You are on page 1of 2

Dạ xin chào cô và các bạn.

em là hồng như, thành viên nhóm 8 cùng


các bạn cẩm duyên, thảo nguyên, xuân khoa, mỹ an, quốc bảo xin phép
trình bày về chủ đề 10 sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội là 1 quá
trình lịch sử tự nhiên
Nội dung chính của chủ đề gồm 3 phần:…
Sau đây em xin đc phép trình bày nội dung thứ 1…

Hình thái kinh tế - xã hội là nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật
lịch sử. Hay nói một cách chung nhất, chủ nghĩa duy vật lịch sử là triết
học Mác - Leenin về lĩnh vực xã hội, còn chủ nghĩa duy vật biện chứng là
triết học Mác - Leenin về lĩnh vực tự nhiên và nhận thức.
Hinhf thais kt xhlà một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch
sử, dùng để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định với một kiểu
quan hệ SX đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp vs trình độ nhất định của
lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây
dựng trên quan hệ sản xuất đặc trưng ấy.Nó chính là các xã hội cụ thể
được tạo thành từ sự thống nhất biện chứng giữa các mặt trong đời sống
xã hội và tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã vận dụng phương
pháp luận duy vật biện chứng để phân tích đời sống xã hội, tiến hành trừu
tượng hóa các quan hệ xã hội và phân tách ra những quan hệ sản xuất, tức
là những quan hệ kinh tế tồn tại một cách khách quan, tất yếu không phụ
thuộc vào ý chí con người, tiến hành "giải phẫu" những quan hệ đó. Đồng
thời, phân tích những quan hệ đó trong mối quan hệ phụ thuộc của nó với
thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất hiện thực. Do đó Hình thái
kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong
đó có các mặt cơ bản có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống
nhất với nhau: các mặt cơ bản bao gồm
- Lực lượng sản xuất: là nền tảng vật chất-kỹ thuật của mỗi hình thái
kinh tế - xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản
xuất khác nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình
thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế-xã hội.
- Quan hệ sản xuất: Tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội và quyết định
tất cả mọi quan hệ xã hội . Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu
quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó. Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách
quan để phân biệt các chế độ xã hội.
-Kiến trúc thượng tầng được hình thành và phát triển phù hợp với cơ
sở hạ tầng, nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở
hạ tầng đã sinh ra nó.
VD: Hình thái công xã nguyên thủy: đây là hình thái sơ khai đầu tiên.
Trong đó, lực lượng sản xuất chính là con người với tư liệu lao động chủ
yếu là sử dụng đồ đá, thân cây làm công cụ lao động. Cơ sở kinh tế là sở
hữu chung về tư liệu SX và sản phẩm lao động. Quan hệ xã hội là quan
hệ bình đẳng, cùng làm cùng hưởng. Ăn chung ở chung

- Ngoài ra các hình thái kinh tế - xã hội còn có quan hệ về gia đình,
dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Nó còn bao gồm các lĩnh vực chính
trị, lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực xã hội. Mỗi lĩnh vực của hình thái kinh
tế-xã hội vừa tồn tại độc lập với nhau, vừa tác động qua lại, thống nhất
với nhau gắn bó với quan hệ sản xuất và cùng biến đổi với sự biến đổi
của quan hệ sản xuất.
VD: HTKTXH thời phong kiến và bây giờ khác nhau vì QHSX khác
nhau dẫn tới mối quan hệ xã hội như là quan hệ nam nữ, quan hệ thầy trò
khác nhau giữa thời phong kiến và bây giờ.
Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn
lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó
từ đó chỉ ra quy luật vận động và phát triển của nó như một quá trình lịch
sử - tự nhiên

Đó là phần trình bày của nhóm em về phạm trù hình trái kt xh


để tiếp tục với nội dung chủ đề xin mời bạn thảo nguyên.

You might also like