You are on page 1of 56

Câu 1 Trình bày các yếu tố cơ bản của quá trình SXVC.

Ý nghĩa TT của vấn đề


- Sản xuất của cải vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động
tác động vào tự nhiên, khai thác hoặc cải biến các dạng vật chất của tự nhiên
cho phù hợp với nhu cầu của mình.
- Các yếu tố cơ bản: (gồm 3 sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao
động.
+ Sức lao động: là tổng hợp thể lực, trí lực của con người, là khả năng lao
động của con người, là điều kiện cơ bản của sản xuất ở bất cứ xã hội nào. Khi
SLĐ hoạt động thì trở thành lao động. Lao động là hoạt động riêng của loài
người, nó khác về cơ bản với hoạt động bản năng của động vật...
+ Đối tượng lao động là những vật mà lao động của con người tác động vào
nhằm cải biến chúng phù hợp với nhu cầu của mình. Đối tượng lao động gồm
có:
Loại có sẵn trong tự nhiên và Loại đã có sự tác động của lao động gọi
là nguyên liệu, như thép thỏi trong nhà máy cơ khí, gỗ ở xưởng mộc v.v..
+ Tư liệu lao động là toàn bộ những vật mà con người dùng để tác động vào
đối tượng lao động, để truyền dẫn lao động của mình tới đối tượng lao động
làm biến đổi chúng theo yêu cầu của mình.
Tư liệu lao động gồm:
+ Công cụ lao động là bộ phận quan trọng nhất của tư liệu lao động, nó
tác động trực tiếp vào đối tượng lao động, quyết định trực tiếp năng suất lao
động. Trình độ công cụ lao động là cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa các
thời đại kinh tế.
+ Hệ thống các yếu tố vật chất phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất
như băng chuyền, ống dẫn cần trục , bể chứa...
+ Những yếu tố vật chất khác không tham gia trực tiếp quá trình sản
xuất, nhưng có tác dụng quan trọng đến toàn bộ nền sản xuất xã hội, như
đường sá, các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, v.v. gọi
chung là kết cấu hạ tầng của sản xuất xã hội. Nền sản xuất càng hiện đại,
càng đòi hỏi kết cấu hạ tầng sản xuất phát triển và hoàn thiện.
- Tư liệu lao động và đối tượng lao động là các yếu tố vật chất của quá trình
sản xuất; chúng hợp thành tư liệu sản xuất. Quá trình lao động là quá trình
kết hợp và tác động của các yếu tố sản xuất nói trên, tức của sức lao động và
tư liệu sản xuất.
- Ý nghĩa TT: sản xuất của cải vật chất quyết định sự tồn tại , ơhát triển của
con người
Làm cho con người ngày càng hoàn thiện hơn
Là tiêu chí để đánh giá sự phát triển của lực lượng sản xuất

Câu Trình bày đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác - Lênin. Ý nghĩa của việc
2 nghiên cứu các quy luật kinh tế
- Mỗi khoa học có đối tượng nghiên cứu riêng và thường có phương
pháp nghiên cứu riêng. Kinh tế - chính trị thuộc khoa học xã hội, nó nghiên
cứu mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Đây là mặt
1
xã hội của sản xuất, hay quan hệ sản xuất, là đối tượng nghiên cứu của kinh
tế - chính trị học.
- Quan hệ sản xuất tồn tại trong mối quan hệ tác động biện chứng với
lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu
của kinh tế - chính trị là quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực
lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Kinh tế chính trị là khoa học nghiên cứu qhsx nhằm tìm ra bản chất các
hiện tượng và quá trình kinh tế , phát hiện các phạm trù quy luật kinh tế ở các
giai đoạn phát triển nhất của xã hội loài người.
+ phạm trù kinh tế là những khái niệm phản ánh bản chất của những
hiện tượng kinh tế như hàng hóa tiền tệ giá trị giá cả... còn
- Quy luật kinh tế phản ánh mối liên hệ bản chất, thường xuyên, lặp đi, lặp lại
của các hiện tượng, quá trình kinh tế.
Các qlkt có những tính chất sau :
+ Các quy luật KT có tính khách quan, không phụ thuộc vào ý chí và
nhận thức chủ quan của con người. Tuy nhiên các quy luật KT khác quy luật
tự nhiên,, quy luật KT là quy luật hoạt động xã hội của con người, nó chỉ
xuất hiện trong quá trình hoạt động KT của con người
+ Quy luật KT có tính lịch sử, chỉ tồn tại trong những điều kiện lịch sử
nhất định.do đó có thể chia quy luật kinh tế thành 2 loại :
Đó là các qlkt đặc thù và các qlkt chung. Các qlkt đặc thù là các qlkt chỉ
tồn tại trong 1 ptsx,còn qlkt chung tồn tại trong 1 số qlkt;
+ Có những quy luật KT tồn tại trong mọi PTSX, gọi là quy luật chung
như (quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của
LLSX...)
+ Có những quy luật KT chỉ hoạt động trong một số hình thái KTXH
nhất định, như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ...đó là các quy luật
đặc biệt
- Ý nghĩa: Nghiên cứu quy luật kinh tế có ý nghĩa quan trọng bởi vì các
hiện tượng và quá trình kinh tế đều chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế.
Quy luật kinh tế là cơ sở của chính sách kinh tế. Chính sách kinh tế là sự vận
dụng các quy luật kinh tế và các quy luật khác vào hoạt động kinh tế. Nó chỉ
đi vào cuộc sống mang lại hiệu quả kinh tế cao khi nó phù hợp với yêu cầu
của qlkt và đáp ứng được lợi ích kinh tế của con người. Không hiểu biết ,
vận dụng sai hoặc coi thường qlkt sẽ không tránh khỏi bệnh chủ quan duy ý
chí chính sách kinh tế sẽ k đi vào cuộc sống thậm chí còn gây hậu quả khó
lường.

Câu Trình bày chức năng của KTCT Mác – Lênin. Ý nghĩa của việc học tập ..
3
a. Chức năng nhận thức
- Nhận thức là chức năng chung của mọi khoa học, là lý do xuất hiện
của các khoa học trong đó có KTCT.
- Chức năng nhận thức của kinh tế chính trị biểu hiện ở chỗ nó cần phát
2
hiện bản chất của các hiện tượng, quá trình kinh tế của đời sống xã hội, tìm ra
các quy luật chi phối sự vận động của chúng, giúp con người vận dụng các
quy luật kinh tế một cách có ý thức vào hoạt động kinh tế nhằm đạt hiệu quả
kinh tế, xã hội cao.
b. Chức năng thực tiễn
- Từ việc nghiên cứu các hiện tượng và các quá trình kinh tế của đời
sống xã hội, phát hiện ra bản chất của chúng, các quy luật chi phối chúng và
cơ chế hoạt động của các quy luật đó, kinh tế chính trị cung cấp những luận
cứ khoa học để hoạch định đường lối, chính sách và biện pháp kinh tế.
- Cuộc sống chính là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của các chính sách,
biện pháp kinh tế và xa hơn nữa là kiểm nghiệm chính những kết luận mà
kinh tế học chính trị đã cung cấp trước đó. Thực tiễn vừa là nơi xuất phát vừa
là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của lý luận kinh tế.
c. Chức năng phương pháp luận
Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho một tổ hợp các khoa học kinh
tế. Những kết luận của kinh tế chính trị biểu hiện ở các phạm trù và quy luật
kinh tế có tính chất chung là cơ sở lý luận của các môn kinh tế chuyên ngành
d. Chức năng tư tưởng
- Là môn khoa học xã hội, kinh tế chính trị có chức năng tư tưởng.
- Trong các xã hội có giai cấp, chức năng tư tưởng của kinh tế chính trị
thể hiện ở chỗ các quan điểm lý luận của nó xuất phát từ lợi ích và bảo vệ lợi
ích của những giai cấp hoặc tầng lớp xã hội nhất định.
- KTCT Mác - Lênin là cơ sở khoa học cho sự hình thành thế giới quan,
nhân sinh quan và niềm tin sâu sắc vào cuộc đấu tranh của GCCN và nhân
dân lao động nhằm xoá bỏ áp bức bóc lột giai cấp và dân tộc, xây dựng thành
công xã hội mới - XHCN.
- Ý nghĩa học tập môn KTCT
+ KTCT có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
+ Học tập môn KTCT giúp cho người học hiểu được bản chất của các
hiện tượng và quá trình KT, nắm được các quy luật kinh tế chi phối sự vận
động và phát triển kinh tế; phát triển lý luận kinh tế và vận dụng lý luận đó
vào thực tế, hành động theo quy luật, tránh bệnh chủ quan, giáo điều, duy ý
chí.
+ KTCT cung cấp các luận cứ khoa học làm cơ sở cho sự hình thành
đường lối, chiến lược phát triển KTXH và các chính sách, biện pháp kinh tế
cụ thể phù hợp với yêu cầu của các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể
của đất nước ở từng thời kỳ nhất định.
+ Học tập kinh tế chính trị, nắm được các phạm trù và quy luật kinh tế,
là cơ sở cho người học hình thành tư duy kinh tế, không những cần thiết cho
các nhà quản lý vĩ mô mà còn rất cần cho quản lý sản xuất kinh doanh ở các
doanh nghiệp của mọi tầng lớp dân cư, ở tất cả các thành phần kinh tế. Nắm
vững kiến thức kinh tế chính trị, người học có khả năng hiểu được một cách
sâu sắc các đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước và các chính
sách kinh tế cụ thể của Đảng và Nhà nước ta, tạo niềm tin có cơ sở khoa học
vào đường lối, chiến lược, chính sách đó.
3
+ Học tập kinh tế chính trị, hiểu được sự thay đổi của các phương thức
sản xuất, các hình thái kinh tế - xã hội là tất yếu khách quan, là quy luật của
lịch sử, giúp người học có niềm tin sâu sắc vào con đường xã hội chủ nghĩa
mà Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta đã lựa chọn là phù hợp với quy
luật khách quan, đi tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh trên đất nước ta.

Câu Phân tích nội dung TSX của cải vật chất
4
Sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động cơ bản của loài người. Nó
không phải là hoạt động nhất thời, đơn nhất mà thường xuyên, liên tục, tức là
tái sản xuất.
Tái sản xuất là quá trình sản xuất dc lặp đi lặp lại và phục hồi không
ngừng. Người ta chia tái sản xuất thành tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất
mở rộng.
- Ở bất kỳ giai đoạn nào, xã hội nào, tái sản xuất cũng bao gồm nội dung
sau: TSX của cải VC, TSXSLĐ, TSX QHSX và TSX môi trường sinh thái
+ Tái sản xuất của cải vật chất là quá trình tái tạo ra TLSX và tư liệu
tiêu dùng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển xã hội.trong đó tlsx có ý nghĩa
quyết định đối với tsx tltd.
+ TSXCCVC là nhân tố khách quan, không thể thiếu của sản xuất xã
hội. Trong quá trình sản xuất, sản phẩm xã hội thường xuyên được tiêu dùng
cho cá nhân và cho sản xuất. Vật phẩm tiêu dùng để tái sản xuất sức lao
động, còn tư liệu sản xuất để tiếp tục qua trình sản xuất. Vì vậy, phải thường
xuyên tái sản xuất ra chúng. Hơn nữa, nhu cầu về đời sống và sản xuất
thường xuyên tăng lên, do đó của cải vật chất cần được tái sản xuất mở rộng,
làm cho số lượng thường xuyên tăng lên và chất lượng được cải tiến.
+ Tái sản xuất mở rộng ra của cải vật chất biểu hiện ở mức tăng của
tổng sản phẩm xã hội (TSPXH) và thu nhập quốc dân (TNQD). Tổng sản
phẩm xã hội là tổng số sản phẩm hay của cải xã hội được sản xuất ra trong
một thời gian nhất định (thường là một năm).
Thu nhập quốc dân là phần còn lại của tổng sản phẩm xã hội sau khi trừ
đi toàn bộ những chi phí của lao động vật hóa. Thu nhập quốc dân là kết quả
thực tế của nền sản xuất xã hội, nó quyết định mức độ tiêu dùng và tích lũy
của xã hội.
+ Những biện pháp cơ bản để tái sản xuất mở rộng tổng sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân là tăng năng suất lao động xã hội và tăng số người
làm việc trong các ngành sản xuất vật chất.
+ Chú ý: TSXTLSX quyết định TSX tư liệu tiêu dùng. TSX tư liệu tiêu
dùng có ý nghĩa quyết định TSXSLĐ

Câu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
5
4
- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế
trong một thời kỳ nhất định.(Làsự tăng lên về số lượng và chất lượng sản
phẩm xã hội và các yếu tố của quá trình sản xuất)
- Tăng trưởng kinh tế, dưới dạng khái quát, là sự gia tăng của TSPQD (GNP)
hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời gian nhất định (thường
tính cho một năm).
- Biêu hiện của tăng trưởng KT : Tăng GNP và GDP
Nếu gọi GDPo là tổng sản phẩm quốc nội năm trước, GDP1 là tổng sản
phẩm quốc nội năm sau thì mức tăng trưởng KT năm sau so với năm trước là
GDP1−GDP 0
x 100 %
GDP 0
GNP 1−GNP 0
x 100 %
hoặc tính theo mức độ tăng GNP thì GNP 0 .
(GNPo là TSPQD năm trước, GNP1 là TSPQD năm sau

- Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế (vốn; con người; kỹ thuật
và công nghệ; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị và quản lý nhà nước)
+ Vốn: Theo nghĩa rộng vốn được hiểu là toàn bộ CCVC do con người tạo
ra, tích luỹ lại và những yếu tố tự nhiên được sử dụng vào quá trình sản xuất.
Theo nghĩa hẹp, vốn là một trong những yếu tố đầu vào phục vụ cho quá
trình sản xuất
Vai trò của vốn:Vốn có vai trò rất quan trọng để tăng trưởng kinh tế.
Mối quan hệ giữa tăng vốn đầu tư với tăng GDP gọi là hiệu suất sử dụng vốn
sản phẩm gia tăng ICOR(hiệu suất sử dụng vốn). Vai trò của nhân tố vốn
đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ thể hiện ở mức vốn đầu tư mà còn ở
hiệu suất sử dụng vốn.
Một nền KT tăng trưởng cao không chỉ dừng lại ở việc tăng khối lượng
vốn mà phải đặc biệt chú ý dến hiệu quả sử dụng vốn, quản lý chặt vốn, đầu
tư hợp lý
+ Con gười: bao gồm toàn bộ lực lượng lao động xã hội.
Con người là nhân tố hàng đầu trong LLSX có tính sáng tạo và không
bao giờ cạn kiệt vì vậy cần phát huy nó để tăng trưởng kinh tế.
Phát huy nhân tố con người là đầu tư phát triển nguồn nhân lực thông
qua hệ thống giáo dục đào taọ, y tế, bảo hiểm và quản lý sử dụng có hiệu quả
nguồn nhân lực. Đó chính là đầu tư cho tăng trưởng KT
+ Kỹ thuật và công nghệ: KH là hệ thống tri thức của con người về các
quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, XH, tư duy. Công nghệ là
phương thức tác động của con người để biến đối tượng lao động thành sản
phẩm.
Là chiếc đũa thần để tăng NSLĐ, phát triển LLSX
Cho phép TSX mở rộng theo chiều sâu, thay đổi cơ cấu KT theo hướng
tăng tỷ trọng của các ngành có hàm lượng KH cao tạo cơ sở cho sự tăng
trưởng nhanh và bền vững.
+ Cơ cấu kinh tế: Là tổng thể quan hệ hữu cơ, phụ thuộc và quy định lẫn
nhau về quy mô và trình độ giữa các ngành, vùng, thành phần kinh tế.
5
Cơ cấu kinh tế hiện đại phù hợp cho phép khai thác có hiệu quả một
cách tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước để tăng trưởng kinh tế.
+ Thể chế chính trị và quản lý nhà nước (vai trò của Nhà nước)
Thể chế chính trị tiến bộ có vai trò định hướng tăng trưởng kinh tế theo
các mục tiêu đã định vừa tăng trưởng vừa giải quyết các vấn đề xã hội như
việc làm, thu nhập, giảm phân hoá, chống đói nghèo, bảo vệ môi trường.
Hệ thống chính trị tiến bộ sẽ góp phần hạn chế những khuyết tật của thị
trường.

Câu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.
6
- Phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế đi đôi với hoàn thiện cơ cấu,
thể chế kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. (chỉ số xác định phát triển
kinh tế được thể hiện trên 3 nội dung)
+ Tăng trưởng kinh tế (GDP, GNP và GDP, GNP bình quân trên đầu
người) với tốc độ tương đối cao: cao hơn mức tăng dân số.
+ Cơ cấu kinh tế biến đổi theo hướng tiến bộ: tăng tỷ trọng của các
ngành dịch vụ và công nghiệp, giảm tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP.
+ Thoả mãn các nhu cầu xã hội ngày càng tốt hơn bằng cách tăng thu
nhập thực tế, chất lượng y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường sinh thái.
Như vậy phát triển kinh tế bao hàm vừa tăng trưởng kinh tế vừa thực
hiện công bằng xã hội trong từng bước phát triển, trong đó tăng trưởng là cơ
sở để thực hiện cbxh và ngược lại thực hiện công bằng xax hội tạo dk cho
tăng trưởng kt bền vững.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế:
Các yếu tố thuộc LLSX:
+ Phát triển KT suy đến cùng là sự phát triển LLSX (bao gồm TLSX
và người lao động). Vì vậy muốn phát triển KT phải tập trung phát triển
LLSX. Trong đó cùng với việc bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài
nguyên.. cần phải nhấn mạnh vai trò của con người, KH và CN
Kh và công nghệ là những thành tựu của văn minh nhân laoị nhưng hiệu quả
sử dụng khcn lại tùy thuộc vào điều kiện của từng nước.phải có chính sách
công nghệ đúng đắn tạo điều kiện tốt nhất cho sáng tạo và ứng dụng kh cn.
Con ng là chủ thể sáng tạo ra lịch sử dồng thời cũng là sản phẩm và kết
quả thường xuyên của phát triển lịch sủ. Con người thông qua hoạt dộng của
mình trở thành nguồn lực chủ yếu đối với sự phát triển của ktxh trong đó sự
phát triển của chính bản thân họ , ngày nay khi kh trở thành llsx trực tiếp
càng chứng tỏ vai trò quyết định của con người đối với sự phát triển ktxh.
Các yếu tố thuộc QHSX: tạo động lực phát triển kinh tế thông qua thực
hiện lợi ích của cách chủ thể trong nền kinh tế.
+ Vai trò của QHSX đối với sự phát tiển KT thể hiện khi QHSX phù
hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì nó tạo ra động lực thúc đẩy LLSX
phát triển, ngược lại ...nó sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển đó
+ Sự phát triển của nền SXXH phụ thuộc vào nhiều động lực, nhưng
6
động lực KT giữ vai trò quyết định, trong đó lợi ích KT của người lao động
là động lực trực tiếp.
+ Cơ chế KT cũng là yếu tố tác động mạnh đến sự phát triển KT.
Thực tiển lịch sử cho thấy kt tự nhiên hay cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp đều cản trở đến sự phát triển kinh tế. Cơ chế thị trường cạnh tranh kích
thích sx mang lại hiệu quả kt và tăng trưởng nhanh nhưng nó cũng có khuyết
điểm nên đòi hỏi pahỉ có sự quản lý của nhà nước .
Các yếu tố thuộc Kiến trúc thượng tầng:
+ KTTT bao gồm những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo
đức, tôn giáo, nghệ thuật... cùng với các thiết chế XH tương ứng của chúng
như Nhà nước, đảng phái, đoàn thể... có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển
KT
+ Những bộ phận đó tác động đến sự phát triển KTvà sự phát triển XH
bằng nhiều hình thức khác nhau và theo những cơ chế khác nhau. Trong sự
tác động đó chính trị có ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với KT bởi vì chính trị là
biểu hiện tập trung của KT

Câu Phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội
7
Phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế đi đôi với hoàn thiện cơ cấu thể chế
kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống
- Theo quan điểm mác xít, tiến bộ XH là sự chuyển động liên tục của Xhtheo
hướng đi lên, là sự thay thế tất yếu những chế độ lỗi thời lạc hậu bằng chế độ
XH mới cao hơn, hoàn thiện hơn và cuối cùng loài người vươn tới một XH
hoàn hảo, tốt đẹp nhất – XHCSCN. Tiến bộ XH là một quy luật khách quan
của lịch sử. Tiến bộ xh thể hiện ở các mặt sau
Sự tiến bộ về kinh tế thể hiện thông qua sự phát triển của llsx và qhsx ,
phát triển kinh tế bền vững
Sự tiến bộ về xt xh chế độ chính trị tiến bộ hiệu quả thực tế của chính
sách xh đảm bảo công bằng xh
Trong văn hóa đời sống vh tinh thần của nhân dân ngày càng dc nâng
cao.
Đo mức tiến bộ xh
Tuổi thọ bình quân
thành tựu giáo dục
thu nhập bình quân đầu người
- Mối quan hệ giữa phát triển Kt và tiếnbộ xã hội
Ptkt và tbxh có quan hệ chặt chẻ vs nhau tác động qua lại với nhau
Tăng trưởng kT là sơ sở vật chất cho tiến bộ XH
Tiến bộ xh biểu hiện ở sự tăng mức sống của con ngừoi , tức là kinh tế
phải tăng trưởng làm cho gdp / người tăng lên. Tiến bộ xh còn thể hiện ở sự
giảm khoảng cách giàu nghèo, ở trình độ phát triển giữa các vùng chênh lệch
ít... muốn vậy kinh tế phải phát triển mới có thể tạo điều kiện vật chất để thực
hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, đầu tư cho sự phát triển ở các
7
vùng lạc hậu. Tiến bộ xh thể hiện ở nâng cao dân trí học vấn phục vụ y tế
việc mở rộng các loại phúc lợi xh. .. những nhiệm vụ trên chỉ có thể thực
hiện có hiệu quả nhờ phát triển kinh tế.
Ngược lại tbxh lại thúc đẩy sự phát triển kinh tế hơn nữa . một mặt tbxh
xác định cá nhu cầu mới của đời sống xh. Đòi hỏi nền kinh tế phải đáp ứng .
mặt khác tbxh thể hiện ở mức sống của con người tăng lên làm cho xh ổn
định khả năng lđ sáng tạo và nhiệt tình lđ của con ng tốt hơn thúc đẩy kinh tế
phát triển hơn.
Tiến bộ xã hội thúc đẩy phát triển kinh tế vì thể hiện sự giải phóng và
phát triển con người: yếu tố hàng đầu của LLSXXH, phát triển KT phải bảo
đảm tiến bộ và công bằng xã hội là một trong những đặc trưng cơ bản của
nền KTTTĐHXHCN ở nước ta. Điều đó được khẳng định trong văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam: "Tăng
trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong
từng bước phát triển", và được phát triển tại Đại hội X của Đảng: "Thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát
triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục..., giải
quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người" .
Qh giữa phát triển kinh tế với tbxh suy đến cùng thực chất là quan hệ
biện chứng giữa sự phát triển qhsx và kttt . nói cách khác đó là sự phát triển
của các hình thái kinh tế.

Câu Phân tích điều liện ra đời, tồn tại của SXHH
8
Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, có hai hình thức sản xuất rõ
rệt là: sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa.
Sản xuất tự cấp, tự túc là sản xuất sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của
người sản xuất trong nội bộ đơn vị kinh tế. Còn sản xuất hàng hóa là kiểu tổ
chức mà sản phẩm x ra không phải để đáp ứng tiêu dùng của chính ng trực
tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu của ng khác thông qua trao đổi
mua bán trên thị trường. Sản xuất hàng hóa đã ra đời trong hai điều kiện lịch
sử:
Thứ nhất: có sự phân công lao động xã hội PCLĐXH là sự chuyên
môn hoá SX, phân chia lao động xã hội thành những ngành nghề, lĩnh vực
SX khác nhau.
Do sự PCLĐXH nên việc trao đổi trở thành tất yếu Vì:
- Do tác động của phát triển LLSX thể hiện thông qua phát triển,
PCLĐXH mỗi người SX chỉ SX ra một hoặc một vài thứ sản phẩm.
- Mặt khác do sự hạn chế của sức khoẻ, thời gian, trình độ…nên không
thể làm ra được toàn bộ các loại sản phẩm để thoả mãn nhu cầu ngày càng
tăng lên của mình, nhưng nhu cầu cuộc sống đòi hỏi họ phải có nhiều sản
phẩm khác nhau, do đó cần đến sản phẩm của nhau, buộc phải trao đổi sản
phẩm cho nhau
- Do PCLĐXH, chuyên môn hoá SX làm cho NSLĐ tăng lên sản phẩm
8
làm ra nhiều hơn và trao đổi ngày càng phổ biến
- Vì vậy, tất yếu khách quan xuất hiện nhu cầu trao đổi (hoạt động, sản
phẩm) giữa những người SX với nhau.
==> PCLĐXH làm cho những người SX liên hệ và phụ thuộc vào nhau,
nó là cơ sở của SXHH. PCLĐXH càng phát triển thì SX và trao đổi HH càng
mở rộng hơn, đa dạng hơn
Thứ hai: Có sự tách biệt tương đối về mặt KT giữa những người SX.
Tức là những người SX tương đối độc lập với nhau về KT. Điều đó làm cho
mỗi người có quyền chi phối sản phẩm của mình, có quyền đem sản phẩm
của mình trao đổi với sản phẩm của người khác. Người khác muốn có sản
phẩm đó phải trao đổi dưới hình thái HH
- Tính độc lập này trong lịch sử do chế độ tư hữu về TLSX quy định (ai
sở hữu về TLSX thì sở hữu sản phẩm). Trong điều kiện đó các chủ thể KT
muốn tiêu dùng sản phẩm của nhau họ phải thông qua trao đổi, mua bán
Còn trong điều kiện của nền SX hiện đại, sự tách biệt này còn do các
hình thức sở hữu khác nhau về TLSX và sự tách rời giữa quyền sở hữu và
quyền sử dụng đối với TLSX quy định Khi sản phẩm không thuộc về sở hữu
chung, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác cần phải thông
qua trao đổi HH
Đó là hai điều kiện khách quan cần và đủ để KTHH ra đời và tồn tại
- Kết luận: Những hình thức đầu tiên của sản xuất hàng hóa xuất hiện từ
thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, tồn tại và phát triển ở các
phương thức sản xuất tiếp theo.
Sản xuất hàng hóa phát triển cao nhất, phổ biến nhất trong chủ nghĩa tư
bản và trở thành hình thức sản xuất hàng hóa điển hình, nổi bật trong lịch sử.
Sản xuất hàng hóa tiếp tục tồn tại và phát triển dưới chủ nghĩa xã hội vì
dưới chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau và trình
độ phân công lao động xã hội ngày càng phát triển. Như vậy, sản xuất hàng
hóa xuất hiện rồi tồn tại và phát triển ở nhiều xã hội, là sản phẩm của lịch sử
phát triển sản xuất của loài người.

Câu Phân tích hai thuộc tính của HH.


9
Hh là sản phẩm của lđ có thể thảo mản nhu cầu nào đó của con ng thong
qua trao đổi mua bán trên thị trường
Vì vậy, không phải bất kỳ vật phẩm nào cũng là hàng hóa. Những vật
phẩm đi vào tiêu dùng không thông qua trao đổi (mua - bán) thì không phải
là hàng hóa. Hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.
- Giá trị sử dụng của HH là công dụng của HH có thể thoả mãn nhu cầu
nào đó của con người. Ví dụ: xe đạp, xe máy dùng để đi…
- Đặc trưng của GTSD
+ HH có một hay một nhiều công dụng và chính công dụng đó (tính có
ích đó) làm cho HH có GTSD
+ Cơ sở của GTSD của HH do thuộc tính tự nhiên quy định. Vì vậy
9
GTSD là một phạm trù vĩnh viễn. GTSD được phát hiện dần trong quá trình
phát triển của khoa học, kỹ thuật và LLSX. (ví dụ Than đó khi xưa chỉ làm
chất đốt, về sau được làm nguyên liệu cho một số công nghiệp hoá chất….xã
hội càng tiến bộ, KHKT, PCLĐXH và LLSX càng phát triển thì số lượng
GTSD càng nhiều , chủng loại càng phong phú, chất lượng càng cao)
+ GTSD chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng nó. Khi
chưa tiêu dùng GTSD chỉ ở trạng thái khả năng. Để GTSD có khả năng biến
thành GTSD hiện thực, nó phải được tiêu dùng. Điều này nói lên ý nghĩa của
TD đối với SX
+ GTSD tạo thành nội dung vật chất của của cải Vì thế, của cải của xã
hội về mặt vật chất là một lượng GTSD nhất định
+ Trong nền SXHH: GTSD của HH là thuộc tính gắn liền với vật thể
HH, nhưng GTSD không phải là GTSD cho người SX HH mà là GTSD cho
người khác, cho XH; GTSD đến tay người khác, người tiêu dùng phải thông
qua trao đổi; GTSD của HH là vật mang giá trị trao đổi
- Giá trị của HH: muốn hiểu được giá trị phải đi từ giá trị trao đổi
+ Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, một tỷ lệ trao đổi giữa các
giá trị sử dụng với nhau. Ví dụ : 1 m vải = 10 kg thóc.
Sở dĩ vải và thóc là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau có thể
trao đổi được với nhau theo một tỷ lệ nhất định, vì vải và thóc đều là sản
phẩm của lao động, có cơ sở chung là sự hao phí lao động của con người. Sự
hao phí lao động đó chính là giá trị của hàng hóa.
+ Vậy, giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa
kết tinh trong hàng hóa đó. Do đó, giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá
trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị.
- Đặc trưng của giá trị HH
+ Giá trị là một phạm trù lịch sử (chỉ tồn tại ở những PTSX có SX và
trao đổi HH)
+ Giá trị HH biểu hiện quan hệ KT giữa những người SXHH (trong nền
SXHH dựa trên chế độ tư hữu về TLSX, quan hệ KT giữa người với người
biểu hiện thành quan hệ giữa vật với vật)
+ Về mặt phương pháp ta đi từ giá trị trao đổi, nghĩa là đi từ hiện tượng
bề ngoài, từ cái giản đơn, dễ thấy để lần mò ra vết tích của giá trị, nghĩa là cái
bản chất bên trong của sự vật hiện tượng. Giá trị trao đổi chỉ là hình thức
biểu hiện của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Giá trị
thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi theo
- Kết luận: Nghiên cứu mối quan hệ giữa hai thuộc tính của HH ta rút ra
kết luận:
+ Là HH thông thường hay HH đặc biệt đều có 2 thuộc tính: giá trị và
GTSD, thiếu 1 trong hai thuộc tính thì không phải là HH
+ Hai thuộc tính là sự thống nhất trong mâu thuẫn
Thống nhất vì do cùng một lao động SX ra HH, cùng tồn tại trong một
HH, thiếu một trong hai thuộc tính đó thì k phải là HH (ví dụ..)
Mâu thuẫn: thể hiện ở chỗ
- Thứ nhất: Với tư cách là GTSD thì các HH k đồng nhất về chất (khác
10
nhau về công dụng) nhưng ngược lại với tư cách là giá trị thì các HH lại đồng
nhất về chất, tức là đều là sự kết tinh của lao động hay là giống nhau về hao
phí lao động làm ra
- Thứ hai: Tuy giá trị và GTSD cùng tồn tại trong một HH nhưng quá
trình thực hiện chúng lại khác nhau về không gian và thời gian: Giá trị được
thực hiện trước trên thị trường, (muốn sử dụng phải trả tiền). GTSD được
thực hiện sau trong tiêu dùng Mục đích của người SXHH là giá trị, song họ
phải tạo ra GTSD để bán và chỉ khi bán được hàng họ mới thu được giá trị.
Người cần GTSD phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó hay thực hiện giá
trị của HH trước khi có được GTSD. Như vậy, quá trình thực hiện giá trị và
GTSD là khác nhau về không gian và thời gian. Quá trình thực hiện giá trị
được tiến hành trước trên thị trường. Do đó nếu giá trị của HH k được thực
hiện thì sẽ dẫn đến khủng hoảng SX thừa.

Câu Phân tích tính chất hai mặt của lao động SXHH
10
Sở dĩ HH có hai thuộc tính trên vì lao động SXHH có tính hai mặt.
C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động SXHH
- Đặc trưng của LĐCT: là lđ có ích dưới một hình thức cụ thể của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Vd thợ may
Đặc trưng của lđct
+ LĐCT có mục đích, PP, phương tiện, đối tượng và kết quả riêng.
+ LĐCT tạo ra GTSD của HH (mỗi LĐCT tạo ra một GTSD nhất định,
cho nên chính tính đa dạng của LĐCT là cơ sở khách quan cho tính phong
phú đa dạng của các GTSD)
+ LĐCT là nguồn gốc tạo ra của cải vật chất
+ LĐCT là phạm trù vĩnh viễn (nó k phụ tuộc vào hình thái KTXH nào
nhưng hình thức của LĐCT thay đổi theo tiến bộ KHKT và sự phát triển
của LLSX, và PCLĐXH, nó phản ánh trình độ phát triển của LLSXXH
b. Lao động trừu tượng Là lao động của người SXHH sau khi đã gạt
bỏ mọi hình thức biểu hiện cụ thể của nó để quy về cái chung nhất, đó là sự
tiêu phí SLĐ, tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh của con người.(Ví dụ lao động
của người thợ dệt vải và người trồng lúa trong ví dụ trên nếu gạt bỏ hình
thức cụ thể của nó với tư cách là người SXHH thì họ giống nhau đều hao
phí SLĐ)
- Đặc trưng của LĐTT
+ Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của HH. Chỉ có lao động của
người SXHH mới có tính chất là lao động trừu tượng
+ Là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong KTHH (Sự cần thiết phải
quy các lao động sản xuất cụ thể khác nhau thành một thứ lao động đồng
nhất, thuần nhất là đòi hỏi khách quan của trao đổi HH, vì vậy LĐTT là
phạm trù lịch sử)
- Tính hai mặt của sản lao động SXHH đồng thời thể hiện tính chất tư
nhân và tính chất xã hội của người SXHH. Bởi vì Trong chế độ tư hữu về
11
TLSX, lao động của người SXHH có tính chất tư nhân vì sản xuất như thế
nào? SX ra cái gì? là việc riêng của từng người, vì vậy, LĐCT là biểu hiện
của lao động tư nhân. Đồng thời, lao động đó cũng là một bộ phận của lao
động xã hội trong hệ thống PCLĐXH và sản phẩm do lao động của từng
người SX làm ra luôn cần được XH thừa nhận,
Việc trao đổi HH không thể căn cứ vào LĐCT mà phải quy LĐCT về
lao động chung đồng nhất - lao động trừu tượng vì vậy, Lao động trừu
tượng là biểu hiện trực tiếp của lao động xã hội
- Giữa lao động tư nhân và lao động XH có mâu thuẫn với nhau
Mâu thuẫn giữa lao động xã hội và lao động tư nhân là mâu thuẫn cơ
bản của SXHH giản đơn. Mâu thuẫn này thường được biểu hiện thông qua
hiện tượng
+ Sản phẩm do những người SXHH riêng biệt tạo ra có thể không ăn
khớp với nhu cầu xã hội (không đủ hoặc vượt quá). Khi cung lớn hơn cầu,
một bộ phận HH sẽ rơi vào tình trạng khó tiêu thụ hay khó thực hiện được
giá trị.
+ Khi mức tiêu hao lao động cá biệt của người SXHH cao hơn so với
mức xã hội có thể chấp nhận, HH sẽ trở nên khó bán, hoặc phải bán lỗ vốn.
- Ý nghĩa của việc phát hiện tính hai mặt của lao động SXHH đối với
việc làm rõ thực chất của giá trị HH…
Cho phép giải thích nhiều vấn đề phức tạp của kt hh vd như các hh
khác nhau có thể trao đổi cho nhau theo những tỉ lệ hoàn toàn xác định khi
năng suất lđ tăng lên slg hh tăng lên , nhưng giá trị của nó lại giảm xuống.

Câu 11 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của 1 đơn vị HH
-Nếu giá trị là lao động xã hội của những người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa thì lượng giá trị chính là lượng lao động xã hội hao phí
để sản xuất ra hàng hóa Hay (Lượng giá trị HH do lượng lao động hao phí
để SX ra HH quyết định. Lượng lao động hao phí được tính theo thời
gian:phút, ngày giờ…)
Tuy nhiên trên thực tế trong xã hội có nhiều người cùng SX một loại
HH với những điều kiện sản xuất cụ thể khác nhau, tay nghề, chuyên môn,
NSLĐ…. Vì thế hao phí lao động cá biệt tạo thành giá trị cá biệt khác
nhau và sự tồn tại những mức hao phí lao động khác nhau là tất yếu.
Vì hao phí lao động cá biệt rất khác nhau, nên giá trị HH không thể
được quyết định bởi thời gian lao động cá biệt mà được quyết định bởi
TGLĐXHCT
-TGLĐXHCT là thời lao động cần thiết để SX ra một HH nào đó
trong những điều kiện SX bình thường của xã hội, với một trình độ trang
thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình, và một cường
độ lao động trung bình trong XH
Thông thường trên thực tế TGLĐXHCT là thời gian lao động cá biệt của
những người SX cung cấp đại bộ phận loại hàng hoá đó trên thị trường
12
- Những yếu tố ảnh hưởng tới lượng giá trị của một đơn vị HH
TGLĐXHCT là một đại lượng không cố định. Thước đo thay đổi thì
lượng giá trị HH thay đổi. Lượng GTHH phụ thuộc vào các nhân tố sau
(hay tất cả những nhân tố ảnh hưởng tới TGLĐXHCT đều là những nhân
tố ảnh hưởng tới lượng GTHH). Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
NSLĐ, mức độ giản đơn hay phức tạp của LĐ
Thứ nhất, NSLĐ:là năng lực SX của người lao động. Nó được tính
bằng số lượng sản phẩm được SX ra trong một đơn vị thời gian, hoặc
lượng thời gian hao phí để SX ra một đơn vị sản phẩm.
+ Khi NSLĐ tăng lên thì lượng sản phẩm SX ra trong một đơn vị thời
gian tăng lên và lượng thời gian cần thiết để SX ra một đơn vị sản phẩm sẽ
giảm xuống
+ Lượng giá trị HH tỷ lệ thuận với thời gian lao động SX ra HH
(nghĩa là thời gian lao động càng dài thì giá trị HH càng lớn) Ngược lại
GTHH tỷ lệ nghịch với NSLĐ (NSLĐ càng cao thì tổng số giá trị - tổng
chi phí SX ra HH không đổi nhưng lượng giá trị một HH giảm xuống)
- Năng suất lao động phụ thuộc vào các nhân tố sau
+ Người lao động (sức khoẻ, năng lực, trình độ kinh nghiệm….)
+ Sự phát triển của KH – CN và sự ứng dụng vào sản xuất
+ Sự kết hợp xã hội của sản xuất (trình độ tổ chức SX)
+ Hiệu quả của TLSX
+ Điều kiện tự nhiên.
Thứ hai, Cường độ lao động là mức độ hao phí sức lao động trong
một đơn vị thời gian, hay mức độ khẩn trương, căng thẳng của lao động.
- Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí lao động trong một
đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, năng nhọc hay căng thẳng
của lao động tăng lên. Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng hoặc
khối lượng HH SX ra tăng lên và SLĐ hao phí cũng tăng lên tương ứng vì
vậy giá trị của một đơn vị HH không đổi (tăng cường độ lao động về thực
chất giống như kéo dài ngày lao động)
Tăng nsld và tăng cdld giống nhau ở chỗ chúng đều thuộc sức sx của
lđ đều dẫn đến số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian
tăng lên.
Thứ ba, Mức độ phức tạp của lao động có ảnh hưởng nhất định đến
số lượng giá trị của HH. (một HH có rất nhiều người cùng SX nhưng điều
kiện…. Là khác nhau lao động giản đơn và lao động phức tạp là thước đo
để phân biệt sự khác nhau đó
- Lao động giản đơn là lao của người SX chỉ cần có khả năng lao
động, không cần qua đào tạo (lao động phổ thông). Trong một đơn vị thời
gian lao động giản đơn tạo ra mộtlượng giá trị HH rất nhỏ
- Lao động phức tạp là lao động của người SX được học tập, đào tạo,
có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định . Trong một đơn vị thời gian
nó tạo ra một lượng giá trị HH lớn hơn lao động giản đơn
Trong trao đổi ng ta lấy lđ giản đơn trung bình làm đơn vị trao đổi và
quy tất cả lđ phức tạp thành lđộng giản đơn trung bình . điều này dc quy
13
đổi 1 cách tự phát sau lưng những hđ sxhh hình thành những tỉ lệ nhất định
thể hiện trên thị trường

Câu 12 Phân tích quy luật giá trị


Trên thực tế những quyết định của ng sxkd chịu sự chi phối của thị
trường. Sxhh càng phát triển thì quyền lực đối với ng sxkd càng mạnh .
quyền lực này tồn tại như một lực lượng khách quan chi phối hđ và độc lập
với ý chí của họ lực lượng khách quan đó chính là những quy luật kinh tế
mà trước hết là qlgt
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hóa. Ở đâu
có sản xuất hàng hóa thì ở đó có quy luật giá trị hoạt động một cách khách
quan.
Thứ nhất : theo quy luật này SX và trao đổi HH dựa trên cơ sở thời gian
lao động xã hội cần thiết ( mặc dù mỗi ng mỗi chủ thể sx tự quyết định hao
phí lđ cá biệt của mình nhưng giá trị xh của hh k phải dc qđ bởi hao phí lđ
cá biệt của từng ng mà bởi hao phí lđ xh ct).vì vậy muốn bán dc hh bù đắp
dc chi phí và có lãi ng sx phải điều chỉnh làm sao cho hp lđ cá biệt của
mình phù hợp với mức hao phí mà xh chấp nhận
Thứ hai : Trong trao đổi cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lđ xhct nghĩa là
theo nguyên tắc ngang giá.hai hh trao đổi dc cho nhau bởi chung 1 lượng
lđ hao phí như nhau.

- Cơ chế tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế HH là thông
qua sự lên xuống của giá cả trên thị trường
Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hh là kết quả của sự
thỏa thuận giữa ng mua và ng bán hh trên thị trường.
Giá trị là cơ sở của giá cả. Vì giá trị là cơ sơ của giá cả nên trc hết giá
cả phụ thuộc vào gt.hh nào có nh gt thì giá cả của nó sẽ cao và ngược
lại.tuy nhiên trên thị trường giá cả còn phụ thuộc vào cạnh tranh cung cầu
tình trạng độc quyền, sức mua của đồng tiền . vì vậy giá cả có thể tách rời
giá trị lên xuống xoay quanh giá trị có khi cao hơn hoặc thấp hơn.trong
nền kt hđ giá cả còn biến dộng bởi sự can thiệp của nhà nc
- Tác động của quy luật giá trị
Quy luật giá trị tồn tại hđ ở mọi ptsx có sxhh . tuy có những đặc điểm hđ
riêng tùy thuộc vào qhsx thống trị nhưng nhìn chung qlgt có 3 tác động
+ Điều tiết SX và lưu thông HH
Điều tiết sx : trong nền sxhh thường diễn ra tình trạng ng sx bỏ ngành
này đổ xô vào ngành khác ; quy mô của ngành này thu hẹp ngành khác mở
rộng làm cho tlsx và slđ dc phân bố lại giữa các ngành.hiện tượng này gọi
là sự điều tiết sx.sự điều tiết này dc hình thành 1 cách tự phát thông qua sự
biến động của giá cả trên tị trường
Cung=cầu thì giá cả =gt sx vad tđ ổn định
Cung < cầu thì gc <gt sx quá nhiều .làm cho cung giảm cầu tăng làm
cho gc ngang bằng và vượt cả gt
14
Cung< cầu giá cả cao hơn gt ..
Như vầy qua qh cung cầu và giá cả qlgt đã tự phát phân bố tlsx và slđ
xh vào các ngành sx khác nhau từ đó hình thành nên các cân đối trong nền
kt và điều chỉnh các cân đối đó theo qh cung cầu và giá cả thị trường.
Kích thích lưu thông trong lưu thông dưới tác động của qlgt hành hóa
sẽ dc chuyển từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao.
+ kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá SX, tăng năng xuất lao động
hạ giá thành sản phẩm
Do việc trao đổi hàng hóa dc tiến hành trên cơ sở hao phí lđxh cho
nên mọi nhà sxhh phải luôn tìm cách giảm hao phí lđ cá biệt của mình
xuống dưới mức hao phí lđxhct để hạ thấp hplđ cá biệt của các nhà sx
buộc phải cạnh tranh với nhau bằng cách không ngừng cải tiến kĩ thuật
hợp lí hóa sx nâng cao nslđ . quá trình đó làm cho trình độ kĩ thuật sx của
toàn xh dc cải tiến và nhờ đó thúc đẩy llsx phát triển và nâng cao nslđxh
+ Phân hoá người SXHH thành giàu nghèo
Trong quá trình sx và trao đổi hàng hóa dưới tác động của qlgt và
cạnh tranh tất yếu dẩn tới tình trạng giàu lên của 1 bộ phận những ng sxhh
có đk sx thuận lợi đồng thời phá sản và trở thành lđ làm thuê của 1 bộ
phận lớn những ng sxhh khác. Như vậy qlgt đã thực hiện sự chọn lọc tự
nhiên đào thải sự yếu kém kích thích các nhân tố tích cực phát triển nhưng
đồng thời với ai đó là phân hóa xh làm gay gắt thêm sự bất bình đẳng
trong xh.
- Kết luận, liên hệ thực tiễn
Như vậy qlgt vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực.do đó
đồng thời với việc thúc đẩy sx hh phát triển nhà nc cần có những biện pháp
phát huy tính tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.đặc biệt trong đk
phát triển nền kinh tế hh nhiều thành phần định hướng xhcn ở nc ta hiện
nay.

Câu 13 Phân tích quy luật cạnh tranh trong SXHH


Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sx
hh nhằm dành dật những đk thuận lợi trong sx tiêu thụ hoặc tiêu dung hh
để trừ đó thu dc nhiều lợi ích nhất cho mình.cạnh tranh một nguyên tắc,
một quy luật kinh tế không thể thiếu được trong kinh tế hàng hoá và không
thuộc ý muốn chủ quan.

- Nội dung của quy luật cạnh tranh là: Trong nền SXHH, sự cạnh
tranh giữa những người SX và người tiêu dùng là một tất yếu khách quan,
là yêu cầu thường xuyên đối với những người SXHH.Cạnh tranh có thể
diễn ra giữa người SX với người tiêu dùng .
- Biện pháp cạnh tranh: để giành giật thị trường tiêu thụ ng ta có thể
dùng biện pháp cạnh tranh giá cả như giảm giá cả hh để đánh bại đối thủ,
hoặc cạnh tranh phi giá cả như dùng thông tin, quảng cáo sp quảng cáo dây
chuyền sx để kích thích ng tiêu dùng.
15
- Vai trò cạnh tranh: cạnh tranh có vai trò rất quan trọng
+ Là động lực thúc đẩy người sản xuất năng động, nhạy bén,thường
xuyên cải tiến kỹ thuật,áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nâng cao tay
nghề hoàn thiện tổ chức quản lí để nâng cao năng suất chất lượng và hiệu
quả kinh tế.thực tế ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì
ở đó thường trì trệ bảo thủ kém phát triển.
+ Cạnh tranh cùng với quy luật giá trị có tác dụng đào thải cái lạc
hậu, bình tuyển cái tiến bộ.
+ Mặt trái của cạnh tranh là phân hoá giàu nghèo, phá sản người sản
xuất nhỏ Bên cạnh đó còn có cạnh tranh k lành mạnh như dùng những thủ
đoạn vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật nhằm thu dc nhiều lợi ích
nhất cho mình, gây tổn hại đến lợi ích của tập thể xã hội cộng đồng, như
làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuể, ăn cắp bản quyền, tung tin phá hoại uy
tín đối thủ, hoặc cạnh tranh làm tăng sự phân hóa giàu nghèo hoặc tổn hại
đối với mooi trường sinh thái.

Câu 14 Phân tích chức năng của thị trường và giải thích vì sao trên thị trường
giá cả HH không phải lúc nào cũng phù hợp với giá trị của nó
Thị trường là nơi diễn ra mối quan hệ kinh tế giữa những người trao đổi
hàng hóa theo quy luật của sản xuất và lưu thông hàng hóa; là tổng hợp
các mối quan hệ lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ.
- Mặc dù có nhiều loại, nhưng nhìn chung mọi thị trường đều có ba
chức năng chủ yếu sau:
+ Chức năng thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động
đã chi phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa có bán dc hay k và
bán với giá ntn. Nếu hh bán dc và bán với giá cả băng gtrị có nghĩa là xh k
chỉ thừa nhận công dụng của nó mà còn thừa nhận mức hao phí lđ để sx ra
nó là phù hợp với mức hao phí lđ xhct và gtrị hh dc thực hiện.ngược lại
nếu hh k bán dc có nghĩa là hoặc do công dụng của hh k dc thừa nhận hoặc
do chi phí sx cao hơn mức trung bình của xh nên xh k chấp nhận.nếu hh
bán dc nhưng với giá cả thấp hơn giá trị có nghĩa là xh chỉ thừa nhận công
dụng của nó và 1 phần chi phí sx ra nó.
+ Chức năng cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu
dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất
lượng, chủng loại, cơ cấu các loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung - cầu về
các loại hàng hóa...
+ Chức năng kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. Trên cơ
sỏ những thgông tin thu dc từ thị trường ng sx và ng tiêu dùng sẽ buộc
phải có những ứng xử điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của
thị trường, nhờ đó sx và tiêu dùng dc kích thích hoặc hạn chế.vd khi giá cả
hh nào đó tăng lên, ng sx sẽ mở rộng quy mô sx, còn ng tiêu dùng sẽ hạn
chế nhu cầu và ngược lại.
- Giải thích vì sao...?
16
Vì: Cơ sở của giá cả là giá trị, nhưng trên thị trường không phải lúc
nào giá cả cũng phù hợp với giá trị mà nó thường biến động, lên xuống
xoay quanh giá trị do nhiều nhân tố ảnh hưởng như: cung – cầu; cạnh
tranh; sức mua của thị trường; giá trị của tiền tệ. Là những nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp.trên cơ sở đó hình thành nên giá cả thị trường.
- Liên hệ thực tiễn
Trong cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước thì giá cả là 1
công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện việc quản lí, kích thích ,điều tiết
các hoạt động kt theo định hướng mục tiêu nhất định như nhằm duy trìu
những cân đối của nền kinh tế phân phối và phân phoói lại sản phẩm quốc
dân.

Câu 15 Phân tích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
Chủ nghĩa tư bản ra đời khi có hai điều kiện: có một lớp người được tự do
về thân thể nhưng lại không có tư liệu sản xuất; và tiền của phải được tập
trung vào tay một số người, với một lượng đủ lớn, để lập các xí nghiệp.
Tiền là hình thái gtrị cuối cùng của sx và lưu thông hh giản đơn đồng thời
cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản.
- So sánh công thức lưu thông HH giản đơn với công thức chung của
tư bản
Tiền trong lưu thông hh giản đơn có công thức H-T-H(1).tiền trong nền sx
tư bản chủ nghĩa vận động theo công thức T-H-T’(2).
- T - H - T’ được gọi là công thức chung của TB vì Mọi tư bản đều vận
động như vậy nhằm mục đích mang lại m cho nhà TB
Giữa công thức (1) và công thức (2) có những điểm mâu thuẩn :
- Nhìn vào công thức chung ta thấy rằng; Tiền ứng trước, tức T bỏ
vào lưu thông - trải qua quá trình vận động khi trở về tay người chủ thì
tăng thêm một lượng nhất định (t). Vậy m do đâu mà có? Lưu thông và các
yếu tố của lưu thông có tạo ra m k?
- Công thức trên đã làm cho ta lầm tưởng cả SX và LT đã làm cho giá
trị tăng thêm.
- Điều này mâu thuẫn với lý luận giá trị? (giá trị HH là do lao động
XH của người SXHH kết tinh trong HH - nó được tạo ra trong SX)
- Vậy công thức chung của TB chứa đựng một mâu thuẫn: “m vừa
được tạo ra trong lưu thông vừa k được tạo ra trong lưu thông”.
- Như vậy lưu thông không tạo ra giá trị và m nhưng chính trải qua
lưu thông mà TB tăng thêm giá trị
Vậy m do đâu mà có? Tại sao TB phải xuất hiện trong lưu thông?
Nếu cho rằng lưu thông có thể làm tăng giá trị ? ta xem xét
Nếu mua bán ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái : từ tiền thành
hàng hoặc từ hàng thành tiền, còn tổng số giá trị trong tay mỗi ng tham gia
trao đổi trước sau vẩn k thay đổi.trong trường hợp trao đổi k ngang giá hh
có thể bán cao hơn hoặc thấp hơn giá trị. Nhưng trong nền kthh mỗi ng sx
đều vừa là ng mua vừa là ng bán.cái lợi mà họ thu dc khi bán sẽ bù lại cái
17
thiệt khi mua hoặc ngược lại
?.trong trường hợp có kẻ chuyên bán đắt mua rẻ thì tổng giá trị toàn
xh cũng không hề tăng lên, bởi vì số giá trị mà ng này thu dc chẳng qua
chỉ là sự ăn chặn đánh cắp số gtrị của ng khác mà thôi.
Nếu xét ngoài lưu thông tức là tiền để trong két sắt, hh để trong kho
thì cũng không sinh ra dc gtrị thặng dư.
Câu 16 Trình bày các phương pháp SX giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư
bản
- Để thu được giá trị thặng dư, có hai phương pháp chủ yếu: phương pháp
sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tương đối.
- Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao
động vượt khỏi giới hạn thời gian lao động cần thiết. Ngày lao động kéo
dài trong khi thời gian lao động cần thiết không đổi, do đó thời gian lao
động thặng dư tăng lên.
- Ví dụ:ngày lđ là 8h tglđ tất yếu là 4h tgian lđ thặng dư là 4h,mỗi giờ
công nhân tạo ra 1 gtrị mới là 10 đơn vị, thì giá trị thặng dư tuyệt đối là 40
và tỉ suất gtrị thặng dư là 100%.nếu kéo dài lđ thêm 2h nữa thì gtrị thặng
dư tuyệt đối tăng lên 60% và m’ cũng tăng lên thành 150%

Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là cơ sở chung của chế độ tư bản
chủ nghĩa. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở giai đoạn đầu của
chủ nghĩa tư bản, khi lao động còn ở trình độ thủ công và năng suất lao
động còn thấp
- Giá trị thặng dư tương đối là m thu được do rút ngắn thời gian lao động
tất yếu bằng cách nâng cao NSLĐ trong ngành SX ra tư liệu sinh hoạt để
hạ thấp giá trị SLĐ. Nhờ đó tăng TGLĐ thặng dư lên ngay trong điều kiện
độ dài ngày lao động, cường độ lao động vẫn như cũ (không đổi)
Vd : ngày lđ là 10h trong đó 5h là lđ tất yếu 5 h là lđ thặng dư. Nếu giá trị
sức lđ giảm đi 1 h thì thời gian lđ tất yếu xuống còn 4h. do đó thời gian lđ
thặng dư tang từ 5h lên 6h và m’ tang lên từ 100% lên 150%.

- M siêu ngạch là phần m thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn
các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của HH thấp hơn giá trị thị
trường của nó
Giá trị thặng dư siêu ngạch chính là động động lực mạnh mẽ nhất để thúc
đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để tăng nslđ cá biệt đánh bại đối thủ
của mình trong cạnh tranh
- Kết luận:
- để tạo ra giá trị thặng dư tư bản kéo dài ngày lđ, tăng cường độ lao động
của công nhân,hạ thấp giá trị sức lđ,tăng thời gian lđ thặng dư( muốn giảm
thì phải giảm gtrị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho mỗi ng
công nhân.muốn vậy phải tăng năng suất lđ xh các ngành sx tư liệu sx để
18
trang bị cho các ngành sx ra các tư liệu tiêu dùng), hoặc cải tiến công nghệ
để đạt dc gtrị thặng dư siêu ngạch

Câu 17 Phân tích quy luật giá trị thặng dư


- ĐVĐ: Mỗi PTSX có một quy luật KT tuyệt đối, quy luật phản ánh
mối quan hệ KT, BC nhất của PTSX đó Quy luật m là quy luật KT cơ bản
của CNTB bởi vì nó ra đời, tồn tại cùng với sự ra đời, tồn tại của CNTB.
Nó quy định bản chất của nền SXTBCN, chi phối mọi mặt đời sống KT
của XHTB
- Mội dung quy luật: SX nhiều và ngày càng nhiều hơn m bằng cách
tăng cường bóc lột công nhân làm thuê
- Vai trò của quy luật
+ Nó quyết định mục đích, bản chất, nguyên tắc phân phối có bản và
phương hướng phát triển của PTSXCNTB
+ Chi phối các quy luật KT khác, hướng sự hoạt động của các quy
luật KT vào phục vụ cho quy luật m
+ Tác động mạnh mẽ đến ĐSXHTB
- Ý nghĩa:

Câu 18 Phân tích tiền công trong chủ nghĩa tư bản


- ĐVĐ: Để hiểu được bản chất tiền công trong CNTB cần phải hiểu người
công nhân
Công nhân là ng bán sức lao động chứ không phải bán lao động. lao động
là thước đo giá trị, không phảilà hàng hoá. Sự nhầm lẫn này ở bản thân
người công nhân và nhà tư bản.
Mác là người Đầu tiên phát hiện và giải quyết triệt để bản chất tiền công
- Chứng minh:
Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hh slđ, là giá cả của hh sức
lđ.tuy vậy dễ có sự lầm tưởng trong xh tư bản tiền công là giá cả của lđ.
Nởi vì nhà tư bản trả tiền cho công nhân sau khi công nhân đã lđ để sx ra
hh.tiền công dc trả theo tgian lđ hoặc theo số lượng hàng hóa đã sx dc.
Cái mà nhà tư bản mua của công nhân k phải là lđ mà là sức lđ.tiền công
không phải là giá trị hay giá cả của lđ mà chỉ là giá trị hay giá cả của sức
hh slđ.
Hình thức của tiền công : tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền
công tính theo thời gian lđ của công nhân ngắn hay dài( giờ tuần tháng)
Tiền công tính theo sp là hình thức tiền công dc tính theo số lg spđã làm ra
hoặc số lg công việc đã hoàn thành trong 1 tg nhất định.
Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà ng công nhân nhận dc do bán slđ
của mình cho tư bản.tiền công thực tế là số tiền biểu hiện bằng số lg hh tư
liệu tiêu dùng và dịch vụ mà ng công nhân mua dc bằng tiền công danh
nghĩa của mình.tiền công danh nghĩa là giá cả hh slđ,nó có thể tăng lên hay
19
giảm xuống tùy theo sự biến động của quan hệ cung cầu về hh slđ trên thị
trường.
- Kết luận: Vậy B/C của tiền công trong CNTB chính là giá trị hay
giá cả của SLĐ, nhưng lại biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của lao
động.

Câu 19 Phân tích thực chất tích luỹ tư bản và các nhân tố quyết định quy mô
tích luỹ tư bản
- Tích luỹ tư bản là biến một phần hay toàn bộ giá trị thặng dư trở lại thành
tư bản phụ thêm để mở rộng SX
- Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư; thực chất
của tích lũy tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm
để mở rộng sản xuất.nói cách khác toàn bộ của cải của giai cấp tư sản đều
do lđ của giai cấp công nhân tạo ra.
- Động cơ tích luỹ tư bản: không phải ý muốn cá nhân tư bản mà là một tất
yếu khách quan do quy luật kinh tế cơ bản, quy luật giá trị và cạnh tranh...
của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa quy định
- Quy mô tích lũy phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và tỷ lệ
phân chia giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm và thu nhập (bộ phận giá
trị thặng dư nhà tư bản tiêu dùng cho cá nhân). Nếu tỷ lệ phân chia không
thay đổi, thì quy mô tích lũy phụ thuộc vào các nhân tố làm tăng khối
lượng giá trị thặng dư như:
+ Tăng cường bóc lột sức lao động. Nhân tố này biểu hiện ở chỗ cắt
xén tiền công, tăng cường độ lao động đối với công nhân làm thuê.
+ Tăng năng suất lao động xã hội.năng suất lđ xh tăng lên thì giá cả
tlsx và tư liệu tiêu dùng giảm.sự giảm này đem lại 2 hệ quả cho tích lũy : 1
là với khối lượng m nhất định phần dành cho tích lũy có thể lấn sang phần
tiêu dùng trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản là k giảm mà vẩn có thể
bằng hoặc cao hơn trước;2 là 1 lg giá trị m nhất định dành cho tích lũy
cũng có thể chuyển thành 1 khối lg tư liệu sx và sức lđ phụ thêm nhiều hơn
trc. Đây là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ và có tác dụng thiết thực đối với tích
lũy.
+ Sự chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng (tức giá trị máy
móc, thiết bị được sử dụng) và tư bản tiêu dùng (tức giá trị tiêu hao của
máy móc, thiết bị đó qua mỗi chu kỳ sản xuất).sự chênh lệch này là thước
đo của llsx.kĩ thuật càng hiện đại sự chênh lệch ngày càng lơn thì sự phục
vụ k công của tllđ càng lớn.
+ Quy mô tư bản ứng trước.trong công thức M=m’.V nếu m’ k thay
đổi thì m chỉ có thể tăng khi tổng tư bản khả biến tăng.và tất nhiên tư bản
bất biến cũng phải tăng lên theo quan hệ tỉ lệ nhất định.muốn thay đổi khối
lg m phải tăng quy mô sx. Quy mô tư bản ứng trước càng lớn, càng có điều
kiện phát triển nhanh, do đó tích lũy ngày càng nhiều.

20
Câu 20 Phân tích ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản
Sx tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chứng giữa quá trình lưu
thông.lưu thông của tư bản theo nghĩa rộng là sự vđ của tư bản mà nhờ đó
tư bản lớn lên và thu dc giá trị thặng dư cũng tức là sự tuần hoàn và chu
chuyển của tư bản.
Mọi tư bản sản xuất trong quá trình vận động đều qua ba giaiđoạn,
tồn tại dưới ba hình thức và thực hiện ba chức năng.
- Giai đoạn I, tư bản mang hình thức tiền tệ,
+ Chức năng giai đoạn này là biến TBTT thành HH dưới dạng TLSX
và SLĐ để đưa vào sản xuất, gọi là TBSX.
+ Công thức vận động t-h-slđ và tlsx
+ Kết thúc giai đoạn 1TB đã trút bỏ hình thái tiền tệ và mang hình
thái các yếu tố của SXTBCN, tức là hình thái tiền tệ đã chuyển hoá thành
hình thái TBSX và bước vào giai đoạn 2
- Giai đoạn II, tư bản mang hình thức tư bản sản xuất
+ Thực hiệnchức năng sản xuất ra hàng hóa và tạo ra giá trị thặng dư;
+ Công thức vận động sx > h’
+ Kết thúc giai đoạn 2: TB chuyển từ hình thái TBSX thành TBHH
và bước vào giai đoạn thứ 3
- Giai đoạn III; tư bản mang hình thức tư bản hàng hóa
+ Chức năng thực hiện giá trị và giá trị thặng dư
+ Công thức vận động h’>t’
+ Kết thúc giai đoạn 3TBHH chuyển hoá thành TBTT (hình thái ban
đầu của TB) nhưng với số lượng lớn hơn khi bắt đầu bước vào lưu thông.
Phù hợp với 3 giai đoạn tuần hoàn của tư bản có 3 hình thái của tư
bản công nghiệp : tư bản tiền tiệ tư bản sx và tư bản hh.ba hình thái này k
phải là 3 loại tư bản khác nhau mà là 3 hình thái của 1 tư bản công nghiệp.
=> Kết luận: Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản trải qua
ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái, thực hiện ba chức năng rồi trở về
hình thái ban đầu với giá trị không chỉ được bảo tồn mà còn tăng lên.

Câu 21 Trình bày khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản
Do tá c độ ng củ a qlkt cạ nh tranh và sả n xuấ t vô chính phủ , nhữ ng quan
hệ tỉ lệ giữ a cá c ngà nh cá c khu vự c, cá c mặ t củ a quá trình tá i sả n xuấ t
thườ ng xuyên bị giá n đoạ n bở i cá c cuộ c khủ ng hoả ng kinh tế và chỉ có
thong qua cá c cuộ c khủ ng hoả ng kinh tế chủ nghĩa tư bả n mớ i lậ p lạ i
dc thế câ n bằ ng mớ i.
- Khủng hoảng kinh tế xẩy ra khi HH sản xuất ra vượt xa nhu cầu có khả
năng thanh toán của dân cư, HH ế thừa trong khi đời sống của nhân dân
còn nhiều thiếu thốn
- Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản có 2 đặc điểm: Thừa hàng
hoá; mang tính chu kỳ
21
Khủng hoảng kt sx thừa là sx thừa so với mức eo hẹp tiêu dùng có khả
năng chi trả của quần chúng, không phải thừa so với nhu cầu thực tế của
xh.hh bị ứ đọng,sx bj thu hẹp, xí nghiệp phải đóng cửa,thị trường rối loạn
- Nguyên nhân của khủng hoảng
+ Nguyên nhân sâu xa: tính chất xã hội của SX mâu thuẫn với hình
thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
Khi nền công nghiệp cơ khí xuất hiện thì mâu thuẩn trở nên gay gắt
và biểu hiện cụ thể thành
Thứ nhất, Có tổ chức, có kế hoạch trong xí nghiệp mâu thuẫn với tình
trạng vô chính phủ toàn xã hội. Trong từng xí nghiệp lđ của công nhân dc
tổ chức và phục tùng ý chí duy nhất của nhà tư bản.còn trong xh,do dựa
trên chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tlsx trạng thái vô chính phủ bao
trùm tất cả.nếu nhà tư bản k năm bắt dc nhu cầu, qh cung cầu sẽ rồi loạn
đến 1 mức nào đó sẽ dẩn đến khủng hoảng.
Thứ hai, Xu hướng mở rộng SX vô hạn mâu thuẫn sức mua có hạn
của quần chúng lđ.để đuổi theo m siêu ngạch các nhà tư bản ra sức mở
rộng sx,cải tiến kĩ thuật cạnh tranh gay gắt.đó cũng là quá trình bần cùng
hóa nd lđ,làm giảm bớt sức mua của nhân dân.cung và cầu mất cân đối
nghiêm trọng dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
Thứ ba, Mâu thuẫn đối kháng giữa tư bản với lao động
Đặc điểm của cntb là 2 yếu tố của sx tách rời nhau: tư liệu sx tách rời
ng trực tiếp sản xuất.sự tách rời đó thể hiện rỏ nhất ơ khủng hoảng kinh
tế.trong khi tlsx bị xếp lại ,han rỉ mục nát thì ng lđ lại k có việc làm. Một
khi tlsx và slđ k kết hợp dc với nhau thì guồng máy sx tbcn tất nhiên bị tê
liệt.
- Hậu quả của khủng hoảng kinh tế; khủng hoảng làm cho tư bản
đóng cửa nhà máy đình chỉ sản xuất, công nhân thất nghiệp. Tư bản mất
khả năng thanh toán các khoản nợ.tâm lí hoảng loạn việc rút tiền ồ ạt khỏi
ngân hàng bán tống bán tháo các cổ phiếu, trái phiếu làm làm giá của
chúng giảm mạnh, thị trường chứng khoán hổn loạn.Làm cho LLSX bị phá
hoại nghiêm trọng, lưu thông đình trệ, rối loạn, mức sản xuất thập, đời
sống dân cư khó khăn, mâu thuẩn của cntb trở nên gay gắt nhất.
- Tính chất của khủng hoảng kinh tế: KHKT làm cho sự vận động của
nền kinh tế TBCN có tính chất chu kỳ
+ Chu kỳ KHKT của CNTB là khoảng thời gian giữa hai cuộc khủng
hoảng (đầu cuộc khủng hoảng này đến đầu khủng hoảng sau
+ Một chu kỳ có 4 giai đoạn (khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi, hưng
thịnh)
- Ngày nay do có sự can thiệp của nhà nước hạnchế khủng hoảng
những khủng hoảng có đặc điểm mới.....
Mức độ suy sụp của sản xuất và tác động phá hoại của khủng hoảng
bị hạn chế thừoi gian tồn tại và độ dài của thời kì suy sụp rút ngắn.
Xuất hiện những hình thức khủng hoảng mới như khủng hoảng cơ
cấu khủng hoảng tài chính,tiền tệ...

22
Câu 22 Thế nào là tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định, tư bản
lưu động
- Tư bản bất biến là bộ phận TB tồn tại dưới hình thức TLSX. Có loại
như máy móc, thiết bị nhà xưởng…( giá trị của chúng được chuyển dần
từng phần vào sản phẩm). Có loại như nguyên liệu, năng lượng, vật liệu
phụ…(giá trị của nó được bảo tồn nguyên vẹn và chuyển sang sản phẩm
mới). Nhưng chúng đều có đặc điểm chung là: Giá trị của chúng không
mất đi, cũng không lớn lên mà được bảo tồn nguyên vẹn và chuyển sang
sản phẩm mới Ký hiệu là C
- Bộ phận TB biểu hiện thành GTSLĐ đã từ một lượng bất biến trở
thành một lượng khả biến, tức là tăng thêm về lượng trong quá trình SX
gọi là TB khả biến Ký hiệu là V
- Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản sản xuất đồng thời là bộ
phận chủ yếu của TB bất biến biểu hiện dưới hình thái giá trị của những:
(máy móc, thiết bị, nhà xưởng...) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất,
nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển
dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong quá trình sản xuất.
- Tư bản lưu động là một bộ phận của TBSX, gồm một phần của TB
bất biến (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ…) và tư bản khả biến (SLĐ)
được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ SX và giá trị của nó được
chuyển toàn bộ (một lần) vào sản phẩm HH trong quá trình SX (ký hiệu là
C2 và V)
- Cơ sở để phân chia TB thành C và V là căn cứ vào vai trò của từng
bộ phận TB đó trong quá trình tạo ra m. vạch rõ nguồn gốc của m.
Sự phân chia TB thành TBCĐ và tư bản lưu động về thực chất hoàn
toàn khác biệt với phân chia tư bản thành TB bất biến và TB khả biến.
- Cơ sở sự phân chia tư bản thành: cố định và lưu động được dựa vào
phương thức dịch chuyển giá trị của chúng vào sản phẩm trong quá trình
SX hay dựa vào tính chất chu chuyển của TB. Còn căn cứ để phân chia tư
bản thành C và V là vai trò của các bộ phận TB trong quá trình tạo ra giá
trị và m
- Ý nghĩa

Câu 23 Phân tích sự hình thành tỷ xuất lợi nhuận bình quân và giá cả sản
xuất
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng
1 ngành sẽ hình thành nên giá cả thị trường.
- Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp TB kinh
doanh trong các ngành SX khác nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi
hơn
- Kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng hoá
chuyển thành giá cả sản xuất
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân là “con số trung bình” của tất cả các tỷ suất
lợi nhuận khác nhau, Hay tỷ xuất P bình quân là tỷ số tính theo % giữa
23
tổng giá trị thặng dư và tổng TBXH

- Ký hiệu là : p'
- Công thức tính
- Khi hình thành P’ bình quân thì có thể tính được P bình quân của
từng ngành theo công thức P = K. P '
- Trước đây giá trị HH xoay quanh giá trị thì giờ đây. Khi đã hình
thành tỷ suất lợi nhuận bình quân tức là các nhà tư bản thu được lợi nhuận
bình quân thì giá trị hàng hoá chuyển hoá thành GCSX
GCSX là giá cả bằng chi phí SX cộng với P bình quân GCSX = k +
P
- Thực chất hoạt động của quy luật GCSX là sự biểu hiện hoạt động
của quy luật giá trị trong thời kỳ TBTDCT
- Ý nghĩa

Câu 24 Trình bày những nội dung cơ bản về thị trường chứng khoán. Ý nghĩa

- Là thị trường mua bán các loại chứng khoán có giá: cổ phiếu, trái
phiếu, công trái, kỳ phiếu, tín phiếu, văn tự cầm cố.
Thường được tổ chức tại các sở giao dịch chứng khoán, các ngân hàng lớn
Thị trường chứng khoán là loại thị trường rất nhạy với các biến động kt ct
xh qs là phong vũ biểu của nền kinh tế.giá cả chứng khoán tăng biểu hiện
nền kinh tế đang phát triển ngược lại biểu hiện nền kinh tế đang sa sút
đang khủng hoảng.
TTCK bao gồm: thị trường sơ cấp, là thị trường mua bán các chứng
khoán phát hành đầu tiên và thị trường thứ cấp (hay là sở giao dịch chứng
khoán), là thị trường mua bán lại các chứng khoán. Nghiệp vụ tại sở giao
dịch chứng khoán thường được thực hiện trên ba mặt:
Một là, mua bán bằng tiền mặt.
Hai là, mua bán bằng thanh toán CK theo định kỳ vào giữa tháng hay
cuối tháng.
Ba là, giao dịch theo hình thức tín dụng, người mua CK chỉ trả một phần,
phần còn lại do người môi giới của sở giao dịch ứng trước và hưởng lợi
tức về số tiền ứng trước cho người mua.
TTCK là loại thị trường phản ứng rất nhạy bén đối với các thay đổi
của nền kinh tế.
- Vốn huy động qua TTCK so với vốn qua NH: là vốn dài hạn
- Người sở hữu có thể bắt được tình hình sử dụng vốn và có thể bán
chứng khoán khi cần tiền chuyển hướng đầu tư.
- Liên hệ thực tiễn Việt nam: nước ta mới bước đầu hình thành TTCK.....
Đối với nước ta, với chủ trương đẩy mạnh nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, việc nghiên cứu và sử dụng công ty cổ phần và thị trường

24
chứng khoán có vai trò rất quan trọng.
Chúng có tác dụng:
- Là đòn bẩy để tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong mọi tầng lớp
nhân dân, trong các đơn vị tập thể trong nước cũng như ngoài nước.
- Kết hợp chặt chẽ các lợi ích kinh tế.
- Gắn vấn đề sở hữu với quyền sử dụng.
- Kết hợp sức mạnh của các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế.
- Tạo các mối liên kết và đa dạng hóa các hình thức kinh tế. - Huy
động vốn đồng thời tăng tốc độ chu chuyển đồng vốn và giảm tiền mặt
trong lưu thông.

Câu 25 Trình bày bản chất và các hình thức địa tô TBCN
- Khái niệm: Địa tô tư bản chủ nghĩa là phần bộ phận P siêu ngạch
ngoài P bình quân của TB đầu tư trong nông nghiệp do công nhân nông
nghiệp tạo ra mà các nhà TB kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ
với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất Ký hiệu R (Như vậy nguồn gốc duy
nhất của R là m do công nhân NN tạo ra)
- Các hình thức địa tô TBCN
* Địa tô chênh lệch: Địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch
ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên những ruộng đất có điều kiện sản
xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được
quyết định bởi điều kiện SX trên ruộng đất xấu nhất và giá cả SX cá biệt
trên ruộng đất tốt và trung bình ký hiệu Rcl
Thực chất của R chênh lệch là P siêu ngạch, nguồn gốc của nó là một
phần m do công nhân NN tạo ra
Địa tô chênh lệch có hai loại: Rcl1 và R cl2
+ R cl1 là loại địa tô thu được trên những ruộng đất có độ màu mỡ tự
nhiên thuận lợi (trung bình và tốt), gần nơi tiêu thụ, gần đường giao thông
+ Địa tô chênh lệch 2 Là địa tô thu được nhờ thâm canh mà có, là kết
quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng 1 đơn vị diện tích.
* R tuyệt đối là số P siêu ngạch dôi ra ngoài P bình quân, hình thành nên
bởi chên lệch giữa giá trị nông sản với giá cả SX chung của nông
phẩmVậy R tuyệt đối cũng là một loại P siêu ngạch dôi ra ngoài P bình
quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của TB trong NN thấp hơn trong
CN, nó là số chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả Sx chung của nông
phẩm
* Địa tô độc quyền.: R độc quyền là hình thức đặc biệt của R TBCN.
R độc quyền có thể tồn tại trong NN, CN khai thác và ở các khu đất trong
thành thị.nguồn gốc của địa tô độc quyền cũng là lợi nhuận siêu ngạch do
giá cả độc quyền của sản phẩm thu dc trên đất đai ấy mà nhà tư bản phải
nộp cho địa chủ.

25
Câu 26 Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc
quyền
* Chñ nghÜa TB§Q xuÊt hiÖn do nh÷ng nguyªn nh©n sau:
- Mét lµ: Sù ph¸t triÓn cña LLSX díi t¸c ®éng cña tiÕn bé KHKT
®Èy nhanh qu¸ tr×nh tÝch tô vµ tËp trung SX, h×nh thµnh c¸c xÝ nghiÖp
cã quy m« lín (nghÜa lµ sù ph¸t triÓn cña LLSX díi t¸c ®éng cña KHKT
buéc c¸c DN ph¶i cã quy m« lín. §Ó ®¸p øng ®ßi hái ®ã, nÕu chØ tr«ng
chê vµo tÝch tô TB trong tõng DN th× rÊt l©u, chËm ch¹p. Bëi vËy, tËp
trung TB vµ SX t¨ng lªn)
- Hai lµ: C¹nh tranh tù do, mét mÆt buéc c¸c nhµ TB ph¶i c¶i tiÕn
KT, t¨ng quy m« tÝch luü; MÆt kh¸c, dÉn ®Õn nhiÒu DN nhá, tr×nh ®é
kü thuËt kÐm, hoÆc bÞ c¸c ®èi thñ m¹nh h¬n th«n tÝnh, hoÆc ph¶i liªn
kÕt víi nhau ®Ó ®øng v÷ng trong c¹nh tranh. V× vËy xuÊt hiÖn mét sè
xÝ nghiÖp TB lín n¾m ®Þa vÞ thèng trÞ mét ngµnh hay trong mét sè
ngµnh CN
- Ba lµ: Khñng ho¶ng KT (n¨m 1873 trong toµn bé thÕ giíi TB) dÉn
®Õn nhiÒu xÝ nghiÖp nhá, võa bÞ ph¸ s¶n, mét sè sèng sãt ph¶i ®æi míi
kü thuËt ®Ó tho¸t khái khñng ho¶ng, do ®ã thóc ®Èy qu¸ tr×nh tËp trung
SX. TÝn dông TBCN më réng trë thµnh ®ßn bÈy thóc ®Èy tËp trung SX,
nhÊt lµ h×nh thµnh c¸c c«ng ty CP t¹o tiÒn ®Ò ra ®êi c¸c TC§Q
- Bèn lµ: Nh÷ng xÝ nghiÖp vµ c«ng ty lín cã tiÒm lùc KT m¹nh l¹i
tiÕp tôc c¹nh tranh víi nhau ngµy cµng khèc liÖt, khã ph©n th¾ng b¹i,
®ång thêi chøa ®ùng kh¶ n¨ng thiÖt h¹i rÊt lín nªn xuÊt hiÖn nhu cÇu
tho¶ hiÖp gi÷a nh÷ng ®èi thñ c¹nh tranh, tõ ®ã xuÊt hiÖn c¸c TC§Q
- XÐt vÒ b¶n chÊt, CNTB§Q lµ mét nÊc thang ph¸t triÓn míi cña
CNTB
CNTB§Q lµ CNTB trong ®ã ë hÇu hÕt c¸c ngµnh, c¸c lÜnh vùc cña
nÒn kinh tÕ tån t¹i c¸c tæ chøc TB§Q vµ chóng chi phèi sù ph¸t triÓn cña
toµn bé nÒn kinh tÕ. NÕu trong thêi kú CNTB c¹nh tranh tù do, sù ph©n
hãa gi÷a c¸c nhµ t b¶n cha thùc sù s©u s¾c nªn quy luËt thèng trÞ cña thêi
kú nµy lµ quy luËt lîi nhuËn b×nh qu©n, cßn trong CNTB§Q, quy luËt
thèng trÞ lµ quy luËt lîi nhuËn ®éc quyÒn.
Sù ra ®êi cña CNTB§Q vÉn kh«ng lµm thay ®æi ®îc b¶n chÊt cña
CNTB. B¶n th©n quy luËt lîi nhuËn ®éc quyÒn còng chØ lµ mét h×nh
th¸i biÕn tíng cña quy luËt m

Câu 27 Phân tích đặc điểm kinh tế cơ bản thứ nhất của CNTB độc quyền
- TËp trung SX vµ c¸c TC§Q
TÝch tô vµ tËp trung Sx cao dÉn ®Õn h×nh thµnh c¸c TC§Q, ®éc quyÒn
lµ ®Æc trng kinh tÕ c¬ b¶n cña CN ®Õ quèc
- Kh¸i niÖm: TC§Q lµ tæ chøc liªn minh gi÷a nh÷ng nhµ t b¶n lín
®Ó tËp trung trong tay phÇn lín (hoÆc toµn bé) viÖc SX vµ tiªu thô mét
sè lo¹i HH nµo ®ã nh»m môc ®Ých thu ®îc P ®éc quyÒn cao.
26
- H×nh thøc tæ chøc: lóc ®Çu khi míi chuyÓn sang CNTB§Q th×
h×nh thøc KT thèng trÞ lµ c«ng ty cæ phÇn. Nh÷ng liªn minh ®éc quyÒn
tho¹t ®Çu h×nh thµnh theo sù liªn kÕt ngang (tøc lµ liªn kÕt c¸c DN trong
cïng ngµnh) díi h×nh thøc c¸c ten, tê rít…
C¸c ten: lµ h×nh thøc TC§Q gi÷a c¸c nhµ TB ký hiÖp nghÞ ký tho¶
thuËn víi nhau vÒ gi¸ c¶, quy m« s¶n lîng, thÞ trêng tiªu thô, kú h¹n thanh
to¸n…c¸c nhµ TB tham gia c¸c ten vÉn ®éc lËp vÒ SX vµ tiªu thô. Hä
chØ camkÕt lµm ®óng hiÖp nghÞ, nÕu sai sÏ bÞ ph¹t tiÒn theo quy ®Þnh
cña hiÖp nghÞ. V× vËy, c¸c ten lµ liªn minh ®éc quyÒn kh«ng v÷ng
ch¾c. Trong nhiÒu trêng hîp nh÷ng thµnh viªn thÊy ë vµo vÞ trÝ bÊt lîi
sÏ rót khái c¸c ten, lµm cho c¸c ten thêng tan vì tríc kú h¹n
Xanh ®i ca: lµ TC§Q cao h¬n, æn ®Þnh h¬n c¸c ten. C¸c xÝ nghiÖp
tham gia vÉn gi÷ ®éc lËp vÒ SX, chØ mÊt ®éc lËp vÒ lu th«ng, mäi
viÖc mua- b¸n do 1 ban qu¶n trÞ chung cña Xanh ®i ca ®¶m nhiÖm, Môc
®Ých cña xanh ®i ca lµ thèng nhÊt ®Çu mèi mua vµ b¸n ®Ó mua nguyªn
liÖu víi gi¸ rÎ vµ b¸n HH víi gi¸ ®¾t thu P ®éc quyÒn cao.
T¬ rít: Lµ TC§Q cao h¬n c¸c ten vµ Xanh ®ica nh»m thèng nhÊt
toµn bé SX vµ LT vµo tay mét ban qu¶n trÞ, c¸c thµnh viªn trë thµnh
nh÷ng cæ ®«ng cña T¬ rít thu P cæ phÇn
Sau ®ã h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn kiÓu liªn kÕt däc: c¸c XN kh¸c
ngµnh nhng cã liÖn quan vÒ kinh tÕ kü thuËt díi c¸c h×nh thøc:
C«ngxoocxiom: lµ TC§Q cã tr×nh ®é vµ quy m« lín h¬n c¸c TB§Q
trªn. Tham gia cã nhiÒu nhµ TB lín thuéc Xanh ®ica, tê rít ë c¸c ngµnh
kh¸c nhau nhng liªn quan víi nhau vÒ KT kü thuËt, liªn kÕt c¸c ngµnh mµ
s¶n phÈm cña ngµnh nµy lµ nguyªn liÖu cña ngµnh kia. Nh vËy mét
C«ngxãcxiom cã hµng tr¨m xÝ nghiÖp liªn kÕt trªn c¬ së hoµn toµn phô
thuéc vÒ tµi chÝnh vµo mét nhãm TB kÕt sï
Tõ gi÷a thÕ kû XX ph¸t triÓn mét kiÓu liªn kÕt míi: liªn kÕt ®a
ngµnh, h×nh thµnh nh÷ng C«nggl«mª r¸t hay nh÷ng Con s¬n khæng lå.
=> Nhê n¾m ®îc phÇn lín viÖc SX vµ tiªu thô 1 hoÆc mét sè lo¹i
s¶n phÈm thuéc mét hoÆc mét sè ngµnh kinh tÕ, c¸c TC§Q cã kh¶ n¨ng
chi phèi c¸c ho¹t ®éng kinh tÕ trong ngµnh ®ã b»ng c¸ch ®Þnh ra gi¸ c¶
§Q. GC§Q lµ GCHH cã sù chªnh lÖch rÊt lín so víi GCSX (bao gåm gi¸
c¶ §Q thÊp ®Ó mua c¸c yÕu tè ®Çu vµo vµ GC§Q cao ®Ó b¸n s¶n
phÈm) nªn chóng thu ®îc P ®éc quyÒn cao. GC§Q = CPSX + P ®éc
quyÒn cao

Câu 28 Phân tích đặc điểm kinh tế cơ bản thứ 2 của CNTB độc quyền
T b¶n tµi chÝnh vµ bän ®Çu sá TC
- Khi TC§QNH ra ®êi ®· lµm thay ®æi quan hÖ gi÷a TBNH vµ
TBCN, lµm cho NH b¾t ®Çu cã vai trß míi. NH tõ chç lµm trung gian
thanh to¸n nay nã n¾m phÇn lín TB tiÒn tÖ trong x· héi vµ TB§QNH trë
thµnh lùc lîng cã kh¶ n¨ng chi phèi c¸c ho¹t ®éng kinh tÕ x· héi chñ yÕu.
Dùa trªn ®Þa vÞ ngêi chñ cho vay, ®éc quyÒn NH cö ®¹i diÖn cña m×nh
27
vµo c¸c c¬ quan qu¶n lý cña §QCN ®Ó theo dâi viÖc sö dông tiÒn vay.
C¸c TC§QCN còng tham gia vµo c«ng viÖc cña §QNH b»ng c¸ch mua cæ
phÇn cña c¸c NH lín ®Ó chi phèi ho¹t ®éng cña NH nµy lµm n¶y sinh
mét thø t b¶n míi gäi lµ TBTC
- Kh¸I niÖm: TBTC lµ sù th©m nhËp, sù dung hîp vµo nhau gi÷a
TB§QCN vµ TB§QNH, (b»ng c¸ch TB§QNH cö ngêi vµo ban qu¶n trÞ cña
TB§QCN, vµ ngîc l¹i)
Nh vËy thùc chÊt cña TBTC lµ lo¹i TB§Q cao nhÊt cña TB§Q
(n¾m c¶ TBSX vµ TB tiÒn tÖ) nªn nã khèng chÕ vµ chi phèi tíi toµn bé
ho¹t ®éng, trong nÒn kinh tÕ quèc d©n ®Ó thu P ®éc quyÒn cao (Theo
Lª nin: nãi CNTB§Q thùc chÊt lµ nãi CNTBTC)
§øng ®Çu c¸c tËp ®oµn TBTC lµ c¸c nhµ TB giµu cã nhÊt: §Çu sá tµi
chÝnh. §Çu sá TBTC thùc hiÖn sù thèng trÞ cña m×nh trong nÒn KT
th«ng qua chÕ ®é tham dù: thự c chấ t củ a chế độ tham dự là nhà tư bả n
tà i chính lơn hoặ c 1 tậ p đoà n tà i chính nhờ nắ m dc số cổ phiếu khố ng
chế mà chi phố i dc cô ng ti gố c hay cô ng ti mẹ,rồ i cô ng ti mẹ chi phố i
cá c cô ng ti con ,cá c cô ng ti nà y lạ i khố ng chế cá c cô ng ti chá u bở i vậ y
ớ i mộ t số tư bả n nhấ t định 1 đầ u sỏ tà i chính có thể chi phố i dc nhữ ng
lĩnh vự c sả n xuấ t lớ n nhấ t
=> Sù thèng trÞ vÒ KT lµ c¬ së ®Ó bän ®Çu sá tµi chÝnh thèng trÞ
vÒ chÝnh trÞ vµ c¸c mÆt kh¸c. VÒ chÝnh trÞ nã chi phèi mäi ho¹t ®éng
cña c¸c c¬ quan nhµ níc, biÕn NNTS thµnh c«ng cô phôc vô cho chóng

Câu 29 Phân tích đặc điểm kinh tế cơ bản thứ 3 của CNTB độc quyền
- XuÊt khÈu TB: XKTB lµ xuÊt khÈu gi¸ trÞ ra níc ngoµi (®Çu t TB
ra níc ngoµi) nh»m chiÕm ®o¹t gi¸ trÞ thÆng d vµ c¸c nguån P kh¸c ë c¸c
níc nhËp khÈu TB
- Nguyªn nh©n cña XKTB: Vµo cuèi TK XIX ®Çu TK XX,
xuÊt khÈu TB trë thµnh tÊt yÕu v×
- T¹i c¸c níc TB ph¸t triÓn xuÊt hiÖn hiÖn tîng “thõa t¬ng ®èi”
TB,khô ng tìm thấ y nơi đầ u tư có lợ i nhuậ n cao ở trong nướ c , lµm n¶y
sinh nhu cÇu xuÊt khÈu TB nh»m t×m n¬i ®Çu t cã lîi nhuËn cao. (V×
khi KHKT ph¸t triÓn, C/V t¨ng dÉn ®Õn P’ gi¶m)
- §ång thêi, c¸c níc kÐm ph¸t triÓn cã nguyªn liÖu vµ nh©n c«ng rÎ,
thÞ trêng tiªu thô s¶n phÈm míi, nhng l¹i rÊt thiÕu vèn vµ kü thuËt, tõ ®ã
xuÊt hiÖn nhu cÇu thu hót ®Çu t níc ngoµi hay nhËp khÈu TB.
- H×nh thøc XKTB: cã hai h×nh thøc chñ yÕu lµ trùc tiÕp vµ gi¸n
tiÕp
+ §Çu t trùc tiÕp (XKTB ho¹t ®éng) FDI lµ h×nh thøc XKTB ®Ó
x©y dùng nh÷ng xÝ nghiÖp míi hoÆc mua l¹i nh÷ng xÝ nghiÖp ®ang
ho¹t ®éng ë níc nhËn ®Çu t biÕn nã thµnh mét chi nh¸nh cña c«ng ty mÑ
ë chÝnh quèc. C¸c xÝ nghiÖp cã thÓ tån t¹i díi d¹ng hçn hîp, hoÆc 100%
vèn cña níc ngoµi
28
+ §Çu t gi¸n tiÕp (FPI) lµ h×nh thøc XKTB díi d¹ng cho vay thu l·i
(nh ODA, vay th¬ng m¹i, ®Çu t cæ phiÕu hoÆc tr¸i phiÕu)
Theo chñ thÓ XK: cã thÓ ph©n thµnh XKTB t nh©n vµ Nhµ níc
- XKTBNN lµ nhµ níc TB§Q dïng nguån vèn tõ ng©n quü cña
m×nh, tiÒn cña c¸c TC§Q ®Ó ®Çu t vµo c¸c níc nhËp khÈu TB; hoÆc
viÖn trî kh«ng hoÆc cã hoµn l¹i nh»m môc tiªu vÒ KT,CT,QS
VÒ KT: XKTBNN thêng híng vµo c¸c ngµnh thuéc kÕt cÊu h¹ tÇng
®Ó t¹o m«i trêng thuËn lîi cho ®Çu t TB t nh©n. NNTB viÖn trî k hoµn
l¹i ®Ó ký ®îc c¸c hiÖp ®Þnh th¬ng m¹i cã lîi vµ ®Çu t cã lîi…
VÒ chÝnh trÞ, viÖn trî thêng nh»m duy tr× vµ b¶o vÖ chÕ ®é
chÝnh trÞ “th©n cËn” ®· bÞ lung lay ë c¸c níc nhËp khÈu TB, t¨ng cêng
sù phô thuéc cña c¸c níc ®ã vµo c¸c níc ®Õ quèc, t¹o ®iÒu kiÖn cho t
nh©n XKTB
VÒ qu©n sù, viÖn trî cña c¸c níc TB nh»m l«i kÐo c¸c níc phô
thuéc vµo khèi qu©n sù hoÆc buéc c¸c níc nµy cho lËp c¨n cø qu©n sù
trªn l·nh thæ níc m×nh
- XKTB t nh©n lµ h×nh thøc XK do t b¶n t nh©n ®¶m nhiÖm.
H×nh thøc nµy cã ®Æc ®iÓm lµ thêng ®Çu t vµo nh÷ng ngµnh KT cã
vßng quay TB ng¾n vµ thu ®îc P ®éc quyÒn cao díi c¸c h×nh thøc ho¹t
®éng c¾m nh¸nh cña c¸c c«ng ty xuyªn quèc gia
KÕt luËn:XKTB díi hai h×nh thøc FDI, FPI lu«n cã hai mÆt
Mét mÆt: lµ c«ng cô gióp c¸c nhµ ®Çu t níc ngoµi tËn dông ®îc
lîi thÕ so s¸nh cña níc ®Çu t ®Ó t¨ng cêng më réng SXKD thu P tèi ®a, lµ
c«ng cô gióp c¸c nhµ TB quèc tÕ x©m nhËp s©u vµo nÒn KT cña c¸c níc
nhËn ®Çu t t¹o nªn nh©n tè bªn trong ®Ó chi phèi sù ph¸t triÓn vÒ
CT,XH theo m« h×nh cña c¸c níc XKTB - ®©y lµ b¶n chÊt néi t¹i do
chÝnh c¸c quy luËt KT cña CNTB quy ®Þnh ®îc kh¼ng ®Þnh lµ h×nh
thøc bãc lét nhiÒu tÇng cña CN§Q
MÆt kh¸c: nã mang l¹i lîi Ých cho níc nhËn ®Çu t gióp c¸c níc nµy
CNH, ph¸t triÓn nhanh c¸c ngµnh KT mòi nhän, thóc ®Èy nhanh qu¸
tr×nh héi nhËp, gi¶i quyÕt viÖc lµm, t¨ng thu nhËp, xãa ®ãi gi¶m
nghÌo…vÒ thùc chÊt lµ sù më réng sù thèng trÞ cña TB (QHSXTBCN) ra
níc ngoµi, lµ mét trong nh÷ng c«ng cô chñ yÕu ®Ó TBTC bµnh tríng sù
thèng trÞ cña m×nh ra toµn thÕ giíi. §ång thêi, nã còng thóc ®Èy qu¸
tr×nh chuyÓn nÒn KT tù cung tù cÊp ë c¸c níc kÐm ph¸t triÓn theo híng
SXHH. Tuy nhiªn, sù ph¸t triÓn KT cña c¸c níc NKTB thêng quÌ quÆt, lÖ
thuéc vµo c¸c níc ph¸t triÓn.

Câu 30 Nguyªn nh©n ra ®êi vµ b¶n chÊt cña CNTB§Q nhµ níc
Mét lµ: Sù ph¸t triÓn cña LLSX dÉn ®Õn quy m« cña nÒn KT
ngµy cµng lín, tÝnh chÊt XHH cña nÒn KT ngµy cµng cao®ßi hái cã sù
®iÒu tiÕt XH ®èi víi SX vµ PP, mét kÕ ho¹ch ho¸ tõ mét trung t©m. Nhµ
níc ph¶i dïng c¸c c«ng cô kh¸c nhau ®Ó can thiÖp, ®iÒu tiÕt nÒn KT nh
29
c¸c c«ng cô vÒ tµi chÝnh – tiÒn tÖ, kÕ ho¹ch ho¸, ph¸t triÓn c¸c xÝ
nghiÖp quèc doanh….(nãi c¸ch kh¸c, sù ph¸t triÓn h¬n n÷a cña tr×nh ®é
XHH LLSX ®· dÉn ®Õn yªu cÇu kh¸ch quan lµ NN ph¶i ®¹i biÓu cho
toµn XH qu¶n lý nÒn SX. LLSXXHH ngµy cµng cao, cµng m©u thuÉn
gay g¾t víi h×nh thøc chiÕm h÷u TNTBCN vÒ TLSX , do ®ã tÊt yÕu
®ßi hái cã mét h×nh thøc míi cña QHSX ®Ó LLSX cã thÓ ph¸t triÓn
trong ®iÒu kiÖn cßn sù thèng trÞ cña CNTB. H×nh thøc míi ®ã lµ
CNTB§QNN)
Hai lµ: Sù ph¸t triÓn cña PCL§XH díi t¸c ®éng cña CMKHKT hiÖn ®¹i
t¹o ra nh÷ng ngµnh míi ®ßi hái vèn ®Çu t lín, rñi ro cao, thu håi vèn
chËm, kh¶ n¨ng P thÊp mµ c¸c TC§Q t nh©n k muèn KD nhÊt lµ c¸c
ngµnh thuéc kÕt cÊu h¹ tÇng: n¨ng lîng, giao th«ng vËn t¶i, gi¸o dôc,
nghiªn cøu khoa häc c¬ b¶nNN t s¶n ®¶m nhiÖm kinh doanh nh÷ng
nghµnh ®ã t¹o ®iÒu kiÖn cho c¸c TC§Q t nh©n kinh doanh c¸c ngµnh
kh¸c cã lîihơn
Ba lµ: Sù thèng trÞ cña §Q ®· lµm s©u s¾c thªm m©u thuÉn gi÷a
TS vµ VS gay g¾t ®e do¹ sù sèng cßn cña QHSXTBCN ®ßi hái NN ph¶i
cã nh÷ng chÝnh s¸ch xoa dÞu b»ng c¸c biÖn ph¸p cña NN: trî cÊp thÊt
nghiÖp, ®iÒu tiÕt thu nhËp quèc d©n, ph¸t triÓn phóc lîi xã hộ i
Bèn lµ: Sù tÝch tô vµ tËp trung TB cao dÉ ®Õn m©u thuÉn gi÷a TB§Q
víi c¸c tæ chøc kinh doanh nhá vµ võatrë nªn gay g¾t cÇn cã sù can thiÖp
cña NN b»ng c¸c h×nh thøc kh¸c nhau nh cÊm mét sè h×nh thøc ®éc
quyÒn, ra luËt chèng ®éc quyÒnh¹n chÕ sù lòng lo¹n nÒn KT cña c¸c
TC§Q
N¨m lµ: Cïng víi xu híng quèc tÕ ho¸ ®êi sèng KT, sù bµnh tríng cña c¸c
liªn minh §Q quèc tÕ vÊp ph¶i c¸c rµo c¶n quèc gia d©n téc vµ xung ®ét
lîi Ých víi c¸c ®èi thñ trên thÞ trêng thÕ giíi. T×nh h×nh ®ã ®ßi hái ph¶i
cã sù can thiÖp cña NN ®Ó ®iÒu tiÕt c¸c quan hÖ KT, CT

- B¶n chÊt cña CNTB§QNN


XÐt vÒ b¶n chÊt, CNTB§QNN vÉn lµ CNTB, chÞu sù chi phèi cña
quy luËt gi¸ trÞ thÆng d, mÆc dï nã ®· cã sù thay ®æi nhiÒu so víi
CNTB thêi kú c¹nh tranh tù do
CNTB§QNN lµ sù kÕt hîp gi÷a søc m¹nh cña c¸c TC§Q t nh©n víi
søc m¹nh cña NNTS thµnh mét thiÕt chÕ vµ thÓ thèng nhÊt nh»m phôc vô
lîi Ých cña c¸c TC§Q vµ cøu nguy cho CNTB.
Nh vËy CNTB§QNN lµ nÊc thang ph¸t triÓn míi cña CNTB§Q
ở đây nhà nước xuất hiện như 1 chủ sở hữu tư bản 1 nhà tư bản xh
đồng thời lại là ng quản lí xã hội bằng pháp luật với bộ máy bạo lực to
lơn.nhà nước trở thành công cụ trước hết vì lợi ích của tổ chức độc quyền.
như vậy cntb đqnn là 1 qhkt ct xh chứ k chỉ là 1 chính sách trong giai
đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản.

Câu 31 Thµnh tùu, h¹n chÕ vµ xu híng vËn ®éng cña CNTB
30
- Nh÷ng thµnh tùu CNTB ®¹t ®îc trong sù vËn ®éng ®Çy m©u
thuÉn
Trong qu¸ tr×nh ph¸t triÓn, nÕu cha xÐt ®Õn hËu qu¶ nghiªm träng
®· g©y ra ®èi víi loµi ngêi, th× CNTB vÉn cã nh÷ng mÆt tÝch cùc ®èi
víi s¶n xuÊt. §ã lµ:
+ Thùc hiÖn x· héi hãa s¶n xuÊt.
Quá trình xhh sx biểu hiện ở sự phá t triển phâ n cô ng lđxh, hợ p tá c lao
độ ng tậ p trung hó a liên hiệp hó a sả n xuấ t.. là m cho quá trình sả n xuấ t
phâ n tá n dc liên kết và o 1 hệ thố ng sả n xuấ t 1 quá trình sả n xuấ t xh.
+ Ph¸t triÓn LLSX, t¨ng NSL§XH. Dướ i sự tá c độ ng củ a quy luậ t
m,và cá c qlkt khá c củ a cơ chế thị trườ ng 1 mặ t giai cấ p tư sả n tă ng
cườ ng bó c lộ t là m già u nhanh chó ng; mặ t khá c, nhữ ng nhâ n tố đó có
tá c độ ng mạ nh mẽ thú c đẩ y phá t triển lự c luọ ng sả n xuấ t,tiến bộ kh cn
và tang nă ng suấ t lđ xh.
+ ChuyÓn s¶n xuÊt nhá thµnh s¶n xuÊt lín hiÖn ®¹i.
Quá trình phá t triển củ a chủ nghĩa tư bả n là m cho lự c lượ ng sả n
xuấ t phá t triển mạ nh mẽ:kĩ thuậ t cơ khí thay kĩ thuậ t thủ cô ng đặ c
biệt, rồ i từ cơ khí chuyển dầ n sang tự độ ng hó a cô ng nghệ hiện
đạ i.đồ ng thờ i nền sả n xuấ t cũ ng dc xhh ngà y cà ng cao có sự điều tiết
thố ng nhấ t. Đó chính là quá trình chuyển nền sx nhỏ thà nh nền sx lớ n
hiện đạ i.
Tuy nhiên nhữ ng thà nh tự u cntb đạ t dc trong sự vậ n độ ng đầ y
mâ u thuẩ n. Điều đó dc thể hiện ở hai xu hướ ng trá i ngượ c nhau đó là :
xu thế phá t triển nhanh chó ng và xu thế trì trệ củ a nền kinh tế.
- Giíi h¹n vµ hËu qu¶ CNTB g©y ra
Giíi h¹n lÞch sö cña CNTB b¾t nguån tõ m©u thuÉn KT c¬ b¶n cña
CNTB: m©u thuÉn gi÷a tÝnh chÊt vµ tr×nh ®é x· héi hãa cao cña LLSX
víi chÕ ®é chiÕm h÷u t nh©n TBCN vÒ TLSX. MÆc dï CNTB ngµy nay
®· cã sù ®iÒu chØnh nhÊt ®Þnh trong nh÷ng h×nh thøc quan hÖ së h÷u,
qu¶n lý vµ PP nhng vÉn kh«ng thÓ kh¾c phôc ®îc m©u thuÉn kh¸ch
quan nµy.
M©u thuÉn c¬ b¶n nãi trªn biÓu hiÖn ra thµnh nh÷ng m©u thuÉn cô thÓ
sau ®©y:
Mét lµ, m©u thuÉn gi÷a t b¶n vµ lao ®éng: sự phâ n cự c già u nghèo
và tình trạ ng bấ t cô ng xh tă ng lên chứ ng tỏ bả n chấ t bó c lộ t m vẩ n tồ n
tạ i dù dc biểu hiện dướ i nhữ ng hình thứ c tinh vi hơn.
Hai lµ, m©u thuÉn gi÷a c¸c d©n téc thuéc ®Þa vµ phô thuéc víi chñ
nghÜa ®Õ quèc.ngà y nay, mâ u thuẩ n nà y đang chuyển thà nh mâ u
thuẩ n giữ a cá c nướ c chậ m phá t triển bị lệ thuộ c và o cá c nướ c đế quố c.
Ba lµ, m©u thuÉn gi÷a c¸c níc TBCN víi nhau,chủ yếu là giữ a 3
trung tâ m kt chính trị hà ng đầ u củ a thế giớ i tư bả n ,giữ a cá c tậ p đoà n
tư bả n xuyên quố c gia.biểu hiện củ a mâ u thuẩ n giữ a cá c nướ c ấ y trướ c
hết là cá c cuộ c chiến tranh thương mạ i, cạ nh tranh giữ a cá c cô ng ti
xuyên quố c gia dướ i nhiều hình thứ c trên thị trườ ng chứ ng khoá n, nơi

31
đầ u tư có lợ i
Bèn lµ, m©u thuÉn gi÷a CNTB vµ CNXH.mâ u thuẩ n nà y là mâ u
thuẩ n xuyên suố t thờ i đạ i quá độ lên chủ nghĩa xh trên phạ m vi toà n
thế giớ i.mâ u thuẩ n nà y tồ n tạ i 1 cá ch khá ch quan.
- Xu híng vËn ®éng cña CNTB
Chủ nghiax tư bả n trong quá trình phá t triển củ a nó mộ t mặ t đã thú c
đẩ y llsx phá t triển rấ t mạ nh mẽ, tạ o ra cơ sở vc kt củ a nền sx lớ n hiện
đạ i.mặ t khá c là m cho mâ u thuẩ n cơ bả n củ a nó - mâ u thuẩ n giữ a tính
chấ t xh ngà y cà ng cao củ a llsx vớ i tính chấ t chiếm hữ u tư nhâ n tbcn về
tư liệu sx thêm gay gắ t.
Ngà y nay cn tb đang nắ m ưu thế về vố n, khoa họ c, cô ng nghệ, thị
trườ ng, đang có khả nă ng thích nghi về qhsx trong khuô n khổ củ a cntb,
song khô ng thể khắ c phụ c nỗ i nhữ ng mâ u thuẩ n vố n có củ a nó .
Mặ t khá c cá c quố c gia độ c lậ p ngà y cà ng tă ng cườ ng cuộ c đấ u tranh để
tự lự a chọ n và quyết định con đườ ng phá t triển tiến bộ củ a mình.cnxh
trên thế giớ i từ nhữ ng bà i họ c thà nh cô ng và thấ t bạ i cũ ng như từ khá t
vọ ng và sự thứ c tỉnh cá c dâ n tộ c , có điều kiện và khả nă ng tạ o ra bướ c
phá t triển mớ i.
V× vËy, sím hay muén CNTB còng sÏ bÞ thay thÕ b»ng mét chÕ ®é
míi, cao h¬n - x· héi CSCN mµ giai ®o¹n thÊp lµ CNXH

C©u 32 Ph©n tÝch tÝnh tÊt yÕu kh¸ch quan vµ vai trß cña sù tån t¹i
nÒn kinh tÕ nhiÒu thµnh phÇn trong TKQ§ lªn CNXH ë ViÖt
nam

* TÝnh tÊt yÕu kh¸ch quan

Thà nh phầ n kinh tế là khu vự c kinh tế, kiểu qhkt dc đặ c trưng


bở i hình thứ c sở hữ u nhấ t định về tlsx.do đó thà nh phầ n kinh tế
tồ n tạ i ở nhữ ng hình thứ c tổ chứ c kinh tế nhấ t định trong đó
că n cứ và o qhsx nà o thố ng trị để xá c định từ ng thà nh phầ n cụ
thể.

Sự tồ n tạ i kinh tế nhiều thà nh phầ n là đặ c trưng trong thờ i kì


quá độ lên cnxh và là điều tấ t yếu khá ch quan. Bờ i vì:

- Sù ph¸t triÓn cña LLSX cßn ë tr×nh ®é thÊp, lu«n tån t¹i ë nhiÒu
tr×nh ®é kh¸c nhau; t¬ng øng víi mçi tr×nh ®é cña LLSX tÊt yÕu
cã mét kiÓu quan hÖ kinh tÕ. Do ®ã nÒn KT xÐt vÒ ph¬ng diÖn
c¬ cÊu KT – XH ph¶i lµ c¬ cÊu KT nhiÒu thµnh phÇn

32
- Mét sè thµnh phÇn kinh tÕ cña ph¬ng thøc SX cò ®Ó l¹i (kinh tÕ
c¸ thÓ, tiÓu chñ, kinh tÕ t b¶n t nh©n..) chóng ®ang cã t¸c dông
®èi víi sù ph¸t triÓn LLSX

- Mét sè thµnh phÇn kinh tÕ míi h×nh thµnh trong qu¸ tr×nh x©y
dùng quan hÖ s¶n xuÊt míi (kinh tÕ nhµ níc, kinh tÕ tËp thÓ,
KTTBNN.)

- Nhµ níc XHCN tiÕn hµnh hîp t¸c ®Çu t víi níc ngoµi, tõ ®ã
h×nh thµnh thµnh phÇn kinh tÕ t b¶n Nhµ níc vµ thµnh phÇn cã
vèn ®Çu t níc ngoµi

Nguyên nhâ n cơ bả n củ a sự tồ n tạ i nhiều thà nh phầ n kinh tế


trong thờ i kì quá độ suy cho cù ng là do quy luậ t qhsx phả i phù
hợ p vớ i tính chấ t và trình độ phá t triển củ a lự c lượ ng sả n
xuấ t.sự tồ n tạ i nhiều thà nh phẩ n khô ng nhữ ng là khá ch quan
mà độ ng lự c thú c đẩ y kích thích phá t triển llsx.

* Vai trß cña viÖc tån t¹i nÒn KT nhiÒu thµnh phÇn

+ Mét lµ, thóc ®Èy t¨ng n¨ng xuÊt lao ®éng, t¨ng trëng kinh tÕ,
n©ng cao hiÖu qu¶ kinh tÕ trong c¸c thµnh phÇn kinh tÕ vµ trong
toµn bé nÒn KTQD

+ Hai lµ, NhiÒu chñ thÓ kinh tÕ cïng tån t¹i tõ ®ã kÝch thÝch
®éng lùc c¹nh tranh, kh¾c phôc ®éc quyÒn, gãp phÇn vµo viÖc
n©ng cao hiÖu qu¶ vµ søc c¹nh tranh cña nÒn KT

+ Ba lµ, T¹o ®iÒu kiÖn thùc hiÖn vµ më réng c¸c h×nh thøc kinh
tÕ qu¸ ®é, trong ®ã cã h×nh thøc kinh tÕ t b¶n nhµ níc. §ã lµ
nh÷ng “cÇu nèi” tr¹m “trung gian” cÇn thiÕt ®Ó ®a níc ta tõ SX
nhá lªn CNXH bá qua chÕ ®é TBCN

+ Bèn lµ, ph¸t triÓn m¹nh c¸c TPKT vµ cïng víi nã lµ c¸c h×nh
thøc tæ chøc SX kinh doanh lµ mét néi dung c¬ b¶n cña viÖc hoµn
thiÖn thÓ chÕ KTTT ®Þnh híng XHCN ë níc ta

+ N¨m lµ sù tån t¹i nhiÒu TPKT cã t¸c dông khai th¸c, sö dông cã
hiÖu qu¶ c¸c nguån lùc, c¸c tiÒm n¨ng cña ®Êt níc nh viÖc lµm,
tµi nguyªn.

C©u 33 Ph©n tÝch vai trß cña TPKT nhµ níc ë níc ta hiÖn nay

33
- Kh¸i niÖm thµnh phÇn kinh tÕ nhµ níc

Kinh tế nhà nướ c là thà nh phầ n kinh tế dự a trên hình thứ c sở


hữ u cô ng cộ ng về tư liệu sx. Kinh tế nn bao gồ m: cá c doanh
nghiệp nhà nướ c, cá c tà i nguyên quố c gia và tà i sả n thuộ c sỡ
hữ u nhà nướ c như đấ t đai hầ m mỏ , ngâ n sá ch hệt thố ng bả o
hiểm kết cấ u hạ tầ ng, phầ n vố n nn gó p và o cá c doanh nghiệp
thuộ c cá c tpkt khá c.doanh nghiệp nn giữ vị trí then chố t ở cá c
ngà nh, lĩnh vự c kinh tế và địa bà n quan trọ ng củ a đấ t nướ c.

- Vai trß chñ ®¹o ®îc thÓ hiÖn

+ Mét lµ, doanh nghiÖp nhµ níc đi đầ u ứ ng dụ ng tiến bộ khoa


họ c và cô ng nghệ, nâ ng cao nă ng suấ t lao độ ng,chấ t lượ ng hiệu
quả kinh tế-xh và chấ p hà nh phá p luậ t.

+ Hai lµ, kinh tÕ nhµ níc lµ lùc lîng vËt chÊt quan träng vµ c«ng
cô ®Ó Nhµ níc thùc hiÖn chøc n¨ng ®iÒu tiÕt vÜ m« nÒn Kt theo
định hướ ngxã hộ i chủ nghĩa nó hỗ trợ và lô i cuố n cá c thà nh
phầ n kinh tế khá c cù ng phá t triển theo định hướ ng xhcn.

+ Ba lµ kinh tÕ nhµ níc, cïng víi KT tËp thÓ ngµy cµng trë thµnh
nÒn t¶ng v÷ng ch¾c cña nÒn KTQD

- C¸c gi¶i ph¸p ®Ó KTNN gi÷ vai trß chñ ®¹o

+ Hoµn thiÖn c¬ chÕ chÝnh s¸ch ®Ó c¸c DNNN thùc sù ho¹t


®éng trong m«i trêng c¹nh tranh, c«ng khai, minh b¹ch, n©ng cao
hiÖu qu¶

+ §Èy m¹ng viÖc s¾p xÕp, ®æi míi vµ n©ng cao hiÖu qu¶
DNNN, träng t©m lµ cæ phÇn ho¸

+ Thóc ®Èy viÖc h×nh thµnh mét sè tËp ®oµn kinh tÕ m¹nh…

C©u 34 Ph©n tÝch mèi quan hÖ gi÷a c¸c TPKT vµ ®Þnh híng XHCN
cña nÒn KT nhiÒu TP

- Mèi quan hÖ gi÷a c¸c thµnh phÇn kinh tÕ: c¸c TPKT kh«ng tån
t¹i ®éc lËp mµ ®an xen, t¸c ®éng qua l¹i víi nhau,mỗ i thà nh phầ n
kinh tế dự a trên 1 hình thứ c sở hữ u nhấ t định về tư liệu sả n
xuấ t và biểu hiện lợ i ích củ a 1 giai cấ p tầ ng lướ p xh nhấ t định.

34
Cá c thà nh phầ n kt vừ a thố ng nhấ t vừ a mâ u thuẩ n vớ i nhau.

+ TÝnh thèng nhÊt biÓu hiÖn: c¸c TPKT ®Òu lµ bé phËn hîp
thµnh quan träng cña nÒn KT, n»m trong hÖ thèng ph©n c«ng lao
®éng x· héi có mố i lien hệ phụ thuộ c lẩ n nhau cả đầ u và o và đầ u
ra.cá c tpkt đều hoạ t độ ng trong mô i trườ ng thố ng nhấ t và đều
là nộ i lự c củ a nền kinh tế thị trườ ng định hướ ng xhcn.

+ M©u thuÉn biÓu hiÖn ë: xu híng vËn ®éng kh¸c nhau, mang
b¶n chÊt KT kh¸c nhau biểu hiện lợ i ích kinh tế khá c nhau.ngoà i
ran gay trong nộ i bộ mỗ i tpkt cũ ng có nhữ ng mâ u thuẩ n do có
sự vi phạ m hợ p đồ ng, ci phạ m bả n quyền sở hữ u phá t minh..
nhữ ng mâ u thuẩ n củ a nền kinh tế nhiều thà nh phầ n chỉ dc giả i
quyết dầ n dầ n trong quá trình xhh theo định hướ ng xhcn.

- §Ó ®Þnh híng XHCN nÒn KT nhiÒu thµnh phÇn chóng ta cÇn


ph¶i:

+ Lµm cho KTNN gi÷ vai trß chñ ®¹o vµ nã cïng víi KT tËp thÓ
dÇn dÇn trë thµnh nÒn t¶ng v÷ng ch¾c cña nÒn KT

+ KhuyÕn khÝch vµ t¹o ®iÒu kiÖn ®Ó c¸c TPKT khai th¸c tèi ®a
c¸c nguån lùc...

+ Thùc hiÖn nhiÒu h×nh thøc ph©n phèi, lÊy ph©n phèi theo lao
®éng vµ hiÖu qu¶ kinh tÕ lµ chñ yÕu.thừ a nhậ n thuê mướ n lđ
nhưng k để nó trở thà nh qh thố ng trị.

+ T¨ng cêng hiÖu lùc qu¶n lý vÜ m« cña Nhµ níc; ph¸t huy mÆt
tÝch cùc vµ h¹n chÕ mÆt tiªu cùc cña KTTT.khuyến khích là m
già u hợ p phá p đi độ i vớ i xó a đó i giả m nghèo,trá nh sự phâ n hó a
xã hộ i.kết hợ p tang trưở ng kinh tế vớ i tiến bộ xh và cô ng bằ ng
xh trong từ ng bướ c phá t triển.

C©u 35 Ph©n tÝch tÝnh tÊt yÕu kh¸ch quan cña CNH,H§H trong
TKQ§ lªn CNXH ë ViÖt nam

CNH HĐH là quá trình chuyển đổ i că n bả n, toà n diện cá c hoạ t


độ ng sxkd dich vụ và qlkt-xh, từ sử dụ ng sứ c lao độ ng thủ cô ng
là chính sang sử dụ ng 1 cá ch phổ biến sứ c lđ vớ i cô ng nghệ
phương tiện phương phá p tiên tiến hiện đạ i dự a trên sự phá t
triển củ a cô ng nghiệp và tiến bộ khoa họ c cô ng nghệ tạ o ra
35
nă ng suấ t lđxh cao.

Tính tấ t yếu …

- Mçi PTSX x· héi nhÊt ®Þnh cã mét c¬ së vËt chÊt kü thuËt t¬ng
øng

+ C¬ së vËt chÊt kü thuËt cña mét x· héi lµ toµn bé hÖ thèng c¸c


yÕu tè vËt chÊt cña LLSX x· héi, phï hîp víi tr×nh ®é kü thuËt
(c«ng nghÖ) t¬ng øng mµ lùc lîng lao ®éng x· héi dông ®Ó s¶n
xuÊt ra cña c¶i vËt chÊt

+ Chç dùa ®Ó xem xÐt sù biÕn ®æi cña c¬ së vËt chÊt kü thuËt
cu¶ mét x· héi lµ sù biÕn ®æi vµ ph¸t triÓn cña LLSX

- Nãi c¬ së vËt chÊt kü thuËt cña mét PTSX nµo ®ã lµ nãi c¬ së


vËt chÊt kü thuËt ®ã ®· ®¹t ®Õn mét tr×nh ®é nhÊt ®Þnh lµm
®Æc trng cho PTSX ®ã

+ §Æc trng c¬ së vËt chÊt kü thuËt cña c¸c PTSX tríc CNTB là
dự a và o cô ng cụ thủ cô ng, nhỏ bé lạ c hậ u.

+ §Æc trng c¬ së vËt chÊt kü thuËt cña CNTBlà nền đạ i cô ng


nghiệp cơ khí hó a.

+ C¬ së vËt chÊt kü thuËt cña CNXH lµ nÒn c«ng nghiÖp lín


hiÖn ®¹i, cã c¬ cÊu kinh tÕ hîp lý, cã tr×nh ®é x· héi ho¸ cao dùa
trªn tr×nh ®é khoa häc c«ng nghÖ hiÖn ®¹i ®îc h×nh thµnh mét
c¸ch cã kÕ ho¹ch vµ thèng trÞ trong toµn bé nÒn KTQD

- Tõ chñ nghÜa TB hay tõ tríc CNTB qu¸ ®é lªn CNXH x©y dùng
CSVCKT cho CNXH lµ mét tÊt yÕu kh¸ch quan, mét quy luËt
mang tÝnh phæ biÕn vµ ®îc thùc hiÖn th«ng qua CNH,H§H

+ §èi víi c¸c níc qu¸ ®é tõ CNTB lªn CNXHdù đã có cô ng nghiệp


có cơ sở vc kt củ a chủ nghĩa tư bả n tiến bộ đến đâ u cũ ng chỉ là
nhữ ng tiền đề vc chứ chưa phả i là cơ sỡ vc kt củ a cnxh. Muố n có
csvc củ a cnxh cá c nướ c nà y phả i thự c hiện quy luậ t nó i trên
bằ ng cá ch tiến hà nh cá ch mạ g xhcn về qhsx; tiếp thu vậ n dụ ng
và phá t triển cao hơn nhữ ng thà nh tự u khoa họ c cô ng nghệ và o
sx; hình thà nh cơ cấ u kt mớ i xhcn có trình độ cao và tổ chứ c sắ p
xếp lạ i nền đạ i cô ng nghiệp tbcn 1 cá ch hợ p lí và hiệu quả hơn.

+ §èi víi c¸c níc cã nÒn kinh tÕ kÐm ph¸t triÓn qu¸ ®é lªn CNXH
36
nh níc ta, x©y dùng CSVCKT cho CNXH ph¶i thùc hiÖn tõ ®Çu,
tõ kh«ng ®Õn cã th«ng qua CNH,H§H.

Bở i vì cơ sở vckt là đk trọ ng yếu nhấ t quyết định nhấ t có lien


quan tớ i sự phá t triển về chấ t đố i vớ i llsx và nslđxh đố i vớ i việc
đá p ứ ng nhu cầ u ngà y cà ng tang củ a mọ i thà nh viên trong xh và
đố i vớ i sự thắ ng lợ i cuố i cù ng củ a cnxh.

C©u 36 Ph©n tÝch t¸c dông cña CNH,H§H. ý nghÜa thùc tiÔn

- Kh¸i niÖmCNH HĐH là quá trình chuyển đổ i că n bả n, toà n diện


cá c hoạ t độ ng sxkd dich vụ và qlkt-xh, từ sử dụ ng sứ c lao độ ng
thủ cô ng là chính sang sử dụ ng 1 cá ch phổ biến sứ c lđ vớ i cô ng
nghệ phương tiện phương phá p tiên tiến hiện đạ i dự a trên sự
phá t triển củ a cô ng nghiệp và tiến bộ khoa họ c cô ng nghệ tạ o ra
nă ng suấ t lđxh cao

- T¸c dông

+ T¹o ®iÒu kiÖn thay ®æi vÒ chÊt nÒn SX x· héi, t¨ng NSL§,
t¨ng søc chÕ ngù cña con ngêi ®èi víi thiªn nhiªn, t¨ng trëng vµ
ph¸t triÓn kinh tÕ,nâ ng cao đờ i số ng nhâ n dâ n ổ n định tình hình
kinh tế chính trị xh, gó p phầ n quyết định sự thắ ng lợ i củ a cnxh.

+ T¹o ®iÒu kiÖn vËt chÊt cho viÖc cñng cè, t¨ng cêng vai trß cña
KT nhµ níc, n©ng cao n¨ng lùc qu¶n lý, khả nă ng tích lũ y và phá t
triển sả n xuấ t,tạ o ra nhiều việc là m nâ ng cao thu nhậ p giú p cho
sự phá t triển tự do toà n diện củ a con ngtrong mọ i hđ kt xh.

+ T¹o ®iÒu kiÖn cho khoa häc vµ c«ng nghÖ ph¸t triÓn nhanh ®¹t
tr×nh ®é tiªn tiÕn hiÖn ®¹i. T¨ng cêng lùc lîng vËt chÊt kü thuËt
cho quèc phßng an ninh; đả m bả o đờ i số ng kinh tế chính trị xh
củ a đấ t nướ c ngà y cà ng dc cả i thiện.tạ o đk vc cho việc xâ y dự ng
nền kinh tế độ c lậ p tự chủ đủ sứ c thự c hiện sự phâ n cô ng và
hợ p tá c quố c tế.

- ý nghÜa, thùc tiÔn qu¸ tr×nh CNH,H§H tríc vµ sau ®æi míi

Thà nh tự u sau khi đổ i mớ i đờ i số ng nhâ n dâ n đượ c tă ng lên,cơ


sỡ hạ tầ ng ngà y 1 phá t triển hơn,nă ng suấ t lđ tang,ứ ng dụ ng cá c
thà nh tự u khoa họ c và o cs.

37
Hạ n chế chưa có 1 cơ sỡ củ a chế độ xhcn.

C©u 37 Ph©n tÝch néi dung x©y dùng c¬ cÊu kinh tÕ vµ ph©n c«ng
l¹i lao ®éng x· héi trong qu¸ tr×nh CNH,H§H

* Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý : Cơ cấu kinh tế là tổng thể


các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỷ trọng và quan hệ tương
tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân.Cơ
cấ u kinh tế dc xét dướ i gó c độ cơ cấ u ngà nh cơ cấ u vù ng và cơ
cấ u thà nh phầ n kinh tế.

- Xây dựng cơ cấu kinh tế là yêu cầu cần thiết khách quan của
mỗi nước trong thời kỳ CNH,HĐH. Vấn đề quan trọng là tạo ra một
cơ cấu kinh tế tối ưu (hợp lý). Xây dựng một cơ cấu kinh tế được
gọi là tối ưu khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Phản ánh được và đúng các quy luật khách quan, nhất là các
quy luật kinh tế và xu hướng vận động phát triển KTXH của đất
nước.

- Nông nghiệp phải giảm dần về tỷ trọng, CN và dịch vụ phải


tăng dần về tỷ trọng.

- Phù hợp với xu hướng tiến bộ của KH, CN đã và đang diễn ra


như vũ bão trên thế giới.

- Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, của
các ngành, các địa phương, các TPKTcả về chiều rộ ng lẩ n chiều
sâ u.

- Thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu


hướng toàn cầu hoá kinh tế, do vậy, cơ cấu kinh tế được tạo dựng
phải là "cơ cấu mở".

- xâ y dự ng cơ cấ u kinh tế là 1 quá trình , trả i ưua nhữ ng


chặ ng đườ ng nhấ t định, do vậ y xd cơ cấ u kinh tế củ a chặ ng
đườ ng trướ c phả i tạ o đượ c dà cho chặ ng đườ ng sau và phả i bổ
sung, hoà n thiện dầ n trong quá trình phá t triển.

Ở nước ta hiện nay, Đảng ta đã xác định cần tập trung xây
dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, mà "bộ xương" của nó là "cơ cấu
38
kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ gắn với phân công và hợp tác
quốc tế sâu rộng"1, và khi hình thành cơ cấu kinh tế đó, sẽ cho
phép nước ta kết thúc thời kỳ quá độ lên CNXH.

Từ sx nhỏ lên sx lớn xhcn bỏ qua giai đoạn phát triển cntb
trong quá trình công nghiệp hóa tất yếu phải phân công lại lđ xh.

* Tiến hành phân công lại lao động xã hội PCLĐXH là sự


chuyên môn hóa lao động, tức là chuyên môn hóa sản xuất giữa
các ngành, trong nội bộ từng ngành và giữa các vùng trong nền
kinh tế quốc dân.

PCLĐXH có tác dụng rất to lớn. Nó là đòn bẩy của sự phát triển
công nghệ và NSLĐ; cùng với CMKH và công nghệ, nó góp phần
hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý.

Trong quá trình CNH,HĐH sự phân công lại lao động xã hội
phải tuân thủ các quá trình có tính quy luật sau:

- Tỷ trọng và số tuyệt đối lao động NN giảm dần, tỷ trọng và


số tuyệt đối lao động công nghiệp ngày một tăng lên.

- Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so
với lao động giản đơn trong tổng lao động xã hội.

- Tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất
(dịch vụ) tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành
sản xuất vật chất.

ở nước ta phương hướng phân công lại lđxh hiện nay cần
triển khai trên cả 2 địa bàn : tại chỗ và nơi khác để phát triển
về chiều rộng kết hợp phát triển theo chiều sâu.( ưu tiên địa
bàn tại chỗ)

C©u 38 Ph©n tÝch néi dung cô thÓ cña CNH,H§H ë níc ta trong
nh÷ng n¨m tríc m¾t. Liªn hÖ thùc tiÔn

- §Èy m¹nh CNH,H§H n«ng nghiÖp vµ n«ng th«n, gi¶i quyÕt


®ång bé c¸c vÊn ®Ò n«ng nghiÖp, n«ng th«n vµ n«ng d©n

39
- Ph¸t triÓn nhanh h¬n c«ng nghiÖp, x©y dùng vµ dÞch vô

- Ph¸t triÓn kinh tÕ vïng

- Ph¸t triÓn kinh tÕ biÓn

- Thùc tiÔn: qu¸ tr×nh thùc hiÖn nh÷ng néi dung cô thÓ cña
CNH,H§H nh÷ng n¨m qua ®· ®a l¹i nh÷ng thµnh tùu to lín (KT
n«ng th«n ®· ph¸t triÓn c«ng nghiÖp, x©y dùng)

C©u 39 Nªu nh÷ng tiÒn ®Ò cña CNH,H§H. Ph©n tÝch tiÒn ®Ò ®µo
t¹o nguån nh©n lùc

- Nh÷ng tiÒn ®Ò

+ T¹o vèn cho CNH,H§H

CNH HĐH nhằ m phá t triển lự c lượ ng sx xâ y dự ng cơ sở vậ t


chấ t kt ngà y 1 hiện đạ i đò i hỏ i phả i có nhiều vố n trong và ngoà i
nướ c, trong đó nguồ n vố n trong nướ c là quyết định, nguồ n vố n
bên ngoà i là quan trọ ng.

+ §µo t¹o nguån nh©n lùc cho CNH,H§H

Sự cô ng nghiệp hó a,hiện đạ i hó a là sự nghiệp cá ch mạ ng củ a


quầ n chú ng,,trong đó lự c lượ ng cá n bộ khoa họ c và cô ng nghệ,
khoa họ c quả n lí và cô ng nhâ n là nh nghề đó ng vai trò đặ c biệt.

+ X©y dùng tiÒm lùc khoa häc c«ng nghÖ theo yªu cÇu cña
CNH,H§H

Khoa họ c cô ng nghệ đượ c xá c định là độ ng lự c củ a CNH HĐH.


Khoa họ c và cô ng nghệ có vai trò quyết định lợ i thế cạ nh tranh
và tố c độ phá t triển kinh tế nó i chung, CNH HĐH nó i riêng.

+ Më réng quan hÖ kinh tÕ ®èi ngo¹i

Ngà y cuộ c cá ch mạ ng khcn cù ng vớ i xu hướ ng quố c tế hó a đờ i


số ng kinh tế đang tạ o ra mố i liên hệ và sự phụ thuộ c lẩ n nhau
giữ a cá c nền kinh tế củ a cá c nướ c.

+ T¨ng cêng sù l·nh ®¹o cña §¶ng vµ sù qu¶n lý cña Nhµ níc

Dâ y là tiềm lự c quyết định thắ ng lợ i củ a sự nghiệp cnh hđh ở


40
nướ c ta.cô ng cuộ c cnhhđh là nhiệm vụ trung tâ m trong suố t
thờ i kì quá độ lên cnxh ở nướ c ta nên nó là 1 cuộ c đấ u tranh
gian khổ phứ c tạ p.

- Ph©n tÝch tiÒn ®Ò ®µo t¹o nguån nh©n lùc

+ VÞ trÝ vai trß cña nguån nh©n lùc trong qu¸ tr×nh CNH,H§H

Sự cô ng nghiệp hó a,hiện đạ i hó a là sự nghiệp cá ch mạ ng củ a


quầ n chú ng,,trong đó lự c lượ ng cá n bộ khoa họ c và cô ng nghệ,
khoa họ c quả n lí và cô ng nhâ n là nh nghề đó ng vai trò đặ c biệt.

+ Yªu cÇu (tiªu chuÈn) vÒ nguån nh©n lùc

Trong quá trình cnh hđh đò i hỏ i phả i có đầ y đủ nguồ n nhâ n lự c


về số lượ ng, đả m bả o về chấ t lượ ng và có trình độ cao.

+ Ph¬ng híng x©y dùng sö dông nguån nh©n lùc

để đá p ứ ng nhu cầ u trên phả i coi trọ ng con ngườ i và đặ t con ng


và o vị trí trung tâ m củ a sự phá t triển kinh tế. pahỉ coi việc đầ u
tư cho giá o dụ c, đà o tạ o là 1 trong nhữ ng hướ ng chính củ a đầ u
tư phá t triển ; giá o dụ c và đà o tạ o phả i thậ t sự trở thà nh quố c
sá ch hà ng đầ u.phả i có quy hoạ ch, kế hoạ ch đà o tạ o, bồ i dưỡ ng
nguồ n nhâ n lự c, đả m bả o cơ cấ u tố c độ và quy mô phá t triển
hợ p lí, đá p ứ ng yêu cầ u củ a mỗ i thờ i kì trong quá trình cnh hđh.
Dồ ng thờ i pahỉ bố trí sữ dụ ng tố t nguồ n nhâ n lự c đã dc đà o tạ o ;
phả i phá t huy đầ y đủ khả nă g sỡ trườ ng và nhiệt tình lao độ ng
sá ng tạ o củ a mỗ i ng để họ tạ o ra nă ng suấ t, chấ t lượ ng và hiệu
quả kinh tế cao, đó ng gó p xứ ng đá ng và o sự nghiệp cnh hđh đấ t
nướ c.

C©u 40 Ph©n tÝch vai trß cña kinh tÕ n«ng th«n

- Khái niệm : Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh
tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Nó là một phức hợp những nhân
tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong
nông - lâm - ngư nghiệp, cùng với các ngành tiểu - thủ công
nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành
thương nghiệp và dịch vụ... tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau
trong kinh tế vùng và lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc
41
dân.

Kinh tế nông thôn có nội dung rất rộng, bao gồm các ngành, lĩnh
vực và các thành phần kinh tế có quan hệ và tác động lẫn nhau

- Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam

+ Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần tạo ra


những tiền đề quan trọng không thể thiếu bảo đảm thắng lợi cho
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

phát triển kinh tế nông thôn trước hết là phát triển kinh tế nông
nghiệp 1 cách mạnh mẽ và ổn định, tạo cho toàn bộ nền kinh tế
quốc dân, nhất là cho công nghiệp 1 cơ sỡ vững chắc về nhiều
phương diện trước hết là lttp và nguyên liệu.nông nghiệp bao giờ
cũng vẩn đóng 1 vai trò quan trọng vì nó thỏa mản nhu cầu hang
đầu của con người là nhu cầu ăn uống, tạo ra sự ổn định về chính
trị khinh tế xh quốc phòng.kinh tế nông gthôn còn góp phần giải
quyết vấn đề vốn để cnh hđh đất nước.

+ Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần thực hiện có
hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại chỗ :phát
triển kinh tế nông thôn sẽ làm cho các hoạt động ở nông thôn trở
nên sôi động hơn. Cơ cấu kinh tế, phân công lđ chuyển dịch đúng
hướng có hiệu quả.công nghiệp gắn bó chặt chẽ vói nông nghiệp
tại chỗ.giải quyết vấn để đô thị hóa, việc làm theo hướng tại
chỗ.trên cơ sỡ đó tăng thu nhập, cải thiện từng bước đời sống vc
và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư.giảm sức ép của sự chênh
lệch kinh tế và đời sống.

Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần to lớn trong việc
bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế nông thôn cho
phép khai thác và sữ dụng hợp lí các nguồn tài nhiên thiên nhiên,
đồng thời bảo vệ chúng trong quá trình sữ dụng.

+ Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ tạo cơ sở vật chất


cho sự phát triển văn hóa ở nông thôn . nông thôn là vùng kinh tế,
văn hóa lạc hậu, truyền thống văn hóa cộng đồng còn sâu.phát
triển kinh tế nông thôn tạo đk để vừa giữ gì,phát huy truyền thống
42
tốt đẹp vừa bài trừ văn hóa lạc hậu.

+ Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần quyết


định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nông thôn nói riêng và đất
nước nói chung :phát triển kinh tế nông thôn găn liền với phát
triển văn hóa xã hội chính trị và kiến trúc thượng tầng theo định
hướng xhcn.đó là cơ sỡ thắng lợi của việc giữ vững và bảo vệ độc
lập, chủ quyền lợi ích quốc gia và xây dựng thành công cnxh trrên
đất nước ta.

- Liªn hÖ thùc tiÔn

C©u 41 Ph©n tÝch lîi Ých cña viÖc ph¸t triÓn KTHH, KTTT ë níc ta
hiÖn nay

Kinh tế thị trườ ng là mô hình kinh tế mà ở đó cá c qhkt đều dc


thự c hiện trên thị trườ ng thô ng qua trao đổ i mua bá n.kttt là giai
đoạ n phá t triển củ a kt hh.

Việc phá t triển kthh,kttt có vai trò nhấ t định trong sự nghiệp
cnh hđh nướ c ta hiện nay :

- Ph¸t triÓn m¹nh mÏ LLSX. Nướ c ta muố n phá t triển mạ nh mẽ


llsx phả i xã hộ i hó a, chuyên mô n hó a lao độ ng.quá trình ấ y chỉ
có thể diễn ra 1 cá ch thuậ n lợ i trong nền kinh tế hh,kttt.sx cà ng
xhh chuyên mô n hó a thì cà ng đò i hỏ i phá t triển sự hợ p tá c và
trao đổ i hà ng hó a giữ a cá c đơn vị sx để đả m bả o nhữ ng nhu cầ u
cầ n thiết củ a cá c loạ i hđ sx khá c nhau.

- Lµm cho nÒn kinh tÕ ph¸t triÓn n¨ng ®éng .sữ dụ ng kttt là sữ
dụ ng cá c qlkt buộ c mỗ i ng sx tự chịu trá ch nhiệm về hh củ a
mình. Chính vì thế mà nền kt trở nên số ng độ ng.mỗ i ng sx đều
chịu sứ c ép buộ c phả i quan tâ m tớ i sự tiêu thụ trên thị trườ ng,
sao cho sả n phẩ m củ a mình dc xh thừ a nhậ n và cũ ng từ đó họ
mớ i có dc thu nhậ p.

- T¹o nhiÒu viÖc lµm (kÓ c¶ ë n«ng th«n vµ thµnh thÞ)

ở nướ c ta sự phá t triển kttt và việc tă ng tỉ lệ hà ng hó a nô ng sả n


đã là m cho hh bá n ra củ a nô ng dâ n nhiều lên, thu nhậ p tang
43
lên,đồ ng thờ i cá c ngà nh nghề ngà y 1 phá t triển, tạ o ra cho nô ng
dâ n nhiều việc là m.đó cũ ng là điều đã diễn ra ở thà nh phố đố i
vớ i nhữ ng ng lao độ ng thà nh thị.

- §µo t¹o ®îc ®éi ngò nh÷ng nhµ qu¶n lý vµ kinh doanh giái

Phá t triển kinh tế đò i hỏ i phả i đà o tạ o ngà y cà ng nhiều cá n bộ


quả n lí và lao độ ng có trình độ cao. Muố n thu dc lợ i nhuậ n họ
cầ n vậ n dụ ng nhiều biện phá p để quả n lí kinh tế, thú c đẩ y tiến
bộ kĩ thuậ t…

- Thùc tiÔn 20 n¨m ®æi míi chỉ ra rằ ngviệc chuyển sang mô


hình kttt củ a đả ng ta là hoà n toà n đú ng đắ n. nhờ mô hình kt đó ,
chú ng ta đã bướ c đà u khai thá c đượ c tiềm nă ng trong nướ c đi
đô i vớ i thu hú t vố n và kĩ thuậ t nướ c ngoà i,phá t triển llsx,gó p
phầ n quyết định bả o đả m nhịp độ tang trưở ng gdp bình quâ n
hằ ng nă m trong nhữ ng nă m 1990-2000 là 7%.trong đó nô ng
nghiệp phá t triển liên tụ c nhấ t là sx lương thự c. giá trị sx tă ng
bình quâ n là 13.5%. đờ i số ng nhâ n dâ n dc cả i thiện,nâ ng cao
tích lũ y xã hộ i,tạ o tiền đề cho sự phá t triển trong tương lai.

C©u 42 Tr×nh bµy nh÷ng ®Æc trng chñ yÕu cña kinh tÕ thÞ trêng
®Þnh híng XHCN ë níc ta

Kttt là mô hình kt mà ở đó cá c qhkt đều dc thự c hiện trên thị


trườ ng thong qua quá trình trao đổ i mua bá n.

- Môc ®Ých cña nÒn KTTT lµ ph¸t triÓn LLSX ,phá t triển kinh
tế để xâ y dự ng cơ sỡ vc kt củ a chủ nghĩa xh. Phá t triển llsx gắ n
liền vớ i xâ y dự ng qhsx mớ i phù hợ p trên cả 3 mặ t : sỡ hữ u quả n
lí và phâ n phố i.

- VÒ së h÷u sÏ ph¸t triÓn theo híng cßn tån t¹i c¸c h×nh thøc së h÷u
kh¸c nhau, nhiÒu thµnh phÇn kinh tÕ kh¸c nhau trong ®ã kinh tÕ
nhµ níc gi÷ vai trß chñ ®¹o. tiêu chuẩ n că n bả n để đá nh giá hiệu
quả xâ y dự ng quan hệ sx theo định hướ ng xhcn là thú c đả y phá t
triển lự c lượ ng sả n xuấ t,cả i thiện đờ i số ng nhâ n dâ n,phá t triển
chế độ sỡ hữ u cô ng cộ ng về tlsx chủ yếu 1 cá ch vữ ng chắ c trá nh
nó ng vộ i xâ y dự ng ồ ạ t mà k tính đến hiệu quả như trướ c đâ y.

44
- VÒ qu¶n lý, ph¶i cã sù qu¶n lý cña nhµ níc XHCN. Nhµ níc qu¶n
lý b»ng ph¸p luËt, chiến lượ c kế hoạ ch đồ ng thờ i sữ dụ ng cơ chế
thị trườ ng,cá c hình thứ c kinh tế và phương phá p quả n lí kttt để
kích thích sx giả i phó ng sứ c sx, phá t huy tính tích cự c và hạ n
chế mặ t tiêu cự c,bả o vệ lợ i ích nhâ n dâ n.

- VÒ ph©n phèi, thùc hiÖn ®a d¹ng ho¸ c¸c h×nh thøc ph©n phèi
“thùc hiÖn chÕ dé ph©n phèi chñ yÕu theo kÕt qu¶ lao ®éng,
hiÖu qu¶ kinh tÕ, ®ång thêi theo møc ®ãng gãp vèn cïng c¸c
nguån lùc kh¸c th«ng qua phóc lîi XH”.cơ chế phâ n phố i nà y vừ a
tạ o độ ng lự c kích thích cá c chủ thể kinh tế nâ ng cao hiệu quả
hoạ t độ ng sxkd, đồ ng thờ i hạ n chế nhữ ng bấ t cô ng trong
xh.thự c hiện tă ng trưở ng kinh tế đi đô i vớ i cô ng bằ ng xh ngay
trong từ ng bướ c phá t triển.

- T¨ng trëng KT ®i ®«i víi ph¸t triÓn v¨n ho¸ gi¸o dôc,, x©y dùng
nÒn v¨n ho¸ viÖt nam tiªn tiÕn,nâng cao dân trí, giá o dụ c và đà o
tạ o con ng, xâ y dự ng và phá t triển nguồ n nhâ n lự c củ a đấ t
nướ c.

C©u 43 Ph©n tÝch chøc n¨ng cña nhµ níc viÖt nam trong nÒn kinh tÕ
thÞ trêng ®Þnh híng x· héi chñ nghÜa

Ngà y nay k có 1 quố c gia nà o dù là chưa cô ng nghiệp hó a


hay đã ở thờ i kì hậ u cô ng nghiệp mà k có sự can thiệp củ a nhà
nướ c và o nền kinh tế theo rấ t nhiều lí do khá c nhau.chứ c nă ng
củ a nhà nướ c thể hiện trên cá c mặ t như sau:

Mét lµ, nhµ níc t¹o m«i trêng ph¸p lý thuËn lîi vµ ®¶m b¶o
æn ®Þnh chÝnh trÞ, x· héi cho sù ph¸t triÓn kinh tÕ. (æn ®Þnh
chÝnh trÞ lµ ®iÒu kiÖn cÇn thiÕt ®Ó ph¸t triÓn KT)

Hai lµ, NN t¹o m«i trêng KT vÜ m« æn ®Þnh cho ph¸t triÓn


kinh tÕ. (v¹ch c¸c môc tiªu KT vÜ m«, gi÷ ®Þnh híng ®· chän, t¹o
m«i trêng thuËn lîi vÒ KT,CT,XH, chÝnh phñ ®¶m nhËn c¸c HH
c«ng céng))

Ba lµ, NN b¶o ®¶m cho nÒn KT ho¹t ®éng cã hiÖu qu¶ vµ


lµnh m¹nh.

Bèn lµ, thùc hiÖn t¨ng trëng kinh tÕ g¾n liÒn víi tiÕn bé vµ
45
CBXH, b¶o ®¶m §HXHCN. (thùc hiÖn c«ng b»ng XH

- Liªn hÖ

C©u 44 Nªu c¸c c«ng cô qu¶n lý vÜ m« nÒn KTTT ®Þnh híng XHCN.
Ph©n tÝch c«ng cô thø nhÊt

- Nªu c¸c c«ng cô qu¶n lý vÜ m« nÒn KT (7)

+ HÖ thèng ph¸p luËt

Nhà nướ c sử dụ ng hệ thố ng phá p luậ t là m cô ng cụ điều tiết hđ


củ a cá c tổ chứ c kt thuộ c mọ i tpkt nhằ m là m cho nền kt phá t
triển theo định hướ ng xhcn.

+ KÕ ho¹ch vµ thÞ trêng:việc sử dụ ng 2 cô ng cụ nà y k thể tá ch


rờ i nhau mà là sự vậ n độ ng củ a quy luậ t phá t triển có kế hoạ ch
để điều tiết tá c độ ng củ a quy luậ t giá trị và vậ n dụ ng quy luậ t
giá trị nhằ m quả n lí kinh tế phá t triển theo kế hoạ ch.

+ X©y dùng kinh tÕ nhµ níc vµ kinh tÕ tËp thÓ ho¹t ®éng cã
hiÖu qu¶.đâ y là nhữ ng tpkt có vai trò quyết định nhấ t đố i vớ i
việc quả n lí nền kinh tế thị trườ ng có nhiều thà nh phầ n phá t
triển theo định hướ ng xã hộ i cn.

+Cá c cô ng cụ về Tà i chÝnh bao gồ m cá c hệ thố ng thuế và ngâ n


sá ch nhà nướ c.nhờ có chính sá ch thuế đú ng đă n,sử dụ ng nguồ n
ngâ n sá ch nhà nướ c hợ p lí giú p đả m bả o sự tă ng trưở ng về củ a
cả i vậ t chấ t và sự phá t triển về mặ t vă n hó a xã hộ i.

+ cá c cô ng cụ vềtiền tệ trong nền kinh tế thị trườ ng tiền tệ đó ng


vai trò vô cù ng quan trọ ng.việc thắ t chặ t hay cung ứ ng tiền tệ
kiềm chế lạ m phá t thong qua hoạ t độ ng củ a hệ thố ng ngâ n hà ng
sẽ tá c độ ng trự c tiếp đến tình hình kinh tế.

+ C¸c c«ng cô ®iÒu tiÕt kinh tÕ ®èi ngo¹i

Nhà nc sử dụ ng nhiều cô ng cụ như thuế xuấ t nhậ p khẩ u hạ n


ngạ ch tỉ giá hố i đoá i bả o đả m tín dụ ng xuấ t khẩ u, trợ c ấ p xuấ t
khẩ u.thô ng qua nhữ ng cô ng cụ nà y nn có thể kích thích việc

46
xuấ t nhậ p khẩ u, thu hú t vố n đầ u tư,

- Ph©n tÝch c«ng cô thø nhÊt: HÖ thèng ph¸p luËt

+ VÞ trÝ vai trß cña ph¸p luËt: cïng víi c¸c c«ng cô kh¸c th× ph¸p
luËt cã vai trß quan träng trong qu¶n lý nÒn KTTT

+ Néi dung, yªu cÇu x©y dùng hÖ thèng ph¸p luËt: HÖ thèng luËt
ph¶i bao trïm toµn bé nÒn KTXH (kh¸i qu¸t trªn n¨m lÜnh vùc:

X¸c ®Þnh c¸c chñ thÓ ph¸p lý,tạ o cho họ cá c quyền và hà nh độ ng


mang tính thố ng nhấ t;

quy ®Þnh c¸c quyÒn vÒ KT (quyền sỡ hữ u quyền sữ dụ ng


quyền chuyển nhượ ng ,quyền thừ a kế..);

vÒ hîp ®ång KT cá c nguyên tắ c cơ bả n củ a luậ t hợ p đồ ng dự a


trên cơ sở tự nguyện củ a cá c bên,luậ t hợ p đồ ng quy định quyền
hoạ t độ ng củ a cá c chủ thể phá p lí tứ c là hà nh vi phá p lí;

vÒ sù b¶o ®¶m cña nhµ níc ®èi víi c¸c ®iÒu kiÖn chung cña nÒn
KTcó cá c luậ t bả o hộ lđ luậ t mô i trườ ng, cá c quy định về mặ t xã
hộ i củ a mặ t xã hộ i có luậ t bả o hiểm xã hộ i;

vÒ luËt kinh tÕ ®èi ngo¹iphù hợ p vớ i thong lệ quố c tế

việc xâ y dự ng hệ thố ng phá p luậ t hoà n chỉnh vớ i nướ c ta là lâ u


dà i vì thị trườ ng luô n luô n biến đổ i.nhà nướ c sử dụ ng hệ thố ng
phá p luậ t đã là m cho kinh tế phá t triển theo hướ ng xhcn, phá t
huy mặ t tích cự c hạ n chế mặ t tiêu cự c củ a cơ chế thị trườ ng
điều tiết cá c hoạ t độ ng kinh té đố i ngoạ i sao cho nền kinh tế
khô ng bị lệ thuộ c và o nướ c ngoà i.

C©u 45 Ph©n tÝch mèi quan hÖ gi÷a lîi Ých kinh tÕ c¸ nh©n, tËp thÓ
vµ x· héi

Lợ i ích kinh tế là lợ i ích vậ t chấ t nó phả n á nh mụ c đích và


độ ng cơ khá ch quan củ a cá c chủ thể khi tham gia và o cá c hoạ t
độ ng kinh té xã hộ i và do hệ thố ng quan hệ sả n xuấ t quyết định.

Trong hệ thố ng lợ i ích KT: cá nhâ n, tậ p thể và XH, thì lợ i

47
ích KT cá nhâ n là độ ng lự c trự c tiếp, mạ nh mẽ nhấ t thú c đẩ y cá c
chủ thể tham gia mộ t cá ch tích cự c và o cá c hoạ t độ ng KTXH và
nâ ng cao hiệu quả KT củ a chú ng. Bở i vì:

Thứ nhấ t: lợ i ích KT cá nhâ n là lợ i ích thiết thự c nhấ t, gắ n


liền vớ i từ ng cá nhâ n, từ ng chủ thể.

Thứ hai: lợ i ích KT cá nhâ n tạ o điều kiện để thự c hiện và nâ ng


cao lợ i ích vă n hó a, tinh thầ n củ a từ ng cá nhâ n.

Thứ ba: lợ i ích KT cá nhâ n là cơ sở thự c hiện lợ i ích KT tậ p thể


và lợ i ích xã hộ i vì dâ n có già u thì nướ c mớ i mạ nh.

- Kết luậ n: lợ i ích KT: cá nhâ n, tậ p thể và xã hộ i có mố i


quan hệ chặ t chẽ vớ i nhau, vừ a thố ng nhấ t, vừ a có mặ t mâ u
thuẫ n vớ i nhau, đặ c biệt trong điều kiện thờ i kỳ quá độ .

+ Mặ t thố ng nhấ t biểu hiện ở chỗ : ba lợ i ích kinh tế đó cù ng


đồ ng thờ i tồ n tạ i trong mộ t hệ thố ng KT củ a xã hộ i, trong đó lợ i
ích KT cá nhâ n là cơ sở để thự c hiện lợ i ích KT tậ p thể và xã hộ i.
Đồ ng thờ i, lợ i ích KT tậ p thể và xã hộ i lạ i tạ o điều kiện thự c
hiện tố t hơn lợ i ích KT cá nhâ n. Khô ng chỉ dâ n già u thì nướ c
mớ i mạ nh, mà ngượ c lạ i nướ c có mạ nh thì dâ n mớ i cà ng già u.

+ Mặ t mâ u thuẫ n giữ a ba lợ i ích kinh tế thể hiện ở sự tá ch


biệt nhấ t định giữ a chú ng, do đó nếu dà nh quá nhiều cho lợ i ích
nà y thì bộ phậ n lợ i ích khá c sẽ bị vi phạ m.nhìn chung mỗ i chủ
thể thườ ng có xu hướ ng chỉ theo đuổ i lợ i ích kinh tế cá nhâ n
là m cho lự oi ích kinh tế cá nhâ n nhiều khi đi ngượ c lạ i vớ i lợ i
ích kinh tế và xã hộ i.đô i khi vấ n đề cũ ng có thể diễn ra theo
chiều hướ ng ngượ c lạ i.

- Ý nghĩa lợ i ích kinh tế, ma trướ c hết là lợ i ích kinh tế cá nhâ n


phả n á nh mụ c đích và độ ng cơ khá ch quan củ a cá c chủ thể khi
tham gia và o cá c hoạ t độ ng sả n xuấ t kinh doanh, nó là độ ng lự c
mạ nh mẽ nhấ t thú c đẩ y cá c chủ thể tham gia 1 cá ch tích cự c và o
cá c hoạ t độ ng đó .tuy nhiên k nên tuyệt đố i há o mà xem nhẹ
hoặ c nhấ n mạ nh lợ i ích nà o.cì cá c lợ i ích đó tồ n tạ i trong cù ng 1
hệ thố ng có mố i quan hệ chặ t chẽ vớ i nhau.

48
C©u 46 Phân tích nguyên tắc phân phối theo lao động

Đâ y là hình thứ c (nguyên tắ c) PP cơ bả n dướ i CNXH.

* Nộ i dung yêu cầ u củ a nguyên tắ c PP theo lao độ ng:

PP theo lao độ ng là hình thứ c PP thu nhậ p că n cứ và o số lượ ng


và chấ t lượ ng lao độ ng củ a từ ng ngườ i đã đó ng gó p cho XH
khô ng phâ n biệt giớ i tính, mà u da, dâ n tộ c, tô n giá o và tuổ i tá c.

* Nguyên tắ c PP theo lao độ ng yêu cầ u:

- Trong điều kiện như nhau, lao độ ng ngang nhau thì trả
cô ng ngang nhau, và lao độ ng khá c nhau thì trả cô ng khá c nhau.

- Trong điều kiện khá c nhau, lao độ ng như nhau có thể


phả i trả cô ng khá c nhau, hoặ c lao độ ng khá c nhau có thể phả i
trả cô ng bằ ng nhau.

* Că n cứ cụ thể để PP theo lao độ ng là : số lượ ng lao độ ng đượ c


đo bằ ng thờ i gian củ a lao độ ng hoặ c số lượ ng SP là m ra; trình
độ thà nh thạ o củ a ngườ i lao độ ng và chấ t lượ ng sả n phẩ m là m
ra; điều kiện và mô i trườ ng lao độ ng; tính chấ t củ a lao độ ng;
cá c ngà nh nghề cầ n đượ c khuyến khích.

* Tính tấ t yếu khá ch quan

PP theo lao độ ng là mộ t tấ t yếu khá ch quan dướ i CNXH.


Trong TKQĐ nó đượ c thự c hiện trong TPKTNN(và mộ t phầ n
trong KT tậ p thể). Bở i vì:

- Do cá c TPKTNN và tậ p thể dự a trên chế độ cô ng hữ u về TLSX

- LLSX tuy đã phá t triển, nhưng chưa đến mứ c đủ sả n


phẩ m để PP theo nhu cầ u, do đó phả i thự c hiện PP theo lao
độ ng.

- Sự khá c biệt về tính chấ t và trình độ lao độ ng dẫ n tớ i mỗ i


ngườ i có sự cố ng hiến khá c nhau

- Lao độ ng chưa trở thà nh mộ t nhu cầ u củ a cuộ c số ng, nó cò n là


phương tiện để kiếm số ng,

* Tá c dụ ng củ a phâ n phố i theo lao độ ng:

49
- Kích thích ngườ i lao độ ng nâ ng cao tinh thầ n trá ch nhiệm,
thú c đẩ y nâ ng cao NSLĐ.

- Gó p phầ n giá o dụ c thá i độ , tinh thầ n và kỷ luậ t lao độ ng đú ng


đắ n cho ngườ i lao độ ng,

- Thự c hiện tố t hình thứ c PP nà y sẽ gó p phầ n tích cự c nâ ng cao


đờ i số ng VC và vă n hoá củ a ngườ i lao độ ng vừ a bả o đả m
TSXSLĐ, vừ a tạ o điều kiện cho ngườ i lao độ ng phá t triển toà n
diện

=> Tuy nhiên, PP theo lao độ ng cũ ng có nhữ ng hạ n chế nhấ t


định.

Đó là mỗ i 1 ng lao độ ng thườ ng có thể lự c trí lự cđiều kiện và


hoà n cả nh khá c nhau nên phâ n phố i theo lao độ ng có thể chưa
hoà n toà n bình đẳ ng.tuy nhiên điều đó là khá ch quan buộ c phả i
chấ p nhậ n sự bấ t bình đẳ ng để có sự bình đẳ ng cao hơn.

C©u 47 Ph©n tÝch c¸c biÖn ph¸p c¬ b¶n ®Ó tõng bíc thùc hiÖn sù
c«ng b»ng x· héi trong ph©n phèi thu nhËp

Sự nghiệp xâ y dự ng chủ nghĩa xã hộ i đò i hỏ i phả i tạ o ra nhữ ng


tiền dề nhũ ng biện phá p để từ ng bướ c thự c hiện cô ng bằ ng xã
hộ i;để đạ t đượ c mụ c tiêu nà y chú ng ta cầ n phả i thự c hiện
nhữ ng biện phá p cơ bả n sau:

- Ph¸t triÓn m¹nh mÏ lùc lîng s¶n xuÊtđiều kiện tiên quyết đố i vơi
nướ c ta là phả i phá t huy mọ i tiềm nă ng vậ t chấ t cũ ng như tinh
thầ n củ a đá t nướ c phá t triển mạ nh mẽ llsx thự c hiện thà nh
cô ng sự nghiệp cnh hđh để có đượ c sả n phẩ m sả n xuấ t ra ngà y
cà ng nhiều chấ t lượ ng ngà y cà ng cao..

- TiÕp tôc hoµn thiÖn chÝnh s¸ch tiÒn l¬ng, tiÒn c«ng, chèng chñ
nghÜa b×nh qu©n vµ thu nhËp bÊt hîp lý, bÊt chÝnhcầ n tiếp tụ c
cả i tiến triệt để chế độ tiền lương là m cho tiền lương phả i thự c
sự là thu nhậ p dự a trên lao độ ng cố ng hiến củ a mỗ i ngườ i.đồ ng
thừ oi phả i nghiêm trị nhữ ng kẻ có thu nhậ p bấ t chính,xó a bỏ sự
chênh lệch bấ t hợ p lí về thu nhậ p giữ a cá c vù ng ngà nh miền.

50
- Ng¨n ngõa sù chªnh lÖch qu¸ ®¸ng vÒ møc thu nhËp c¸ nh©n vµ
sù ph©n ho¸ x· héi thµnh hai cùc ®èi lËp 1 mặ t phả i thừ a nhậ n
sự chênh lệch về mứ c thu nhậ p nà y la khá ch quan nhưng mặ t
khá c phả i ngă n chặ n sự chênh lệch thu nhậ p quá đá ng sự phâ n
hó a xã hộ i vì điều đó sẽ dẫ n đến nhữ ng xung độ t đố i khá ng
xung độ t xã hộ i khô ng thể thự c hiện mụ c tiêu xd cnxh.

- KhuyÕn khÝch mäi ngêi lµm giµu theo luËt ph¸p, thùc hiÖn cã
hiÖu qu¶ c¸c chÝnh s¸ch xo¸ ®ãi gi¶m nghÌo nhà nướ c k nhữ ng
khuyến khích mọ i ng là m già u 1 cá ch hợ p phá p mà cò n tạ o điều
kiện và giú p đỡ bằ ng mọ i biện phá p.đồ ng thừ oi cầ n thự c hiện
có hiệu quả chủ trương củ a đả ng về xó a đó i giả m nghèo, dền ơn
đá p nghĩa, hỗ trợ và khuyến khích cá c hoạ t độ ng từ thiện nâ ng
cao đờ i số ng cho nhâ n dâ n.

- Liªn hÖ thùc tiÔn viÖc thùc hiÖn c¸c gi¶i ph¸p trªn trong thêi gian
qua

Trong thờ i gian qua đả ng ta đã có nhiều chủ trương chính sach


cả i thiện cuộ c số ng như thà nh lậ p cá c quỹ vì ngườ i nghèo, hỗ
trợ cá c ng dâ n bị lũ lụ t, tạ o điều kiện việc là m ở cá c nô ng thô n,
cá c mô hình là m già u trên khắ p cả nướ c.

C©u 48 Ph©n tÝch tÝnh tÊt yÕu kh¸ch quan cña viÖc më réng quan
hÖ kinh tÕ ®èi ngo¹i ë níc ta hiÖn nay

- Kh¸i niÖm kinh tÕ ®èi ngo¹ilà kinh tế có mố i quan hệ vớ i thị


trườ ng thế giớ i. việc mở rộ ng quan hệ kinh tế đố i ngoạ i ở nướ c
ta hiện nay là tấ t yếu vì:

- XuÊt ph¸t tõ yªu cÇu cña quy luËt vÒ sù ph©n c«ng hîp t¸c quèc
tÕ gi÷a c¸c níc.thị trườ ng thế giớ i là lĩnh vự c trao đổ i hang hó a
và dich vụ rộ ng lơn.nó có tá c dụ ng thú c đẩ y thị trườ ng trong
nướ c củ a cá nướ c tham gia thị trườ ng thế giớ i gắ n bó chặ t chẽ
vớ i nhau. Ngà y nay k 1 quố c gia nà o tá ch khỏ i thị trườ ng thế
giớ i mà có thể phá t triển nền kinh tế củ a mình.

- Tõ sù ph©n bè tµi nguyªn thiªn nhiªncá quố c gia cầ n có nhữ ng


tà i nguyên khoá ng sả n để duy trì sự phá t triển củ a mình nhưng
do sự phâ n bố tà i nguyên k đồ ng đều nên tấ t yếu phả i có sự trao

51
đổ i mua bá n giữ a cá c quố c gia.

- Tõ sù ph¸t triÓn kh«ng ®Òu vÒ kinh tÕ kü thuËt gi÷a c¸c n-


íccá ch mạ nh khoa họ c cô ng nghệ hiện đạ i đẩ y nhanh sự phá t
triển kinh tế củ a cá c nướ c.do vậ y cá c nướ c phả i hợ p tá c chặ t
chẽ vớ i nhau để đưa nền kinh tế củ a mình phá t triển, thu hẹp
khoả ng cá ch giữ a cá c nướ c.

- Tõ t¸c ®éng cña cuéc c¸ch m¹ng khoa häc c«ng nghÖ hiÖn ®¹i.
cá c cuộ c cá ch mạ g cô ng nghiệp tạ o ra cá c điều kiện thú c đẩ y
quá trình khu vự c hó a và quố c tế hó a đờ i số ng .

- Tõ xu thÕ quèc tÕ ho¸ ®êi sèng kinh tÕđò i hỏ i cá c quố c gia phả i
tă ng cườ ng mở rộ ng quan hệ kinh tế đố i ngoạ i nhằ m khai thá c
có hiệu quả cá c nguồ n lự c quố c tế và trong nướ c.

- Tõ thùc tiÔn viÖt namtừ khi gia nhậ p wto và cá c tổ chứ c khá c
trên thế giớ i nướ c ta đã ngà y cà ng phá t triển kinh tế đố i ngoạ i,
tă ng nguồ n vố n oda, hợ p tá c quố c tế giú p chũ ng ta khẳ ng định
tên tuổ i củ a mình trên thế giớ i,qua đó giao lưu hợ p tá c về cá c
lĩnh vự c như giá o dụ c, vă n hó a, an ninh, quố c phò ng. Nhưng
việc mở rộ ng kinh tế đố i ngoạ i cũ ng gặ p nhiều khó khan.

Nướ c ta phả i cả nh giá c vớ i cá c đố i tá c, giữ gìn độ c lậ p dâ n tộ c,


chủ quyền lã nh thổ . Hò a nhậ p chứ k hò a tan.

C©u 49 Tr×nh bµy nh÷ng nguyªn t¾c c¬ b¶n nh»m më réng vµ n©ng
cao hiÖu qu¶ cña kinh tÕ ®èi ngo¹i ë níc ta hiÖn nay

- §V§: §Ó më réng KT§N cã hiÖu qu¶ cÇn qu¸n triÖt nh÷ng


nguyªn t¾c ph¶n ¸nh nh÷ng th«ng lÖ quèc tÕ, ®ång thêi ®¶m b¶o
lîi Ých chÝnh ®¸ng vÒ kinh tÕ, chÝnh trÞ cña ®Êt níc. Nh÷ng
nguyªn t¾c ®ã lµ:

52
a. Nguyªn t¾c b×nh ®¼ng

§©y lµ nguyªn t¾c cã ý nghÜa rÊt quan träng lµm nÒn t¶ng
cho viÖc thiÕt lËp vµ lùa chän ®èi t¸c trong quan hÖ kinh tÕ gi÷a
c¸c níc.

Víi t c¸ch lµ thµnh viªn, mçi quèc gia ph¶i ®îc b¶o ®¶m cã quyÒn
tù do KD, quyÒn tù chñ nh mäi quèc gia kh¸c. Nãi c¸ch kh¸c, b¶o
®¶m t c¸ch ph¸p nh©n cña mçi quèc gia tríc luËt ph¸p quèc tÕ vµ
céng ®ång quèc tÕ .nguyên tắ c bình đẳ ng trướ c hết phả i dc thể
hiện ở việc bả o đả m lợ i ích kinh tế chính trị củ a cá c bên

b. Nguyªn t¾c cïng cã lîi

NÕu nguyªn t¾c thø nhÊt gi÷ vai trß chung cho viÖc h×nh
thµnh vµ ph¸t triÓn KT§N th× Nguyªn t¾c nµy gi÷ vai trß lµ nÒn
t¶ng KT ®Ó thiÕt lËp vµ më réng quan hÖ kinh tÕ gi÷a c¸c níc víi
nhau. Để thự c hiện nguyên tắ c nà y cầ n phả i nâ ng cao trình độ
hiểu biết về cá c lĩnh vự c kí kết thô ng qua việc xâ y dự ng cá c điều
khoả n quy định quyền lợ i trá ch nhiệm củ a cá c bên.

c. Nguyªn t¾c t«n träng chñ quyÒn vµ kh«ng can thiÖp vµo c«ng
viÖc néi bé cña mçi quèc gia. Trong cộ ng đồ ng quố c tế mỗ i quố c
gia vớ i tư cá ch là quố c gia độ c lậ p đều có chủ quyền về chính trị
kinh tế xã hộ i và địa lí. Vì vậ y trong quan hệ kinh tế phả i tô n
trọ ng , khô ng đượ c phép can thiệp và o cô ng việc nộ i bộ củ a
nhau.

d. Nguyªn t¾c gi÷ v÷ng ®éc lËp tù chñ vµ §HXHCN

§©y lµ nguyªn t¾c chung cho tÊt c¶ c¸c níc khi thiÕt lËp
QHKT§N, võa lµ nguyªn t¾c cã tÝnh ®Æc thï ®èi víi c¸c níc
XHCN trong ®ã cã níc ta. Nã lµ ng t¾c c¬ b¶n nhÊt trong viÖc
ph¸t triÓn KT§N cña ViÖt Nam.

C©u 50 Nªu c¸c h×nh thøc kinh tÕ ®èi ngo¹i chñ yÕu hiÖn nay. Ph©n
tÝch h×nh thøc ®Çu t quèc tÕ

- C¸c h×nh thøc KT§N (6)

53
+ Ngo¹i th¬ng :ngoạ i thương hay cò n gọ i là thương mạ i quố c tế
là sự trao đổ i hang hó a dịch vụ giữ a cá c quố c gia.ngoạ i thương
gồ m có xuấ t khẩ u nhậ p khẩ u gia cô ng tá i sả n xuấ t ,xuấ t khẩ u tạ i
chỗ . Ngoạ i thương có vai trò rấ t lớ n trong sự phá t triển kinh tế.

+ §Çu t quèc tÕlà hình thứ c cơ bả n củ a quan hệ kinh tế đố i


ngoạ i.đầ u tư là m tă ng them vố n, cô ng nghệ, iệc là m tgiú p nền
kinh tế nc ta tiếp cậ n kinh tế thị trườ ng hiện đạ i trên thế giớ i.

+ Hîp t¸c khoa häc kü thuËtđượ c thự c hiện dướ i nhiều hình
thứ cnhư trao đổ i tà i liệukĩ thuậ t và thiết kế mua bá n giấ y phép
hợ p tá c đà o tạ o,bồ i dưỡ ng cá n bộ khoa họ c.đâ y là điều kiện
thiết yếu để rú t ngắ n khoả ng cá ch vớ i cá c nướ c tiên tiến.

+ TÝn dông quèc tÕ. đâ y là quan hệ tín dụ ng giữ a nhà nướ c cá c


tổ chứ c kt xh cá c cá nhâ n ở trong nướ c vớ i cá c chính phủ và cá
nhan ở nướ c ngoà i..ưu điểm củ a hình thứ c nà y là vay nợ để có
vố n đầ u tư mở rộ ng sả n xuấ t,xâ y dự ng kết cấ u hạ tầ ng.

+ c¸c h×nh thøc dÞch vô thu ngo¹i tÖ ;cá c hình thứ c thu ngaoị tệ
chủ yếu là du lịch quố c tế, vậ n tả i quố c tế, xuấ t khả u lao độ ng ra
nướ c ngoà i và tạ i chỗ ,cá c hoạ t độ ng dịch vụ thu ngoạ i tệ khá c.

+hợ p tá c trong lĩnh vự c sả n xuấ t.bao gồ m gia cô ng,xâ y dự ng xí


nghiệp chung,chuyên mô n hó a và hợ p tá c hó a sả n xuấ t quố c tế.

- Ph©n tÝch h×nh thøc ®Çu t quèc tÕ

+ Kh¸i niÖmđầ u tư kinh tế là 1 hình thứ c cơ bả n củ a quan hệ


kinh tế đố i ngoạ i. nó là quá trình trong đó 2 hay nhiều bên cù ng
gó p vố n để xâ y dự ng và triển khai 1 dự á n đầ u tư nhằ m đưa lạ i
lợ i ích cho tấ t cả cá c bên tham gia.

+ H×nh thøc (cã hai lo¹i)

Thø nhÊt, ®Çu t trùc tiÕplà hình thứ c đầ u tư mà quyền sỡ hữ u


và quyền sữ dụ ng quả n lí vố n củ a ng đầ u tư thố ng nhấ t vớ i
nhau.đầ u tư trự c tiếp đượ c thể hiện dướ i cá c hình thứ c :

-hợ p tá c kinh doanh trên cơ sỡ hợ p đồ ng.hình thứ c nà y k cầ n


thà nh lậ p 1 phá p nhâ n mớ i.

-xí nghiệp liên doanh mà vố n do 2 bên cù ng gó p theo tỉ lệ nhấ t


định để hình thà nh xí nghiệp mớ i có hộ i đồ ng quả n trị và ban
54
điều hà nh chung.

-xí nghiệp 100% vố n nướ c ngoà i.

--hiệp đồ ng xâ y dự g kinh doanh chuyển giao.

Thø hai, ®Çu t gi¸n tiÕplà loạ i hình đầ u tư mà quyền sỡ hữ u


tá ch rờ i quyền sữ dụ ng vố đầ u tư .tứ c là ng có vố n k trự c tiếp
tham gia và o việc tổ chứ c điều hà nh dự á n mà thu lợ i dứ oi hình
thứ c lợ i tứ c cho vay,hoặ c lợ i tứ c cổ phầ n.trong nguồ n vố n đầ u
tư , 1 bộ phậ n quan trọ ng là viện trợ phá t triển chính thứ c
oda,bộ phậ n nà y có tỉ trọ ng lớ n,thườ ng đi kèm vớ i điều kiện ưu
đã i.

+ T¸c ®éng cña ®Çu t quèc tÕ ®èi víi c¸c níc nhËn ®Çu t (t¸c
®éng hai mÆt)

Mét mÆt, t¹o ®iÒu kiÖn t¨ng thªm vÒ vèn, kü thuËt, c«ng nghÖ,
t¹o viÖc lµm.đầ u tư tay nghề khả nă ng tà i nguyên chuyển đổ i cơ
cấ u kinh tế theo hướ ng hiện đạ i tiếp cậ n kinh tế thị trườ ng hiện
đạ i thế giớ i.

MÆt kh¸c ®èi víi c¸c níc kÐm ph¸t triÓn còng cã thÓ lµm t¨ng sù
ph©n ho¸ gi÷a c¸c giai tÇng trong x· héi, gi÷a c¸c vïng l·nh thæ,
lµm c¹n kiÖt tµi nguyªn là m ô nhiễm mô i trườ ng sinh thá i tă ng
tính lệ thuộ c và o bên ngoà i.

+ Thùc tiÔn níc ta nh÷ng n¨m qua .nhứ ng nă m qua nướ c ta đã


thu hú t đượ c đầ u tư thế giớ i. nhờ bộ phậ n nà y mà nướ c ta dầ n
tiếp cậ n đượ c cá c khoa họ c kĩ thuậ t hiện đạ i,họ c hỏ i đượ c kinh
nghiệm trong cô ng tá c quả n lí,đà o tạ o nguồ n nhâ n lự c củ a đấ t
nướ c. tuy nhiên khi cá c xí nghiệp nướ c ngoà i rú t vố n đầ u tư,
nền kinh tế nướ c ta cò n bị phụ thuộ c, chưa theo kịp vớ i trình độ
củ a nướ c ngoà i. Dể lạ i nhiều hậ u quả nghiêm trọ ng.

+ Ph¬ng híng ph¸t triÓn h×nh thøc nµy

Tiếp tụ c thu hú t vố n đầ u tư nướ c ngoà i

Tiếp tụ c họ c hỏ i kinh nghiệm nắ m chắ c cá c quy trình sả n xuấ t


củ ng như hoạ t độ ng kinh doanh.

Dả m bả o ổ n định bả o vệ chủ quyền lã nh thổ .

55
Khi cá c xí nghiệp nướ c ngoà i rú t vố n đầ u tư,có thể tiếp tụ c sả n
xuấ t phá t triển.

56

You might also like