You are on page 1of 3

TRẦN THỊ KIM OANH – QC2303CLCC

BT 10:

1. Giải thích nội dung của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Vận dụng quy luật trên vào cuộc sống của sinh viên.
2. Nêu khái niệm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng.

Bài làm :

1:

-Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất : Lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất có tác động biện chứng , trong đó lực lượng
sản xuất quyết định quan hệ sản xuất , còn quan hệ sản xuất tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất .

+Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất : Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và
làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ
sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở
thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng
sản xuất tất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển
mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ
bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời
thay thế.
+ Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất :
Do quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối nên nó có thể tác động trở lại sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Hơn nữa, do quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác
động đến lợi ích, thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động
xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ… và do có tác động đến sự phát triển
của lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu hoặc tiên tiến hơn
một cách giải tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của
lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, thì theo
quy luật chung, quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên,
việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất không phải đơn giản.
Nó phải thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo xã hội của con người. Trong xã hội có giai
cấp phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội.
* Vận dụng quy luật vào cuộc sống của sinh viên:

Trong cuộc sống của sinh viên, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất có thể được áp dụng như sau:

- Sinh viên cần phát triển lực lượng sản xuất của bản thân bằng cách nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng và
khả năng sử dụng công nghệ hiện đại.

- Sinh viên cần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất bằng cách
hợp tác, chia sẻ kiến thức và kỹ năng với nhau, tạo ra môi trường học tập và làm việc hiệu quả.

- Sinh viên cần áp dụng quy luật này vào việc tổ chức và quản lý thời gian, tài nguyên và công việc của
mình để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình học tập và làm việc.

2:

*Khái niệm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng:

-Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp
thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.

Cơ sở hạ tầng được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội . Đây là toàn
bộ các quan hệ sản xuất tồn tại trên thực tế mà trong quá trình vận động của nó hợp thành một cơ cấu kinh tế
hiện thực .

Cấu trúc của cơ sở hạ tầng bao gồm : quan hệ sản xuất thống trị ( là quan hệ sản xuất phổ biến và phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ) , quan hệ sản xuất tàn dư ( là quan hệ sản xuất của phương thức sản
xuất cũ ) , quan hệ sản xuất mầm mống ( là quan hệ sản xuất mới đang tồn tại dưới dạng mầm móng ) . Mỗi
quan hệ sản xuất có một vị trí , vai trò khác nhau ; trong đó quan hệ sản xuất thống trị đặc trưng cho cơ sở hạ
tầng của xã hội đó .
-Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm , tư tưởng xã hội với những thiết chế xã hội tương ứng
cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định .

*Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng :

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là một quy luật cơ bản của sự vận động
phát triển lịch sử xã hội . Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cơ bản của xã hội gắn bó hữu cơ , có
quan hệ biện chứng , trong đó cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng còn kiến trúc thượng tầng tác
động trở lại to lớn , mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng .

-Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng :

+ Tính chất của kiến trúc thượng tầng do tính chất của cơ sở hạ tầng quy định. Các mâu thuẫn trong lĩnh vực
kinh tế, xét đến cùng, nó sẽ quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị - tư tưởng. Tất cả các yếu tố của
kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật v.v. đều trực tiếp hay
gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và do cơ sở hạ tầng quy định.

+ Cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng cũng phải thay đổi theo

+ Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng không chỉ biểu hiện trong giai đoạn chuyển
đổi từ hình thái khinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong một hình
thái kinh tế - xã hội nhất định. Khi có sự biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng thì cũng sẽ dẫn đến sự biến đổi
căn bản trong kiến trúc thượng tầng.

-Các yếu tố cấu thành của kiến trúc thượng tầng cũng có tính độc lập tương đối trong quá trình vận động,
phát triển của nó và tác động mạnh mẽ đến cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau,
có cách thức tác động khác nhau, ví dụ: trong xã hội có giai cấp thì nhà nước, pháp quyền là yếu tố tác động
mạnh nhất đối với cơ sở hạ tầng. Còn các yếu tố khác như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật v.v. cũng đều
có sự tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng chúng đều bị nhà nước và pháp quyền chi phối. Song, sự tác động của
kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng luôn diễn ra theo hai khuynh hướng khác nhau. Nếu kiến trúc
thựơng tầng phản ánh đúng, phù hợp với cơ sở hạ tầng, với các quy luật kinh tế thì nó sẽ trở thành động lực thúc
đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn; ngược lại, nếu cơ sở hạ tầng phản ánh sai, không phù hợp với các quy luật
kinh tế thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế và phát triển xã hội.

You might also like