You are on page 1of 3

Câu 1: Trong sự sản xuất của xã hội gồm 3 quá trình sản xuất:

- Sản xuất ra của cải vật chất

- Sản xuất ra của cải tinh thần

- Sản xuất ra chính bản thân con người

Theo các e quá trình nào là quan trọng nhất? Tại sao?

 Theo quan điểm của cá nhân em, trong sự sản xuất của xã hội, quá trình sản
xuất ra của cải vật chất được coi là quan trọng nhất. Đây là quá trình tạo ra
các hàng hóa và tài sản vật chất như máy móc, công cụ, nguyên liệu, sản
phẩm, v.v. Quá trình này đóng vai trò quyết định đối với các quá trình khác
và hình thành cơ sở vật chất của xã hội.
 Quá trình sản xuất ra của cải vật chất tạo ra các quan hệ sản xuất, tức là các
mối quan hệ xã hội giữa các tầng lớp trong xã hội, như tầng lớp công nhân
và tầng lớp tư sản. Các quan hệ sản xuất này định đoạt các quan hệ quyền
lực, phân phối tài nguyên và quyết định về cách thức tổ chức và hoạt động
của xã hội.
 Quá trình sản xuất ra của cải tinh thần và sản xuất ra chính bản thân con
người cũng quan trọng, nhưng chúng được coi là phụ thuộc vào quá trình
sản xuất ra của cải vật chất. Sản xuất ra của cải tinh thần bao gồm việc sản
xuất kiến thức, ý thức, giá trị văn hóa và tư duy trong xã hội. Sản xuất ra
chính bản thân con người liên quan đến quá trình hình thành và phát triển cá
nhân, như giáo dục, đào tạo và trải nghiệm cá nhân.

Câu 2: Trong lực lượng sản xuất yếu tố nào là quan trọng nhất? Tại sao?

 Trong lực lượng sản xuất, người lao động là yếu tố quan trọng nhất, giữ vai
trò quyết định vì đây là chủ thể sáng tạo, đồng thời là chủ thể tiêu dùng của
mọi của cải vật chất trong xã hội.
 Người lao động là chủ thể sáng tạo và sử dụng công cụ lao động: các tư liệu
sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con người, đồng thời giá trị và hiệu
quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ sử dụng của
người lao động.
 Trong quá trình lao động, người lao động không chỉ sáng tạo ra giá trị đủ để
bù đắp hao phí lao động, mà còn sáng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bỏ ra
ban đầu.
Câu 3: Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong: Sở hữu tư
liệu sản xuất, trong tổ chức bộ máy sản xuất và trong phân phối sản phầm. Vậy
theo em mối quan hệ giữa người với người trong lĩnh vực nào là quan trọng
nhất? Tại sao?

 Mối quan hệ giữa người với người trong lĩnh vực sở hữu tư liệu sản xuất
thường được coi là quan trọng nhất vì:
 Đây là quan hệ quy định địa vị kinh tế - xã hội của các tập đoàn người trong
sản xuất , từ đó quy định quan hệ quản lý và phân phối.
 Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, cơ bản, trung tâm
của quan hệ sản xuất, luôn có vai trò quyết định các quan hệ khác bởi vì lực
lượng xã hội nào nắm phương tiện vật chất chủ yếu của quá trình sản xuất
thì sẽ quyết định việc quản lý quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm.

Câu 4: Mối quan hệ giữa LLSX và Quan hệ SX là mối quan hệ như thế nào?
Trong mối quan hệ đó yếu tố nào giữ vai trò quyết định?
 Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản
xuất tác động biện chứng lên nhau, trong đó lực lượng sản xuất quyết định
quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất tác động trở lại đối với lực lượng sản
xuất.
 Lực lượng sản xuất luôn luôn vận động phát triển, bắt đầu từ công cụ lao
động, từ khoa học công nghệ; quan hệ sản xuất có tính ổn định tương đối.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định mâu thuẫn
với quan hệ sản xuất hiện có đòi hỏi phải thay đổi bằng một quan hệ sản
xuất mới phù hợp với một trình độ mới của lực lượng sản xuất.
 Lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời của một quan hệ sản xuất mới,
quyết định nội dung và tính chất của quan hệ sản xuất.

 Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất, có tính độc lập,
tương đối và ổn định về mặt bản chất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ lực lượng sản xuất, là yêu cầu khách quan của nền sản xuất.
 Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có
tác động thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại quan hệ sản xuất
không phù hợp với lực lượng sản xuất (lạc hậu hoặc vượt trước) sẽ kìm hãm
sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát
triển của lực lượng sản xuất, thì theo quy luật chung, quan hệ sản xuất cũ sẽ
được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất
Câu 5: Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là mối quan hệ
như thế nào? Trong mối quan hệ đó thì yếu tố nào giữ vai trò quyết định?

 Theo chủ nghĩa Mác- Lê nin, đã khẳng định: “Mối quan hệ giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng có quan hệ biện chứng không tách rời nhau”.
Trong đó có cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định kiến trúc thượng tầng.
Kiến trúc thượng tầng là phản ánh cơ sở hạ tầng. Nó có vai trò tác động trở
lại to lớn đối với cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.
 Trong sự thống nhất biện chứng này, sự phát triển của CSHT đóng vai trò
với kiến trúc thượng tầng. KTTT phải phù hợp với tính chất trình độ phát
triển của cơ sở hạ tầng hay cơ sở hạ tầng nào thì kiến trúc thượng tầng ấy.

You might also like