You are on page 1of 4

Họ tên: Lê Công Chung

MSSV: 23637071
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu môn Kinh tế chính trị:
Với tư cách là một môn khoa học, kinh tế chính trị có đối tượng nghiên cứu riêngv ề lịch
sử, trong mỗi giai đoạn phát triển, các lý thuyết kinh tế có quan niệm khác nhau về đối
tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị.
Kinh tế chính trị ở thời kỳ đầu đối tượng nghiên cứu là
- Chủ nghĩa trọng thương nghiên cứu lĩnh vực lưu thông (chủ yếu là ngoại thương)
- Chủ nghĩa nông nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp
- Kinh tế chính trị cổ điển Anh nghiên cứu nguồn gốc của của cải vật chất và sự
giàu có của dân tộc
Theo Quan niệm của A.Smith về đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là một ngành khoa học gắn với chính khách hay nhà lập pháp
hướng tới hai mục tiêu, thứ nhất là tạo ra nguồn thu nhập dồi dào và sinh kế phong phú
chon gười dân, hay chính xác hơn là tạo điều kiện để người dân tự tạo ra nguồn thu
nhậpvà sinh kế cho bản thân mình, thứ hai là tạo ra khả năng có được nguồn ngân
sáchđầy đủ cho nhà nước hay toàn bộ nhân dân để thực hiện nhiệm vụ công. Kinh tế
chính trị hướng tới làm cho cả người dân cũng như quốc gia trở nên giàu có.
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu cổ điển Anh, dựa trên quan điểm duy vật về lịch
sử
Kinh tế chính trị của C.Mác và Ph.Ănghen đối tượng nghiên cứu là C.Mác và
Ph.Ănghen nghiên cứu các quan hệ của sản xuất và trao đổi trong phương thức sản xuất
mà các quan hệ đó hình thành phát triển
Quan niệm của C.Mác và Ph.Ănghen lần đầu tiên trong lịch sử phương pháp kinh tếchính
trị mang tính khoa học, toàn diện, khái quát cao. Thống nhất biện chứng giữasản xuất và
lưu thông.
Mặt khác, về phạm vi tiếp cận đối tượng nghiên cứu, C.Mác và Ph.Ănghen còn chỉ
ra,kinh tế chính trị có thể được hiểu theo nghĩa hẹp hoặc theo nghĩa rộng.
Kinh tế chính trị theo nghĩa hẹp đối tượng nghiên cứu là
Kinh tế chính trị nghiên cứu quan hệ sản xuất và trảo đổi một phương thức sảnxuất
nhất định ( phương thức sản xuất đó là phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa). Cụ thể
đối tượng nghiên cứu của bộ Tư bản là các quan hệ sản xuất và traođổi của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa và mục đích cuối cùng của tácphẩm Tư bản là tìm ra quy luật
vận động kinh tế của xã hội ấy.
Kinh tế chính trị theo nghĩa rộng đối tượng nghiên cứu là
Ph.Ănghen cho rằng Khoa học về những quy luật chi phối sự sản xuất, trao đổi
nhưng tư liệu sinh hoạt vật chất trong xã hội loài người... Những điều kiện trong đó người
ta sảnxuất sản phẩm và trao đổi chúng đều thay đổi tùy từng nước, và trong mỗi nướclại
thay đổi tùy từng thế hệ. Bởi vậy, không thể có cùng một môn kinh tế chínhtrị duy nhất
cho tất cả mọi nước và cho cả mọi thời đại.
Như vậy theo C.Mác và Ph.Ănghen đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị
- Không phải là một lĩnh vực, một khía cạnh của nền sản xuất xã hội mà là cảmột
chỉnh thể các quan hệ của sản xuất và trao đổi
- Không nguyên cứu biểu hiện kỹ thuật của sự sản xuất và trao đổi, mà là hệ thống
các quan hệ của sản xuất và trao đổi. Về khía cạnh này, V.I.Lênin nhấn mạnh
thêm: “kinh tế chính trị không nghiên cứu sự sản xuất mà nghiên cứu những quan
hệ xã hội giữa người với người trong sản xuất, nghiên cứu chế dộxã hội của sản
xuất”. Sự giải thích này thể hiện sự nhất quán trong quan điểmcủa V.I.Lênin với
quan điểm của C.Mác và Ph.Ănghen về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị.
Suy ra đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin là các quan hệ xã hội của
sản xuất và trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biệnchứng với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức
sản xuất nhất định
Câu 2: Có mấy phương pháp nghiên cứu môn KTCT? Phương pháp nào là quan
trọng nhất? Vì sao ?
Có 2 phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị bao gồm: phương pháp biện
chứng duy vật và phương pháp trừu tượng hoá khoa học.
Phương pháp quan trọng nhất là phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Vì:
Đây là phương pháp quan trọng, được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu
kinh tế chính trị và một số môn khoa học xã hội khác, bởi vì nghiên cứu các khoa
học này không thể tiến hành trong các phòng thí nghiệm, không sử dụng được các
thiết bị kỹ thuật như kính hiển vi, các thiết bị máy móc như các khoa học tự nhiên
và kỹ thuật. Mặt khác, bản thân các hiện tượng và quá trình kinh tế cũng phức tạp,
có nhiều nhân tố tác động đến chúng, cho nên sử dụng phương pháp trừu tượng
hoá khoa học làm cho việc nghiên cứu trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng đi đến
kết quả hơn. Trừu tượng hoá khoa học là phương pháp gạt bỏ khỏi quá trình
nghiên cứu các hiện tượng được nghiên cứu những cái đơn giản, ngẫu nhiên, tạm
thời, hoặc tạm gác lại một số nhân tố nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn
định, vững chắc, từ đó tìm ra bản chất các hiện tượng và quá trình kinh tế, hình
thành các phạm trù và phát hiện ra quy luật phản ánh những bản chất đó.

Ngoài ra, kinh tế chính trị còn sử dụng nhiều phương pháp khác như lôgíc
và lịch sử, phân tích và tổng hợp, các phương pháp toán học, thống kê, mô hình
hoá các quá trình kinh tế được nghiên cứu, v.v..

Câu 3: KTCT có mấy chức năng? Chức năng nào có khả năng định hướng tư tưởng
cho sinh viên?

KTCT có 4 chức năng

Chức năng nhận thức

Kinh tế chính trị Mác-Lenin cung cấp hệ thống tri thức lý luận về sự vận động của
các quan hệ xã hội đó với lực lượng sản xuất và trao đổi; về sự tác động biện chứng giữa
các quan hệ xã hội đó với lực lượng sản xuất và kiến thức thượng tầng tương ứng trong
từng thời kỳ phát triển của nền sản xuất xã hội. Cung cấp những phạm trù kinh tế cơ bản,
bản chất, phát hiện và nhận diện các quy luật kinh tế của kinh tế thị trường làm cơ sở lý
luận cho nhận thức các hiện tượng kinh tế trong xã hội, góp phần nâng cao nhận thức, tư
duy kinh tế cho chủ thể nghiên cứu.

Chức năng thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác-Lenin là phát hiện ra các quy luật,
và tính quy luật chi phối sự vận động của các quan hệ xã hội trong sản xuất và trao đổi.
Trong hoạt động thực tiễn nếu vận dụng đúng quy luật sẽ mang lại hiệu quả cao cho hoạt
động, vì thế, kinh tế chính trị Mác-Lenin mang trong nó chức năng cải tạo thực tiễn, thúc
đẩy sự phát triển của xã hội.

Chức năng tư tưởng

Kinh tế chính trị Mác-Lenin góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng cộng sản cho
những người lao động tiến bộ và yêu chuộng tự do, củng cố niềm tin để xây dựng một xã
hội tương lai tốt đẹp; góp phần xây dựng thế giới quan khoa học cho những chủ thể có
mong muốn xây dựng một xã hội hướng tới giải phóng con người, xóa bỏ dần những áp
bức bất công.

Chức năng phương pháp luận

Mỗi môn khoa học kinh tế đều có hệ thống khái niệm, phạm trù khoa học riêng,
song để hiểu được một cách sâu sắc, bản chất, thấy được căn nguyên của sự phát triển xã
hội thì phải dựa trên cơ sở am hiểu nền tảng lý luận từ kinh tế chính trị. Theo nghĩa này,
kinh tế chính trị Mác-Lenin thể hiện chức năng phương pháp luận, nền tảng lý luận khoa
học cho việc nhận diện sâu hơn nội hàm khoa học của các khái niệm, phạm trù của các
khoa học kinh tế chuyên ngành trong bối cảnh ngày nay. Do vậy, chức năng phương pháp
luận cần được kết hợp khi nghiên cứu các khoa học kinh tế chuyên ngành.

Chức năng có khả năng định hướng tư tưởng cho sinh viên là: chức năng tư tưởng

Câu 4: Ý nghĩa học tập môn KTCT đối với bản thân SV?
Hiểu được bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, nắm được các quy luật
chi phối sự vận động và phát triển kinh tế, phát triển lí luận kinh tế và vận dụng vào thực
tế, hành động theo quy luật, tránh bệnh chủ quan, giáo điều, duy ý chí.
Cung cấp các luận cứ khoa học - cơ sở cho sự hình thành đường lối, chiến lược
phát triển kinh tế, xã hội và các chính sách, biện pháp kinh tế phù hợp với yêu cầu của
các quyluật khách quan và điều kiện cụ thể của đất nước ở từng thời kì nhất định.
Nắm được các phạm trù và các quy luật kinh tế, làm tiền đề hình thành tư duy kinh
tế, vừa cần thiết cho các nhà quản lí vĩ mô, vừa cần thiết cho quản lí sản xuất kinh doanh
ở các doanh nghiệp của mọi tầng lớp dân cư, mọi thành phần kinh tế.
Có thể hiểu biết sâu sắc các đường lối và chính sách kinh tế cụ thể của Đảng và
Nhà nước ta, tạo niềm tin có cơ sở khoa học.
Hiểu được sự thay đổi của phương thức sản xuất, hình thái kinh tế - xã hội là tất
yếu khách quan (quy luật của lịch sử), tạo niềm tin sâu sắc vào con đường xã hội chủ
nghĩa mà ĐCS VN cùng nhân dân ta đã lựa chọn phù hợp với quy luật khách quan, đi đôi
với dân giàu, nước mạnh và xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

You might also like