You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


*********************

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

Đề tài:  “VẬN DỤNG HỌC THUYẾT KTCT MÁC-LENIN VÀO PHÁT


TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM”

Họ và tên : Vũ Viết Yến Linh


Mã sinh viên : 1911150545
Lớp tín chỉ : KTEE301CLC.1
Lớp hành chính : Anh 02- CLC KT
Giảng viên giảng dạy : TS. Hoàng Hải

Hưng Yên, ngày 20 tháng 6 năm 2021


A. LỜI MỞ ĐẦU.
Lí do chọn đề tài
Học thuyết kinh tế chính trị Mác- Lênin là một trong những học thuyết nổi bật trong
lịch sử các học thuyết kinh tế . Kinh tế chính trị là một trong ba bộ phận cấu thành của lý
luận Mác - Lênin, là khoa học nghiên cứu về quan hệ sản xuất trong mối liên hệ và sự tác
động lẫn nhau với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng; nghiên cứu quan hệ giữa
người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất
trong xã hội. Mặc dù ra đời tương đối muộn hơn so với các môn khoa học khác như triết
học, sử học..., nhưng kinh tế chính trị có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội.
Vượt lên mọi giới hạn về không gian và thời gian, học thuyết kinh tế chính trị Mác-
Lênin nói riêng và chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung là nền tảng tư tưởng vững chắc, là
kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng trong quá trình đấu tranh xây dựng Đất nước.
Đặc biệt , bằng việc vận dụng đúng đắn học thuyết kinh tế chính trị Mac-Lênin, thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được Nhà nước ta hoàn thiện
và được chứng minh tính đúng đắn khi đã đưa đất nước đạt được thành tựu này đến thành
tựu khác. Chính vì vậy , để hiểu rõ hơn đặc điểm của học thuyết đang được áp dụng tại
Việt Nam và vai trò của học thuyết đó đối với sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta, em đã chọn đề tài “Vận dụng học thuyết
KTCT Mac-Lenin vào phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” là đề
tài nghiên cứu trong khuôn khổ nội dung môn học Lịch sử học thuyết kinh tế.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về hoàn cảnh ra đời, đặc điểm, đóng góp của học thuyết Kinh tế chính
trị Mác-Lenin; kết quả vận dụng học thuyết đó vào phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
1. Làm rõ những nội dung cơ bản của học thuyết KTCT Mac-Lenin
2. Tìm hiểu , phân tích quá trình vận dụng học thuyết vào kinh tế Việt Nam hiện nay
Đối tượng nghiên cứu
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
1
Cuối cùng, em xin được chân thành cảm ơn Tiến sĩ Hoàng Hải, giảng viên bộ môn
Lịch sử các học thuyết kinh tế đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu
luận này. Bài tiểu luận đã được hoàn thành, tuy nhiên do tầm hiểu biết còn hạn chế nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì thế, em rất mpng nhận được những nhận
xét, bổ sung và góp ý của thầy để bài tiểu luận được thêm hoàn chỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn!

2
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................1
B. NỘI DUNG....................................................................................................4
I. Khái quát học thuyết kinh tế chính trị Mác- Lenin...................................4
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương pháp luận..............................................4
2. Những đóng góp chủ yếu của KTCT Mác-Lenin................................................5
II. Vận dụng học thuyết Mác-Lenin vào phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam..........................................................6
1. Đặc điểm nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam.................7
2. Thành tựu đã đạt được.........................................................................................8
3. Những thách thức đặt ra và cách khắc phục.......................................................9
C. KẾT LUẬN..................................................................................................11
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................12

3
B. NỘI DUNG
I. Khái quát học thuyết kinh tế chính trị Mác- Lenin
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương pháp luận
1.1. Hoàn cảnh ra đời
Học thuyết kinh tế chính Mác-Lenin nói riêng và chủ nghĩa Mác-Lenin nói chung ra
đời vào những năm 40 của thế kì XIX, trong hoàn cảnh chủ nghĩa tư bản đã giành được
vị trí thống trị. Vào thời điểm này, giai cấp công nhân có mâu thuẫn gay gắt và đấu tranh
với giai cấp tư sản. Những cuộc đấu tranh xuất hiện ngày càng nhiều và trở nên gay gắt,
điển hình là khởi nghĩa của thợ dệt ở Lyon nước Pháp, phong trào hiến chương ở Anh
trong những năm 30, 40 của thế kỉ XIX. Phong trào đấu tranh phát triển từ tự phát đến tự
giác, từ đấu tranh kinh tế đến đấu trannh về chính trị. Từ đó đòi hỏi phải có lý luận Cách
mạng làm vũ khí tư tưởng cho giai cấp công nhân.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, Chủ nghĩa Mác-Lenin phát sinh là sự tiếp tục
trực tiếp của triết học cổ điển Đức, KTCT cổ điển Anh và CNXH không tưởng ở Pháp.
1.2. Đặc điểm phương pháp luận
Đối tượng nghiên cứu
Theo nghĩa hẹp, Các Mác khẳng định, đối tượng nghiên cứu của KTCT là quan hệ
sản xuất, tức là nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người trong cả 3 mặt của
quan hệ sản xuất (quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức và quản lí sản xuất và về
phân phối sản phẩm) thể hiện trong 4 khâu của quá trình tái sản xuất xã hội: sản xuất,
phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Từ đó, vạch rõ quy luật vận động, phát triển của quan hệ
sản xuất tức là các quan hệ kinh tế.
Theo nghĩa rộng, KTCT là khoa học về những quy luật chi phối sự sản xuất vật chất
và sự trao đổi những tư liệu sản xuất vật chất trong xã hội loài người.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp biện chứng duy vật
- Phương pháp logic thống nhất với lịch sử
- Phương pháp trừu tượng hoá khoa học

4
- Các phương pháp khác
2. Những đóng góp chủ yếu của KTCT Mác-Lenin
2.1. Hoàn thiện lí thuyết giá trị lao động
Khác với các nhà kinh tế học trước đó cho rằng 2 thuộc tính giá trị sử dụng và giá
trị trao đổi của hàng hoá có sự mâu thuẫn nhau, Các-Mác khẳng định rằng hàng hoá là sự
thống nhất biện chứng của 2 thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.
Ông là người đầu tiên đưa ra lí luận về tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hoá: là
lao động cụ thể và lao động trừu tượng
Theo Các-Mác, lượng giá trị của hàng hoá do thời gian lao động xã hội cần thiết tạo
ra, song thời gian lao động xã hội cần thiết trong nông nghiêp và công nghiệp có sự khác
nhau.Ông cho rằng, trong quá trình sản xuất, lao động cụ thể bảo tồn và di chuyển giá trị
cũ (c) vào trong sản phẩm mới , lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới (v+m), toan fbooj
giá trị hàng hoá bao gồm c+v+m.
2.2. Lý thuyết giá trị thặng dư
Khi nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, Các-Mác đã phát hiện ra
quy luật giá trị thặng dư, trên cơ sở đó, ông đã vạch trần được bản chất bóc lột của nhà tư
sản đối với công nhân và người làm thuê. Các-Mác đã phân biệt được sự khác nhau giữa
lao động và sức lao động, từ đó thấy được sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt.
Các-Mác là người đầu tiên xây dựng hoàn chỉnh học thuyết giá trị thặng dư và
khẳng định giá trị thặng dư tồn tại và phát triển hoàn toàn tuân theo quy luật giá trị. Giá
trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị
nhà tư bản chiếm không.
2.3. Lý thuyết tiền lương
Các-Mác khẳng định bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản chính là giá trị
hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của lao động
và tiền lương đã che đậy bản chất bóc lột của CNTB.

5
2.4. Lý thuyết về tư bản
Tư bản là một quan hệ sản xuất xã hội nhất định giữa người với người trong quá
trình sản xuất, có tính lịch sử, tu bản là giá trị đem lại m bằng cách bóc lột công nhân làm
thuê.
Các-Mác cũng là người đầu tiên phân chia TB thành tư bản bất biến và tư bản khả
biến, đồng thời vạch rõ vai trò của từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất m.
2.5. Lý thuyết khủng hoảng kinh tế
Các-Mác cho rằng:
- Khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng sản xuất thừa.
- Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của CNTB.
- Khủng hoảng kinh tế có tính chu kì.
2.6. Quan điểm của Lenin về xây dựng CNXH
Lenin đã chỉ ra tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lện CNXH, đặc điểm,
nhiệm vụ cơ bản của thời kì quá độ. Nội dung đó gồm các vấn đề:
- Những nguyên lý về nền kinh tế XHCN: dựa trên chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất với 2 hình thức sở hữu toàn dân và tập thể.
- Quốc hữu hoá: XHCN nhằm thủ tiêu sở hữu tư nhân của giai cấp bóc lột về tư
liệu sản xuất chủ yếu, chuyển nó thành sở hũu toàn dân, bao gồm: hợp tác hoál
công nghiệp hoá và cách mạng văn hoá tư tưởng.
Chính sách kinh tế mới của Lênin có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với sự khôi
phục và phát triển kinh tế, văn hoá trong nước, cũng như có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với
các nước phát triển theo định hướng XHCN.
II. Vận dụng học thuyết Mác-Lenin vào phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Văn kiện Đại hội IX đã khẳng định: “Khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lenin, tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là bước phát triển
quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta”.

6
Tại Đại hội IX, Đảng ta đã khẳng định : phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lí của Nhà
nước.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là: nền kinh tế nước ta
không phải là kinh tế quản lí theo kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp; nhưng đó cũng
không phải là kinh tế thị trường như ở các nước TBCN và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế
thị trường XHCN, bởi ta vẫn đang ở trong thời kì quá độ lên CHXH, còn có sự đan xen
và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ; vừa có, vừa chưa có đầy đủ các yếu tố của CNXH.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế, vừa
dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được
dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH, thể hiện trên cả 3 mặt: sở
hữu, quản lí và phân phối. Vì vậy, nền kinh tế nước ta vừa có tính phổ biến mang đặc
trưng của nền kinh tế thị trường, vừa có đặc trưng riêng của tính định hướng XHCN.
1. Đặc điểm nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam.
Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là nền
kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời đảm
bảo định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Đất nước. Đó là nền
kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lí của Nhà nước pháp quyền
XHCN, do ĐCSVN lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN VN có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành
phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động
lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp
tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân
bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất;
các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với
cơ chế thị trường.

7
Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi
trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các nguồn lực của nhà
nước và công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất
kinh doanh và bảo vệ môi trường; thự hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước,
từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế
xã hội.
2. Thành tựu đã đạt được
Tại phiên khai mạc Đại hội XIII của Đảng ngày 26/01/2021, tổng kết nhiệm kì khoá
XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “ Đất nước ta chưa
bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.”
Sau hơn 30 năm đổi mới, bằng việc áp dụng học thuyết kinh tế chính trị Mác-Lenin
nói riêng và chủ nghĩa Mác-Lenin nói chung vào xây dựng kinh tế thị trường định hướng
XHCN, Đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận.
Về kinh tế: công cuộc đổi mới đã nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những
nước nghèo nhất thế giới vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Trong
giai đoạn 2002-2019, GDP đầu người tăng 2.7 lần với hơn 45 triệu người thoát nghèo.
Năm 2019, GDP thực tăng thực tăng ước khoảng 7%- đạt tốc độ tăng trưởng cao trong
khu vực. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện ba đột
phá chiến lược đạt được những kết quả quan trọng. Cán cân thương mại được cải thiện,
xuất khẩu tăng nhanh. Môi trường đầu tư, kinh doanh, tiềm lực quy mô và sức cạnh tranh
của nền kinh tế tiếp tục được tăng lên.
Đặc biệt, năm 2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề
toàn cầu, bằng sự nỗ lực cố gắng vượt bậc,trong khi kinh tế thế giới suy thoái, tăng
trưởng âm gần 4%, kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng 2.91%- trở thành một trong
những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới và là điểm đến an toàn và tiềm
năng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Về xã hội: Việt Nam chứng kiến sự thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội. Hiện
nay, 70% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những

8
nước có thu nhập tương đương trong khu vực. Không chỉ vậy , Việt Nam còn là quốc gia
có Chỉ số vốn con người cao nhất trong số các quốc gia có thu nhập trung bình.
Y tế của nước ta cũng đã và đang đạt được nhiều tiến bộ. Trong giai đoạn 1993-
2017, tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6% xuống còn 16.7%; chỉ số bao phủ chăm
sóc sức khoẻ toàn dân là 73, cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới, với 87%
dân số có BHYT. Việt Nam trong 2 năm trở lại đây đã được thế giới ghi nhận, coi là
điểm sáng trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu kép: vừa khống chế, ngăn chặn đại dịch
COVID-19 thành công, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống an toàn cho
người dân.
Về an ninh- quốc phòng: Trước tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến
nhanh chóng, phức tạp, Việt Nam đã coi trọng củng cố và tăng cường sức mạnh quốc
phòng, an ninh; chủ động xử lí thành công các tình huống, không để bị động, bất ngờ.
Nhờ đó mà hoạt động an ninh chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội được đảm bảo.
3. Những thách thức đặt ra và cách khắc phục
Công cuộc đổi mới đã đưa nước ta đi từ thành tựu này đến thành tựu khác, tuy nhiên
vẫn còn tồn tại những hạn chế cùng với thách thức không hề nhỏ.
Đó là, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, thiếu bền
vững. Trong những năm gần đây, đầu tư cơ sở vật chất tính theo phần trăm GDP của Việt
Nam nằm trong nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN. Điều này tạo ra thách thức không
nhỏ đối với sự phát triển liên tục của các dịch vụ cơ sở hạ tầng hiện đại cần thiết cho giai
đoạn tiếp theo. Hiệu quả và năng lực của nhiều doanh nghiệp , trong đó có doanh nghiệp
Nhà nước còn hạn chế; môi trường bị ô nhiễm tại nhiều nơi; công tác quản lí, điều tiết thị
trường còn nhiều bất cập; Việt Nam là quốc gia có tốc độ già hoá dân số nhanh nhất, dự
báo đến năm 2050 nhóm tuổi trên 65 sẽ tăng gấp 2.5 lần.
Không chỉ vậy, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước ra sức tấn công
nhằm phủ nhận, hạ thấp vai trò và ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa Mác-Lenin. Chúng
mang luận điệu cho rằng chủ nghĩa Mác-Lenin không bắt kịp và phản ánh đúng sự phát
triển của lực lượng sản xuất và khoa học-công nghệ hiện đại; cho rằng cả ba vị lãnh tụ

9
đều từ phương Tây, vì vậy, lý luận của các ông không thể giải quyết được vấn đề có tính
lịch sử và thời địa của các nước phương Đông, nhất là ở Việt Nam.
Trước những vấn đề trên, Đảng và Nhà nước ta cần đổi mới quyết liệt mô hình tăng
trưởng kinh tế, chuyển mạnh từ mô hình phát triển chiều rộng sang chiều sâu, lấy đổi mới
sáng tạo liên tục làm nền tảng, tăng nhanh năng suất các ngành sử dụng công nghệ cao,
đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, chắc lọc kinh nghiệm phát triển kinh
tế bền vững ở các nước để áp dụng vào Việt Nam bao gồm 4 trụ cột của bền vững là: thể
chế, kinh tế, xã hội và môi trường. Đồng thời, nước ta cần ngăn chặn những thông tin
mang tính thù ghét, phản động; đẩy mạnh nghiên cứu, giáo dục và phát triển chủ nghĩa
Mác-Lenin , tư tưởng HCM; cần tuyên truyền rộng rãi những giá trị đích thực của học
thuyết, luận điểm của C.Mác, Ph. Ăng-ghen, Lenin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự
phát triển của Đất nước .

10
C. KẾT LUẬN
Có thể nói, Các-Mác, Engel, Lenin đã thực hiện những cuộc cách mạng lớn trong
kinh tế chính trị học. Kinh tế chính trị Mác-Lenin là vũ khí lí luận sắc bén của giai cấp
công nhân trong cuộc đấu tranh chống CNTB và trong sự nghiệp xây dựng xã hội XHCN.
Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng nói: “ Đưa ra quan niệm phát
triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là một đột phá lý luạn rất cơ bản và sáng tạo
của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới,
xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới.” Hiện
nay, chúng ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với niềm tin
tưởng rằng: chúng ta sẽ hoàn thiện dồng bộ, nâng cao chất lượng thể chế phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN, để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

11
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
2. Dũng, N., 2021. Tạp chí Xây Dựng Đảng - Phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. [online] Xaydungdang.org.vn.
Available at: <http://xaydungdang.org.vn/Home/giai_bua_liem__vang/2018/11291/Phat-
trien-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia.aspx> [Accessed 15 June 2021].
3. Lạng, N., 2021. Kinh tế thị trường đặt ra nhiều thách thức, nhiệm vụ mới cần giải
quyết. [online] VOV.VN. Available at: <https://vov.vn/kinh-te/kinh-te-thi-truong-dat-ra-
nhieu-thach-thuc-nhiem-vu-moi-can-giai-quyet-860270.vov> [Accessed 15 June 2021].
4. Nguyễn, M., 2021. 'Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc
tế như ngày nay'. [online] BAO DIEN TU VTV. Available at:
<https://vtv.vn/chinh-tri/voi-tat-ca-su-khiem-ton-chung-ta-van-co-the-noi-rang-dat-nuoc-
ta-chua-bao-gio-co-duoc-tiem-luc-vi-the-va-uy-tin-quoc-te-nhu-ngay-nay-
20210126121805801.htm> [Accessed 15 June 2021].
5. Phạm Viết Đào (2016), Mặt trái của kinh tế thị trường, NXB Văn hóa, Hà Nội
6. Phúc, V., 2021. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý
luận của Đảng ta. [online] Báo Nhân Dân. Available at: <https://nhandan.vn/tin-tuc-su-
kien/kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-la-mot-dot-pha-ly-luan-cua-dang-
ta-647144/?fbclid=IwAR3r-
EcxyCQ5QlwN034RHEXUbFEnaXQD30X6r_HzCl4xVZwa4w4EN0yRHxs>
[Accessed 15 June 2021].
7. Phương Dung, N., 2021. Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin trong phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. [online] TapChiTaiChinh. Available at:
<https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/van-dung-chu-nghia-mac-lenin-trong-
phat-trien-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xhcn-o-viet-nam-321923.html?

12
fbclid=IwAR05Ke1V-MwR7ZndPOz1rqUd98tCNJP79qFvi4IXqjUP8Ay96DyFG-
ZcODw> [Accessed 15 June 2021].
8. Thanh, N., 2021. Giá trị, sức sống của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh trong thời đại ngày nay và một số yêu cầu đặt ra đối với công tác bảo vệ nền tảng
tư tưởng của đảng thời kỳ mới. [online] Tapchicongsan.org.vn. Available at:
<https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/dau-tranh-phan-bac-cac-luan-dieu-sai-trai-
thu-dich/chi-tiet/-/asset_publisher/YqSB2JpnYto9/content/gia-tri-suc-song-cua-chu-
nghia-mac-le-nin-tu-tuong-ho-chi-minh-trong-thoi-dai-ngay-nay-va-mot-so-yeu-cau-dat-
ra-doi-voi-cong-tac-bao-ve-nen-tang-tu-tuhttps://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/
dau-tranh-phan-bac-cac-luan-dieu-sai-trai-thu-dich/chi-tiet/-/asset_publisher/
YqSB2JpnYto9/content/gia-tri-suc-song-cua-chu-nghia-mac-le-nin-tu-tuong-ho-chi-
minh-trong-thoi-dai-ngay-nay-va-mot-so-yeu-cau-dat-ra-doi-voi-cong-tac-bao-ve-nen-
tang-tu-tu> [Accessed 15 June 2021].
9. Trọng, T., 2013. Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế. H.: Đại học Kinh tế quốc
dân.

13

You might also like