You are on page 1of 4

Câu 2: Mối quan hệ biến chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ

sản xuất trong một phương thức sản xuất.


Sản xuất là hđ đặc trưng riêng của con người và xh loại người. Ở mỗi giai đoạn lịch sử con người
tiến hành sản xuất theo một cách thức nhất định đó là phương thức sản xuất.
a) Phương thức sản xuất(PTSX):
- Khái niệm: là cách thức con người tiến hành qúa trình sản xuất vật chất ở những giai
đoạn lịch sử nhất định.
VD:PTSX của xã hội phong kiến ở Việt Nam là PTSX nông nghiệp chủ yếu là dùng sức người,
kết hợp cùng với những công cụ thô sơ như: cuốc, xẻng,... cày thì dùng trâu
-PTSX là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với một trình độ nhất định và quan hệ
sản xuất tương ứng.

* Lực lượng sản xuất( khả năng chinh phục tự nhiên cuả con người)
- Khái niệm: là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất
và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất
định của con người và xã hội.VD: sự xuất hiện của Mạng 5G, công nghệ Internet, Facebook,…
đã dẫn tới sự thay đổi rất lớn trong quá trình sản xuất của con người..
-Cấu trúc của lực lượng sản xuất:
+ Người lao động :
 Là con người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực sáng tạo nhất định
trong quá trình sản xuất.
+ Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao gồm:
 Đối tượng lao động là: đối tượng có sẵn trong tự nhiên: đất, rừng, cá, tôm,…
 Tư liệu lao động gồm:
o Phương tiện lao động: đường xá, bến cảng, PTGT,…
o Công cụ lao động: cày, cuốc, máy móc, thiết bị,…
- Đặc trưng chủ yếu của lực lượng sản xuất:là mối quan hệ giữa người lao động và công
cụ lao động, trong đó:Người lao động là nhân tố hàng đầu giữ vai trò quyết định bởi vì người
lđ là chủ thể sáng tạo và sử dụng công cụ lđ. Bên cạnh đó, công cụ lđ là yếu tố động nhất,
cách mạng nhất trong LLSX.
->LLSX luôn có tính khách quan.
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự phát triển ở cả tính chất và trình độ:
+ Tính chất của lực lượng sản xuất nói lên tính chất cá nhân hoặc tính chất xã hội hóa trong việc
sử dụng tư liệu sản xuất
+ Trình độ của lực lượng sản xuất là sự phát triển của người lao động và công cụ lao động.
*Quan hệ sản xuất (giữa con người với con người trong sx)
- Khái niệm: Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người
trong quá trình sản xuất vật chất. VD: Khi xét mối quan hệ tại công ty, thì quan hệ giữa chủ tịch
với giám đốc,… là quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất.
- Kết cấu của quan hệ sản xuất:
+ Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất (có vai trò quyết định quan hệ quản lý và phân
phối; quyết định bản chất và tính chất của quan hệ sản xuất).
+ Quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất (quy mô, tốc độ, hiệu quả)
.+ Quan hệ phân phối sản phẩm lao ( kích thích trực tiếp lợi ích con người)
b) Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sx
- LLSX và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất có tác động biện
chứng, trong đó LLSX quyết định quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất tác động trở lại to lớn đối
với LLSX. Tương tác giữa LLSX và quan hệ sản xuất tạo thành quy luật quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ phát triển của LLSX. Đây là quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển
xã hội
*Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất:
- Lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định quan hệ sản xuất bởi vì:
+ LLSX là nội dung của PTSX, là yếu tố động nhất và cách mạng nhất và thường xuyên
vận động và phát triển.
+Sự vận động và phát triển của LLSX bắt đầu từ sự biến đổi của LLSX.
- Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX được biểu hiện:
+ LLSX nào thì QHSX ấy. QHSX phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ LLSX biến đổi thì QHSX cũng biến đổi theo. LLSX vận động, phát triển không ngừng
sẽ mâu thuẫn với tính “đứng im” tương đối của QHSX. Đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất là phải
xóa bỏ QHSX cũ, thiết lập QHSX mới phù hợp với trình độ của LLSX đã phát triển.
- LLSX quyết định sự ra đời của một kiểu QHSX mới trong ls, quyết định nội dung và tính
chất của QHSX.
- Ví dụ: Xã hội chiếm hữu nô lệ có mối quan hệ giữa QHSX và LLSX hài hòa với nhau.
Nhưng đến 1 ngày nào đó, mối quan hệ giữa QHSX và LLSX này sẽ xảy ra mâu thuẫn, mà
điển hình là mâu thuẫn giữa 2 giai cấp chủ nô và nô lệ, xảy ra sự đấu tranh giữa 2 giai cấp, từ
đó xuất hiện Cách mạng xã hội để giải quyết mâu thuẫn này --> Xã hội mới ra đời – xã hội
phong kiến.
* Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
- QHSX có thể tác động trở lại LLSX bởi:
+ QHSX là hình thức xã hội của LLSX, có tính độc lập tương đối với LLSX
+ QHSX quy định mục đích sản xuất, tác động đến thái độ người lao động, đến tổ chức
phân công lao động xã hội, v.v., nên nó tác động đến sự phát triển của LLSX
- Biểu hiện sự tác động trở lại của QHSX đến LLSX:
+ Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì nó sẽ thúc đẩy LLSX phát
triển. Đây là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại
+ Ngược lại, nếu QHSX không phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì nó sẽ kìm
hãm sự phát triển của LLSX.
+ Việc giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX phải thông qua nhận thức và cải tạo xã
hội của con người, trong xã hội có giai cấp thì phải thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã
hội.
+Trạng thái vđ của mâu thuẫn biện chứng giữa LLSX và QHSX diễn ra từ phù hợp đến
ko phù hợp, rồi đến sự phù hợp ở trình độ cao hơn.
- Trong xh XHCN, sự phù hợp giữa QHSX vs trình độ LLSX đòi hỏi tất yếu phải thiết lập
chế độ công hữu về tư liệu sx chủ yếu.
-Ví dụ: Khi xét trong các mối quan hệ tại công ty , nếu những quan hệ này được tổ chức
khoa học thì doanh thu của công ty sẽ phát triển. Ngược lại, nếu những quan hệ này có
vấn đề, hoạt động kinh doanh của công ty sẽ gặp rắc rối
* Ý nghĩa của quy luật:
- Muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển LLSX, trước hết là phát triển lực
lượng lao động và công cụ lao động.
- Muốn xóa bỏ một QHSX cũ, thiết lập QHSX mới phải căn cứ từ trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất.
- Nhận thức đúng đắn quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong quán triệt, vận dụng quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vận dụng của Đảng và Nhà nước ta:

- Nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong quán triệt, vận dụng quan điểm,
đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng
sản Việt Nam.

-Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm hàng đầu đến việc
nhận thức và vận dụng đúng đắn sáng tạo quy luật này, đã đem lại hiệu quả to lớn trong thực tiễn.

-Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát, là sự vận dụng
quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong phát triển kinh tế ở
Việt Nam hiện nay.

- Muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trước hết là phát triển lực
lượng lao động và công cụ lao động. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện đào tạo tay nghề người lao
động, cải tiến máy móc thiết bị sản xuất, nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất…

- Tiến hành xoá bỏ các các quan hệ sản xuất cũ, lạc hậu, tiến hành thiết lập một quan hệ sản xuất
mới- quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của
nước ta; khắc phục sự tuỳ tiện, chủ quan, duy tâm, duy ý chí trong quản lý kinh tế. Khuyến khích người
lao động làm giàu hợp pháp, làm theo năng lực hưởng theo lao động….

VẬN DỤNG

*Quy luật cơ bản:


Câu 1:Vận dụng nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại
vào hoạt động học tập, các hoạt động khác của bản thân mình.
- Trong hoạt động nhận thức và các hoạt động khác, bản thân phải biết tích luỹ về lượng để có biến đổi về
chất; không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ.
- Khi tích luỹ lượng đã đạt đến điểm nút thì phải thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự vận động
của sự vật, hiện tượng:
+ Tránh tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn: không tích luỹ đủ về lượng mà mà muốn thay đổi về chất.
Hoặc nôn nóng tích luỹ nhanh lượng để thay đổi chất làm cho nó phát triển không bền vững.
+ Tránh tư tưởng bảo thủ: khi tích luỹ đã đủ lượng, nhưng không dám thực hiện bước nhảy.
- Cho ví dụ:

Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào
phát triển kinh tế nước ta từ năm 1986 đến nay:
- Nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong quán triệt, vận dụng quan điểm, đường lối,
chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.
-Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm hàng đầu đến việc nhận thức và
vận dụng đúng đắn sáng tạo quy luật này, đã đem lại hiệu quả to lớn trong thực tiễn.
-Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát, là sự vận dụng quy luật
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện
nay.
- Muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trước hết là phát triển lực lượng lao
động và công cụ lao động. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện đào tạo tay nghề người lao động, cải tiến máy
móc thiết bị sản xuất, nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất…
- Tiến hành xoá bỏ các các quan hệ sản xuất cũ, lạc hậu, tiến hành thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của nước ta; khắc phục sự tuỳ tiện, chủ quan, duy tâm,
duy ý chí trong quản lý kinh tế. Khuyến khích người lao động làm giàu hợp pháp, làm theo năng lực hưởng theo lao
động.

You might also like