You are on page 1of 5

1.

Trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về sản xuất vật chất và vai trò
của sản xuất vật chất?
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định
sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội. Là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển
những mối quan hệ xã hội của con người; nó chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát
triển của xã hội loài người. Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác
động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thoả
mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. Phương thức sản xuất dùng để chỉ những cách
thức mà con người sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử
nhất định

2. Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ của lực
lượng sản xuất? Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật?
- Khái quát: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất mối
quan hệ biện chứng với nhau, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, còn quan
hệ sản xuất có tính độc lập tương đối, tác động trở lại lực lượng sản xuất
- Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất:
1. Quan hệ sản xuất luôn bị quy định bởi trình dộ phát triển của lực lượng sản xuất, nói cách
khác quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (lực lượng sản
xuất thế nào thì quan hệ sản xuất thế ấy).
2. Khi lực lượng sản xuất biến đổi, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất thì quan hệ sản xuất phải
thay đổi cho phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất, Nói cách khác lực
lượng sản xuất thay đổi thì quan hệ sản xuất cũng thay đổi theo
3. Luận giải thêm:
- Trong phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất, có tính
năng động, cách mạng, thường xuyên bị biến đổi, trong khi quan hệ sản xuất là hình thức của
quá trình sản xuất, có tính ổn định tương đối
- Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định sẽ làm cho quan hệ
sản xuất không còn phù hợp với nó nữa. Khi đó quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích, kìm hãm
sự phát triển của lực lượng sản xuất. Yêu cầu khách quan của sự phát triển là phải thay thế quan
hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản
xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển
- Sự thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là PTSX cũ mất đi,
PTSX mới ra đời.
Ví dụ: xã hội nguyên thủy, con người có nhận thức, tri thức về thế giới tự nhiên còn hạn chế;
công cụ lao động thô sơ, đơn giản nên không thể tạo ra số lượng sản phẩm lớn. Với sản phẩm ít
ỏi như vậy dẫn đến điều kiện tất yếu là họ phải làm chung, sở hữu chung, phân chia của cải có
được ngang đều cho tất cả mọi người (công hữu về tư liệu sản xuất). Đến giai đoạn cuối thì các
công cụ kim loại đã xuất hiện , khi đó mỗi người đã tự tạo ra nhiều sản phẩm cho mình
=> vậy mối quan hệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đã xuất hiện. Vậy yếu tố lao động là công
cụ mới ra đời, quan hệ sản xuất xã hội cũ không còn nữa, sẽ chuyển sang chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất
=> Lực lượng sản xuất có liên quan đến quan hệ sản xuất
- Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:
Nguyên do tác động:
+ Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất. quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất. (lực lượng sản xuất thế nào thì quan hệ sản xuấtthế ấy).
+ Quan hệ sản xuất hình thành hệ thống động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
+ Đem lại năng suất, chất lượng sản xuất.
Cách thức tác động:
1. Khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ là
động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.Ví dụ: Một công ty có cơ chế trả lương,
đãi ngộ tốt cho nhân viên, công nhân trong lực lượng sản xuất thì điều đó sẽ thúc đẩy họ
hăng hái, thoải mái khi được động viên, khích lệ trong quá trình sản xuất, tạo ra những
sản phẩm tốt, chất lượng với năng suất làm việc cao thúc đẩy cho sự phát triển của xí
nghiệp, tư nhân ấy
2. Khi quan hệ sản xuất không phù hợp (nghĩa là khi quan hệ sản xuất quá lạc hậu hoặc
“vượt trước” lực lượng sản xuất) với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ
trở thành xiềng xích chính kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Ví dụ: Xã hội VN xưa trong quan hệ sản xuất chính là hợp tác xã, làm chung hưởng
chung, không phù hợp kìm hãm sự phát triển của xã hội VN vì người lao động không có
thái độ cầu tiến khi chế độ xã hội lúc ấy không phân biệt người làm nhiều người làm ít,
của cải vật chất sản xuất ra chia đều cho tất cả mọi người. Cho đến khi đổi mới chuyển
sang quan hệ xã hội tư bản, chủ nghĩa, mỗi người làm việc và được trả công theo đúng
năng lực và hiệu suất, khi ấy xã hội mới có sự thúc đẩy sản xuất, kinh tế phát triển

3. Ý nghĩa Phương pháp luận:

Trong thực tiễn, muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trước hết là
phát triển lực lượng lao động và công cụ lao động. Hay, muốn xóa bỏ một quan hệ sản xuất cũ,
thiết lập một quan hệ sản xuất mới phải căn cứ từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
nghĩa là từ tính tất yếu kinh tế, yêu cầu khách quan của quy luật kinh tế, chống tùy tiện, chủ
quan, duy tâm, duy ý chí. Nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong quán
triệt, vận dụng quan điểm, đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi
mới tư duy kinh tế của Đảng CSVN.

3. Phân tích nội dung quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng? Ý
nghĩa phương pháp luận của quy luật?

- Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy. Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về
kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần. Quan hệ sản xuất nào
thống trị thì tạo ra kiến trúc thượng tầng chính trị tương ứng. Mâu thuẫn trong lĩnh vực
kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng.
- Do đặc điểm nói trên, bất kỳ hiện tượng nào thuộc kiến trúc thượng tầng: nhà nước, pháp
luật, đảng phái chính trị, triết học, đạo đức,.. đều không thể giải thích từ chính nó, bởi vì,
chúng đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và do cơ sở hạ tầng quyết
định.
- Những biến đổi cơ bản trong cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng
tương ứng với nó. Tính chất của kiến trúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng
quyết định. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa
vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. Các mâu thuẫn trong kinh
tế, xét đến cùng, quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng; cuộc đấu
tranh giai cấp về chính trị tư tưởng là biểu hiện những đối kháng trong đời sống kinh tế.
Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo,
… đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định.
- - Khi cơ sở hạ tầng thay đổi kéo theo kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. Quá trình
thay đổi diễn ra không chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế - xã hội này sang
hình thái kinh tế - xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế
- xã hội. Sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến làm thay đổi kiến trúc thượng tầng diễn ra rất
phức tạp. Trong đó, có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng
cùng với sự thay đổi cơ sở hạ tầng như chính trị, pháp luật,
Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:
- Tất cả các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng đều có tác động đến cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có cách thức tác động khác nhau.
- Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều. Nếu
kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là
động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu tác động ngược lại, nó sẽ kìm hãm
phát triển kinh tế, kìm hãm phát triển xã hội.
Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có
tác dụng to lớn đối với cơ sở hạ tầng. Nhà nước không chỉ dựa vào hệ tư tưởng mà còn
dựa vào chức năng kiểm soát xã hội để tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống
trị. Ăngghen viết: “bạo lực (nghĩa là quyền lực nhà nước) cũng là một lực lượng kinh tế”.
Các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật
cũng tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng thường thường phải thông qua nhà nước, pháp
luật.
Ý nghĩa
Kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa phản ánh cơ sở hạ tầng của xã hội chủ nghĩa, vì vậy
mà có sự thống trị về chính trị và tinh thần Nhà nước phải thực hiện biện pháp kinh tế có vai trò
quan trọng nhằm từng bước xã hội hoá nền sản xuất với hình thức và bước đi thích hợp theo
hướng như : kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển vươn lên giữ vai trò chủ đạo, kinh tế
tập thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người sản xuất nhỏ trong các ngành nghề, các
hình thức xí nghiệp , công ty cổ phần phát triển mạnh, kinh tế tư nhân và gia đình phát huy được
mọi tiềm năng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở kinh tế hợp lý. Các thành phần
đó vừa khác nhau về vai trò, chức năng, tính chất, vừa thống nhất với nhau trong một cơ cấu kinh
tế quốc dân thống nhất mà còn cạnh tranh nhau, liên kết và bổ xung cho nhau.

Để định hướng xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế này, nhà nước phải sử dụng tổng
thể các biện pháp kinh tế hành chính và giáo dục, trong dó thì biện pháp kinh tế là quan trọng
nhất nhằm từng bước xã hội hóa nền sản xuất với hình thức và thích hợp theo hướng kinh tế quốc
doanh được củng cố và phát triển vươn lên giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể dưới hình thức thu
hút phần lớn những người sản xuất nhỏ trong các ngành nghề, các hình thức xí nghiệp, công ty
cổ phần phát triển mạnh, kinh tế tư nhân và gia đình phát huy được mọi tiềm năng để phát triển
lực lượng sản xuất, xây dựng kinh tế hợp lý.

Về kiến trúc thượng tầng, Đảng ta khẳng định: Lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Nội dung cốt lõi của chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về sự giải phóng con người khỏi chế độ
bóc lột thoát khỏi nỗi nhục của mình là đi làm thuê bị đánh đập, lương ít.Trong cương lĩnh xây
dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ghi rõ : ”xây dựng nhà nước xã hội chủ
nghĩa , nhà nước của dân, do dân và vì dân, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo”.

4. Hình thái kinh tế xã hội là gì? Tại sao nói: “Sự phát triển của các hình thái kinh tế -
xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên”? Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề?
Khái niệm hình thái kinh tế xã hội: là phạm trù chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất
định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với trình độ của
lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên
những quan hệ sản xuất đó.
- Kết cấu hình thái kinh tế xã hội bao gồm:
+ Quan hệ sản xuất.
+ Lực lượng sản xuất.
+ Kiến trúc thượng tầng.
- Sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý muốn chủ quan của con người
mà tuân theo các quy luật QHSX phù hợp trình độ phát triển của LLSX, quy luật
KTTT phù hợp với CSHT.
- Nguồn gốc của mọi sự vận động và phát triển xã hội đều có nguyên nhân trực tiếp hoặc
gián tiếp từ sự phát triển của LLSX. Sự vận động và phát triển của các hình thái kinh
tế xã hội có thể do tác động của nhiều nhân tố chủ quan, nhưng nhân tố giữ vai trò quyết
định là sự tác đông của các quy luật khách quan, đó là quá trình khách quan. Tức là sự
vận động phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên.
5. Phân tích giá trị khoa học và cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế xã hội và
sự vận dụng của Đảng ta?
Giá trị khoa học của học thuyết Hình thái kinh tế xã hội:
- Học thuyết này chỉ rõ, sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản
xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội. Do vậy, không thể xuất phát từ ý thức, tư
tưởng thuần tuý để giải thích các hiện tượng xã hội mà phải xuất phát từ phương thức sản
xuất vật chất.
- Để nhận thức đúng xã hội, phải tìm hiểu quy luật phát triển của xã hộim không được tuỳ
tiện, chủ quan. Bởi lẽ, học thuyết Hình thái kinh tế xã hội chỉ ra rằng: sự phát triển của
các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên, không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của con người.
- Việc vận dụng sáng tạo học thuyết này vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã
hội đối với Việt Nam là chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa.
Vận dụng học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất
nước lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay:
*Quan điểm của C.Mac, Ăngghen, Lênin về vấn đề bỏ qua tư bản chủ nghĩa đi lên xã hội
chủ nghĩa
- Sau khi xây dựng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác đã vận dụng học thuyết
ấy vào phân tích xã hội tư bản , vạch ra các quy luật vận động, phát triển của xã hội đó và
đi đến dự báo về sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, hình thái cộng sản chủ
nghĩa, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Ông đã từng khẳng định: “Chủ nghĩa cộng
sản là một phong trào hiện thực nhằm thủ tiêu trang thái hiện tồn”.
- Theo Ăngghen, các nước lạc hậu, tiền tư bản chủ nghĩa đều có thể đi lên chủ nghĩa xã
hội bằng những con đường phát triển bỏ qua tư bản chủ nghĩa.Muốn làm được điều đó thì
cách mạng vô sản phải thành công, nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản đã tiến hành cách mạng giành được chính quyền từ tay giai cấp thống trị và các nước
đó đã giành được sự giúp đỡ từ các nước phương Tây. Quan điểm này đã được trình bày
rõ trong tác phẩm: “Bàn về xã hội ở Nga”.
- Hơn thế nữa, lý luận của chủ nghĩa Mác về hình thái kinh tế - xã hội đã khẳng định: các
quốc gia, dân tộc có thể phát triển tuần tự theo những bước quá độ của các hình thái kinh
tế - xã hội nối tiếp nhau từ cộng sản nguyên thuỷ đến cộng sản chủ nghĩa, song căn cứ
vào điều kiện lịch sử cụ thể mà các quốc gia có thể bỏ qua một hay vài hình thái kinh tế -
xã hội.

You might also like