You are on page 1of 31

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài tiểu luận “Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển. Sự
vận dụng ở Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu của bản thân. Những
phần sử dụng tài liệu tham khảo trong bài tiểu luận đã được nêu rõ trong phần
tài liệu tham khảo. Những kết quả, số liệu trình bày trong bài tiểu luận là hoàn
toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bộ môn, khoa và nhà
trường về sự cam đoan này.
Hải Dương, tháng 12 năm 2020

Sinh viên
Mai Phương Anh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
PHẦN I: MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................1
1.3. ĐỐI TƯỢNG CỦA CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................1
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................2
1.5. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ..................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................................3
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................3
2.1.1. Khái niệm về học thuyết kinh tế...........................................................3
2.1.2. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của các học thuyết kinh tế tư sản cổ
điển..................................................................................................................3
2.2. CÁC ĐẠI BIỂU CỦA TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC CỔ
ĐIỂN..................................................................................................................4
2.2.1. William Petty (1623 – 1687).................................................................4
2.2.2. Adam Smith (1723 – 1790)...................................................................5
2.2.3. David Ricardo (1772 – 1823)................................................................6
2.3. NỘI DUNG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI
KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC CỔ ĐIỂN............................................................8
2.3.1. Học thuyết giá trị - lao động.................................................................8
2.3.2. Học thuyết tiền tệ................................................................................13
2.3.3. Học thuyết thu nhập............................................................................15
2.3.4. Học thuyết về tư bản...........................................................................20
2.4. SỰ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...........................................22
PHẦN III: KẾT LUẬN.....................................................................................26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:
1. XHCN: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ: Không có bảng biểu sơ đồ nào (Hoàn
toàn giải thích bằng chữ viết).
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Xuyên suốt chiều dài phát triển của xã hội loài người, quá trình lao động
sản xuất, trao đổi hàng hóa luôn diễn ra và đó là khởi đầu cho các quan hệ kinh
tế. Sự nhận thức của con người về các quan hệ kinh tế hình thành nên tư tưởng
kinh tế trước khi chúng được khái quát thành các học thuyết kinh tế. Mỗi học
thuyết kinh tế đều gắn với các giai cấp, các điều kiện kinh tế - xã hội nhất định
và là cơ sở để xây dựng đường lối, chính sách kinh tế phù hợp với từng thời kỳ.
Nền kinh tế việt nam sau công cuộc đổi mới năm 1986 cho đến nay đã có
sự thay đổi rõ nét. Sự nhận thức đúng đắn và chắt lọc những tư duy tiến bộ, phù
hợp với thời đại của các học thuyết kinh tế thế giới đã góp phần không nhỏ vào
sự phát triển kinh tế hiện nay. Từ một nền kinh tế hóa tập trung, chúng ta đã
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thay
đổi này mang một ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng đối với một đất nước vừa
trải qua chiến tranh và có sự tụt hậu kinh tế khá xa so với thế giới.
Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về đóng góp của các học thuyết
kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Các học
thuyết tư sản cổ điển và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay”. Tôi sẽ tập trung vào
phân tích, nhận định từng học thuyết, thực trạng áp dụng các học thuyết và từ đó
có những đề xuất góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả việc vận dụng tại Việt
Nam.
Nắm bắt một cách khái quát về tư tưởng kinh tế trong từng học thuyết
kinh tế tư sản cổ điển, từ đó có những nhận xét đánh giá những thành tựu và hạn
chế khi vận dụng tại Việt Nam.
Từ thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tôi sẽ đưa ra những đề xuất,
đóng góp nhằm phát huy hơn nữa những thành tựu của các học thuyết khi áp
dụng tại Việt Nam.

1
1.3. ĐỐI TƯỢNG CỦA CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Kinh tế chính trị tư sản cổ điển chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực
lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong quá trình
tái sản xuất, trình bày có hệ thống các phạm trù kinh tế trong nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa: hàng hóa, tiền tệ, giá cả, tiền lương, lợi tức, địa tô,… từ đó rút ra các
quy luật vận động của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện nay.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tôi sử dụng các phương pháp như: so sánh, diễn giải, phân tích để nghiên
cứu đề tài.
Ngoài ra, tôi còn tham khảo thêm những tài liệu có liên quan từ các báo
cáo hoạt động kinh tế, xã hội có liên quan, giáo trình và các bài viết trên mạng
internet,…
1.5. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo kết cấu của chuyên đề bao gồm
03 phần chính:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung của chuyên đề
Phần III: Kết luận

2
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Khái niệm về học thuyết kinh tế
2.1.1.1. Tư tưởng kinh tế
Học thuyết kinh tế là hệ thống tư tưởng kinh tế của các đại biểu tiêu biểu
cho các tầng lớp, giai cấp trong một chế độ xã hội nhất định đã đạt đến một trình
độ khái quát chung và vạch rõ được mối liên hệ bản chất bên trong của các hiện
tượng, quá trình kinh tế. Hệ thống quan điểm kinh tế là kết quả của việc phản
ánh quan hệ sản xuất vào ý thức con người qua những giai đoạn lịch sử nhất
định.
2.1.1.2. Học thuyết kinh tế
Học thuyết kinh tế là hệ thống tư tưởng kinh tế của các đại biểu tiêu biểu
cho các tầng lớp, giai cấp trong một chế độ xã hội nhất định đã đạt đến một trình
độ khái quát chung và vạch rõ được mối liên hệ bản chất bên trong của các hiện
tượng, quá trình kinh tế, Hệ thống quan điểm kinh tế là kết quả của việc phản
ánh quan hệ sản xuất vào ý thức con người qua những giai đoạn lịch sử nhất
định.
2.1.2. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của các học thuyết kinh tế tư sản cổ
điển
2.1.2.1. Hoàn cảnh ra đời
Các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển ra đời vào cuối thế kỉ XVII, phát
triển mạnh mẽ trong suốt thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX. Trường phái kinh
tế chính trị cổ điển xuất hiện và phát triển ở hai nước Anh và Pháp, trong đó chủ
yếu là nước Anh với ba nhà kinh tế tiêu biểu là: William Petty, Adam Smith,
David Ricardo.
Hoàn cảnh ra đời của các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển có thể khái
quát ở những điểm sau:
Cuối thế kỷ XVII, nhiệm vụ tích lũy nguyên thủy tư bản về cơ bản đã
hoàn thành, vai trò của tư bản thương nghiệp giảm xuống, lý luận trọng thương
không còn đủ sức thuyết phục. Thực hiện đòi hỏi phải có lý luận mới thay thế
cho lý luận trọng thương.
3
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, các công trường thủ công
tư bản chủ nghĩa ra đời ngày càng nhiều đã cho thấy nguồn gốc của cải không
phải từ lưu thông mà phải từ sản xuất. Thực tế đó đã giúp các nhà kinh tế tư sản
cổ điển đưa ra các học thuyết kinh tế khẳng định, lao động làm thuê của những
người nghèo là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.
Về mặt xã hội, một yêu cầu mới đặt ra là tiếp tục phê phán phương thức
sản xuất phong kiến lỗi thời, khẳng định tính ưu việt hơn của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa và tìm biện pháp bảo vệ và thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát
triển nhanh hơn. Trường phái kinh tế chính trị cổ điển ra đời đáp ứng được yêu
cầu đó.
2.1.2.2. Đặc điểm của các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển
- Thứ nhất: Kinh tế chính trị tư sản cổ điển đã chuyển đối tượng nghiên
cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Với việc chuyển đối tượng
nghiên cứu sang lĩnh vực sản xuất, đã giúp trường phái kinh tế này đi sâu nghiên
cứu và giải thích đúng nguồn gốc của cải.
- Thứ hai: Về phương pháp nghiên cứu, kinh tế chính trị tư sản cổ điển đã
sử dụng phương pháp trừu tượng hóa. Nhờ có phương pháp này, kinh tế chính
trị cổ điển đã đi sâu nghiên cứu và trình bày có hệ thống các phạm trù kinh tế
như giá trị, giá cả, tiền tệ, lợi nhuận,… Tuy vậy, do giới hạn về thế giới quan và
điều kiện lịch sử, các nhà kinh tế tư sản cổ điển đã có những kết luận không
khoa học, thậm chí mâu thuẫn với những quan điểm của họ. Đó chính là tính hai
mặt trong phương pháp luận của trường phái kinh tế này.
- Thứ ba: Các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển đề cao tư tưởng tự do kinh
tế, đề cao tính quy luật trong nền kinh tế, tư tưởng này hoàn toàn khác với chủ
nghĩa trọng thương – đề cao vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước.
2.2. CÁC ĐẠI BIỂU CỦA TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC
CỔ ĐIỂN
2.2.1. William Petty (1623 – 1687)
W.Petty sinh ra trong một gia đình làm nghề thủ công nhỏ. Ông là người
có nhiều tài năng, học rộng biết nhiều lĩnh vực: năm 1647 phát minh ra máy
chữ, năm 1649 nhận học vị tiến sĩ vật lý, năm 1657 là giáo sư giải phẫu và âm
nhạc, năm 1658 làm bác sĩ trong quân đội Cromwell tham gia cướp bóc Ireland.
4
W.Petty đã viết nhiều tác phẩm như: Bàn về thuế khóa và lệ phí (1662),
Lời nói với những kẻ khôn (1664), Giải phẫu học chính trị ở Ireland (1672), Số
học chính trị (1676), Bàn về tiền tệ (1682).
Trong những tác phẩm đầu tiên, W.Petty còn mang nặng tư tưởng trọng
thương, nhưng trong tác phẩm cuối cùng của ông không còn dấu vết của trọng
thương.
Về phương pháp luận, W.Petty đã áp dụng phương pháp mới về nhận
thức. Tư tưởng trọng thương chỉ thỏa mãn với việc đơn thuần là đưa ra những
biện pháp kinh tế hay chỉ miêu tả lại những hiện tượng kinh tế theo kinh
nghiệm, còn W.Petty tìm cách giải quyết những hiện tượng đó. Ông đã tiếp cận
quy luật khách quan. Ông cho rằng, trong chính sách kinh tế cũng như trong y
học cần phải tính đến những quá trình tự nhiên, không nên dùng những hành
động cưỡng bức riêng của mình để chống lại những quá trình đó.
Tuy vậy, ông đã nhầm lẫn coi các quy luật kinh tế cũng như quy luật tự
nhiên tồn tại vĩnh viễn.
Về thế giới quan triết học, ông chống lại siêu hình nhưng là người theo
chủ nghĩa duy vật tự phát, coi kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức (ông là người
theo triết học Bacon).
Phương pháp trình bày của ông: xuất phát từ hiện tượn cụ thể, phức tạp, đi
đến hiện tượng trừu tượng. Đó cũng là phương pháp kinh tế học đặc trưng của
thế kỷ XVII.
2.2.2. Adam Smith (1723 – 1790)
A.Smith sinh 5-6-1723 tại Scotland trong một gia đình công chức ngành
thuế. Ông là một người có tài năng và được đào tạo tại các trường đại học danh
tiếng của nước Anh.
Năm 1748, A.Smith tốt nghiệp đại học và ba năm sau ông tham gia giảng
dạy một số môn như logic học, triết học, đạo đức, thiên văn. Năm 1763, ông đi
du lịch nhiều nước Châu Âu. Tại Pháp, ông đã tiếp xúc với trường phái trọng
nông và chịu ảnh hưởng các quan điểm kinh tế của trường phái này.
Sau khi ở Pháp về, năm 1766, A.Smith xin thôi giảng dạy, trở về sống ở
thành phố quê hương Kieccandi và tập trung nghiên cứu kinh tế. Năm 1776, ông

5
xuất bản tác phẩm: “Của cải của dân tộc” (The wealth of nations). Tác phẩm này
đã làm cho ông nổi tiếng không chỉ ở nước Anh mà trên cả thế giới.
A.Smith là nhà tư tưởng tiên tiến của giai cấp tư sản, ông muốn thủ tiêu
tàn tích phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, kêu gọi tích lũy
và phát triển lực lượng sản xuất theo ý nghĩa tư bản, xem chế độ tư bản chủ
nghĩa là hợp lý duy nhất. K.Marx coi A.Smith là nhà kinh tế học tổng hợp của
công trường thủ công.
Thế giới quan của A.Smith về cơ bản là duy vật. Ông tiến xa hơn những
người trước là tìm hiểu các quy luật kinh tế. Đó là đặc trưng trong phương pháp
luận của ông, Nhưng chủ nghĩa duy vật ở ông còn tự phát, máy móc. Ông còn xa
lạ với phép biện chứng.
Phương pháp luận của A.Smith là, một mặt đi sâu vào mối liên hệ bên
trong của nền kinh tế; mặt khác, chỉ là mô tả, liệt kê, thuật lại những biểu hiện
bên ngoài đời sống kinh tế. Phương pháp luận này mâu thuẫn với nhau và có ảnh
hưởng tới các tư tưởng kinh tế sau này.
2.2.3. David Ricardo (1772 – 1823)
D.Ricardo sinh năm 1772 tại London trong một gia đình Do Thái giàu có.
Ông được đào tạo chu đáo theo hướng kế nghiệp cha trong thế giới tài chính và
thương mại. Khi 14 tuổi ông vào làm trong công ty mô giới của cha, ông nhanh
chóng làm quen với hoạt động kinh doanh. Ông được xem là một nhà đàm phán
cực kỳ tài năng, và nhanh chóng thành thạo trong các hoạt động đầy khó khăn
và bí ẩn như kinh doanh trên thị trường chứng khoán.
D.Ricardo bị cha từ bỏ vì ông cưới một cô gái thuộc giáo phái Quaker và
cải sang đạo Thiên chúa. Không một xu dính túi và phải đảm bảo cho cuộc sống
gia đình, D.Ricardo chạy vạy khắp nơi để vay tiền và mở một công ty mô giới
của chính ông. Dù những năm đầu đầy gian khó, nhưng sau đó không lâu ông
nhanh chóng kiếm được một tài sản lớn và trở nên độc lập về tài chính vào tuổi
26. Điều này cho phép ông giành thời gian theo đuổi những sở thích của ông
trong lĩnh vực khoa học và tri thức. Ông thành lập một phòng thí nghiệm, bắt
đầu thu thập khoáng vật, văn hóa tham gia hội địa chất học Anh.

6
Trong một kỳ nghỉ với vợ vào năm 1799, D.Ricardo ngẫu nhiên đọc được
cuốn “Của cải của các dân tộc” của A.Smith, D.Ricardo quyết định dành thời
gian rảnh rỗi cho nghiên cứu kinh tế.
Năm 1819, D.Ricardo có được một ghế trong hạ viện Anh. Đây là một
ghế đại biểu cho hạt Portarlington xứ Ailen – một địa điểm ông chưa bao giờ đặt
chân đến. D.Ricardo đã nhanh chóng trở thành một chuyên gia có tiếng trong
nghị viện về các vấn đề tài chính và ông thường phát biểu sôi nổi về các vấn đề
kinh tế cấp bách đương thời như tiền tệ văn hóa ngân hàng, thuế quan, thuế khóa
và suy thoái trong nông nghiệp.
Trong cuộc đời khoa học của mình, D.Ricardo chịu ảnh hưởng nhiều nhất
của A.Smith và Malthus – nhà kinh tế học tư sản tầm thường nổi tiếng. Người ta
cũng không thể không nói đến J.Mill, một nhà văn và nhà chính luận có công lao
to lớn trong việc dẫn dắt D.Ricardo đến với khoa học, giúp ông xuất bản những
công trình đầu tiên, một người bạn trung thành đến tận cuối đời nhưng luôn luôn
tự nhận là học trò và người kế tục của ông.
Công trình nổi tiếng nhất của D.Ricardo là cuốn sách “Những nguyên lý
của kinh tế chính trị và thuế khóa” (1817). Trong tác phẩm này ông không chỉ
phát triển học thuyết của Adam Smith mà còn chỉ ra những mâu thuẫn của nó.
Thời gian này, trung tâm của kinh tế chính trị không phải là vấn đề sản xuất ra
của cải vật chất mà là sự phân phối nó giữa các giai cấp cơ bản trong xã hội.
D.Ricardo xác định đúng đối tượng của kinh tế chính trị “Nhiệm vụ chính sách
của kinh tế chính trị là xác định các quy luật điều khiển của sự phân phối đó”.
Ông đã cố gắng xây dựng và phân tích quy luật phân phối trong nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa: tiền lương cho công nhân, lợi nhuận cho tư bản và tô tức cho chủ
đất. Và ông nhấn mạnh rằng, phần phân phối cho giai cấp này giảm xuống thì
phần phân phối cho giai cấp kia tăng lên.
D.Ricardo có một tài sản vô giá là kiến thức kinh tế thực tế đặc biệt là
trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Nhờ vậy trong hệ thống lý luận của mình, ông
đã thể hiện được một cơ sở vững chắc cho phương pháp nghiên cứu kinh tế học.
Đối với những người đương thời hệ thống kinh tế của D.Ricardo là một hệ thống
kinh tế kiểu mới.

7
2.3. NỘI DUNG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI
KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC CỔ ĐIỂN
William Petty “cha đẻ của Kinh tế chính trị học cổ điển Anh”, tạo tiền đề
lý luận cho sự phát triển hệ thống các học thuyết kinh tế của Trường pháo Kinh
tế chính trị học cổ điển Anh (thế kỷ XVII – XIX). Trên cơ sở hệ thống quan
điểm kinh tế của W.Petty, các đại biểu của Trường phái Kinh tế chính trị học cổ
điển Anh đã kế thừa phát triển học thuyết của ông trong các giai đoạn phát triển
của chủ nghĩa tư bản. Nếu A.Smith là nhà kinh tế học trong giai đoạn của công
trường thủ công thì D.Ricardo là đại biểu của thời kỳ cách mạng công nghiệp.
Với tư cách là sự phản ánh có tính lịch sử hiện thực vận động kinh tế, hệ thống
quan điểm kinh tế của các đại biểu trong mỗi thời kỳ là hết sức đa dạng, phong
phú và thậm chí còn có sự khác biệt. Ví dụ, trong giai đoạn phát triển của công
trường thủ công, A.Smith tìm nguồn gốc của của cải từ phân công lao động và
trong hệ thống lý luận của ông được bắt đầu từ phân công lao động, hay
D.Ricardo do lại tiếp cận nghiên cứu sự phân phối của của cải giữa các giai cấp.
Những học thuyết cơ bản của Trường phái Kinh tế chính trị học cổ điển Anh là
học thuyết học thuyết giá trị - lao động, học thuyết tiền tệ, học thuyết về thu
nhập, học thuyết về tư bản, trong đó học thuyết giá trị - lao động là cơ sở lý luận
của học thuyết kinh tế Trường phái Kinh tế chính trị học cổ điển Anh.
2.3.1. Học thuyết giá trị - lao động
- Học thuyết giá trị - lao động của William Petty.
W.Petty là người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho lý luận giá trị -
lao động. Bởi vì ông là người đầu tiên xác định đúng đắn vai trò của lao động
trong việc tạo ra giá trị, là nguồn gốc thực sự của của cải.
Trong tác phẩm “Bàn về thuế khóa và lệ phí”, Petty cho rằng có ba loại
giá cả. Đó là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo, giá cả chính trị.
Về giá cả tự nhiên, ông viết: “Một người nào đó, trong thời gian lao động
khai thác được 1 ounce bạc và cùng thời gian đó sản xuất được 1 barrel lúa mì,
thì 1 ounce là giá cả tự nhiên của barrel lúa mì. Nếu nhờ những mỏ mới giàu
quặng hơn, nên cùng một thời gian lao động đó, bây giờ khai thác được 2 ounce
bạc thì 2 ounce bạc, là giá cả tự nhiên của 1 barrel lúa mì”. Như vậy, giá cả tự
nhiên là giá trị hàng hóa, do lao động sản xuất tạo ra. Lượng của giá cả tự nhiên,
hay giá trị, tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác bạc.
8
Về giá cả nhân tạo, ông viết: “ Tỷ lệ giữa lúa mì và bạc chỉ là giá cả nhân
tạo chứ không phải là giá cả tự nhiên”. Như vậy theo ông giá cả nhân tạo là giá
cả thị trường của hàng hóa. Ông cho rằng, giá cả nhân tạo thay đổi phụ thuộc
vào giá cả tự nhiên và quan hệ cung – cầu hàng hóa trên thị trường.
Về giá cả chính trị, W.Petty cho rằng, nó là một loại đặc biệt của giá cả tự
nhiên. Nó cũng là chi phí lao động để sản xuất hàng hóa, nhưng trong điều kiện
chính trị không thuận lợi. Vì vậy, giá cả thị trường thường cao hơn giá cả tự
nhiên.
Đối với W.Petty, người đương thời của cách mạng tư sản và chiến tranh
vệ quốc, thì việc phân biệt giá cả tự nhiên, tức là chi phí lao động trong điều
kiện bình thường, với giá cả chính trị - là chi phí lao đông trong điều kiện chính
trị không thuận lợi, là điều có ý nghĩa to lớn.
W.Petty đặt vấn đề nghiên cứu lao động giản đơn và lao động phức tạp, so
sánh lao động trong thời gian dài, lấy năng suất lao động trung bình trong nhiều
năm để loại trừ tình trạng ngẫu nhiên.
Tuy nhiên, học thuyết giá trị lao động của W.Petty còn chịu ảnh hưởng từ
tư tưởng trọng thương. Ông chỉ thừa nhận lao động khai thác vàng bạc là nguồn
gốc của giá trị, còn giá trị của các hàng hóa khác chỉ được xác định nhờ quá
trình trao đổi với vàng bạc, là sự phản ánh giá trị tiền tệ cũng như ánh sáng của
mặt trăng là sự phản chiếu ánh sáng mặt trời.
W.Petty có luận điểm nổi tiếng: Lao động là cha còn đất là mẹ của mọi
của cải. Về phương diện của cải vật chất, đó là công lao to lớn của ông. Nhưng
ông lại xa rời tư tưởng giá trị - lao động khi kết luận, lao động và đất đai là cơ sở
tự nhiên của giá cả mọi vật phẩm, tức là cả lao động và đất đai là nguồn gốc của
giá trị. Điều này là mầm mống của học thuyết các nhân tố sản xuất tạo ra giá trị
sau này.
- Học thuyết giá trị của Adam Smith.
A.Smith phân biệt rõ sự khác nhau giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi
và khẳng định, giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi. Ông bác bỏ
quan điểm cho rằng tính lợi ích quyết định giá trị trao đổi mà A.R.J.Turgo ủng
hộ.

9
Khi phân tích giá trị hàng hóa, ông còn cho rằng, giá trị được biểu hiện ở
giá trị trao đổi của hàng hóa, trong quan hệ số lượng với hàng hóa khác, còn
trong nền sản xuất hàng hóa phát triển, nó được biểu hiện ở tiền.
A.Smith có hai quan điểm về giá trị:
Thứ nhất, giá trị do lao động hao phí để sản xuất hàng hóa quyết định.
Lao động là thước đo thực tế của mọi giá trị. Với quan điểm này ông cho rằng,
tất cả các loại lao động sản xuất đều tạo ra giá trị. Lao động là thước đo thực tế
của mọi giá trị.
Ông chỉ ra lượng giá trị hàng hóa là do hao phí lao động trung bình cần
thiết quyết định. Lao động giản đơn và lao động phức tạp ảnh hưởng khác nhau
đến giá trị hàng hóa. Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp sẽ tạo ra một
lượng giá trị nhiều hơn lao động giản đơn.
Thứ hai, giá trị hàng hóa bằng số lượng lao động mà người ta có thể mua
được nhờ hàng hóa đó.
Sở dĩ A.Smith có hai quan điểm về giá trị vì, theo ông, quan điểm thứ
nhất để xác định giá trị trong điều kiện sản xuất hàng hóa nhỏ; quan điểm thứ
hai để xác định giá trị trong điều kiện sản xuất hàng hóa phát triển, tức sản xuất
hàng hóa lớn. Quan điểm thứ hai sau này được sử dụng để xác định GDP, GNP.
Về giá cả thị trường, A.Smith đã phân biệt được giá cả thị trường với giá
cả tự nhiên (giá trị). Ông khẳng định hàng hóa được bán theo giá cả tự nhiên,
nếu giá cả đó ngang với mức cần thiết để trả cho tiền lương, lợi nhuận và địa tô.
A.Smith cho rằng, giá cả tự nhiên là trung tâm, giá cả thị trường là giá bán
thực tế của hàng hóa. Giá cả thị trường nhất trí với giá cả tự nhiên khi hàng hóa
được đưa ra thị trường với số lượng đủ thỏa mãn nhu cầu thực tế. Nhưng do sự
biến động của cung cầu làm cho giá cả thị trường chênh lệch với giá cả tự nhiên.
Bản than giá cả tự nhiên cũng thay đổi cùng với tỷ suất tự nhiên của mỗi bộ
phận cấu thành nó.
Ông đã nhận thấy giá cả trong chủ nghĩa tư bản được hình thành khác với
trước đây nhưng không giải thích được do ông chưa biết tới phạm trù giá cả sản
xuất.
Về cấu thành giá trị hàng hóa, ông cho rằng “tiền lương, lợi nhuận, địa tô
là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập, cũng như là của bất lỳ giá trị trao đổi
10
nào”. Như vậy, ông coi tiền lương, lợi nhuận, địa tô là nguồn gốc đầu tiên của
mọi thu nhập. Đây là quan điểm đúng. Song ông sai lầm ở chỗ, coi tiền lương,
lợi nhuận, địa tô cũng là ba nguồn gốc của giá trị trao đổi. Ở đây ông đã nhầm
lẫn giữa tạo ra giá trị và phân phối giá trị. Mặt khác, ông cho rằng trong cấu
thành lượng giá trị hàng hóa chỉ có lượng giá trị mới tạo ra (v + m).
- Học thuyết giá trị của David Ricardo.
Học thuyết của ông được xây dựng trên cơ sở kế thừa có phê phán và phát
triển lý thuyết giá trị của A.Smith.
Học thuyết giá trị chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống quan ddieemer
của D.Ricardo. Theo ông, giá trị của hàng hóa hay số lượng của một hàng hóa
nào khác mà sản xuất đó trao đổi, là do số lượng lao động tương đối, cần thiết
để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định, chứ không phải do khoản thưởng lớn
hay nhỏ trả cho người lao động quyết định.
Cũng như A.Smith, D.Ricardo đã phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hóa
là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Ông cho rằng, giá trị sử dụng không quyết
định giá trị hàng hóa. Ông đã chứng minh rằng, các nhân tố tự nhiên giúp con
người tạo nên giá trị sử dụng nhưng không thêm một phần tử gì vào giá trị hàng
hóa cả. Ông có ý kiến kiệt xuất khi cho rằng, tính hữu ích không phải là thước
đo giá trị trao đổi, mặc dù hàng hóa rất cần thiết giá trị này. Theo ông, giá trị
khác xa với của cải, mà tùy thuộc vào điều kiện sản xuất khó khăn hay thuận lợi.
Ông cho rằng, sở dĩ có nhiều nhầm lẫn trong khoa học kinh tế chính trị là do
người ta coi sự tăng của cải và tăng giá trị là một; là do người ta quên rằng
thước đo giá trị chưa phải là thước đo của cải vì của cải không phụ thuộc vào giá
trị. Theo ông, giá trị trao đổi hàng hóa được quy định bởi lượng lao động chứa
trong hàng hóa, lượng lao động đó tỷ lệ thuận với lao động tạo ra hàng hóa.
D.Ricardo cho rằng hàng hóa sở dĩ có giá trị trao đổi là do hai nguyên
nhân:
- Tính chất khan hiếm;
- Lượng lao động cần thiết để sản xuất ra chúng.
Như vậy là ông đã nhận thức được giá trị trao đổi được quyết định bởi
lượng lao động đồng nhất của con người, chứ không phải là lượng lao động hao
phí cá biệt. Về điểm này, ông là người đầu tiên đã phân biệt được lao động cá
11
biệt và lao động xã hội. Nhưng nhầm lẫn của ông là cho rằng giá trị hàng hóa
được điều tiết bởi lượng lao động lớn nhất hao phí trong điều kiện xấu.
D.Ricardo đã chứng minh giá trị hàng hóa giảm khi năng suất lao động
tăng lên (dự đoán của W.Petty được ông luận chứng). Ông gạt bỏ quan điểm của
A.Smith cho rằng lao động trong nông nghiệp có năng suất cao hơn công nghiệp
và cho rằng sự tăng lên của của cải đi kèm với giá trị của nó giảm.
D.Ricardo phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Ông cho rằng,
không có một loại hàng hóa nào mà giá cả của nó không bị ảnh hưởng của
những biến động ngẫu nhiên hay tạm thời. Nhưng nguyện vọng của mỗi nhà tư
bản muốn rút vốn mình ra khỏi một công việc kinh doanh lãi ít và đầu tư vào
một công việc kinh doanh lãi hơn, nguyện vọng đó không cho phép giá cả thị
trường của các hàng hóa dừng lâu ở một mức nào đó cao hơn nhiều hay thấp
hơn nhiều so với giá cả tự nhiên của chúng.
D.Ricardo đã cố gắng tìm hiểu sự vận động của giá cả. Theo ông, quyết
định giá cả ở người sản xuất, cung cầu chỉ ảnh hưởng đến giá cả. Ông cho rằng,
quyết định giá trị là hao phí lao động sản xuất, không phải quan hệ cung cầu và
tâm trạng người mua.
Đề cập vấn đề tăng giá cả D.Ricardo cho rằng, việc tăng giá cả có thể là
một nhân tố điều tiết một lượng cung không đủ so với một lượng cầu đang phát
triển; điều tiết việc tiền tệ sụt giá; việc đánh thuế vào những sản phẩm thiết yếu.
Về cấu thành giá trị hàng hóa, D.Ricardo cho rằng, giá trị hàng hóa không
phải chỉ do lao động trực tiếp tạo ra mà còn do lao động cần thiết trước đó như
máy móc, nhà xưởng. Như vậy, theo D.Ricardo, giá trị hàng hóa = c 1 + v + m
Mặt hạn chế trong học thuyết giá trị của D.Ricardo là ở chỗ, ông chưa biết
được tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Mặc dù ông và A.Smith biết
rằng lao động tạo ra giá trị là lao động không kể hình thái của nó.
D.Ricardo cho rằng, quy luật giá trị vẫn hoạt động trong chủ nghĩa tư bản
(đúng), nhưng hoạt động như thế nào, ông không chứng minh được, vì ông
không thể giải quyết được vấn đề giá cả sản xuất. Ông đã đồng nhất hóa giá trị
và giá cả sản xuất. Ông cũng chưa hiểu được giá trị trao đổi là hình thức biểu
hiện của giá trị.

12
Cũng như các nhà kinh tế học cổ điển, D.Ricardo chỉ chú ý phân tích mặt
lượng giá trị, ít chú ý đến mặt chất và hoàn toàn không phân tích hình thái giá
trị.
Tóm lại, D.Ricardo đã đứng vững trên cơ sở lý luận giá trị lao động .
K.Marx cho rằng, nếu A.Smith đã đưa ra khoa học kinh tế chính trị vào hệ
thống, thì D.Ricardo đã kết cấu toàn bộ khoa học kinh tế chính trị bằng một
nguyên lý thống nhất, nguyên lý chủ yếu quyết định của ông là thời gian lao
động quyết định giá trị.
2.3.2. Học thuyết tiền tệ
- Học thuyết tiền tệ của William Petty.
Quan điểm về tiền tệ của W.Petty chuyển dần từ tư tưởng trọng thương
sang kinh tế chính trị cổ điển. Trong tác phẩm “Bàn về tiền tệ”, W.Petty cho
rằng, tiền tệ không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có, vì thế đánh
giá tiền tệ quá cao là một sai lầm (chống tư tưởng trọng thương).
Ông nghiên cứu hai loại kim loại giữ vai trò của tiền là vàng và bạc. Giá
trị của chúng dựa trên lao động khai thác ra chúng quyết định. Ông phê phán chế
độ song bản vị lấy vàng và bạc làm đơn vị tiền tệ và ủng hộ chế độ đơn bản vị.
Ông phê phán việc phát hành tiền tệ không đủ giá và cho rằng làm như vậy
chính phủ không có lợi lộc gì, vì khi đó, giá trị của tiền tệ đã giảm xuống.
Ông là người đầu tiên đưa ra quy luật lưu thông tiền tệ, mà nội dung của
nó là: số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định trên cơ sở số lượng
hàng hóa và tốc độ chu chuyển của tiền tệ. Ông chỉ ra ảnh hưởng của thời gian
thanh toán với số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông. Theo ông, thời hạn
thanh toán càng dài thì số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông càng nhiều.
W.Petty chống lại tư tưởng trọng thương về tích trữ tiền tệ không có hạn
độ. Theo W.Petty, không cần phải tăng số lượng tiền tệ đến mức vô tận. Ông
nhận xét một cách mỉa mai rằng, nếu có thể dùng những mệnh lệnh của chính
phủ để tăng gấp đôi của cải trong nước, thì tại sao từ lâu chính phủ Anh lại
không ra những mệnh lệnh như thế. Như vậy, W.Petty đã bác bỏ tất cả mọi sự
thao túng tiền tệ.
Nhìn chung, quan điểm tiền tệ của ông có nhiều điểm mà sau này các nhà
kinh tế học theo quan điểm giá trị - lao động tiếp tục phát triển.
13
- Học thuyết tiền tệ của Adam Smith.
A.Smith coi trao đổi là dấu hiệu quan trọng nhất nói lên bản chất của nền
sản xuất, còn xã hội trở thành liên mình của sự trao đổi. Do đó, ông tiến tới phân
tích tiền tệ.
A.Smith cho rằng, tiền chỉ là phương tiện kỹ thuật làm cho trao đổi được
thuận tiện. Ông so sánh tiền với còn đường rộng lớn, trên đó người ta chở cỏ
khô và lúa mì. Con đường làm cho vận chuyển cỏ khô và lúa mì thuận lợi,
nhưng không làm tăng thêm cỏ khô và lúa mì. Ông coi tiền là bánh xe vĩ đại của
lưu thông,là công cụ đặc biệt của trao đổi và thương mại. Như vậy, A.Smith cho
rằng tiền chỉ có chức năng là phương tiện lưu thông.
Với chức năng là phương tiện lưu thông thì A.Smith cho rằng, tiền giấy
có nhiều ưu điểm, tiền giấy rẻ hơn, còn lợi ích thì cũng như tiền vàng.
A.Smith đã hiểu được tiền là một thứ hàng hóa tách ra, tức là đã hiểu
được bản chất hàng hóa của tiền và cũng chỉ hiểu đến đó thôi.
Về quy luật lưu thông tiền tệ, A.Smith cho rằng không phải số lượng tiền
tệ quyết định giá cả mà là giá cả quyết định số lượng tiền tệ. Ông đã phát biểu
một cách chính xác rằng, số lượng tiền tệ được quyết định bởi giá trị của khối
lượng hàng hóa mà nó phải lưu thông. Giá trị các hàng hóa mua vào bán ra hàng
năm trong một nước đòi hỏi một số lượng tiền tệ nhất định lưu thông và phân
phối các hàng hóa đó vào tay những người tiêu dùng và không thể dùng quá số
lượng đó được. Còn kênh lưu thông chỉ thu hút một cách tất yếu số lượng thích
đáng cho đầy đủ và không thể chứa đựng hơn nữa.
Tuy nhiên, ở A.Smith còn nhiều hạn chế, ông đã đơn giản hóa nhiều chức
năng của tiền, đưa chức năng phương tiện lưu thông lên hàng đầu; ông cũng
không hiểu vấn đề hình thái của giá trị và lịch sử phát triển của những hình thái
đó.
- Học thuyết tiền tệ của David Ricardo.
Đặc trưng nổi bật trong lý thuyết tiền tệ của D.Ricardo là mang tính hai
mặt. Một mặt, dựa trên cơ sở học thuyết giá trị - lao động ông đưa ra các nguyên
lý về tiền. Ông coi giá trị của tiền là do giá trị vật liệu làm ra tiền quyết định, nó
bằng số lượng lao động hao phí để khai thác vàng bạc. Ông nêu lên khái niệm

14
giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Ông ủng hộ quy luật lưu thông tiền tệ
mà W.Petty, A.Smith đề xướng.
Song mặt khác, ông lại đi theo lập trường của thuyết ‘số lượng tiền tệ”.
Theo thuyết này, giá trị của tiền phụ thuộc vào số lượng của nó. Nếu số lượng
tiền càng nhiều, thì giá trị của tiền tệ càng ít và ngược lại. Còn bản thân tiền tệ
không có giá trị nội tại.
Thực tế đây là hai quy luật lưu thông tiền tệ vận dụng cho các loại tiền
khác nhau. Một loại là ứng với lưu thông tiền vàng, một loại ứng với lưu thông
tiền giấy. Song D.Ricardo muốn sử dụng thuyết số lượng tiền tệ để giải thích
cho sự thay đổi trong quan hệ quốc tế và điều tiết bảng cân đối thanh toán. Theo
ông, nếu trong một nước nào đó thừa vàng, thì ở đó, giá cả hàng hóa tăng và như
vậy, hàng hóa nhập khẩu vào đây trở nên có lợi.
Nhưng thiếu hụt trong bảng cân đối thương nghiệp sẽ trả bằng vàng. Vàng
đi ra khỏi nước, số lượng giảm xuống làm giá cả hàng hóa giảm, hàng hóa nhập
khẩu từ nước ngoài sẽ giảm xuống và dừng lại. Tất cả lại trở lại trạng thái cân
bằng. Từ đó, ông đi đến kết luận, tự do thương nghiệp giữa các nước là có lợi.
Ông cho rằng, không có gì đáng sợ hãi khi nhập khẩu hàng hóa vượt quá xuất
khẩu hàng hóa. Vì điều đó là cơ sở để hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa. Đơn
giản là, trong nước thừa vàng thì giá cả cao. Tự do nhập khẩu sẽ làm giảm giá cả
và tất cả sẽ cân bằng.
2.3.3. Học thuyết thu nhập
Các đại biểu của Trường phái Kinh tế chính trị học cổ điển Anh giải thích
thu nhập đều dựa trên cơ sở lý thuyết giá trị dưới các hình thức tiền công, lợi
nhuận, lợi tức và địa tô.
- Học thuyết thu nhập của William Petty.
 Họ thuyết tiền công
W.Petty lấy lý luận giá trị làm cơ sở cho lý luận tiền công. Ông xác định
tiền công là khoản giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu. Nếu tiền công
nhiều thì công nhân không muốn làm việc, họ thích uống rượu say. Nói một
cách khác, muốn cho công nhân làm việc thì hạ thấp tiền công xuống mức tối
tiểu. Ông kịch liệt phản đối những trường hợp tăng tiền công quá cao. Sở dĩ như
vậy vì trong thời đại W.Petty – giai đoạn hợp tác giản đơn, công nhân chưa lệ
thuộc nhiều vào tư bản, tư bản phải dựa vào sự ủng hộ của nhà nước, đề ra
những đạo luật cấm tăng tiền công.

15
W.Petty cũng đã đi sâu vào phân tích mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
giữa tiền công và giá cả lúa mì (giá trị tư liệu sinh hoạt). Ông rút ra kết luận: tiền
công tỉ lệ nghịch với giá cả lúa mì (giá cả tư liệu sinh hoạt). Kết luận này hoàn
toàn trái ngược với kết luận của K.Marx, tiền công tỉ lệ thuận với giá trị sức lao
động.
Như vậy, mặc dù có sai lầm, song W.Petty đã nêu được cơ sở khoa học
của tiền công là giá trị của các tư liệu sinh hoạt.
 Học thuyết địa tô
W.Petty đã tìm thấy nguồn gốc của địa tô ở trong lĩnh vực sản xuất. Ông
định nghĩa, địa tô là số chênh lệch giữa giá trị của sản phẩm và chi phí sản xuất
(bao gồm chi phí tiền lương, chi phí giống má). Thực ra ông không rút ra được
lợi nhuận của kinh doanh ruộng đất, không trực tiếp đề cập đến vấn đề bóc lột.
Nhưng theo logic phân tích của ông chúng ta cũng có thể dễ dàng rút ra được kết
luận rằng, công nhân chỉ nhận được tiền lương tối thiểu, số còn lại là lợi nhuận
của địa chủ. K.Marx nhận xét, W.Petty là người nêu ra mầm mống của lý luận
về chế độ bóc lột, dự đoán đúng đắn bản chất của giá trị thặng dư.
 Học thuyết lợi tức
Ông coi lợi tức là địa tô của tiền và cho rằng nó lệ thuộc vào mức địa tô
(trên đất mà người ra có thể dùng tiền vay để mua). Trong cuốn Bàn về tiền tệ,
ông coi lợi tức là số tiền thưởng, trả cho sự nhịn ăn tiêu, coi lợi tức cũng như
tiền thuê ruông. Mức lợi tức phụ thuộc vào những điều kiện tự phát và những
điều kiện này quyết định vận mệnh của sản xuất nông nghiệp. W.Petty nói:
người thầy thuốc giỏi sẽ không dùng thuốc quá liều để chữa cho bệnh nhân.
 Học thuyết giá cả ruộng đất
Vấn đề giá cả ruộng đất, một vấn đề khó đối với việc những lý luận giá trị
lao động. Nếu không tính đến những chi phí cơ bản thì ruộng đất không có giá
trị, nhưng ruộng đất lại có giá cả nhất định. Công lao to lớn của W.Petty là ông
đã dùng lý luận giá trị lao động để giải thích giá cả ruộng đất. Ông đã khẳng
định một cách đúng đắn rằng, giá cả ruộng đất phải được quy định một cách đặc
biệt, vì người ta không sản xuất ra được đất đai.
Để giải quyết vấn đề giá cả ruộng đất, Petty đã đưa vào lý luận địa tô và
lý luận lợi tức.
Theo ông, người có tiền có thể sử dụng nó bằng hai cách để có thu nhập:
thứ nhất là dùng tiền mua đất đai, nhờ đó có địa tô; thứ hai là gửi vào ngân hàng
để thu lợi tức. Như vậy, lợi tức là thu nhập phát sinh của địa tô. Muốn xác định
lợi tức phải dựa vào địa tô, do đó mức lợi tức cao hay thấp của lợi tức phụ thuộc
vào điều kiện sản xuất nông nghiệp quyết định.
Ông cho rằng bán ruộng đất là bán quyền thu địa tô. Vì vậy, giá cả ruộng
đất do địa tô quyết định. Ông đưa ra công thức tính giá cả ruộng đất là: giá cả
ruộng đất = địa tô x 20. Con số 20 là do ông dựa vào tài liệu thống kê dân số ở

16
Mỹ. Ông thấy ở Mỹ, trong một gia đình con 7 tuổi, cha 27 tuổi, ông 47 tuổi. Họ
cách nhau 20 tuổi và còn sống với nhau 20 năm nữa. Do vậy, ông đã lấy số 20
để tính giá cả ruộng đất. Đây là điều không đúng.
- Học thuyết thu nhập của Adam Smith.
A.Smith đã chia xã hội tư bản thành 3 giai cấp:
1. Những người chiếm hữu ruộng đất.
2. Các nhà tư bản công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp.
3. Công nhân.
Công lao của ông là ở chỗ đã gắn ba giai cấp đó với ba hình thức thu thập,
địa tô, lợi nhuận và tiền công.
 Học thuyết tiền công
Theo A.Smith, khi làm việc bằng tư liệu sản xuất và ruộng đất của mình, người
sản xuất nhận được toàn bộ sản phẩm lao động của họ. Song khi sở hữu tư bản
chủ nghĩa xuất hiện, người công nhân trở thành lao động làm thuê, thì tiền công
của họ không phải là toàn bộ giá trị sản phẩm lao động của họ sản xuất ra nữa,
mà chỉ là một bộ phận giá trị đó.
Cơ sở tiền công là giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người
công nhân và con cái anh ta để được tiếp tục đưa ra thay thế trên thị trường lao
động. Ông nghiên cứu mức bình thường của tiền công và chỉ ra giới hạn tối
thiểu của nó. Theo ông, nếu tiền công thấp hơn mức tối thiểu này, là thảm họa
cho sự tồn tại của dân tộc.
A.Smith đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới tiền công. Ông cho rằng, tiền
công phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và phản ánh trình độ phát triển
kinh tế của mỗi nước. Tiền công thấp hơn mức tối thiểu chỉ có ở những nước
đang diễn ra sự suy thoái về kinh tế. Chẳng hạn, ở Ấn Độ lúc bấy giờ có tiền
công thấp hơn mức tối thiểu; ở Trung Quốc tiền công chỉ cao hơn mức tối thiểu
không đáng kể, vì ở đó, nền kinh tế đang bị đình trệ. Còn ở các nước có nền
kinh tế phát triển mạnh thì tiền công lớn hơn mức tối thiểu. Phần lớn hơn này do
định mức tiêu dùng, truyền thống văn hóa, tập quán dân tộc,…quy định. Từ đó
ông cho rằng, công đoàn không có tác dụng trong việc đấu tranh đòi tăng tiền
công.
A.Smith cho rằng, trong một nước, nhân tố ảnh hưởng tới tiền công phụ
thuộc vào đặc điểm lao động, điều kiện làm việc, tính chất công việc, trình độ
chuyên môn, nghề nghiệp.
Một đặc điểm khác trong học thuyết tiền công của A.Smith là ông nghiên
cứu tiền công trong cơ chế thị trường tự do. Theo ông, có một cơ chế chi phối sự
vận động của tiền công: tiền công tăng dẫn đến tỉ số sinh tăng, do đó cung lao
động tăng, nên cạnh tranh giữa công nhân để bán lao động tăng. Điều này dẫn
đến tiền công giảm. Khi tiền công giảm dẫn đến tỉ số sinh giảm, cung lao động

17
giảm, nên cạnh tranh giữa các nhà tư bản để mua lao động tăng làm cho tiền
công tăng.
A.Smith là người ủng hộ trả tiền công cao, Theo ông, tiền công cao sẽ tạo
ra khả năng tăng trưởng kinh tế vì tiền công cao là nhân tố kích thích công nhân
tăng năng suất lao động. Điều đó tạo ra điều kiện tăng tích lũy tư bản và tăng
nhu cầu về lao động. Ông phê phán quan điểm cho rằng trả tiền công cao làm
cho công nhân lười biếng và không khuyến khích lao động. Ông vạch rõ rằng,
nhà tư bản không sợ gì việc trả tiền công cao cho công nhân, vì cơ chế của thị
trường lao động sẽ điều chỉnh mức tiền công thích ứng.
Tuy nhiên, trong học thuyết tiền công của A.Smith cũng như các nhà kinh
tế học trước đều cho rằng, tiền công là giá cả của lao động.
 Học thuyết lợi nhuận
Theo A.Smith, lợi nhuận là “khoản khấu trừ thứ hai” vào sản phẩm của
lao động. Theo giải thích của A.Smith thì lợi nhuận, địa tô và lợi tức chỉ là
những hình thái khác nhau của giá trị thặng dư.
K.Marx đánh giá cao A.Smith vì đã nêu được nguồn gốc thật sự của giá
trị thặng dư để ra từ lao động…
A.Smith cho rằng không chỉ có lao động nông nghiệp mà cả lao động
công nghiệp cũng tạo ra lợi nhuận.
A.Smith cho rằng lợi nhuận tăng hay giảm tùy thuộc vào sự giàu có tăng
hay giảm của xã hội. Ông thừa nhận sự đối lập giữa tiền công và lợi nhuận. Ông
đã nhìn thấy “khuynh hướng thường xuyên đi đến chỗ ngang nhau” của tỉ suất
lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh giữa các ngành và khuynh hướng tỉ suất lợi
nhuận giảm sút. Theo ông, tư bản đầu tư càng nhiều thì tỉ suất lợi nhuận càng
thấp.
Tuy nhiên, A.Smith còn có những hạn chế về lý luận lợi nhuận như:
không thấy được sự khác nhau giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận, và ông cho
rằng lợi nhuận là do toàn bộ tư bản đẻ ra; do không phân biệt được sản xuất và
lưu thông, nên ông cho rằng tư bản trong lĩnh vực sản xuất cũng như trong lĩnh
vực lưu thông đều đẻ ra lợi nhuận như nhau; ông coi lợi nhuận trong phần lớn
trường hợp chỉ là món tiền thưởng cho việc mạo hiểm và cho lao động khi đầu
tư tư bản; lợi nhuận là một trong những nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập
cũng như của mọi giá trị trao đổi.
 Học thuyết địa tô
Theo ông, địa tô là khoản khấu trừ đầu tiên vào sản phẩm lao động. Về
mặt lượng, nó là số dôi ra ngoài tiền lương công nhân và lợi nhuận của tư bản.
Về mặt chất, nó phản ánh quan hệ bóc lột. Ông đã phân biệt địa tô và tiền tô.
Theo ông, tiền tô bằng địa tô cộng với lợi tức tư bản đầu tư cải tạo đất đai. Điều
này tiến bộ hơn phái Trọng nông, vì phái Trọng nông cho rằng, toàn bộ sản
phẩm thuần túy là do tự nhiên mang lại. Theo A.Smith, mức địa tô thu nhập của
các mảnh ruộng quyết định sản phẩm thuần túy. Tuy nhiên, ông còn cho rằng, sở
18
dĩ nông nghiệp có địa tô, vì lao động nông nghiệp có năng suất cao hơn lao động
công nghiệp và ông phủ nhận địa tô tuyệt đối. Theo ông, nếu thừa nhận địa tô
tuyệt đối là vi phạm quy luật giá trị.
Theo A.Smith khi ruộng đất trở thành sở hữu tư nhân thì địa tô chỉ là khoản
khấu trừ thứ nhất vào sản phẩm. Như vậy, ông coi địa tô là kết quả của giá cả
độc quyền.
Ông đã phân biệt địa tô và tiền tô. Theo ông, tiền tô bằng địa tô cộng với
lợi tức tư bản đầu tư cải tạo đất đai.
Ông đã phân biệt được địa tô chênh lệnh do màu mỡ đất đai và vị trí của
đất đai đưa lại, nhưng không đi sâu nghiên cứu địa tô chênh lệch (II).
Một trong những công lao lớn của A.Smith là đã chỉ ra mức tô trên mảnh
đất ruộng là do thu nhập của mảnh ruộng đó đưa lại, và chỉ ra một cách tài tình
rằng địa tô trên những ruộng canh tác cây chủ yếu (cây lương thức và thức ăn
cho súc vật) quyết định địa tô trên những ruộng trồng cây khác. Theo cách giải
thích của ông thì địa tô là hình thái của giá trị thặng dư.
Ở A.Smith còn có những hạn chế về lý luận địa tô. Ông coi địa tô là phạm
trù vĩnh viễn và còn chứng minh lợi ích của chủ đất phù hợp với lợi ích của xã
hội; ông chưa hiểu được sự chuyển hóa lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô.
A.Smith chưa hiểu được địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối. Do
còn ảnh hưởng của tư tưởng trọng nông, A.Smith cho rằng, năng suất lao động
nông nghiệp cao hơn năng suất lao động công nghiệp, vì trong nông nghiệp còn
có sự giúp đỡ của tự nhiên.
- Học thuyết thu nhập của David Ricardo.
Ông đã kế thừa, phát triển những hạt nhân hợp lý trong học thuyết thu
nhập của William Petty và Adam Smith.
D.Ricardo cho rằng giá trị được tạo ra gồm hai phần: tiền công và lợi
nhuận. Và ông đã đi đến kết luận quan trọng về sự đối kháng giữa tiền công và
lợi nhuận (ông nhận thấy quy luật của tư bản: năng suất lao động tăng lên, tiền
công giảm và lợi nhuận tăng).
 Học thuyết tiền công
Ông định giải quyết việc xác định tiền công theo quy luật giá trị. Nhưng
vì ông vẫn theo quan điểm của A.Smith cho rằng tiền công là giá cả của lao
động, nên ông thấy xác định giá trị của lao động bằng lao động là phi lý. Do đó,
ông không bàn đến giá lao động mà nói đến giá trị của tiền công, đến những giá
trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân. Như vậy là còn lẫn lộn hai khái
niệm lao động và sức lao động, nhưng ông vẫn xác định đúng tiền công của
công nhân.
Chịu ảnh hưởng của quy luật về nhân khẩu của Thomas Robert Malthus
nên D.Ricardo cho rằng, tiền công cao sẽ làm cho nhân khẩu tăng nhanh, dẫn
đến cung về lao động lớn hơn cầu về lao động, vì thế tiền công phải giảm xuống.
19
Từ đó ông kết luận, tiền công phải giảm xuống và do đó đời sống công nhân xấu
đi là kết quả tất yếu của việc tăng nhân khẩu.
Một trong những công lao to lớn của ông là đã phân tích được tiền công
thực tế và xác định nó như một phạm trù kinh tế. Ông nhấn mạnh rằng lượng
hàng hóa người công nhân mua được bằng tiền công, chưa quyết định địa vị xã
hội của người đó, sự quyết định tình cảm của công nhân phụ thuộc vào mối
tương quan giữa tiền công và lợi nhuận.
 Học thuyết lợi nhuận
D.Ricardo xem lợi nhuận là phần giá trị dôi ra ngoài tiền công. Ông chưa
biết đến phạm trù giá trị thặng dư nhưng trước sau nhất quán quan điểm cho
rằng, giá trị là do công nhân tạo ra lớn hơn số tiền công mà họ nhận được. Ông
coi lợi nhuậ là lao động không được trả công của công nhân.
D.Ricardo đã có những nhận xét tiến gần đến lợi nhuận bình quân, ông
cho rằng những tư bản có đại lượng bằng nhau thì đem lại lợi nhuận như nhau.
Nhưng oong không chứng minh được, vì ông không hiểu được giá cả sản xuất.
Theo ông, sự chênh lệch giữa giá trị và giá cả chỉ là ngoại lệ, trên thực tế chỉ có
giá trị chứ không có giá cả sản xuất.
 Học thuyết địa tô
Ông bác bỏ quan điểm cho rằng địa tô là sản vật của những lực lượng tự
nhiên hoặc do năng suất đặc biệt trong nông nghiệp mang lại. Ông hoàn toàn
dựa vào quy luật giá trị để giải thích địa tô, nhấn mạnh rằng địa tô hình thành
không ngược với quy luật giá trị mà theo quy luật giá trị.
D.Ricardo cho rằng, giá trị nông sản phẩm hình thành trên điều kiện
ruộng đất xấu nhất vì ruộng đất là yếu tố có giới hạn nên xã hội phải canh tác
trên cả ruộng đất xấu. Do đó tư bản kinh doanh trên ruộng đất tốt và trung bình
thu được lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận siêu ngạch này phải nộp cho địa chủ.
Ông phê phán tính chất ăn bám của địa churkhoong tham gia sản xuất nhưng
nhân danh quyền sở hữu ruộng đất lại thu địa tô. D.Ricardo cũng đã phân biệt
được địa tô với tiền tô.
Cái sai của D.Ricardo là do ông đã gắn lý luận địa tô cới quy luật ruộng
đất sinh lời ngày càng giamt đã từng bị phê phán trong kinh tế chính trị học
(Turgot, Multhus). Ông chưa đề cập đến địa tô chênh lệch II và phủ định địa tô
tuyệt đối. D.Ricardo cho rằng, nếu thừa nhận địa tô tuyệt đối thì sẽ phủ nhận
quy
luật giá trị. Sở dĩ như vậy là do ông không biết đến cấu tạo hữu cơ (c/v), không
thấy tính quy luật cấu tạo hữu cơ trong công nghiệp cao hơn cấu tạo hữu cơ
trong nông nghiệp.
2.3.4. Học thuyết về tư bản
Học thuyết về tư bản cũng là một bộ phận cấu thành học thuyết kinh tế
cảu Trường phái Kinh tế chính trị học cổ điển Anh. Tuy nhiên, trong các công
20
trình nghiên cứu của W.Petty hầu như ông không đề cập đến vấn đề về tư bản.
Đến A.Smith lý luận về tư bản mới được hình thành và được D.Ricardo tiếp tục
phát triển trở thành nội dung trong học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển
Anh.
- Học thuyết tư bản của A.Smith.
A.Smith cho rằng bộ phận tài sản mang lại lợi nhuận mới là tư bản.Ông
khẳng định, vật phẩm tiêu dùng không thể là tư bản và cũng không phải mọi tư
liệu sản xuất đều là tư bản.
Theo A.Smith, tư bản lưu động là tư bản mang lại thu nhập cho người chủ
của nó do kết quả của việc thực hiện, tiêu thụ hàng hóa. Tư bản lưu động bao
gồm: tiền, dự trữ lượng thực, nguyên liệu, hàng hóa ở trong kho. Theo ông, tư
bản của thương nhân thuộc về tư bản lao động. Tư bản cố định là tư bản đem lại
lợi nhuận không chuyển từ tay kẻ sở hữu này qua tay kẻ sở hữu khác, không lưu
thông. Nó bao gồm: máy móc, công cụ, công trình xây dựng đem lại thu nhập,
việc cải tạo đất đai và những năng lực có lợi ích của dân cư.
Theo K.Marx. A.Smith có một bước tiến, nhưng cũng có một bước lùi so
với Trường phái Trọng nông. Bước tiến của A.Smith là ở chỗ xem xét tư bản
trong hình thái cảu tư bản sản xuất, trong mọi ngành đều có tư bản cố định và tư
bản lưu động. Còn bước lùi của A.Smith là ở chỗ, Trường phái Trọng nông đã
nêu ra khoản ứng trước đầu tiên và khoản ứng trước hàng năm, còn A.Smith đã
không phân biệt được tư bản lưu thông và tư bản lưu động. Qua các yếu tố của
lưu bản lưu động, cho thấy tư bản lưu động đã mất tính chất sản xuất. Ông
không xếp sức lao động vào tư bản lưu động. Phương pháp phân chia tư bản lưu
động và tư bản cố định cũng không đúng đắn và không nhất quán, ông gọi hai
phạm trù này là cách đầu tư mang lại lợi nhuận; khi thì dựa vào đặc tính của vật
thể (đứng im là cố định, chạy như tàu biển là lưu động,…)
- Học thuyết tư bản của D.Ricardo.
Cũng như A.Smith, D.Ricardo đã coi tư bản là một vật nhất định chứ
không phải là một quan hệ xã hội. Theo ông, tư bản là bộ phận của cải trong
nước,được dự vào việc sản xuất và vào thức ăn, đồ mặc, nhà xưởng, máy móc,
… K.Marx nhận xét, D.Ricardo đã xem xét khái niệm tư bản một cách hết sức
phi lịch sử.

21
D.Ricardo tiến bộ hơn A.Smith là đã phân chia tư bản thành tư bản cố
định và tư bản lưu động. Ông coi bộ phận tư bản đài thọ cho lao động là tư bản
lưu động, coi bộ phận tư bản ứng trước mua công cụ, tồn tại vĩnh viễn, hao mòn
dần là tư bản cố định.
K.Marx đánh giá, công lao của ông là đã phân biệt sự khác nhau giữa tư
bản lưu động và tư bản cố định và sự khác nhau trong thời gian chu chuyển của
tư bản và D.Ricardo khẳng định đúng phần tư bản cố định của tư bản không tạo
ra giá trị hàng hóa chỉ chuyển giá trị hàng hóa, mặc dù ông không hiểu tới ngọn
nguồn về tính chất hai mặt của quá trình lao động sản xuất.
Tóm lại, học thuyết kinh tế của Trường phái Kinh tế chính trị tư sản cổ
điển Anh ra đời đánh dấu sự phát triển trong lịch sử phát triển của các học
thuyết kinh tế, tạo tiền đề lý luận cho sự phát triển các trường phái kinh tế học
hiện đại và là nguồn gốc lý luận hình thành học thuyết kinh tế của chủ nghĩa
Mác.
2.4. SỰ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước, phát triển theo định hướng XHCN nhưng vẫn còn nhiều
yếu tố sơ khai. Xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chuyển sang
nền kinh tế thị trường nền chúng ta không tránh khỏi những bỡ ngỡ và nhiều sai
lầm. Chính vì vậy, chúng ta phải thừa nhận và vận dụng tốt các quy luật mang
tính khách quan vốn có của nền kinh tế hàng hóa đó là: quy luật cạnh tranh, quy
luật cung – cầu, quy luật giá trị,… Và để vận hành tốt, hiệu quả nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN trong điều kiện
ngày nay của chúng ta thì việc nghiên cứu các khái niệm, các phạm trù, các quy
luật, các lý luận về giá cả, giá trị, lợi nhuận, lợi tức, tiền công, tiền lương,…và
xem xét các mối liên hệ giữa cung – cầu, lưu thông hàng hóa với lưu thông tiền
tệ hết sức cần thiết và quan trọng. Từ sự hiểu biết đúng đắn đó ta mới có thể vận
dụng một cách có hiệu quả nhất vào việc phát triển kinh tế thị trường ở Việt
Nam.
Trong nền kinh tế thị trường thì thị trường giữ một vai trò vô cùng quan
trọng đó là điều tiết nền kinh tế. Từ đó, nó thúc đẩy tính năng động, sáng tạo của
các chủ thể kinh tế, khắc phục được tình trạng thụ động trong việc sản xuất lẫn
kinh doanh theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp – nơi mà ở đó người sản xuất
22
chỉ biết sản xuất chỉ biết sản xuất chứ chưa biết quan tâm đến nhu cầu thị trường
của người tiêu dùng. Từ sản xuất nhỏ đi lên kinh tế thị trường nên việc vận dụng
các tư tưởng kinh tế tiến bộ của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển có ý
nghĩa vô cùng tích cực, nó giúp cho việc sản xuất được thuận lợi và thỏa mãn
được nhu cầu của cả người sản xuất và người tiêu dùng.
Hơn nữa, tín hiệu thị trường còn là cơ sở để người sản xuất đầu tư vào chỗ
nào để thu lợi cao nhất, nhằm nâng cao năng lực và mở rộng sản xuất kinh
doanh, qua đó tạo lợi thế trong cạnh tranh. Thông qua cơ chế này, tín hiệu thị
trường đẩy mạnh việc sàng lọc yếu tố người và vật trong nền kinh tế.
Để phát triển kinh tế thị trường cả về chiều sâu và chiều rộng, phát triển
đồng đều giữa các vùng, các ngành, các lĩnh vực kinh tế thì chúng ta phải biết
tận dụng các nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, và thực hiện phân công lao
động hiệu quả, hợp lý.
Vận dụng tư tưởng của A.Smith có một ý nghĩa quan trọng trong việc cải
tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Để có lợi thế cạnh tranh các chủ thể phải
luôn tự đổi mới công nghệ, trang thiết bị, cách thức quản lý,…qua đó giảm được
thời gian lao động cá biệt so với thời gian lao động xã hội cần thiết nhằm thu
được lợi nhuận cao nhất và mở rộng sản xuất. Không những vậy, việc phát triển
kinh tế thị trường còn đòi hỏi phải có sự phát triển đồng bộ của nền kinh tế, đó
là các thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường tiền tệ,…Để có một
nền kinh tế thị trường phát triển ta phải nắm vững các quy luật kinh tế khách
quan và giải quyết tốt các vấn đề như: giá trị hàng hóa được sử dụng, việc phân
phối và trao đổi như thế nào, đồng thời cần đặc biệt chú trọng tới mọi giai đoạn
của sản xuất và tái sản xuất như tăng năng suất lao động, phân phối sản phẩm, tổ
chức lưu thông.
Kinh tế nhà nước phải phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
quốc dân, là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất
quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội
và chấp hành pháp luật.
Đẩy mạnh việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu của các doanh nghiệp
nhà nước; đồng thời tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để tạo động lực phát
23
triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước theo hướng
xóa bao cấp; doanh nghiệp thực sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu
trách nhiệm về sản xuất, kinh doanh; nộp đủ thuế và có lãi; thực hiện tốt quy chế
dân chủ trong doanh nghiệp.
Kinh tế tập thể bao gồm các hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác
xã là nòng cốt. Các hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập
thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn; liên kết
công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và kinh tế hộ nông thôn.
Nhà nước giúp hợp tác xã đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học và công nghệ,
thông tin, mở rộng thị trường, xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng
lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ phát triển, bao gồm cả các hình thức
tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn
hơn.
Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những
ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên
những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; chuyển
thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động; liên doanh, liên
kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Xây dựng quan hệ tốt giữa
chủ doanh nghiệp và người lao động.
Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi,
hướng vào các sản phẩm xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế,…xã hội
gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Cải thiện môi
trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.
Phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước dưới dạng các hình thức liên
doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và
nước ngoài, mang lại lợi ích thiết thực cho đầu tư kinh tế. Chú trọng các hình
thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, giữa các
thành phần kinh tế với nhau, giữa trong nước và ngoài nước. Phát triển mạnh
hình thức tổ chức kinh tế cổ phần nhằm huy động và sử dụng rộng rãi vốn đầu tư
xã hội.
24
Để nền kinh tế thị trường ở nước ta đi đúng theo định hướng XHCN mà
chúng ta đề ra thì vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức quan
trọng và cần thiết. Thông qua đó, chúng ta có thể khắc phục được các khuyết tật
và đồng thời phát huy được các ưu điểm của cơ chế thị trường. Trên cơ sở tôn
trọng các quy luật kinh tế khách quan, Nhà nước quản lý thông qua việc quy
hoạch, hệ thống luật pháp, các chính sách và công cụ, đòn bẩy kinh tế. Đồng
thời, Nhà nước quản lý vĩ mô với những nội dung sau:
 Tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự ổn định về
kinh tế - xã hội để các chủ thể, các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh
doanh.
 Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, khống chế lạm phát, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
 Xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế...

25
PHẦN III: KẾT LUẬN
Thời đại ngày nay không chỉ có xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường
tư bản chủ nghĩa mà còn xu hướng vượt qua những giới hạn chật hẹp tư bản chủ
nghĩa để xây dựng một xã hội mới, xã hội chủ nghĩa. Xu hướng này không phải
là tiềm năng mà đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, xã hội xã hội chủ nghĩa mà
chúng ta xây dựng ngày nay, chín muồi đến mức nào, tùy thuộc vào trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất. Tính chất xã hội chủ nghĩa của nền sản xuất
trước hết là mục tiêu xã hội của nền sản xuất, ai là người được hưởng lớ từ sự
phát triển của sản xuất và phát triển kinh tế để đạt những mục tiêu xã hội nào. Ở
nước ta, tính chất xã hội chủ nghĩa mới dừng lại trong khuôn khổ định hướng xã
hội chủ nghĩa, nhà nước chủ định cơ cấu và tái cơ cấu nền kinh tế, trong khuôn
khổ hướng tới những mục tiêu xã hội của nền kinh tế, đó là: dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Những mục tiêu đó phù hợp với
thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ngoài việc kế thừa
những tinh hoa của nhân loại cũng như của thời đại, chúng ta còn kế thừa những
di sản mà cha, ông chúng ta đã tạo dựng từ xưa tới nay, gần nhất là thời kỳ xây
dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng ta xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải trên cơ sở tích lũy nguyên thủy
tư bản và tích lũy tư bản, mà trên cơ sở một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo
mô hình kế hoạch hóa tập trung. Những ưu việt của nền kinh tế này như nhà
nước trực tiếp quản lý và điều tiết kinh tế. cơ sở nền kinh tế, tính chất xã hội hóa
đã đạt trình độ cao…chúng ta đã thừa hưởng của lịch sử phát triển kinh tế của
nước ta chứ không phải làm từ đầu như các nước tư bản chủ nghĩa đã trải qua
trong lịch sử.
Tóm lại, thứ nhất, học thuyết kinh tế, dù là nội dung chưa quan điểm như
thế nào chăng nữa, nếu đó là phát minh mới, chúng ta vẫn khai thác những tinh
hoa của nó để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của chúng ta.
Thứ hai, khunh hướng phát triển của các học thuyết kinh tế đều chứa đựng
những tinh hoa và phản ánh xu hướng thời đại, chúng ta có thể kế thừa trực tiếp
từ những tinh hoa đó để quản lý và điều tiết nền kinh tế trong quá trình xây dựng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thứ ba, ngoài việc kế thừa những tinh hoa của
nhân loại, chúng ta còn “gạn đục khơi trong” những di sản vật chất và tư tưởng

26
của ông cha chúng ta đã để lại mà trực tiếp là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội trước đây chúng ta đã tiến hành.

27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế. NXB Thống Kê, Hà Nội – 2005.
 Giáo trình Lịch sử kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (2006).
 Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế. NXB Tài chính, Hà Nội – 2008.
 https://www.123doc.net/document/1796659-chuong-4-cac-hoc-thuyet-
kinh-te-tu-san-co-dien-pot.htm
 https://tailieu.vn/doc/chuong-4-cac-hoc-thuyet-kinh-te-tu-san-co-dien-
483617.html
 https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_h%E1%BB
%8Dc_c%E1%BB%95_%C4%91i%E1%BB%83n
 https://www.tailieumienphi.vn/doc/luan-van-su-nhan-thuc-va-van-
dung-cac-hoc-thuyet-kinh-te-tai-viet-nam-mo06tq.html

28

You might also like