy, để phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa từ một nước nông
nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, phải hoàn thành nhiều nhiệm vụ phát triển kinh tế,
xã hội toàn diện. Đặc biệt là kết hợp với phát triển kinh tế tri thức, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một trong những nhiệm vụ chủ yếu nhằm
nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy chuyển biến văn minh xã hội, tạo tiền
đề cho một xã hội mới. Quá trình này đòi hỏi phải huy động sức mạnh tổng hợp
của các lực lượng bên trong và bên ngoài. Cần phải khai phá cơ hội và thành tựu
của văn minh vật chất trong khoa học, công nghệ và quản lý phát triển, thúc đẩy
phát triển, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi văn minh vật chất,
nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Sự kết hợp động lực và nguồn lực phát triển đất nước khơi dậy ý chí tự lực
tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kế thừa những thành tựu của nền
văn minh vật chất mà nhân loại đã sở hữu trong quá khứ. Không chỉ về phát triển
kinh tế, mà việc kế thừa, tiếp thu tinh hoa nhân văn, giá trị văn hóa, trong đó có
tinh hoa nhân văn có được trong chủ nghĩa tư bản, Đảng bộ cũng đề cập đến trong
bối cảnh phát triển mới: phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn
hóa, đời sống văn hóa, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa, giá trị văn hóa truyền

18
thống ..., tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời nâng cao chất lượng sáng
tạo và giá trị văn hóa mới.

Như vậy, với quan điểm biện chứng, khách quan, khoa học và những tư
tưởng cách mạng mới, quan điểm kế thừa có chọn lọc những thành tựu của nền văn
minh nhân loại đã được hiện thực hóa trong chủ nghĩa tư bản đã và đang là một
trong những cơ sở lý luận sâu sắc để đảng và nhân dân ta tiến hành công cuộc phát
triển đất nước, xây dựng giàu mạnh và địa vị.

19
KẾT LUẬN
Trong quá trình ra đời và phát triển, chủ nghĩa tư bản đã thực hiện sự phát
triển của phân công lao động, hợp tác hoá lao động, tập trung sản xuất và liên minh
làm biến đổi nhiều quá trình kinh tế, biến nhiều quá trình kinh tế cá thể trở thành
một thể thống nhất hữu cơ.

Quá trình xã hội hoá lực lượng sản xuất cũng có bước phát triển vượt bậc,
đạt tiêu chuẩn cao, dẫn đến năng suất lao động tăng cao chưa từng thấy. Bởi lẽ, sự
vận hành của quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy và các quy luật kinh tế
khác tạo điều kiện cho cơ chế thị trường vận hành và phát triển, chủ nghĩa tư bản
có thêm điều kiện và khả năng sử dụng thành tựu khoa học công nghệ để phát triển
sản xuất. sức mạnh, tăng năng suất lao động, sử dụng có hiệu quả hơn cơ sở vật
chất công nghệ đã tạo ra.

20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Phương Mai (2016), Giáo trình lịch sử kinh tế, Nxb Đại học Sư
Phạm, Hà Nội
2. GS.TS. Nguyễn Trí Dĩnh – PGS.TS. Phạm Thị Quý (2006), Giáo trình lịch
sử kinh tế, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân
3. Ths. Đào Anh Quân (2015), Giáo trình lịch sử kinh tế quốc dân, Nxb Học
viện Báo chí và Tuyên truyền
4. Lichsukinhte24h.blogspot (2015), Cuộc cách mạng giá cả Châu Âu
http://lichsukinhte24h.blogspot.com/2015/07/cuoc–cach–mang–gia–ca–o–
chau–au.html
5. Lichsukinhte24h.blogspot (2015), Kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa
(Phần3), http://timhieukinhte.blogspot.com/2015/07/kinh–te–cac–nuoc–tu–
ban–chu–nghia–phan–3.html
6. Mitsuhiko Takumi, Tích lũy sơ khai (Tích lũy tư bản nguyên thủy), Minir – Từ
điển bách khoa tiếng Việt
https://mimirbook.com/vi/a85f16459b8
7. Lê Hải Triều – Phạm Thế Phương (2015), Báo cáo Hồ sơ thị trường Anh,
Trung tâm WTO Việt Nam
https://trungtamwto.vn/upload/files/fta/196–chua–ky–ket/199–viet–nam–––
eu–evfta/247–an–pham–––tai–lieu/Bao%20cao%20ho%20so%20thi
%20truong%20Anh.pdf
8. PGS, TS Đoàn Xuân Thủy (2022), Nhận thức về bản chất của chủ nghĩa tư
bản cần được quán triệt trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện
nay, Trang Thông tin điện tử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
http://mattran.org.vn/chuong–trinh–phoi–hop/nhan–thuc–ve–ban–chat–cua–
chu–nghia–tu–ban–can–duoc–quan–triet–trong–xay–dung–chu–nghia–xa–
hoi–o–viet–nam–hien–nay–43397.html
21
9. PGS.TS. Vũ Văn Hà (2015), Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa: Cơ hội và thách thức, Tạp chí Cộng sản
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien–cu/–/2018/35821/qua–
do–len–chu–nghia–xa–hoi–bo–qua–che–do–tu–ban–chu–nghia––co–hoi–
va–thach–thuc.aspx

22

You might also like