You are on page 1of 2

1.

Giải thích nội dung của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Vận dụng quy luật trên vào cuộc sống của sinh
viên.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng
tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành
quy luật phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
– quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội.
-Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
+Lực lượng sản xuất là nội dung, thường xuyên vận động và phát triển; quan hệ
sản xuất là hình thức của phương thức sản xuất, có tính ổn định tương đối ổn định.
+Sự vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất quy định sự thay
đổi của quan hệ biện chứng.Lực lượng sản xuất vận động, phát triển không ngừng
sẽ mâu thuẫn với tính “đứng im” tương đối của quan hệ sản xuất.
-Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
+Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối nên tcas động mạnh mẽ trở lại đối
với lực lượng sản xuất.
+Quan hệ sản xuất quyết định mục đích của sản xuất.
+Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất thì thúc đấy lực
lượng sản xuất phát triển, quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ của lực lượng
sản xuất thì kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất; tuy nhiên,sự kìm hãm đó
chỉ diễn ra trong giới hạn, với những điều kiện nhất định.
-Ý nghĩa trong đời sống xã hội:
+Muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản suất
+Muốn xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập một quan hệ sản xuất mới phải căn
cứ từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+Là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
*Vận dụng quy luật này vào cuộc sống của sinh viên: Sinh viên cần có một quan hệ
học tập phù hợp với trình độ kiến thức và kỹ năng của mình. Nếu sinh viên không
có một quan hệ học tập phù hợp với trình độ kiến thức và kỹ năng của mình, nó sẽ
gây ra sự khó khăn, mất cân bằng, thiếu hiệu quả trong việc tiếp thu và áp dụng kiến
thức và kỹ năng vào thực tiễn. Ngược lại, nếu sinh viên có một quan hệ học tập phù
hợp với trình độ kiến thức và kỹ năng của mình, nó sẽ giúp sinh viên dễ dàng tiếp
cận, nắm bắt và vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn, góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo và rèn luyện bản thân.
2.Nêu khái niệm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng. Phân tích mối quan hệ
biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
*Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã
hội đó. Cấu trúc cơ sỏ hạ tầng gồm: quan hệ sản xuất thống tri, quan hệ sản xuất tàn
dư, quan hề sản xuất mầm mống.
*Kiến trúc thượng tầng: những quan điểm, tư tưởng về chính trị, đạo đức, tôn giáo,
nghệ thuật,.. cùng những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, giáo hội,...
*Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
-Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thể hiện qua:
+Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với
nó.
+Khi cơ sở hạ tầng thay đổi kéo theo kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo.
Quá trình thay đổi diễn ra không chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế –
xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong bản thân
mỗi hình thái kinh tế – xã hội.
-Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:
+Tất cả các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng đều có tác động đến cơ sở hạ
tầng. Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có cách thức tác động
khác nhau.
+Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai
chiều. Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách
quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu tác động ngược lại,
nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế, kìm hãm phát triển xã hội.
+Tuy kiến trúc thượng tầng có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế,
nhưng không làm thay đổi được tiến trình phát triển khách quan của xã hội.
-Ý nghĩa trong đời sống xã hội:
+Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
là cơ sở khoa học cho việc nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế
và chính trị.
+Kinh tế và chính trị tác động biện chứng, trong đó kinh tế tác động chính trị,
chính trị tác động trở lại to lớn, mạnh mẽ đối với kinh tế.
+Trong nhận thức và thực tiễn, nếu tách rời hoặc tuyệt đối hóa một yếu tố nào
giữa kinh tế và chính trị đều là sai lầm.
+Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất quan tâm
đến nhận thức và vận dụng quy luật này.

You might also like